|
BITTER
LEMONS
In an
island of bitter lemons
Where the moon's cool fevers
burn
From the dark globes of the
fruit,
And the
dry grass underfoot
Tortures memory and revises
Habits half a lifetime dead
Better
leave the rest unsaid,
Beauty, darkness, vehemence
Let the old sea-nurses keep
Their
memorials of sleep
And the Greek sea's curly
head
Keep its calms like tears
unshed
Keep
its calms like tears
unshed.
LAWRENCE DURRELL
Bài thơ
trên, Gấu đã từng
dịch, những ngày mới ra hải ngoại, cùng lúc viết Như
lính giữa rừng, kỷ niệm
lần tái ngộ Nguyễn Đông Ngạc.
Bữa trước kiếm thấy bản dịch,
không thấy nguyên tác.
Bữa nay kiếm ra nguyên tác, mất tiêu bản dịch!
Đọc bài
này cùng hai câu thơ
của Joseph, rồi đọc Như lính giữa rừng: Tuyệt!
Keep its calms like tears
unshed:
Khuya nức nở những cõi lòng
không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn
người đi...
Và cỏ khô ở dưới chân,
hành hạ trí nhớ,
duyệt lại những thói quen
nửa đời chết tiệt
*
Thời Gian
Rơi Bên Thềm**
Đăng ngày: 06:49 09-07-2010
Con đường cũ lửa rừng ai đốt
Đỏ lá phong đỏ cả mặt trời
Khói ngoe nguẩy nỗi buồn con
gái
Chiều lên ngôi trên mười ngón
tay!
Vầng trăng khuya mắc cạn giữa
ngày
Chiều gọt giũa riêng mình
trăm nỗi nhớ
con cuốn chiếu cuộn tròn
trong tiếng thở
Buồn cầm chầu giấc ngủ gọi
đêm!
Trời vương cung thời gian rơi
bên thềm
Mười hai tháng bỏ quên trên
tờ lịch
Hạc trắng xưa trầm mình cổ
tích
Mơ ngày khoác áo thần tiên!
Môi em đỏ hiền như miền quá
khứ
Tôi đi qua đánh rớt tiếng thở
dài
Trăm năm nữa hay nghìn năm
sau nữa
Trầm hương nào khóc mắt ướt
lên ngai!
Note: Tình cờ
đọc bài thơ trên, nhờ HH.
Đọc,
Vầng
trăng khuya mắc cạn giữa
ngày
Chiều gọt giũa riêng mình
trăm nỗi nhớ
Cùng
với
những câu:
Nơi đảo chanh đắng
Trăng lạnh thiêu đốt...
mà
chẳng
tuyệt sao?
*
Khuya
nức nở
Nguyễn
được đọc và nghe tên
anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn.
Cái tên lạ, nửa Tây nửa Ta,
nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.
NXT
Note:
Lấy cái nick là "Nguyễn" sợ lầm với... Nguyễn Tuân chăng?
Joseph Huỳnh Văn xuất hiện lần đầu trên tờ “báo nhà” Tập San Văn
Chương, cùng với
những bài Cầm Dương Xanh.
Hình như anh chẳng hề viết cho báo nào khác?
NQT tôi không nhớ anh đã từng viết cho Thời Tập của Viên Linh?
ADVENTURES IN MARIENBAD
5
năm TTT ra đi
Tuổi
thiên tài
Kỷ niệm, kỷ
niệm
Vả chăng, những
kẻ thật biết viết văn ở đời, ban đầu nào có ý định viết văn?
(Lý Trác Ngô. Tựa Tây Sương Ký).
Hai bài khai giảng khóa học tại
Collège de France, của Barthes, và của Foucault.
Lecon
đọc thú hơn, Gấu đọc
lại, thấy chôm hơi nhiều từ bài học này.
Car le fascisme, ce n’est pas
d’empêcher de dire, c’est d’obliger à dire [p.14], chôm trong bài viết
về thơ
trẻ trong nước (1)
.. que l’écriture se trouve
partout où les mots ont de la saveur (savoir et saveur ont en latin la
même étymologie),
[p.21], chôm trong bài viết Tập San
Văn Chương là gì ? (2)
(1)
Cho phép tôi dùng chữ
khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết ở
khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir, và mùi vị,
saveur,
trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn).
