|
Thu,
2010
Thu phố ca
Chúc Mừng
Giáng Sinh
2009
Hàng
năm cứ vào cuối thu, lá
ngoài đường rụng nhiều
và trên không có những đám mây bàng bạc,
là lại phải bắt
đầu một niên học mới,
và lại phải chụp một
cái hình mới!
Kim Thúy được giải thưởng của
Ngài Toàn Quyền
với cuốn Ru [Ru Em, Điệu Ru Nước Mắt]
Tôi học
yêu bằng tiếng Tây
Thơ mỗi ngày
November 18, 2010 5:49:49 AM
Kính bác Gấu:
Thơ
mỗi ngày mỗi dày đặc, trên Tản Viên,
nhưng thơ thứ thiệt, thì bao nhiêu cho đủ? Hầu như bài nào cũng hay,
thích nhất
mấy bài của Adam Zagajewski, câu:
Gió tháng Chạp
giết hy vọng, nhưng đừng để nó lấy
mất... niềm hứng khởi của GNV!
À, từ đầu đến cuối thấy bác
lèm bèm hoài hoài về Brodsky, sao không giới thiệu thơ của ông?
Rất cảm ơn sự miệt mài của
bác.
DV
*
Tks
Tôi thích giới thiệu những
essays của Brodsky hơn. Chúng có gì liên quan tới cái xứ Bắc Kít ngày
nào của tôi.
Hồi mới ra được hải ngoại, tôi biết đến Brodsky là nhờ đọc Coetzee viết
về ông
trên tờ NYRB, 1 bài viết về những tiểu luận của B. Khi đó, vốn liếng
tiếng Anh
quá ít ỏi, đọc cái được, cái mất, bây giờ, đọc lại, cũng là để mong có
hứng viết
về xứ Bắc Kít, những ngày đi tù VC của tôi "vs" của Brodsky!
Nhưng trên TV cũng có 1 bài
thơ thật là tuyệt vời của Brodsky, gửi cô con gái.
Post lại ở đây, trong khi chờ
hứng, dịch tiếp Phận lưu vong
Thân
NQT
To
My Daughter
Give
me another life, and I”ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the former.
Yet
partly because no century from now on will ever manage
without caffeine or jazz, I’ll sustain this damage,
and through my cracks and pores, varnish and dust all over,
observe you, in twenty years, in your full flower.
On
the whole, bear in mind that I'll be around. Or rather,
that an inanimate object might be your father,
especially if the objects are older than you, or larger.
So keep an eye on them always, for they no doubt will judge you.
Love
those things anyway, encounter or no encounter.
Besides, you may still remember a silhouette, a contour,
while I'll lose even that, along with the other luggage.
Hence, these somewhat wooden lines in our common language.
1994
Joseph Brodsky
Gửi
Con Gái Tôi
Cho
tôi một đời khác, và tôi vẫn hát
ở Caflè
Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng
ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường
hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời trước.
Mà có lẽ, một phần, là còn do
điều này:
không một thế
kỷ nào kể từ nay, mà lại có thể xoay sở, nếu thiếu cà-phê-in và
nhạc jazz,
bố sẽ cố chịu
chuyện đó, như cái bàn cái ghế, với những vết nứt, nẻ, véc ni, mớ
bụi bặm trên mình,
ngắm con gái
của bố, trong hai mươi năm, nở hết những cánh hoa, và trở thành một
đóa hoa rạng rỡ.
Thôi
thì thôi, cũng thế thôi, nhưng hãy nhớ điều này,
rằng bố
vẫn quanh quẩn bên con,
cái bàn
cái ghế vô hồn, bất động,
có thể
là bố đó
nhất là
khi chúng già nua, cồng kềnh, kịch cợm hơn con
Vậy thì
hãy để mắt tới chúng
bởi vì,
không nghi ngờ chi, chúng sẽ cân nhắc mọi chuyện giùm cho con,
[hoặc
cau mày nhắc nhở con, một điều gì đó].
