*




Chúc Mừng Năm Mới 2011


*

Self-portrait, Chân dung tự họa

*


Thơ mỗi ngày

Charles Simic

Against Winter

The truth is dark under your eyelids.
What are you going to do about it?
The birds are silent; there's no one to ask.
All day long you'll squint at the gray sky.
When the wind blows you'll shiver like straw. 

A meek little lamb you grew your wool
Till they came after you with huge shears
Flies hovered over your open mouth,
Then they, too, flew off like the leaves,
The bare branches reached after them in vain. 

Winter coming. Like the last heroic soldier
Of a defeated army, you'll stay at your post,
Head bared to the first snowflake.
Till a neighbor comes to yell at you,
You're crazier than the weather, Charlie.

The Paris Review, Issue 137,1995


Egypt: The Cultural Revolution

Tác giả bài tiu luận này, Robyn Creswell, là biên tập viên thi ca của tờ The Paris Review. Ông coi cuộc cách mạng Ai Cập là cách mạng văn hóa.
Mít không có thứ cách mạng này!
VC đừng lo!


Nhân Ngày Tình Yêu

Cả 1 dòng sông đứng lại chờ
[nhạc]

Thơ TMT không ‘tục lụy’, như thơ DTL. Thí dụ, DTL có những câu như “tôi hôn người, hôn môi, rất tham” [?], TMT, không:
Môi tôi mùi thuốc còn thơm hơi

Tuyệt!

Thơ TMT gần với cõi thơ Bà Huyện Thanh Quan, nhưng lâu lâu, cũng “hạ trần”, nhất là hai câu này, quái thay, lại làm nhớ đến 1 thần nữ trong văn học Tầu:

Tôi xa người như xa cơn mưa
Tóc tôi còn ướt đến bây giờ

Đến bây giờ, đến bao giờ, đến hoài hoài, đến mãi mãi! 

Ngày tình nhân
Love me
TMT

Chiều ngu ngơ phố thị

Bài thơ này, mở ra cõi thơ của Gấu, làm, đúng những ngày vừa tới xứ lạnh, gặp lại cô bạn ngày nào, nhưng đầu óc thì vẫn ở trại tị nạn!
Thành thử cô bạn cũng bực, và có lần hỏi, thế còn cái cô ‘còn chút mồ hôi’ đâu rồi?
Đọc, thì cũng nên đọc thêm cái mẩu Bụi, và cái câu thơ thần sầu, chúng mình chỉ là hai hạt bụi lỡ thương nhau, rồi sau đó, hát 1 khúc TCS, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau, thì mới đủ bộ!

Sikiew nổi tiếng trong đám người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những giấc mơ của họ cũng đầy bụi.
Chúng mình chỉ là hai hạt bụi lỡ thương nhau.

Người xưa thèm nắm áo đề thơ.
Có lần anh mơ thấy em.
Và sau đây là bài thơ nắm áo:

Chiều ngu ngơ phố thị...
*

Môi tôi mùi thuốc còn thơm hơi 

Trong Yêu của Chu Tử, có xen, sau cơn mưa, thằng đàn ông với gói thuốc, rút 1 điếu, làm 1 hơi, mắt lim dim, mặc xác em nằm tê hê, và tác giả, kẻ kể chuyện, thay mặt người đàn bà, mọi người đàn bà, chửi toáng lên, nó coi mình không bằng hơi thuốc lá của nó!

Già quá rồi, quá đát rồi, nói chuyện ngày tình nhân, không sợ con nít nó cuời cho ư….
Bất giác nhớ đến bài thơ sau đây, do Czeslaw Milosz tuyển chọn.
 

ANNA SWIR
1909-1984

Poems about an old woman are rare, as if there were a tendency to relegate her to the realm of half-existence. But Polish poet Anna Swir returns to that subject several times with love and compassion.
Thơ về bà già thì hiếm, như thể, có khuynh hướng coi bà già thuộc ‘nửa cõi’, [chân trong chân ngoài, huyệt; hay, giường?].
Tuy nhiên nhà thơ nữ Ba Lan,
Anna Swir, trở lại với đề tài này vài lần, với tình yêu và cảm thông
 

THE GREATEST LOVE

She is sixty. She lives
the greatest love of her life.