(2)
Tôi
biết Lộc, và J. Huỳnh Văn, là qua Tập san Văn
chương. Không biết ai là người đầu tiên đưa ra việc làm báo. Khi có
tôi, mọi
chuyện đã được quyết định. Tôi nhận lời, phần lớn là vì hai người
bạn
mới. Nhất là J. Huỳnh Văn. Như một hậu quả tất nhiên của những buổi bỏ
sở ra
ngồi quán cà phê gốc me đường Nguyễn Du, hoặc bên đường Hai Bà Trưng,
quãng gần
ngã tư Gia Long, khi bên kia quá ồn. Số là lúc này, Bưu Điện đã
phân đôi,
thành Bưu Vụ, và Viễn Thông; tôi chuyển về Trung Ương, chuyên lo việc
lên đồ
biểu điện đàm/ điện tín, dưới quyền của ông T. nghe nói người của Mỹ.
Vào những
ngày cuối cùng, trong lúc Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, tôi còn cố
liên lạc
với Phòng Điện Toán, xin con số điện đàm/ điện tín ... "Anh có biết Đà
Nẵng sắp sửa đi đoong không..." tôi nghe tiếng người bạn bên kia
đường dây hốt hoảng. Quay qua phòng sếp, một đống hồ sơ vẫn y nguyên.
Đã hơn tuần,
ông chưa vô sở: người Mỹ đã đưa ông và gia đình đi từ mấy ngày
trước.
Huỳnh
Văn là linh hồn của cả bọn, là tinh thần, và
Tổng thư ký, của tờ báo. Không có anh, chắc tờ báo không ra quá số hai.
Sài-gòn
nhỏ xíu: chiến tranh, nỗi sợ hãi, đời sống riêng tư của mỗi con
người... làm
người ta co cụm lại. Đám bạn bè tuy biết nhau, nhưng chỉ chịu ngồi bên
nhau,
khi có anh. Anh nói, anh biết tôi từ hồi Nghệ Thuật, từ những ngày,
thỉnh
thoảng ghé quán Cái Chùa, thấy một gã lúc nào cũng đeo kính đen, ngồi
trơ một
mình tại một chiếc bàn ở góc quán. Nếu không có Tập san Văn chương,
chúng tôi
chẳng bao giờ có dịp quen nhau. Và có thể chẳng bao giờ người đọc biết
anh là
một thi sĩ. Cũng chẳng mấy người biết anh dậy học, cho một trường tư ở
Biên hoà.
Có thể những dòng Cầm Dương Xanh đã rong ruổi cùng với anh, suốt quãng
đường
Sài-gòn - Biên-hòa, và ngược lại. Chúng xuất hiện lần đầu tiên, và cũng
là cuối
cùng trên Tập san Văn chương. Huy Tưởng, thay mặt tôi tới gia đình đốt
những
nén hương tưởng niệm, sau đó gửi ra vài dòng. Về câu hỏi, chị còn
nhớ...?: Thời
gian sau này, bạn bè nhiều nhưng thật tình là tôi không được quen biết
hết, chỉ
có các anh là bạn cũ trước 75 thì tôi mới nhớ thôi.
(3)
Tản mạn
ở đây, chữ mượn của Nguyễn Tuân [Tản mạn xung quanh một
áng Kiều], ý, lấy ở từ "excursion" của Roland Barthes, một từ theo
ông mơ hồ một cách thật là kiểu cách (précieusement ambigu). Trong bài
đọc
[Lecon] mở ra khóa giảng môn học "Sémiologie littéraire" [Ký hiệu
học văn học], tại Collège de France, ngày 7 tháng Giêng 1977, sau được
in lại
trong tủ sách Points, bộ môn Nhân Văn, nhà xb Seuil, ông cho rằng, cái
phương
pháp dậy và học bấy giờ nó không như trước nữa. Trích dẫn câu của
Mallarmé,
"Mọi phương pháp là một giả tưởng" (Toute méthode est une fiction),
ông coi phương pháp viết và giảng của ông không nhắm phát hiện, không
nhằm tháo
gỡ, không mong đạt kết quả, mà chỉ là một giả tưởng, qua đó…
Nguồn
Du Tử Lê
Wednesday, July 07, 2010
NXH vô
căn nhà văn chương qua
cửa ải VP. Cuốn đầu tay của bạn quí của Gấu, là do nhà xb Thời Mới của
VP in!
Hình như VP cũng đã từng kể
công, trong cái chuyện khám phá ra nhà văn NXH, trong một loạt bài trên
Thế Kỷ
21?
GNV khi đưa tác phẩm đầu tay
cho "già Vượng', chủ báo, chủ nhà in, nhà xb Văn, bị ngay ông thư ký
TPG
quăng vô thùng rác. Thứ này mà ai đọc! Gấu đã kể chuyện này rồi.