Yêu
mọi điều, mọi chuyện ở trên đời, dù gì đi chăng nữa, dù gặp hay không
gặp.
Ngoài ra còn điều này:
Con vẫn còn nhớ một hình bóng, một dáng vẻ,
Trong khi bố mất tất cả, cùng với cả một hành lý khác.
Thí dụ như là những dòng đời khô héo,
của cái tiếng nói chung,
của cha con ta...
Trang
Joseph
Brodsky
TO THE
READER
Don't
you hear me
Bang my head
Against your wall?
Of
course, you do,
So how come
You don't answer me?
Bang your head
On your side of the wall
And keep me company.
*
Gửi độc
giả TV
Bạn có
nghe GNV đập đầu
ình ình vô tường bạn không?
Ồ, tất
nhiên, bạn có nghe,
làm sao không?
Vậy mà sao không trả lời GNV?
Hãy đập
đầu bạn ình ình vô
tường,
Phiá bên bạn
Và hãy cứ thế, chúng mình là
bạn
*
IN A LITTLE APARTMENT
I ask
my father, "What
do you do all day?" "I remember.”
So in that dusty little
apartment in Gliwice,
in a low block in the Soviet
style
that says all towns should
look like barracks,
and cramped rooms will defeat
conspiracies,
where an old-fashioned wall
clock marches on, unwearied,
he relives daily the mild
September of '39, its whistling bombs,
and the Jesuit garden in Lvov,
gleaming
with the green glow of maples
and ash trees and small birds,
kayaks on the Dniester, the scent of
wicker and wet sand,
that hot day when you met a
girl who studied law,
the trip by freight car to
the west, the final border,
two hundred roses from the students
grateful for
your help in'68,
and other episodes I'll never
know,
the kiss of a girl who didn't
become my mother,
the fear and sweet
gooseberries of childhood, images drawn
from that calm abyss before
I
was.
Your memory works in the
quiet apartment - in silence,
systematically, you struggle
to retrieve for an instant
your painful century.
-Adam Zagajewski
(Translated, from the
Polish,
by Clare Cavanagh)
The New Yorker, April 4, 2007
[In lại trong Eternal Enemies]
Trong căn phòng nhỏ
Tôi hỏi
cha tôi, cha làm gì
cả ngày?
Nhớ!
Và như thế, trong căn phòng
nhỏ bụi bặm ở Gliwice,
trong dẫy nhà thấp lè tè, xây
theo kiểu Xô Viết,
theo nghị quyết, tất cả các
thành phố đều phải giống như trại lính, hoặc trại tù,
với những căn phòng rúm ró,
nhằm đập nát mọi mưu toan, diễn tiến hoà bình!
một căn phòng, trên tường, có
một cái đồng hồ cổ lỗ sĩ,
cứ tí ta tí tách, chẳng hề
mỏi mệt.
chẳng lo đói, chẳng lo bắt
bớ!
Ông sống lại từng ngày, những
ngày giữa tháng Chín 1939,
những tiếng bom réo,
và khu vuờn Jesuit ở Lvov
thì rực rỡ,
với đám phong xanh, cây tro,
và những con chim nhỏ,
những con thuyền trên dòng Dniester,
và mùi wicker, mùi cát ẩm,
một ngày trời nóng, đó là bữa
cha tôi gặp một cô sinh viên luật,
chuyến đi bằng xe tải tới
phương tây, biên giới chót,
hai trăm bông hồng, từ những sinh viên,
cảm ơn sự
giúp đỡ của ông vào năm 1968,
và những đoạn đời khác, tôi
sẽ chẳng bao giờ biết,
nụ hôn của cô gái đã không
trở thành mẹ của tôi,
nỗi sợ, và những trái
gooseberries ngọt ngào của thời con nít, những hình ảnh chiết ra
từ cái khoảng
trầm lắng trước khi có tôi.