She walks arm-in-arm with her dear one,
her hair streams in the wind.
Her dear one says:
"You have hair like pearls."

Her children say:
"Old fool."

Translated from the Polish by Czeslaw Milosz and Leonard Nathan

 

Mối tình vĩ đại nhất

Nàng sáu bó,
sống mối tình lớn lao nhất của nàng.

Nàng dạo bước, tay trong tay với người tình
Tóc nàng chảy dài theo gió
Người yêu nịnh nàng:
“Tóc em như ngọc trai”.

Mấy đứa con của nàng thì gật gù:
“Đúng là bà già khùng!”


Kẻ Lạ Lạ

Người đầu tiên giới thiệu LD với độc giả Mít, "hình như" là GNV, qua bài viết về "Vu Khống", trên mục Tạp Ghi của báo Văn Học, của NMG, thời gian 1997, có thể, khi bản tiếng Anh ra lò, trên tờ TLS.
Báo này không ưa Tây, và tất nhiên, chẳng ưa Linda Lê, và, qua bài báo, như Gấu còn nhớ được, coi bà là đệ tử của Cioran, và đặt bài viết dưới 1 cái tít rất ư là khốn nạn, Dẫn Khách Cho Văn Chương! (1)

(1)
 Pimping for literature SLANDER By Linda Le Translated by Esther Allen 156pp. Lincoln...influences on the Vietnamese-born writer, Linda Le, and these same terms abound in Le...well: habituation and memory loss." Linda Le has said...
Jean McNeil
14 February 1997


Tưởng nhớ Nguyễn Tôn Nhan

Điếu văn bên mồ 

Ông bạn mới mất của chúng ta ghét trời xanh
Mấy ông Thầy Chùa trích dẫn Kinh Phật
Những chính trị gia hôn con nít
[Và, tất nhiên, ghét con nít hát, đêm qua em mơ gặp Bác H !]
Ghét đờn bà ngọt như mía lùi 

Bạn tôi thích nhậu ở nơi Cửa Phật, như Lỗ Trí Thâm (1)
Thích mấy em trần truồng chơi bóng chuyền
Chó hoang kết bạn
Chim xoa đầu thời tiết, khi chúng đang ị.

Note: Mượn hoa hiến Phật, bài thơ trên, đọc trước mồ bạn ta mà chẳng tuyệt sao?
Từ ‘xoa đầu’ mắc [đắt] thật. Làm Gấu nhớ những lần được ‘xoa đầu’!

Hà, hà!

(1) Nguyên văn: Thích mấy tên say ở nhà thờ.

*

@ Văn Hóa Magazine, lần NTN viếng thăm Tiểu Sài Gòn, 3.2008.
Bức hình nổi tiếng của chủ bút & chủ nhiệm & nhiếp ảnh gia Lý Kiến Cắn [Lý Kiến Trúc]
Chỉ có GNV dám ngồi dưới bức hình!