HPA mới xúi bỏ tiền ra in, sợ
chó gì. Thế là ra nhà xb Đêm Trắng, bạn ta chủ trương.
In ở nhà in Văn. Khi đưa sách
đi chào hàng, chỉ riêng tay Khoát [?], chủ nhà phát hành Sống Mới lấy
300 cuốn,
xỉa tiền trả liền, TPG nghe kể trợn mắt, thế hả!
Đêm Trắng, chữ của HPA.
Nhớ lần gặp Thế Nguyên, anh
bĩu môi, Sài Gòn mà cũng bầy đặt đêm trắng của St. Petersburg của Dos!
HPA, là do Gấu đưa vô, qua
cửa ải NDT. Mãi sau này, bạn quí còn nhớ cái xen Gấu giới thiệu anh với
tờ Văn,
qua NDT: Mày nói với NDT, mày còn thằng bạn bảnh lắm, đang học triết Đà
Lạt,
sắp hạ san, khi nào nó về Sài Gòn, tao sẽ đưa nó tới gặp mày.
NDT có lần than với Gấu, tụi
chúng mày sướng hơn tao nhiều, có cả một bầy, khi tao mới viết, trơ cu
lơ một
mình!
Cái hỏng của những đấng nhà
văn Miền Trung, mãi sau này Gấu mới ngộ ra, là do được TPG nuông chiều
quá.
Đó là sự thực. Gấu sẽ lèm bèm
tiếp, sau.
Không đúng như THT nói, qua
bài viết của DTL về NXH trên Người Việt.
Mấy đấng nhà văn Miền Trung
không học được câu của Dos: Tao hơn tụi mi là vì dám đẩy tới cùng cái
việc mà tụi
mi chỉ dám làm một nửa; tới đó, cả đám xúm lại tâng bốc nhau, hửi hơi
nhau, dựa
hơi lẫn nhau!
Sở dĩ khi VP nhận tiền Mẽo làm
bộ VHMN, viết thậm tệ về nhóm Sáng Tạo, một phần là do cái chữ S, hình
dáng nước
Mít mà ra!
Nguyễn
Tuân & Hà Nội
Nguyễn Tuân [net]
NT Tin Văn
Tribute
to Hoàng Cầm
Có 2
cách đọc Nguyễn Tuân?
Không chỉ NT, mà còn Hoàng Cầm, thí dụ.
Nhưng với HC có tí khác.
Nói rõ hơn, VC, sĩ phu Bắc Hà đúng hơn, đọc HC, khen thơ HC, là cũng để
thông
cảm với cái hèn của tất cả.
Của chung chúng ta!
Nhạy cảm
[Blog
Cô Gái Đồ Long. GNV bệ
về Blog của TV cho chắc ăn!]
Trong
phạm vi nào đó, âm nhạc
và chính trị là hai phạm trù đối kháng với nhiều cá nhân coi âm nhạc
đơn giản
chỉ vị nghệ thuật và không – với những người dùng các sáng tác để ca
tụng chế
độ mình phục vụ hay bày tỏ chính kiến, quan điểm, tâm trạng về thời
cuộc. Và
như thế, Phạm Duy là một trường hợp mà hầu như ai cũng tỏ tường lý lịch
và
không nhất thiết phải mổ xẻ thêm nữa. Ở đây chỉ đề cập tới vài chuyện
trong
những năm qua khi ông quay về…
Phàm làm người, nhất là một
nhân vật văn nghệ đặc biệt như Phạm Duy thì chuyện bỏ đi rồi lại quay
về rất có
nhiều cái dở nếu bàn về lập trường và quan điểm sống. Ở vào thời điểm
tháng
5/2005, khi ông chính thức định cư Việt Nam sau 30 năm tha hương, hầu
hết các
báo đều hết lời ca tụng, tâng bốc Phạm Duy lên tận mây xanh. Người ta
nhắc ông
như người bạn thân thiết với nhạc sĩ Quốc ca Văn Cao và cùng Văn Cao
sáng tác
nhiều ca khúc trong thời kháng chiến chống Pháp, người ta khẳng định
chắc nịch
lần nữa rằng ông chính là một trong những cây đại thụ hiếm hoi còn lại
của nền
tân nhạc Việt Nam. Người ta cũng chỉ nói me mé rằng Phạm Duy đã sáng
tác gần
1.000 ca khúc nói lên niềm vui, nỗi buồn, vinh quang, tủi nhục của
người Việt
trong suốt các thời kỳ sôi động nhất của lịch sử và lờ đi những chuyện
phản
phé, cũng như tư tưởng chống Cộng công khai của ông trước đây. Báo chí
Việt Nam
đã làm đúng vai trò và trách nhiệm của mình, trong xu thế cởi mở xem sự
kiện
Phạm Duy là động thái lên dây cót cho nhiều Việt kiều vứt bỏ e ngại rào
cản mà
quay về, ông trở thành nhịp cầu nối quê hương với người Việt xa xứ. Nếu
nói
theo cách khác, Phạm Duy đã trở thành con bài cho công cuộc vận động
kiều bào
và là điển hình hoàn hảo của chính sách hòa hợp dân tộc.