Hồi ức của ông làm việc trong
căn phòng trầm lặng – trong im lặng,
một cách thật là hệ thống,
cha tôi chiến đấu để níu lại, trong chốc lát,
nỗi đau thế kỷ của ông.
-Adam Zagajewski
*
ORDINARY LIFE
TO CLARE CAVANAGH
Our life is ordinary,
I read in a crumpled paper
abandoned on a bench.
Our life is ordinary,
the philosophers told me.
Ordinary life, ordinary days and cares,
a concert, a conversation,
strolls on the town's outskirts,
good news, bad-
but objects and thoughts
were unfinished somehow,
rough drafts.
Houses and trees
desired something more
and in summer green meadows
covered the volcanic planet
like an overcoat tossed upon the ocean.
Black cinemas crave light.
Forests breathe feverishly,
clouds sing softly,
a golden oriole prays for rain.
Ordinary life desires.
-Adam Zagajewski
Eternal Enemies
Đời thường
Gửi CLARE CAVANAGH
Đời chúng ta thì là đời thường,
Tôi đọc trong tờ báo bị vò nát
trên băng ghế.
Đời chúng ta đời thường,
những triết gia phán như vậy.
Đời thường, ngày thường, chăm
lo thường thường,
một cuộc hoà nhạc, một cuộc
chuyện vãn,
dạo chơi nơi ngoại vi thành
phố,
tin lành, - không lành
nhưng sự vật và tư tưởng
thì không hiểu ra làm sao, không
làm sao cho suôn sẻ cho được,
như một mớ hổ lốn
Nhà và cây
muốn một điều gì hơn thế nữa
và vào mùa xuân những cánh đồng
xanh
phủ lên hành tinh núi lửa
giống như một cái áo choàng
phủ lên mặt biển
Rạp xi nê đen thèm ánh sáng.
Rừng thở hừng hực,
mây hát nhè nhẹ,
một con chim vàng anh cầu
nguyện mưa.
Đời thường thèm, muốn.
-Adam Zagajewski
Eternal Enemies
*
MUSIC
for D.D.S.
A flame burns within her,
miraculously,
While you look, her edges
crystallize.
She alone will draw near and
speak to me
When others are afraid to
meet my eyes.
She was with me even in my
grave
When the last of my friends
turned away,
And she sang like the first
storm heaven gave,
Or as if flowers were having
their say.
1958
Dimitri D. Shostakovitch:
1906-1975, great Russian composer.
[Anna Akhmatova: Poems,
selected and translated by Lyn Coffin; introduction by Joseph Brodsky]
*
poésie
par Jean-Yves Masson
LA RUSSIE INCARNÉE
Anna Akhmatova, l'une des
grandes voix du xxe siècle
*
La Musique
à D. D. Ch.
Il y a en elle un miracle qui
brûle.
Sous nos yeux, elle forme un
cristal.
C'est elle-même qui me parle
Quand les autres ont peur de
s'approcher.
Quand le dernier ami a
détourné les yeux
Elle est restée avec moi dans
ma tombe.
Elle a chanté comme le
premier orage
Ou comme si les fleurs se
mettaient toutes à parler.
Anna Akhmatova (1889-1966)
*
Âm nhạc
Tặng Shostakovitch
Có ở trong nàng một phép lạ
rực cháy
Dưới mắt chúng ta nàng tạo
thành một khối pha lê
Chính là nàng đang nói với
tôi
Trong khi những kẻ khác không
dám tới gần.
Khi người bạn cuối cùng quay
mặt
Nàng ở với tôi trong nấm mồ.
Nàng hát như cơn dông bão đầu
tiên
Như thể tất cả những bông hoa
cùng một lúc cùng cất tiếng.
*
This woman is ill,
This woman is alone,
Husband in the grave, son in
prison,
say a prayer for me.
Người đàn bà này bịnh,
Người đàn bà này cô đơn,
Chồng ở trong mồ, con, trong
tù,
Hãy cầu nguyện cho tôi,
Một lời.