Gửi một người yêu

Không nhìn một hướng

Trang LMH


Gọi Người Đã Chết

Chương Ba

Elsa Fennan

Merridale Lane là một trong những con hẻm ở Surrey, nơi người dân liên tục mở ra cuộc chiến chống lại vết nhơ của vùng ngoại vi. Do gia chủ thiếu phương tiện, không có tiền thuê mướn người chăm sóc, đám cây cối khu vườn trước nhà mặc tình nẩy nở, cành lá xum xuê, che lấp luôn những “căn nhà xinh xắn, diễm lệ” phía sau, hoặc làm cho nó ngày càng trở nên nhỏ nhoi, khiêm tốn hơn. Vẻ rỉ sét của khu vực lại càng trở nên cũ kỹ, cổ xưa thêm lên, nhờ những con cú bằng gỗ, những tên lính gác đậu ở phía bên trên mỗi danh tính của một căn nhà, và nhờ những tên lùn lúc nào lảo đảo ngó xuống những hồ cá vàng. Người dân ở đây không sơn lại lũ lùn, coi đó là một thói xấu của vùng ngoại vi, và cùng một lý do như thế, họ chẳng hề đánh bóng mấy con cú, kiên nhẫn đợi năm tháng sẽ làm cho chúng trở nên 1 thứ cổ vật, cho tới một ngày mà, ngay cả những cây xà ở nhà để xe cũng được gia chủ khoác lác, chúng thuộc 1 thứ gỗ quí, hiếm.
Merridale Lane thực sự không phải là một hẻm cụt, mặc dù đám chuyên lo việc mua bán nhà cửa khăng khăng quả quyết như thế. Cái đuôi con hẻm, băng qua Kingston, tỏ ra rất ư là bực bội khi biến thành một con đường bậc thang, và, một khi hết còn bậc thang, nó đành làm một con đường bùn lầy, khi vượt qua Merries Field – và bắt vào một con hẻm khác, chẳng thể nào phân biệt được với khúc đầu của nó, là con hẻm Merridale Lane.
Cho đến năm 1921, chừng đó, con lộ này dẫn tới 1 xứ đạo, nhưng nhà thờ bây giờ chỉ còn, như là một hòn đảo thông thương, móc vô Luân Đôn, và con lộ ngày nào dẫn tín hữu tới nơi thờ phụng, cầu nguyện, thì chỉ còn là một mối nối thừa thãi, giữa những người dân của con hẻm Merridale Lane, và con phố Cadogan Road. Cái miếng đất mở, có tên là Merries Field, đã hoàn tất được điều thần kỳ, trên cả mong ước của nó: nó cắm 1 mũi nhọn thật sâu, vào tới tận Uỷ Ban Nhân DânThành Phố, giữa những kẻ phát triển và những con người bảo thủ, hữu hiệu đến nỗi, đã có lần toàn bộ bộ máy của nhà chức trách sở tại, là chính quyền địa phương Walliston, đã đi vào 1 điểm đứng [nghĩa là bó tay, bất động]. Một kiểu thoả thuận ngầm, giữa hai phe, đã tạo được, tự thân nó, chẳng có ai can thiệp: Merries Field sẽ chẳng được phát triển, và cũng chẳng bị kìm giữ, nhờ ba cái tháp sắt, dựng đều đặn dọc theo khu vực. Ở khu trung tâm, là căn lều của mọi ăn thịt người, với cái mái tranh, được gọi là “Nhà Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong”, được dựng lên vào năm 1951, để tưởng niệm những người đã ngã xuống trong hai cuộc chiến, và là nơi nghỉ ngơi của những người già cả, mệt mỏi. Chẳng ai thắc mắc, những người già cả, mệt mỏi thì đến Merries Field làm cái tích sự gì, nhưng mạng nhện thì đã có tích sự của nó, và đã giăng đầy mái tranh, và, chiếu sự kiện, những người thợ đã sử dụng ba cái tháp sắt vào việc căng đường dây điện cao thế, thì cái lều lại trở thành một nơi nghỉ chân quá tiện lợi cho họ!




DTL vs ST


Mémoirs
Thời Tập
5.5.1974

Ngôi trường bên chợ Đũi

Bài viết này, sơ sài quá. Hơn nữa, khó mà gọi trường Trường Sơn là “bên Chợ Đũi” được.
TS nằm gần ngã tư Hồng Thập Tự/Lê Văn Duyệt, Chợ Đũi nằm tại ngã tư Trần Quý Cáp/Lê Văn Duyệt, bên kia chợ là cái quán cà phê hủ tíu Tầu, Thánh Địa, nơi Gấu vẫn hẹn gặp BHD, mỗi lần em đưa cô em gái tới trường trung học Kiến Thiết, nằm trên một con hẻm cũng gần đó, trên đường Trần Quý Cáp.
Nhà HPA trên 1 con hẻm quá chút nữa. Khu này hồi đó đó có những quán sách cũ, Gấu và HPA ưa lục lọi, nào nrf, nào Ellery Queen, nào SF, nào série noire…
GNV đọc bài điểm cuốn Những Kẻ Mộng Du của Koestler tại đây, và nhớ hoài cái vòng tròn ma quái, vòng tròn tuyệt hảo, vòng tròn chúc dữ, là chủ nghĩa CS thần kỳ đưa loài người tới Thái Bường, không còn người bóc lột người!