Trong suốt 5 năm qua, nếu
theo dõi sẽ thấy có 70 bài hát, 7 album cùng nhiều sách của Phạm Duy đã
được
cấp phép, in ấn đẹp mắt xuất bản đến với công chúng, không bỏ bèn gì
đối với
gia tài của ông. Nhưng, thật là chẳng nên mơ mộng thêm điều gì nếu nhìn
qua vài
nhân vật cũng có nhân thân khá đặc biệt khác như Hoàng Thi Thơ, Trần
Thiện
Thanh, Vũ Thành An – 10 bài Không tên
hiện vẫn chưa được phép lưu hành,
cho dù
nhạc sĩ này nghe đâu đã bỏ đời đi tu. Công lao đó không thể không nói
tới Phương
Nam Phim, nơi độc quyền khai thác các sản phẩm trí tuệ của Phạm Duy.
Với những
live show hoành tráng và nhiều mỹ cảm thực hiện tại Sài Gòn - Hà Nội
như Ngày
trở về, Con đường tình ta đi…trong đó có chương trình và album
còn được
đề cử
giải thưởng Cống Hiến. Ngày nào còn ngồi rung đùi nheo mắt ngắm nắng ở
Mỹ có lẽ
Phạm Duy cũng chẳng thể mơ được đến như thế! Phạm Duy còn có nhiều
trường ca và
tổ khúc viết trong 30 năm nay, ông thường ước ao giá được phổ biến nữa
thì còn
gì bằng. Mới tháng trước, Phạm Duy tự thực hiện tổ khúc Bên kia sông
Đuống để
tặng nhà thơ Hoàng Cầm khi bạn già này từ giã thế gian. Ông nhờ Mỹ Linh
hát và
Duy Cường hòa âm phối khí, xong mang tặng cho gia đình Hoàng Cầm …để
lên bàn
thờ. Kiểu này gọi là đĩa lậu đây!
Khi kể xong chuyện, Phạm Duy còn bảo
rằng nếu
trước khi ông ra đi như Hoàng Cầm mà nghe được những tổ khúc của mình
được công
bố rộng rãi trên sân khấu thì đời mới thật mãn nguyện lắm lắm. Làm
người ai
chẳng tham lam!
Hôm rồi gặp, nghe Phạm Duy
tâm sự: “Tôi ngày nào cũng đi bộ 3 tiếng đấy. Khỏe ra lại ăn được
nhiều, cô
giúp việc nhà nấu ngon lắm. Hiện Duy Minh đang sống với tôi, bố
con
chuyện trò
rất hiểu ý nhau nên tinh thần cũng thoải mái. Buồn thì đi gặp vài người
bạn khề
khà thôi cũng hết buổi. Lâu rồi tôi không đi qua Mỹ nữa, năm ngoái chỉ
sang để
chữa bệnh đau ruột, mãn tính chữa mãi không khỏi nên thôi giờ không đi
nữa. Tôi
đã về Việt Nam
5 năm rồi, đây là nơi cuối cùng tôi chọn để ở và chết, không ưng đi đâu
cả…”.
Ở tuổi 91 như vậy coi cũng đã bằng
an! Nhưng đó là chuyện cá nhân ông, còn người làm kinh doanh lại không
có lệ an
phận như vậy, nhất là khi đã bỏ nhiều công sức và tiền bạc để Phạm Duy
được
đường hoàng trở về. Trong chừng thời gian đó là live show, các ấn phẩm
sách báo
rồi băng đĩa…cứ mỗi lần ra mắt, muốn bán vé bán đĩa bán sách thì phải
PR, tiếp
thị, phải lên báo đánh trống khua chiêng la làng để người ta còn biết
đường mà
mua hàng. Nếu theo dõi báo chí trong nước, sẽ không khó nhận ra ngoại
trừ vài
tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ có những mối quan hệ thân thiết với
PNF thì
các tờ báo mang tính định hướng chính trị - xã hội cao như SGGP, Nhân
Dân, Công
An sau khi ồn ào với sự kiện “Trở về” của Phạm Duy đã không còn đăng
tải tin,
bài về ông nữa.
