*



*

Mùa Thu ở nước Đức

Thu, 2010
Thu phố ca


Giáng Sinh 2009


10 Questions

What is your favorite book and why? —Geraldine Redfern, DURBAN, SOUTH AFRICA

My dad read me The BFG by Roald Dahl when I was younger. I'm really fond of that book. Le Petit Prince [by Antoine de Saint-Exupéry]. I like books that aren't just lovely but that have memories in themselves. Just like playing a song, picking up a book again that has memories can take you back to another place or another time. 


Thơ mỗi ngày

&

Những con chim én ở Auschwitz

Trong sự trầm lặng của những doanh trại
trong sự im lặng của một buổi Chủ Nhật mùa hè
tiếng chim én chát chúa

Có thực sự đó là tất cả những gì còn lại
của tiếng người ?

Adam Zagajewski
Eternal Enemies
*

TRAVELING BY TRAIN ALONG THE HUDSON

TO BOGDANA CARPENTER 

River gleaming in the sun- 

river, how can you endure the sight:
low crumpled train cars
made of steel, and in their small windows
dull faces, lifeless eyes.

Shining river, rise up. 

How can you bear the orange peels,
the Coca-Cola cans, patches
of dirty snow that
once was pure.

Rise up, river.

And I too drowse in semidarkness
above a library book
with someone's pencil marks,
only half living.

Rise up, lovely river. 

Đi xe lửa dọc sông Hudson

Dòng sông lấp lánh trong ánh mặt trời –

sông ơi, làm sao mi chịu nổi cảnh tượng:
những chiếc xe xe lửa lùn, nhầu nát,
làm bằng thép, và ở những khung cửa sổ nhỏ của chúng
là những khuôn mặt đần độn, những cặp mắt vô hồn.

Sông sáng kia ơi, hãy nhô lên, nhô lên.

Làm sao sông chịu nổi những vỏ cam,
vỏ Coca-Cola, những mảng tuyết dơ
có một thời trắng ngần.

Nhô lên, sông ơi

Và tớ thì ngủ gật, trong tranh tối tranh sáng,
bên trên một cuốn sách thư viện
mà ai đó đánh dấu bằng viết chì,
 nửa đời nửa đoạn.

Nhô lên, con sông đáng yêu kia ơi.

Adam Zagajewski
Eternal Enemies
*

26.6.1965
Gấu xơi 2 trái mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh

12.1966
TTD dịch xong Sa Đọa ở Paris
*
1969

Gombrowicz died; Americans walked on the Moon,
hopping cautiously, as though it might break.
Erbarme dich, mein Gatt
, one black woman sang
in a certain church.
Summer scorched us,
the lake water was warm and sweet.
The cold war dragged on, the Russians occupied Prague.
We met for the first time that year.
Only the grass, worn and yellow, was immortal.
Gombrowicz died. Americans walked on the Moon.
Have mercy, time. Have mercy, destruction.

1969

Gombrowicz chết; Người Mẽo đi bộ trên Mặt Trăng
Nè, bước nhè nhẹ coi chừng bể!

Erbarme dich, mein Gatt, một người đàn bà da đen hát
trong 1 nhà thờ nào đó
Mùa hè làm sém thịt sém da chúng ta
Nước hồ thì ấm và ngọt
Cuộc chiến lạnh kéo dài mãi
Người Nga chiếm đóng Prague
Chúng ta gặp nhau lần đầu năm đó.
Chỉ có lũ cỏ, mòn ra, vàng đi, là bất tử
Gombrowicz chết. Người Mẽo đi bộ trên Mặt Trăng
Cám ơn mi, Thời gian. Cám ơn mi, Huỷ diệt.

Adam Zagajewski
Without End

1969

Cõi Khác

Chúng ta gặp nhau lần đầu năm đó.

Tuyệt!
Đúng là me x
ừ Adam này tả giùm GNV, cũng gặp cô bạn năm đó, và viết ra được cái mẩu Cõi Khác, và còn có thêm được cái khúc 1996 sau này!
Cám ơn mi, thời gian!
Đếch cám ơn mi, huỷ diệt!


G*

Mùi Nga
NYRB 25 Nov 2010

Note: Cuốn Du Lịch Nga này, vừa mới đây được in từng kỳ trên tờ The New Yorker, GNV mê quá, tính dịch, lấy hứng, và lấy đà viết về chuyến trở về Đất Bắc tìm lại cái mùi Bắc Kít, như là GNV tưởng tượng ra, bởi vì khi đó còn bé quá, khi nhìn qua cái lỗ hổng trên cánh cửa nhà cầu căn nhà bếp ở villa số 60 đường Nguyễn Du, hay khi Gấu cùng đứa em của anh Mỹ, cả hai vợ chồng cùng làm bồi cho Ông Tây Trẻ, nằm ở kế bên bờ tường căn phòng, bên ngoài là hiên nhà phía trước, và ông bếp già đang hì hà hì hục quần thảo một bướm Bắc Kít, vào một buổi tối Thứ Bẩy hay Chủ Nhật, khi ông chủ Tây đi dự tiệc cuối tuần....