Anna Akhmatova
TV sẽ
dịch bài giới thiệu tập
thơ Anna Akhmatova, của Brodsky, một trong những bài viết tuyệt vời về
nữ thần
thi ca Nga, và về thơ
Trang TTH
Phận
lưu vong
Thích
hay không thích, di dân
và tị nạn, bất cứ kiểu gì, ngắt mẹ cái bông hoa lan cài trên ve áo của
ông nhà
văn lưu vong. Dời đổi, và chọn không đúng cái xứ để mà dời đổi,
displacement
and misplacement, là chuyện thường ngày của thế kỷ. Và cái điều mà nhà
văn lưu
vong của chúng ta cùng có chung với di dân, hay tị nạn, đó là, cả
hai đều
chạy từ cái tệ hại tới cái tốt hơn. Cốt lõi của vấn đề ở đây là, từ một
chế độ
độc tài con người ‘chỉ được’ lưu vong tới một chế độ dân chủ! Cái quá
khứ vàng
son lưu vong tốt, thì hết rồi. Chẳng còn cái vụ dời bỏ La Mã văn minh
để lưu
vong sống đời dã man, bán khai ở Sarmatia!
Cũng
chẳng có vụ lưu đầy 1 người từ Bulgaria
tới TQ, hay xứ Mít!
Không, như là một luật, là sự
chuyển đổi từ một chế độ khốn kiếp về chính trị, và kinh tế, tới một xã
hội văn
minh với ‘lời cuối trên môi’, là, tự do cá nhân.
Và có lẽ chính là lý do này,
mà, ‘tôi chọn con đường lưu vong’ hoá ra là chọn con đường về nhà, bởi
vì nhà
văn lưu vong trên đường đi tìm lưu vong như thế, lại trở nên gần gụi
với cái
ghế ngồi viết văn của mình, và với những lý tưởng mà chính chúng đã gợi
hứng
cho anh ta viết.
Tuy nhiên, nếu phải tìm cho
ra một dạng nào đó, a genre, cho cuộc sống của nhà văn lưu vong, thì có
lẽ phải
nói, nó thì bi hài, tragicomedy. Do những nhập thân có trước đó, [do
cũng đã có
tí ti hiểu biết về cái nơi sắp tới], anh ta có thể dễ dàng chấp nhận,
thưởng
thức, appreciating, những tiện nghi về mặt xã hội, về mặt vật chất của
1 chế độ
dân chủ, chẳng thua, và khi còn hơn cả dân bản xứ. Nhưng, chính vì lý
do này,
[mà 1 trong những phó sản phẩm của nó, là rào cản về ngôn ngữ], anh ta
nhận ra,
anh ta chẳng là cái chó gì, chẳng đóng 1 vai trò nào có ý nghĩa, thấy
mình thậm
vô ích, trong cái xã hội mới đó. [Viết cứ như viết vào hư vô, đúng như
nhà văn
NMG đã từng than, là vậy!]. Cái xã hội dân chủ cung cấp cho nhà văn lưu
vong
một sự an toàn về mặt vật chất, đồng thời tước mẹ của anh ta cái lý do
hiện
hữu, như là 1 nhà văn, nghĩa là, làm cho anh ta trở nên vô tích sự,
chẳng có ý
nghĩa chó gì, về mặt xã hội. [Viết cứ như là thủ dâm, là… gì gì như
Thầy Cuốc
phán, Gấu quên mẹ nó mất, và được nhà văn Võ Đình gật gù khen, khiếp,
chắc là
vì thế này chăng?] (1)
Và vì cái sự mất mẹ nó ý
nghĩa sống ở trên đời, mà, nhà văn hay không nhà văn, đếch ai chịu nổi.
Brodsky
(1)
“Viết
văn, ngày xưa, là một danh
phận; sau này, vừa là một danh phận vừa là một nghề nghiệp. Ở hải
ngoại, viết
văn không thể là một nghề nghiệp mà trên thực tế, cũng không còn là một
danh
phận. Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị
bất lực.”