Mọi sự không tự nhiên mà như thế! Còn nhớ sau liveshow
“Ngày trở
về” tôi có bài review trên một trong những tờ báo đó và kết quả là ban
biên tập
đã được cấp trên gọi xuống nhắc nhở. Lần khác, khi bão Chanchu tàn phá
miền
Trung phòng trà Văn Nghệ có kết hợp với báo Công An tổ chức show “Phạm
Duy – Về
miền Trung” để quyên góp tiền cho nạn nhân lũ lụt. Thế nhưng giờ chót
đã phải
tháo băng rôn và gỡ tên báo ra vì có lệnh xuống là không được nhắc nhở
gì tới
Phạm Duy nữa, muốn tổ chức hát hò gì cứ âm thầm mà làm.
Nói như giọng
hằn học
của ông NSND Trọng Bằng: “Bàn đến Phạm Duy những người chân chính ở
Việt Nam đã
biết cả rồi, biết Phạm Duy như thế nào trong quá khứ, Phạm Duy có cái
gì tốt,
cái gì chưa tốt, bản chất của Phạm Duy và giá trị thật âm nhạc của anh
người
nghe đều hiểu cả. Sự trở về của Phạm Duy là sự ưu ái của Đảng và Nhà
nước, sự
rộng lượng của nhân dân ta, nên đừng đặt mình ở vị trí cao, cứ nên im
lặng mà
làm việc thôi. Có những tác phẩm anh sáng tác đầu kháng chiển rất tốt,
bây giờ
Cục biểu diễn người ta khuyến khích cho phép anh trở về biểu diễn, thì
cứ thế mà
cống hiến thôi. Dư luận chúng ta hơi dễ dãi và nhẹ dạ. Nhưng vấn đề là
Phạm Duy
phải tỉnh táo. Vì ông hoàn toàn hiểu ông là ai, quá khứ đối với dân tộc
của
Phạm Duy là một tội lỗi. Ông không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc
sỹ nào
đã tham gia cách mạng, vì thế ông không thể nào so sánh với nhạc sỹ Văn
Cao.
Không thể ví được. Văn Cao là một con người có trình độ, là một nhà
nghiên cứu
dân tộc, ông Văn Cao là một người toàn diện, và ông Văn Cao còn biết
tôn trọng
những người nhạc sỹ đàn em đi vào con đường âm nhạc bác học, một người
rất
khiêm nhường biết mình, biết ta. Giả sử có một nhạc sỹ X, Y, Z nào đó
hỏi: Khi
chúng tôi đi đánh Mỹ giải phóng dân tộc thì ông làm gì? Chắc chắn rằng
nếu là
người hiểu biết đều hiểu rõ khi đó ông là tác giả của các bài hát chống
lại
cách mạng, chống lại nhân dân, chống lại công cuộc giải phóng dân tộc…”.
Nhưng không ít ý kiến phản
biện lại: Đánh kẻ chạy đi ai đánh kẻ chạy lại. Đã bảo hòa hợp mà sao
lại nửa
mùa như thế... Và người ta phỏng đoán rồi suy ra rằng: “À, Thì ra họ
gia ơn cho
về là may mắn lắm rồi!”. Có người còn hài hước qui cho bản chất không
thay đổi
của mấy anh Việt Cộng với ưu điểm – nhớ dai & khuyết điểm – thù
dai. Trong
cuộc trao đổi với những nhà văn Mỹ tổ chức tại Việt Nam
tháng 6 vừa qua, nhà thơ Nguyễn
Duy còn hào hứng nói:“ Vấn đề gì chính trị chưa giải quyết được thì văn
hóa
giải quyết”. Nhưng hình như đó chỉ là những định kiến và là
chuyện nhạy
cảm mà
hai bên đều mơ mộng sẽ vượt qua được.
Về mặt trận báo chí là thế.
Nhưng suy cho cùng, Phạm Duy cũng chẳng vì vài bài báo tâng bốc mà nổi
tiếng
hơn hay cát-xê tăng cao hơn như kiểu thường tình showbiz. Cái quan
trọng - mà
riêng cá nhân tôi vẫn dõi theo ông, là những ca khúc Phạm Duy viết sau
khi trở
về đã không còn hay nữa. Đã cố nghe vài bài nhưng thú thật là bây giờ
rặn óc
mãi vẫn không nhớ nổi cái tựa. Với Phạm Duy bây giờ chỉ có thể gói gọn
lại một
câu: Cái mới không hay và cái
hay thì lại không mới. Và người ta vẫn cứ
say mê
những ca khúc đã thuộc về dĩ vãng, bíu lấy cái vầng sáng cũ kỹ kia. Lớp
khán
giả này hiện đa phần đã lớn tuổi và không hứa hẹn gì nhiều cho tương
lai của
nhạc Phạm Duy.