Trong những giáo sư của trường, tay viết bài này quên nhà thơ TTT!
Bạn C, trong Thất Hiền, sau khi rớt Tú Tài, hết còn được học CVA, bèn ra đây học, chắc là khỏi phải trả tiền.
Chính ở đây, bạn ta quen người đẹp có cái tên thật là tuyệt vời Lạnh Thì Tuyết Rơi!
Cuộc tình không đi tới đâu, nhưng em quả là đẹp thật!
Sau em quen DNM, cũng 1 nhân vật giang hồ, được ông Chánh Tổng An Nam tại Paris nhắc tới, trong bài viết về BL, khi nhà thơ ra đi. DNM sau tự tử, tại Canada, theo DT.
Cái chỗ mà sau này là trường TS đó, là 1 trong những nơi chốn đầu tiên Gấu ghé, khi vừa mới tới Sài Gòn, vì là nhà của ông cử Ngô Thúc Địch, bà con với ký giả Hiếu Chân.
Con trai ông cử, là Ngô Tôn Liên, sau là bác sĩ nổi tiếng. Gấu phải gọi là Chú. Ông này có chỉ bảo Gấu mấy đường Toán, nhờ đó, Gấu tự mình tìm ra phương trình đường thẳng, đem đi khoe anh bạn cùng học NKL, anh thương hại lắc đầu vô nhà lấy cuốn sách toán, chỉ cho Gấu thấy, thứ này, người ta kiếm ra từ hồi nảo hồi nào rồi.
Gấu đọc mà cảm thấy thê lương vô cùng, hóa ra cái chó gì thì loài người cũng đều đã biết tỏng, tại sao còn cho Gấu ra đời làm cái chó gì nữa hả ông Trời!
Hoá ra là Gấu ra đời, là chỉ để gặp BHD!
Để được ghé Thánh Địa, là cái quán cà phê ngã tư Chợ Đũi, để chờ Thánh Nữ, BHD, và nhờ vậy mà sau này viết được Thánh Truyện,
Hà Nội Của Gấu!

… Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm
Về một cô gái,
Về Hà Nội, độc, và đẹp...
*

Khu Chợ Đũi,
Huỳnh Phan Anh, và tôi

 
Hồi mới tới Sài-gòn, nơi chốn đầu tiên mà tôi làm quen, là khu chợ Vườn Chuối.

Chuyến đó ở trên tầu Rắn Biển, Marine Serpent hơi lâu, vì phải đợi ngài Hồng Y Spellman ghé thăm và ban phước lành cho đồng bào di cư.

Trong khi chờ đợi, chẳng biết làm gì, họ kéo nhau lên boong, ăn hột vịt lộn từ mấy chiếc ghe nhỏ chuyền lên, ngắm thành phố, làm con tầu khổng lồ nghiêng hẳn sang một bên.
Xưa quá rồi Diễm ơi, nhưng sao thỉnh thoảng vẫn mơ thấy những con sóng đuổi theo con tầu như cố níu kéo, mấy bà Bắc-kỳ hè nhau mở cánh cửa khoang tầu thay vì nhẹ nhàng vặn vô lăng, mấy đấng đàn ông đứng ngay trên boong "mở cửa sổ ngó xuống biển", gió tạt vào mấy anh lính thuỷ hạm đội 7 ở phía dưới.

(A, thì ra đó là lý do tại sao nước biển mặn. Cả triệu con người chứ ít ỏi gì! Nhân vật Nguyễn của nhà văn thèm giang hồ, nhân một chuyến đi xa, đành soi gương, vuốt tóc, bằng bãi nước anh ta vừa thải, đám di cư còn "cơ may" tới được Miền Nam, đâu có suốt đời phải "phóng uế" nơi đất người; phải có "căn phần" mới được như Tôn Ngộ Không đi khắp ta bà, tận cùng thế giới, tè một "phát" mà vẫn chưa ra khỏi bàn tay của quê nhà, ôi cái thú ăn, ngủ, đụ, ị, ở nơi quê hương, dân lưu vong dễ gì có được!)

Dải đất hình chữ S xa xa, dọc theo con tầu, lúc ẩn lúc hiện... 

Chuyến đó đi một mình. Bà cụ cố vớt vát được đồng nào hay đồng đó, ở những phiên chợ Trời mọc lềnh khênh suốt thành phố Cảng. Chúng mới được di cư từ Hà-nội xuống. Thủ đô lúc này đã được tiếp quản, nhưng Hải-phòng còn chút ân huệ 300 ngày. 