Nhớ, khi bài viết ấy xuất hiện, nhiều người đã bàn tán khá sôi nổi, đây
đó,
trên nhiều diễn đàn khác nhau.
Nhà văn Võ Đình, trong bài “Khiêm tốn hay buồn thảm” (http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=226),
khi nhắc đến hình ảnh ấy, chỉ buông một tiếng: “Khiếp”.
Tôi rất thích cái tiếng “Khiếp” ấy.
NHQ: Kinh nghiệm viết văn:
Cần có hình tượng mạnh
*
Khiếp,
thật!
Cái thứ
văn chương cần hình tượng
mạnh này, theo Gấu, thì cũng giống như bạn sử dụng ma túy, để tạo ép
phê, nói rõ
hơn, là doping văn chương, như doping trong thể thao, thí dụ.
Gấu,
khi mới ra được ngoài này,
nghe thiên hạ khen um lên, nhà văn Trần Vũ, và tò mò đọc, chán quá,
chính là vì
anh lạm dụng từ ngữ, sử dụng quá ‘đô’, tất cả mọi thứ, để tạo hình
tượng mạnh,
và chỉ đến khi anh ta đã chín, đã trầm lắng đi, tức là khi anh viết
Lưng Trần,
thì Gấu mới gật gù, được, được!
Nhà văn
Cao Hành Kiện là 1
trong những nhà văn bậc thầy, chính là ở cái thứ văn chương nhạt thếch
của ông,
như ở trong tập truyện ngắn “mua 1 cái cần câu cho ông tôi”: thám hiểm,
khai phá
những giới hạn và ý nghĩa rất ư là ý nghĩa, the very meaning, của giả
tưởng, đúng
như lời khen tặng ở trang bìa.
Chẳng có tình tiết, giống như ở trong
hầu hết mọi
giả tưởng, và nếu có gì thích thú, thì đó là sự hòa hợp, inherent, ở
trong ngôn
ngữ, chính nó.
Cái thứ
văn chương “viết như
không viết” này mới là tuyệt đỉnh, tuyệt đích của văn chương.
Lý Trác
Ngô, trong bài Tựa cho Mái Tây, phán, "người viết Mái Tây là thợ trời.
Người viết Tỳ Bà chỉ
là thợ
vẽ. Người thợ vẽ có thể cướp được cái khéo của thợ trời. Nhưng thực ra
thợ trời
nào có khéo đâu", là cũng ý đó.
Bạn đọc
TV có thể thưởng thức
1 truyện ngắn trong tập trên của Cao Hành Kiện, trên trang Chim Việt
Cành Nam:
Khi
Đỏ
là Đen
Linda Lê :
“J'aime que les livres soient des brasiers"
Kỷ niệm, kỷ
niệm
Ghi chú
trong ngày
Ở hay Về?
Có
1 thứ lưu vong tốt, theo Brodsky, tức tự nguyện, không thích ở ‘nhà’
thì đi ở một
nơi nào đó mà mình thích, thứ này không còn, di dân, lưu vong, thiên
di… sau này
là chỉ có 1 chiều, đi từ xấu đến chỗ nào tốt hơn. Trước khi viết bài “Ở
hay Về”,
ông nhà văn Mít này đã viết 1 bài "Kẻ lạ trên phố phường Hà Nội", kể về
chuyến về
Hà Nội, và trong chuyến đó, ông nhìn thấy vết hai viên đạn, từ thời
tiền sử,
khi Pháp đánh thành Hà Nội, và tuy chỉ là 1 người
khách lạ
viếng thăm Hà Nội, khi có người hỏi, tính chọn đâu để về, ông phán: Hà
Nội chứ
còn đâu nữa!
Trích
đoạn, từ bài viết:
Tôi
đứng nhìn
sững hai vết hõm sâu hoắm lở lói trên mặt cổng thành. Cổng Bắc thành Hà
Nội.