Những ngày đầu tuần không yên
ả, khi sáng ra hàng chục cuộc gọi tới hỏi về cái lệnh miệng của Ban tư
tưởng
Văn hóa yêu cầu không cho quảng bá liveshow Mơ giấc mộng dài của Phạm
Duy –
diễn ra vào hai ngày 17&18 tại nhà hát Hòa Bình cuối tuần này. Mặc
dù có tổ
chức họp báo nghiêm túc, nhưng coi như Phương Nam Phim đành ngậm đắng
nuốt cay
khi biết nhiều bài viết đã lên khuôn nhưng bị lột ra. Chưa hết, sáng
nay không
hiểu từ đâu có nguồn tin đồn: Mơ giấc
mộng dài bị hủy show vì không xin
giấy
phép được, khiến nhà tổ chức xiểng niểng...
Kinh doanh tên tuổi Phạm Duy
quả là chơi với lửa, đó cũng thể là những chuyện mà có lẽ PNF đã lường
được khi
quyết định đổ tiền vào ông. Lấy ý tưởng từ ca khúc nổi tiếng Tôi đang
mơ giấc
mộng dài, xuyên suốt chương trình sẽ là lời tự sự về dĩ vãng,
về những
cảm xúc
đắm say mà những người sống trong tình yêu không bao giờ muốn để mất đi
trong
đời. Tất cả nối kết lại thành những giai đoạn của đời người: Tuổi ấu
thơ – Tuổi
yêu đương – Tuổi day dứt – Tuổi đá vàng. Thực tế hiện nay chỉ mới có 70
ca khúc
của Phạm Duy được cấp phép lưu hành, trừ những bài hát trong hai chương
trình
đã diễn ra, thì muốn chọn lọc trong số còn lại để làm một show mang chủ
đề lớn
là điều rất nan giải....
Trong đám đông ca sĩ hiện
nay, Phạm Duy đánh giá cao những người hát nhạc ông: Mỹ Linh, Đức Tuấn,
Năm
Dòng Kẻ, Nguyên Thảo, Khánh Linh và lần này, trong Mơ giấc mộng dài sẽ
có thêm
vài gương mặt bổ sung vào danh sách là Tấn Minh và Hà Anh Tuấn. Ngoài
ra là hai
tên tuổi gắn bó nhiều năm với các nhạc phẩm Phạm Duy: Ý Lan và Duy
Quang. Giá
vé đang bán ở Hòa Bình: từ 300.000 đến 1.500.000 VNĐ.
P/s:
Người ta thường xài hai chữ
Nhạy cảm khi muốn từ chối bàn thẳng về một vấn đề có thể gây tác động
đến dư
luận. Không chỉ Phạm Duy thuộc chủ đề nhạy cảm chính trị, mà gần đây
vài nghệ
sĩ hải ngoại cũng nằm trong danh sách đó. Ngày 6-6 vừa qua, chương
trình Thắp
sáng niềm tin – do Ngân hàng ACB thực hiện nhân kỷ niệm thành lập ACB;
nhằm
quyên góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện Chung một tấm lòng. Đêm diễn đặc
biệt có mời
Ý Lan về hát và mua sóng phát trực tiếp trên HTV7. Tuy nhiên, vào giờ
chót Đài
truyền hình TP.HCM đã yêu cầu gạch tên Ý Lan ra khỏi chương trình –
cùng với lý
do trên: nhạy cảm. Do đó, người hâm mộ chỉ có thể xem Ý Lan tại các
phòng trà
hay những show diễn không ghi hình phát sóng cho đại chúng.
Ông Nguyễn Cao Kỳ chia vui
trong tiệc mừng nhà Lý Huỳnh. Kế bên là nhạc sĩ Hồ Bông, người ngồi là
NSND Huy
Thành và Đoàn Dũng. Chụp ngày 26-6-2010 trong dịp Sách kỷ lục VN công
nhận Tây
Sơn hào kiệt là Bộ phim Điện ảnh - thể loại dã sử võ thuật, đầu tư quy
mô và
hoành tráng nhất Việt Nam. Đây cũng là một nhân vật nhạy cảm và không
còn được
nhắc tới nữa, mặc dù ông vẫn thường xuyên về thăm quê hương.