Chả là, ông anh rể lấy bà chị họ, làm nhân viên Nha Thông Tin, sở làm ngay kế bên Bờ Hồ; khi xẩy ra vụ di cư, ông nhẩy qua quân đội, lãnh chức sĩ quan đồng hóa, và lo việc tiếp rước đồng bào tại đầu cầu Hải-phòng. Bà mẹ và đứa em ở lại đi chuyến chót, cùng ông anh. Cho thằng em vào trước lo việc học.

Rời con tầu, mỗi người được phát 300 đồng. Những chuyến trước, tiền di cư "tính liền", nhưng chuyến đó, chỉ nhận được một mẩu biên nhận, mấy ngày sau tới Tổng Uỷ Di Cư, ở đường Trần Hưng Đạo đổi lấy tiền mặt.
Nếu không đến nhà bà chị ở khu Vườn Chuối, biết đâu lại có dịp tái ngộ người bạn Hà-nội, Đỗ Tiến Đức ở Nhà Hát Lớn thành phố, hoặc quen Viên Linh ở khu lều di cư Phú Thọ, ngay khúc trường đua.

Xưa quá rồi Diễm ơi. 

Trường Nguyễn Trãi khi đó bị xóa sổ. Đây là nói về trường Nguyễn Trãi di cư, như Chu Văn An di cư, không phải trường Nguyễn Trãi sau này, ở miệt Khánh Hội.
Mò đến Hồ Ngọc Cẩn; thầy giám thị phán, "mê Hà-nội vào trễ, học lại lớp cũ."
Tiếc một năm đèn sách, đành nhẩy ra trường tư. Ngày ngày lãnh trách nhiệm xách một thùng nước cho bà chị có sạp bún chả tại chợ Vườn Chuối, rồi băng con hẻm cắt ngang Phan Đình Phùng, Trần Cao Vân, Hồng Thập Tự. Trường Văn Lang của thầy Nguyễn Khắc Kham nằm trong một con hẻm ở đường Ngô Tùng Châu, kế nhà thờ Huyện Sĩ.
Nhà của Huỳnh Phan Anh nằm ngay đầu con hẻm ăn ra đường Hồng Thập Tự, Khu Chợ Đũi. Nhà "cô bé" [BHD], cũng kế đó. Gần ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng.
Trường học của cô bé, trường Kiến Thiết cũng kế đó, cách con hẻm "Huỳnh Phan Anh" vài chục bước chân.
Khu này vốn nổi tiếng vì mấy tiệm sách cũ, Huỳnh Phan Anh và tôi đã từng lục lọi những số báo nrf, những cuốn tiểu thuyết đen, série noire.
Ít người Sài-gòn quên được món cơm xá xíu ngay đầu con hẻm Kiến Thiết.
Mấy đứa em của Huỳnh Phan Anh có đứa học chung với cô bé.
Đó là những chuyện sau này. 

Tôi ở khu chợ Vườn Chuối tới năm học Đệ Nhị, rồi qua Thủ Thiêm trọ học, nhờ bà cô mỗi tháng từ Pháp gửi tiền về, cộng thêm tiền làm nghề "trợ giáo". Mãi sau này, khi quen cô bé, tôi mới lại lảng vảng ở khu đầu đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng.
Rồi khi quen Huỳnh Phan Anh, mới trở lại con hẻm cũ.
*

Tôi "biết" Sài-gòn, phần lớn là qua "ông thầy" Huỳnh Phan Anh. "Thằng chả" dậy tôi chơi banh bàn, bi da. Quán bi da nổi tiếng mà lâu ngày tôi quên mất tên, [Huỳnh Kỳ?], ở khu Ngô Tùng Châu, gần trường Nguyễn Bá Tòng, là nơi hai đứa nhiều ngày đứng suốt buổi, khi ra khỏi quán hai chân rã rời, kéo nhau băng qua đường, leo lên gác xép ngủ.
Nhà Huỳnh Phan Anh là nơi lần đầu tiên tôi nhìn thấy cái bàn ăn "dã chiến", khi ăn mở ra, ăn xong xếp lại. Đứa em trai nói ngọng. Mấy chị em là nguồn kinh tế của hai đứa chúng tôi. Rồi thằng chả dậy tôi "xóm" nghĩa là gì. 