Hai vết hõm như vết thương con thú bị đâm rồi kẻ đâm cứ thế chọc ngoáy
cho đến
khi con thú gầm thét rũ ra chết thảm. Con thú đây là thành Hà Nội và
hai vết
thương là vết đạn đại bác quân Pháp bắn vào trong lần chiếm thành lần
thứ hai
năm 1882. Quân Pháp, với chừng hai trăm lính thuỷ và vài trăm lính bộ,
dưới
quyền chỉ huy của Trung tá hạm trưởng Henri Rivière, chiếm thành sau
gần ba giờ
đồng hồ nã súng. Đọc sử, tôi biết như thế và đấy là trang sử bi thảm,
đau buồn
của dân tộc, bắt đầu cho nhiều trang sử đau buồn khác tiếp theo sau….
Với
Hà Nội, tôi là kẻ lạ. Tôi sinh ra ở đấy nhưng tôi chẳng biết gì về nó.
Chưa kịp
có chút ý thức nào thì tôi đã bị bứng gốc ném giạt về những miền đất xa
lạ. Kẻ
lạ cũng là kẻ bạc tình. Kẻ bạc tình vồn vã khi đến nhưng lạnh lùng lúc
ra đi.
Tôi chẳng bao giờ khóc vì nhớ thương Hà Nội như Vũ Bằng, nhưng một hôm
có người
bạn hỏi đùa, “Nếu có ngày về lại Việt Nam sinh sống thì cậu sẽ
chọn ở nơi
đâu.” Không kịp suy nghĩ, bất giác tôi buột miệng trả lời anh, “Hà Nội
chứ còn
đâu nữa.”
Nguồn
“Tôi
đã bị bứng gốc ném giạt…”, đây chắc là ông nhà văn nói về cái vụ ông bị
gia đình
bắt di cư vào Nam
vào năm 1954?
Miền
đất xa lạ? Chắc là Miền Nam
đã từng nuôi ông ta đến ngày 30 Tháng Tư 1975?
Khó
hiểu thật!
Gấu,
tuy không phải sinh đẻ ở
Hà Nội, nhưng quả nó là thành phố tuổi thơ của Gấu. Cũng là nhờ bà cô
làm Me Tây
mà thằng bé nhà quê được về Hà Nội, rồi nhờ vậy mà được bứng gốc, ném
giạt về
miền đất xa lạ, và có được quê hương thứ nhì, bảnh hơn quê hương thứ
nhất rất
nhiều, nhưng không làm sao quên nổi nó, và có dịp là về!
Ông TYT
này đến bây giờ mới về
là quá muộn so với Gấu, kể như là nhà văn Việt Kiều đầu tiên ‘về’!
Khác
với TYT, Gấu về là để cố
tìm lại 1 lỗ hổng, không phải 2 vết đạn. Một cái lỗ hổng ở trên cái
cánh cửa gỗ
nhà cầu, hay nhà xí, ở cái villa hình như là số 60 đường Nguyễn Du, tức
là con
đường kế bên hồ Thuyền Quang, một đầu đụng phố Huế.
Lưu vong, hay chuồn đi từ nơi
khó sống qua nơi dễ thở hơn, tưởng khó, vậy mà hình dung ra được, vì nó
là hiện
tượng phổ cập của thế kỷ. Nhà, mò về lại nhà, tưởng dễ, hoá ra lại khó.
Cái ông
nhà văn Mít, bao nhiêu năm chịu đựng cuộc chiến chẳng nhớ gì,
vậy mà mò
về tận Hà Nội để khóc hai lỗ đạn tụi Tây mũi lõ để lại từ đời tám hoánh
nào!
Cách ông tả mới ghê khiếp làm sao:
"Hai
vết hõm như vết thương con thú bị đâm rồi kẻ đâm cứ thế chọc ngoáy
cho đến
khi con thú gầm thét rũ ra chết thảm".