Thật ra,
một đất
nước giàu mạnh và một chế độ đã vững vàng…người người trên dưới một
lòng thì
không cần đặt ra lằn ranh giữa nhạy cảm chính trị và văn nghệ thuần
túy! Thường
thì ta chỉ e ngại những kẻ khỏe - giàu - đẹp hơn mình…Haizaaa!!!
Blog
Cô Gái Đồ Lông
Có người còn hài hước qui cho
bản chất
không thay đổi của mấy anh Việt Cộng với ưu điểm – nhớ dai & khuyết
điểm –
thù dai.
Tuyệt!
Vấn đề gì chính trị chưa
giải quyết được thì văn
hóa
giải quyết”.
Nguyễn Duy
No còm!
Nhịp
thời gian
Đọc câu
này "Tôi thực sự
tin rằng, cái gọi là tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975,
không ở
trong thơ, văn, mà trong lời nhạc" của NQT, tôi phân vân không biết ông
có
bình thường không? Nó giống như nói: Tinh tuý của xe hơi là nằm ở chiếc
bánh xe
đạp.
Nhạc thì có dính gì đến văn
học? Thật trớt hướt.
Độc giả Blog NXH @ VOA
Tinh
tuý của xe hơi là nằm ở
chiếc bánh xe đạp.
Nhạc thì có dính gì tới văn học?
Một giả
khác, của TV:
Tôi yêu văn chương Miền Nam,
âm nhạc Miền Nam, nhưng tôi không nghĩ "Bolero" hay "Cải
lương" là linh hồn cuả nó.
*
Viết, cái kiểu tản mạn, nay một
tí, mai một tí, cái viết bữa trước cà khịa với cái biết bữa sau… trong
khi đó,
cái ‘vision’ toàn thể của bài viết chưa hiện ra đầy đủ…
Xin tạ lỗi tất cả. và giải thích
tàm tạm thế này:
Chỉ đến khi vô tù VC thì Gấu
mới nhận ra, cái gọi là nhạc sến nhạc vàng nhạc lính… là linh hồn của
văn chương
Miền Nam!
Tại sao thế?
Bởi vì khi vô tù VC chúng ta
chẳng mang theo được cái gì khác, ngoài những thứ kể trên, cùng với
chúng là
những kỷ niệm…
Chúng ta không thể mang theo những
TTT, VP, MT…
Tác phẩm của họ đều trở thành
tro than cùng với cuộc phần thư 30 Tháng Tư.
Theo
nghĩa đó, Kafka phán,
có thứ âm nhạc chỉ để tấu lên ở địa ngục!
*
Lần
nghe bản Thuyền Viễn Xứ,
do một tay trại viên độc
tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt
qướt!
Lúc đó là thời gian Gấu đã mua được cái chức Y Tế Đội, không còn ăn ngủ
tại lán
trại viên, mà là được đưa lên… Đội. Chỉ ở trên Bộ Chỉ Huy của Đội, thì
mới có
cây Tây Ban Cầm dành cho những buổi sinh hoạt Đội. Gấu tuy không biết
đàn TBC,
nhưng có thể sử dụng nó như là một cây măng đô lin, bấm nốt tỉ tì ti,
thì dư
sức.
Thế là, buổi tối hôm đó, khi đi từng lán ghi tên trại viên khai bịnh,
ngày mai
cho nghỉ lao động đưa qua bệnh xá, xin vài viên Xuyên Tâm Liên, bèn
xách cây
đàn đi theo. Tới một lán, gặp tiệc trà, dựng cây đàn kế bên, nhập cuộc.
Trong
đám ngồi dự tiệc trà, có một tay, trong lúc hứng quá, bèn cầm cây đàn
lên.
*
Nói Thuyền Viễn Xứ
được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm,
thực sự
chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn
dặm, ở
ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh
thần
thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác
giả
của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả
đích thực
của bản nhạc Thuyền Viễn
Xứ, là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng
không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích
dẫn
Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên
'quê
hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh
nghiệm
về khổ đau", mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.
Trong tù VC,
có lần Gấu đã được nghe Hạ Trắng, tấu
bằng một cây khẩu cầm, harmonica, giữa trưa nắng gắt, đói, một thằng
cha tù nào
đó, bất thình lình, như quá nhớ nhà, nhớ Sài Gòn, lôi cây kèn ra mà gào
mà
rống, đếch thèm để ý đến lệnh cấm nhạc vàng của quản giáo.