Chắc là anh Mỹ mách bà cô của Gấu, và 1 buổi tối, Gấu đang hồi hộp, nín thở, tưởng tượng ra những gì đang xẩy ra ở phía bên ngoài hành lang tối mò, thì bị bà cô từ phía sau lưng nắm tai kéo dậy, tát cho mấy cái nổ đom đóm mắt, và chẳng thèm nói gì, và bỏ đi!

Khi GNV về, hỏi thăm, thì ông cậu ghé tai thì thầm, phố đó bây giờ nhờ ơn Bác và Đảng được đổi tên là Phố Hàng Lờ rồi.

Frazier viết: Khi tôi ở đầu thập niên bốn mươi, thì bị trúng độc, là cái tình yêu Nga [“When I was in my early forties, I became infected with a love of Russia”].
Ui chao Gấu thì còn khốn khổ khốn nạn hơn ông ta nhiều, vừa đẻ ra 1 cái là đã bị cái độc cái ác của xứ Bắc Kít cắn trúng!
Và bạn gọi cái độc cái ác đó là tình yêu Bắc Kít ở nơi Gấu, thì cũng được!



*

*

INTERVIEWER
What is your definition of a Romantic?

HOUELLEBECQ
It’s someone who believes in unlimited happiness, which is eternal and possible right away. Belief in love. Also belief in the soul, which is strangely persistent in me, even though I never stop saying the opposite.

INTERVIEWER
You believe in unlimited, eternal happiness?

HOUELLEBECQ
Yes. And I’m not just saying that to be a provocateur.

Source

Định nghĩa của ông về 1 gã/ả Lãng Mạn.
Đó là 1 kẻ tin vào hạnh phúc vô cùng, vô giới hạn, và cái hạnh phúc đó thì thiên thu vĩnh viễn và còn là mì ăn liền, nghĩa là ngay lập tức. Tin vào tình yêu. Còn niềm tin vào linh hồn, lạ làm sao, cái linh hồn này thì cứ lì lợm ở trong tôi, ngay cả khi bực quá, tôi bèn nói ngược lại.

Vậy là ông tin vào hạnh phúc, vô vàn, vô giới hạn và thiên thu vĩnh viễn?
Thì đúng thế, nhưng đừng nghĩ là tôi phán như thế là để chọc quê thiên hạ.

 


Bóng ma Nobel

*

“a slap in the face of fascism”: Một cái tát vào mặt Phát Xít, Vi Xít!


INTIZAR HUSSAIN

THE HOUSE BY THE GALLOWS

Căn Nhà Kế Bên Giá Treo Cổ

Trích Granta, số Mùa Thu, 2010 đặc biệt về Pakistan

Note: Mít chúng ta chỉ còn thiếu 1 cái giá treo cổ, dựng ngay tại "pháp trường cát" ngày nào, phong ngay cho Tướng  Râu Kẽm làm tay gác dan, hoặc bảo quản!


Triết gia của sự mất ngủ

Ngày này còn ai đọc ông này? Hẳn 'có tay' phải, nhất định phải [đọc], bởi vì hầu hết sách của ông đều được dịch, và đều có ở tiệm.
Ở Đại học, cả sinh viên lẫn giáo sư, đều rất rành với bất cứ một triết gia hay lý thuyết gia Tây thường được nhắc tới, ông kể như vô danh, mặc dù ông hơn hẳn cả đám kia, suy tư mịn hơn, viết bằng một thứ thơ xuôi bảnh hơn.
Lý do của sự lơ là này, phần lớn là từ cái nhìn âm u, không hề giao lưu hòa giải, đếch thèm năn nỉ Thượng Đế hãy khoan thứ cho/về phận người!
Đã thế, ông ta ‘phủi thui’ cả hai, Ky tô giáo và triết học, đọc ông, nhiều đoạn ‘khủng’ đến nỗi giống như những tiếng gầm rú của 1 thằng khùng!