Khủng
khiếp thay là cái nhớ, cái khóc quái đản của ông ta!
Không lẽ đó mới là
nhà của
ông, là vết thương dậy thì của ông, theo nghĩa, “nhà là cái nơi mà
chúng
ta bắt đầu”?
Lại khó hiểu thật!
“Home is where one starts
from”, “nhà là cái nơi mà chúng ta bắt đầu”, Coetzee trích dẫn Eliot
trong
bài viết
“Một [nhà văn] cổ điển là gì”, “What is a Classic?”
Đây là bài mở ra tập tiểu luận
Những bến bờ xa lạ hơn, Stranger Shores.
Một bài viết thật khó đọc, tưởng là viết về cổ điển, nhưng theo Gấu,
viết quê
nhà, cội rễ, lưu đầy, và sự sống còn, survival.
Coetzee trích dẫn Eliot,
tiếp, “Ở nơi
tôi bắt đầu là nơi tôi tận cùng” “In my beginning is my end”, “What you
own is
what you do not own”, Điều anh sở hữu là điều anh không sở hữu, hay nói
ngược lại,
điều anh không sở hữu là điều anh sở hữu. Một bài viết về Eliot, về căn
cước cá
nhân của nhà thơ, như là 1 người Âu Châu, để đi đến kết luận: cái đối
nghịch với
cổ điển thì không phải là Lãng mạn, mà là dã man, và giữa cổ điển và dã
man không
phải là đối nghịch, opposition, mà là đối đầu, confrontation: điều gì
sống
sót cái tệ
hại nhất của dã man, sống sót là bởi vì thế hệ này qua thế hệ khác, con
người
không chịu buông xuôi, và cố bấu víu, bằng mọi giá, thì cái đó gọi là
cổ điển.
Khi đọc những dòng trên, là Gấu
lại nhớ đến cái xứ Bắc Kít của Gấu. Có 1 cái gì đó gọi là Cổ Điển Bắc
Kít. Con người ở đó đã từng như thế, đã từng không chịu buông xuôi, cố
bám víu, bằng đủ mọi giá, chỉ để
mong sao
có được ngày 30 Tháng Tư 1975.
Tới ngày đó, họ mất tất cả.
Cái lỗ
hổng trên cánh cửa nhà
cầu, quả là 1 kỷ niệm khó quên. Nhất là ở vào cái tuổi mới lớn, trí tò
mò đang phát
triển cùng với cái giống cũng đang phát triển.
Về già, Gấu mới hiểu ra, cả cuộc đời của Gấu, kể từ trước 1975, là từ
phía bên
trong cái lỗ hổng nhìn ra thế giới, và khi trở về, Gấu muốn, từ bên
ngoài thế
giới, tìm lại Hà Nội và tuổi thơ ngày nào của Gấu, cùng với cái xứ Bắc
Kít khốn
khổ khốn nạn, cũng của Gấu, qua cái lỗ hổng ngày nào!
Về nhà,
cũng thật là ngẫu nhiên,
thiên hạ đang om xòm về cái chuyện nhà Nobel Toán về nhà mới, mà ông
nói, ông xứng
đáng.
Cái vụ
nhà công, nhà nhà nước
cấp này, trước 1975, đối với đám Ngụy là chuyện quá thường, đâu cần
phải được
Nobel. GNV này, có công trạng chó gì đâu, vậy mà cũng được Bưu Điện
phát cho 1
căn nhà, ngay từ khi còn độc thân, và Gấu đã sử dụng nó làm tổ quỷ, và
chính vì
thế mà bị sập bẫy. Giá mà không có nhà chắc là còn khuya mới lấy vợ, và
có thể,
cũng chuồn từ đời nào rồi, vậy mà cứ ngoạc mồm ra chửi mấy tên bỏ chạy
bợ đít
VC!
Hà, hà!
Tình Yêu như Trái Phá
|
|