Sau này học trò vượt ông thầy. Tôi sa xuống mãi đáy Sài-gòn, những nơi chốn mà bạn tôi đã từng căn dặn chớ mò tới.
Cái trò đọc sách trong một quán chệt, chỉ cần một ly cà phê túi, hoặc ly hồng xà (hồng trà), rồi cứ thế ngồi suốt buổi, là cũng do anh truyền cho tôi.
Và hai đứa chia nhau kinh nghiệm đọc, nhờ nó. Có lần anh kể cho tôi nghe, bữa trước đọc Buồn Nôn, La Nausée, tới đoạn Roquentin đi trong thành phố Bouville, "một mình mà như cả một đoàn quân đang xuống phố"; "đọc tới đây, thú quá tao cũng bỏ ra ngoài đường lang thang một hồi...", và có lần cũng cảm thấy, như Roquentin, "tương lai đang chờ đợi ở một ngã tư đầu đường".
Tôi cũng có những kinh nghiệm y hệt như vậy. 

Qua anh tôi có được quá nhiều bạn: Dương Văn Ba, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đồng, Hoàng Ngọc Biên, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật... Có thời gian tôi "cộng tác" với báo Điện Tín, là do anh.
Thân nhất, có lẽ là lúc anh đang học Sư Phạm Đà Lạt. Tuần nào tôi cũng nhận được thư. Anh vốn là một con người rất cứng rắn, "dur", ít khi bộc lộ tình cảm. Những lá thư là một Huỳnh Phan Anh "đích thực", đối với tôi. 

Lần đầu tiên tôi biết Đà Lạt là lần lên thăm anh. Đúng vào dịp Giáng Sinh, với một người bạn. Cả ba đi lang thang ngoài đường đến gần sáng, say, hát, la, rống dọc theo những con dốc.
Lần đó, tôi có cảm tưởng sống lại Hà-nội, và mơ hồ hiểu được tâm trạng của những người lính lê dương nhớ nhà, say sưa giữa thành phố, giữa cuộc chiến "không phải của họ". 

Với Huỳnh Phan Anh, tôi chỉ ân hận một điều, anh dậy tôi nhiều quá, còn tôi, chỉ có một bài học, đúng ra là một kinh nghiệm, mà không làm sao nói lại cho anh hiểu: tại sao bỏ vào Nam.

Nhưng câu hỏi đó, cho đến nay tôi cũng vẫn chưa trả lời được, cho chính tôi. 

Cuốn truyện đầu tay của tôi là cuốn mở đầu nhà xuất bản Đêm Trắng do anh chủ trương. Thoạt tiên "gạ" ông Nguyễn Đình Vượng, nhưng gặp Trần Phong Giao cản đường.
Của đáng tội, thư ký tòa soạn báo Văn không tin cuốn sách sẽ bán được. Tác giả cuốn sách cũng nghĩ vậy. Huỳnh Phan Anh "xúi", thì bỏ tiền ra in, tao làm nhà xuất bản. Anh nhờ Nguyễn Đồng làm bìa. In 2000, đến nhà phát hành Sống Mới, gặp ngay Nguyên Vũ, hình như đang là tác giả có sách bán chạy nhất lúc đó. Anh nói vô, ông chủ mua cho 300 cuốn. Còn lại bán lai rai, cũng thu đủ vốn.

Khi đọc tên tác giả, tác phẩm: đứng hàng thứ bẩy, trong danh sách 12 nhà văn phản động đồi truỵ, trên báo Tin Sáng, ngay sau khi Việt Cộng vào Sài-gòn, (đây là danh sách đầu tiên, sau được bổ sung thêm, thành 19, rồi cả Miền Nam, trừ mấy anh nằm vùng, tất nhiên), tôi sợ, (có), hãnh diện, (có), nhưng thật sự ngạc nhiên. Bởi vì tôi không thể tin, cuốn sách được mấy ổng chiếu cố kỹ đến như vậy.
Tôi không tin cuốn sách còn, nếu có chăng, may ra ở trong thư viện.

Đã bao lần tôi cầu mong nó quên tôi, như tôi đã quên nó. 

NQT


Ghi chú trong ngày

đàm thoại với nhà văn Trần Doãn Nho

Bài ‘đàm thoại’ này, chưa biết hay dở ra làm sao, tuy nhiên, giá mà bỏ bớt đi những ‘kính anh, mến anh, dạ thưa anh.. ‘thì mới ‘bắt mắt’, người đọc!
Có thứ đàm thoại nào như vậy không nhỉ?
GNV chỉ biết thứ "mày tao chi tớ"!