Gấu vừa nghe vài đường kèn, là run rẩy như "con thằn lằn đứt đuôi",
trưa nắng gắt, đói như thế, mà cảm thấy "nhẹ tênh". Sau này, nhiều
lần nghe ông nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn, nổi tiếng chơi saxo, tấu bài này,
vậy mà
cũng chẳng thể nào cảm thấy "phê" như lần ở trong trại cải tạo Đỗ
Hòa, Nhà Bè.
Hạnh phúc nhất, và cũng đau thương nhất, là lần nghe Tình Nhớ, tại
Trung Tâm
Ba, Quang Trung.
Hạnh phúc này, Gấu đã từng khoe, nhiều lần rồi, nhưng cứ muốn khoe
tiếp. Vả
chăng, còn rất nhiều chi tiết, vừa hạnh phúc vừa bi thương, chưa từng
kể.
Lần này, chơi xả láng!
Cũng là một cách tưởng nhớ ông nhạc sĩ tài ba. NQT
NKTV
Tribute to
Koestler
In the
next TLS
Jeremy
Treglown:
Whoever reads Arthur Koestler now?
Ai còn đọc K. bây giờ?
Có tớ, đây!
*
Raging towards Utopia
Điểm
Sách London đọc tiểu sử
Koestler của Scammell
Em này
là tác giả cái tít
cuốn sách của VTH: Đêm giữa ban ngày!
Cái tít Đêm giữa Ngọ, như
trong cuốn tiểu sử K của Scammell cho biết, K. nghĩ rằng, được trích
dẫn từ Samson Agonistes của Milton: “Oh dark, dark, dark, amid
the blaze
of noon”. Thực sự, Daphne được gợi hứng từ Sách
của [Book of] Job: “They meet with darkness in the daytime, and
grope in
the noonday as in the night” [Job 5:14]
K. mở ra ‘cái gọi là’ Mặt
trận bảo vệ văn hóa tự do, với anh Hai chi địa, là Xịa. ST có là nhờ
nó. Chương trình WJC chắc cũng từ đó.
[Từ đó trong tôi bừng nắng
hạ!] Bộ sách vĩ đại Văn Học Miền
Nam
của VP chắc cũng là từ đó! Lẽ dĩ nhiên, dưới những cái tên
chi địa khác! Rockefeller Foundation, thí dụ. Nhưng đều là đô la Mẽo cả!
*
“My analysis of Koestler is:
one third genius, one third blackguard, and one third lunatic”, [Tôi
nhận xét K. 1/3 thiên tài, 1/3 đê tiện, và 1/3 khủng, mát] tay cảnh sát
chìm
giả làm tù nhân bị nhốt cùng phòng với K, tại nhà tù Pentonville, báo
cáo với sếp.
Hayek: The Back
Story
As it happens, “The Road to
Serfdom” — a classic attack on government planning as an inevitable
step toward
totalitarianism, published in 1944 and kept in print since then by the University of Chicago Press — had already
begun a
comeback of sorts. It sold 27,000 copies in 2009, up from about 7,000 a
year
before the inauguration of Barack Obama.
Trong bài Sự thách đố của chủ
nghĩa quốc gia, The challenge of the
nationalism, in trong Wellsprings
Llosa viết:
Trong
Đường tới nông nô, The Road to Serfdom
[1944-45], Friedrich
Hayek viết, chủ nghĩa xã hội, socialism, và chủ nghĩa quốc gia,
nationalism, là
hai hiểm nguy lớn lao nhất đối với văn minh. Nhà kinh tế lớn lao người
Áo chắc
chắn phải thêm vào nhận xét của ông, vào những ngày như thế này, chủ
nghĩa chính
thống giáo, religious fundamentalism.
Cái chủ nghĩa xã hội mà ông
nhắc tới ở đây, là chủ nghĩa Mác, kẻ thù không đội trời chung của dân
chủ tự
do, mà chủ nghĩa Mác gọi là một hình thức bóc lột của tư bản, a form of
capitalist exploitation. Cái thứ xã hội chủ nghĩa này nhắm tiêu diệt tư
hữu mọi
phương cách sản xuất, tập thể hoá đất đai, quốc hữu hóa kỹ nghệ,
tập trung
và lên kế hoạch kinh tế, ban hành nền chuyên chính vô sản như là bước
đầu tiến
tới xã hội không còn giai cấp trong tương lai. Chủ nghĩa xã hội mác xít
biến mất
cùng với sự tan rã của Liên Xô và sự chuyển đổi của chủ nghĩa CS Trung
Quốc thành
một chủ nghĩa tư bản độc đảng cầm quyền, single-party authoritarian
capitalism.
Mộ chí của nó, its epithah, là sự sụp đổ Bức Tường Bá Linh vào năm 1989.
|
|