TDN viết đã lâu lắm, cùng cái hồi GNV loay hoay tập tành viết, cũng trên tờ Văn. Không phải chỉ một mình anh, mà còn nhiều người khác nữa.

Gấu thường tự hỏi, tại sao không thể có 1 sự nổi trội, chỉ lấy 1 ông, của tất cả, trong khi, nhắc tới Ngọc Minh, thí dụ, là có ngay Trăng Huyết làm ‘thương hiệu’, Tuý Hồng, có ngay Vết Thương Dậy Thì, Trần Thị NgH, Nhà có cửa khóa trái…

Phải chăng, sự nổi cộm của 1 Võ Phiến đã trấn áp tất cả những nhà văn… Miền Trung?

Gấu tính viết bài này, từ lâu lắm rồi, nhưng cứ nấn ná, vì sợ bị chửi là làm phách, là kỳ thị, là, là… Nhưng có lẽ đã tới lúc, xuống một thang thuốc thật đắng, may ra có sự chuyển hướng, chăng?

Hà, hà!
*

Trong khi chờ đợi bài viết của GNV, post mẩu ‘đàm thoại’của Naipaul, với tờ The Paris Review. Có cái gì đó, có thể nhặt ra từ trích đoạn sau đây, và áp dụng cho Mít, đặc biệt là những nhà văn Miền Trung!
*

Phỏng vấn viên:
Ông rời Trinidad năm 1950 để học Oxford, tới một mảnh đất xa lạ, để theo đuổi tham vọng. Ông kiếm cái gì vậy?

Naipaul:
Tôi muốn trở nên rất nổi tiếng. Tôi cũng muốn là 1 nhà văn: nổi tiếng nhờ viết. Cái sự phi lý của tham vọng này, là, vào lúc đó, tôi đếch biết viết ra làm sao, mà cũng đếch biết, viết về cái chó gì!

V.S. Naipaul

from The Art of Fiction CLIV

INTERVIEWER

You left Trinidad in 1950 to study at Oxford-setting out across the seas to an alien land in pursuit of ambition. What were you looking for?

NAIPAUL

I wanted to be very famous. I also wanted to be a writer: to be famous for writing. The absurdity about the ambition was that, at the time, I had no idea what I was going to write about. The ambition came long before the material. The filmmaker Shyam Benegal once told me that he knew he wanted to make films from the age of six. I wasn't as precocious as he: I wanted to be a writer by the age of ten.

I went to Oxford on a colonial government scholarship, which guaranteed to see you through any profession you wanted. I could have become a doctor or an engineer, but I simply wanted to do English at Oxford-not because it was English and not because it was Oxford, but only because it was away from Trinidad. I thought that I would learn about myself in the three or four years I was going to be away. I thought that I would find out my material and miraculously become a writer. Instead of learning a profession, I chose this banality of English-a worthless degree, it has no value at all.

But I wanted to escape Trinidad. I was oppressed by the pettiness colonial life and by (this relates more particularly to my Indian Hindu family background) the intense family disputes in which people were judged and condemned on moral grounds. It was not a generous society-neither the colonial world nor the Hindu world. I had a vision that, in the larger world, people would be appreciated for what they were-people would be found interesting for what they were.

INTERVIEWER

You have been to so many places-India, Iran, West Africa, the American Deep South. Are you still drawn to travel?

NAIPAUL

It gets harder, you know. The trouble is that I can't go places without writing about them. I feel I've missed the experience. I once went to Brazil for ten days and didn't write anything. Well, I wrote something about Argentina and the Falklands, but I didn't possess the experience-I didn't work at it. It just flowed through me. It was a waste of my life. I'm not a holiday taker.

The Paris Review, Issue 148, 1998
*

Từ một nhà phê bình văn học trở thành một blogger, điều tôi cảm thấy hài lòng nhất là được nhân dân đọc nhiều và rõ ràng, nếu không yêu mến thì cũng rất quan tâm.
NHQ

Cách dừng từ “Từ….”, trong câu trên của Thầy Cuốc, cho thấy tiếng Việt của Thầy hơi bị yếu, có khả năng Thầy bị  “lệch pha”. Viết như thế, khiến độc giả có cảm tưởng, Thầy bỏ nghề xoa đầu thiên hạ, qua làm blogger!
Thường, thì người ta sẽ viết, thí dụ: nghề của tớ, là xoa đầu thiên hạ, kể từ khi thêm nghề blogger, điều mà tớ cảm thấy hài lòng nhất, là được nhân dân đọc nhiều, và rõ ràng là, nếu không yêu mến thì cũng rất quan tâm tới tớ!

Tiếng Việt, đâu có dễ!


Thượng Đế đã chết trong thành phố
La Peau [Làn Da]: Một cuốn tiểu thuyết-Trùm: Un Archi-Roman

1. Đi tìm một vóc dáng.

Có những nhà văn, thứ đại gia, làm chúng ta ngộp thở, vì sức mạnh của cái đầu của họ, nhưng họ như bị sao quả tạ giáng xuống, bị chúc dữ bởi 1 lời nguyền: Về tất cả những gì mà họ sẽ nói ra, họ không làm sao tìm đuợc một vóc dáng để chuyên chở chúng, một vóc dáng uyên nguyên, liên kết được với nhân cách, và không làm sao tách ra khỏi, những tư tưởng của họ.
Tôi nghĩ tới, thí dụ như, những nhà văn lớn của Pháp thế hệ Malaparte: khi còn trẻ tôi đã ngưỡng mộ và yêu mến họ; Sartre, có lẽ, và, nhất là ông.
Điều kỳ cục: chính ông ta, trong những tiểu luận [những ‘tuyên ngôn” của ông], về văn học, làm cho tôi ngạc nhiên, bởi cái sự dè bỉu của ông về quan niệm tiểu thuyết; ông đếch thích những từ như “tiểu thuyết”, “tiểu thuyết gia”, những từ này, như là những dấu hiệu đầu tiên chỉ ra 1 vóc dáng, ông tránh dùng chúng, tránh nói ra chúng, mà ông chỉ nói về ‘văn xuôi”, prose, “nhà văn của văn xuôi”, lâu lâu, ông xài chữ “kẻ viết văn xuôi”, le prosateur. Ông giải thích: ông chấp nhận, công nhận, cái gọi là một sự tự chủ mỹ học, đối với thơ [thơ là 1 cõi trời riêng, độc lập, bảnh…], nhưng ông đếch chịu, điều này, đối với cái gọi là văn xuôi: “Văn xuôi, yếu tính của nó, chỉ là thực dụng, tao cần tới mày, nên gọi tới mày, không cần, đi chỗ khác chơi […]. Nhà văn chỉ là 1 kẻ nói, un parleur. Hắn ta chỉ trỏ, chứng tỏ, ra lệnh, từ chối, tra hỏi, năn nỉ, sỉ nhục, vỗ về, ngụ ý”.
Như thế, cần chi đến 1 cái vóc dáng, hử? Vóc dáng làm được cái trò gì ở đây? Ông trả lời: “Đây là vấn đề ý hướng, về ‘anh muốn viết về cái gì’: về những con bướm hay số phận của người Do Thái, và một khi, bạn biết bạn muốn viết gì, thì bạn sẽ quyết định, viết như thế nào”.
Và, sự thực là, tất cả những tiểu thuyết của Sartre, quan trọng như thế đó, đều được khắc họa bởi cái gọi là sự ‘chọn lựa” vóc dáng của chúng.
Khi tôi nghe đến từ Tolstoi, tôi lập tức tưởng tượng tới hai cuốn tiểu thuyết lớn lao, thật đặc dị, chẳng giống của bất cứ ai, của ông. Trong khi đó, khi tôi nói Sartre, Camus, Malraux, thì những tiểu sử, những bài viết có tính tranh luận, và những cuộc chiến đấu, những xác định vị trí của họ, những cái đó bật ra ngay trong đầu tôi, chứ không phải những cuốn tiểu thuyết.
Kundera

Có thể nói, chính là từ Sartre, mà ra đám tiểu thuyết mới, là vậy, và, qua đó, là sự phân biệt của Roland Barthes, khi ông dùng từ nhà văn, écrivain, để phân biệt với nhà dùng văn, écrivant.
Nhà văn phịa ra chữ, nhà dùng văn, sử dụng nó, khác nhau.