Để làm cho sự tình rối bung thêm lên, ông bèn trình cho đời, không phải 1 mà là 2 căn cước, 2 cuộc đời. Một ông Cioran gốc Romania, viết bằng tiếng Romania, vào thập niên 1930, và sau đó, một ông Cioran Tây, khá nổi tiếng, viết bằng tiếng Tây.
Kể từ khi ông mất vào năm 1995, những phát giác thật ấn tượng, thật ‘hot’, về một thời mới lớn của ông, say mê thần tượng, là Hitler, đã từng rỏ máu ngón tay viết đơn tình nguyện, và được Đảng và Nhà Nước OK, cho là 1 thành viên của Thành Đoàn có tên là Vệ Sĩ Sắt, một lực lượng “tiền vệ, tiền phương, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", phò Phát Xít, quốc gia, bài Do Thái, vào thập niên 1930.
Những phát giác hay ho này lại càng đẩy ông ra ngoài lề của luồng chính.
Tuy nhiên, kể từ sau khi xuất bản cuốn đầu tiên viết bằng tiếng Tây, ông được dân Tây ca ngợi, như một văn gia, tư tưởng gia ngang tầm với những nhà đạo đức lớn lao của thế kỷ 17 và 18 như La Rochefoucauld, La Bruyère, Chamfort, và Vauvenargues.
Những điều trên càng khiến thiên hạ càng thêm tò mò về ông, và càng khiến cho tác phẩm Đi tìm Xia O Răng,  Searching for Cioran của Ilinca Zarifopol-Johnston, mất trước khi hoàn tất tác phẩm của mình, càng trở nên quí giá.



Trang TTH

Khi Đỏ là Đen
Linda Lê : “J'aime que les livres soient des brasiers"


Kỷ niệm, kỷ niệm

…. Ngài Toyama có biết Nishino Tesshin không?"
-"Ta biết chứ. Ta đã một lần đấu kiếm và thua ông ấy rồi. Tay kiếm tài ba hiếm có đấy".
-"Thế ngài có nghe về kiếm pháp bí truyền gọi là Sóng gợn mà Nishino đã sáng tạo ra chưa?"
-"Ta có nghe. Nhưng có lẽ chưa ai thấy tận mắt cả".
-"Thưa, tôi đã được truyền thụ kiếm pháp ấy đấy".
-"Hả?...". Toyama sửng sốt, mặt biến sắc. -"Thế bà tên là gì?"
-"Kunie. Nguyên là người nhà Hatanaka".
-"Ồ! Thế thì...". Khuôn mặt Toyama chợt thoảng nụ cười ngạo nghễ. -"Hoá ra được gặp nữ kiếm sĩ của võ đường Nishino mà người ta vẫn đồn đại bao lâu nay. Thật vinh hạnh quá! Được lắm, sẽ xin bái kiến kiếm pháp bí truyền Sóng gợn ấy xem sao". 

Lúc mới chĩa lưỡi kiếm đối mặt với người đàn bà mảnh mai ấy, Toyama đã chợt có ý thương hại. Nhưng trận đấu bắt đầu rồi thì Toyama đã bỏ ý nghĩ ấy ngay. Bởi thế tấn của Kunie thật kiên cố, không có chút sơ hở nào cho Toyama chém trúng được đối thủ. Và động tác của Kunie thì thật là nhanh nhẹn.
Giao đấu một hồi, Toyama hiểu ra là Kunie nhắm vào cổ tay phải của mình. Vậy mà anh ta vẫn không tránh khỏi bị chém trúng vào đấy. Hễ anh chém tới là bị chém ngược lại ngay, mà anh rút lui thì nữ đối thủ nhanh nhẹn dậm chân phóng tới chém vào cổ tay anh. Kiểu tấn công thật lì lợm kiên trì. Cứ như là những đợt sóng nhỏ lăn tăn lì lợm táp vào bờ đá, năm này qua năm khác, xoi lỗ vào đá. Những nhát kiếm chém cạn và nhẹ dần dần ăn sâu vào tận xương.
Toyama cảm thấy cánh tay phải của mình hầu như mất hết cảm giác, nên nghĩ phải tấn công một lần dứt điểm mới xong. Đầu anh nóng rực lên vì nôn nao. Toyama giương vút kiếm lên tấn ở tầm cao.
Nhưng cùng lúc, anh đã phải hực lên một tiếng trầm thống. Toyama cảm thấy cánh tay phải của mình đã rời khỏi cán kiếm, buông thõng xuống. Dáng người đàn bà như bóng đen áp đến trước mặt, rồi lướt ngang qua hông anh trong chớp mắt. Toyama gắng gượng chịu đựng cảm xúc như mình vừa bị đâm sâu vào ngực, chỉ còn một cánh tay trái cố chém kiếm vói theo hướng bóng đen ấy.

[Truyện ngắn "Nyoninken Sazanami" của Fujisawa Shuhei, đăng lần đầu trên tạp chí văn học O-ru Yomimono tháng 12 năm 1977, được dịch từ nguyên tác là truyện thứ 6 trong tập truyện "Kakushiken Koeisho" (Kiếm ẩn trong bóng người lẻ loi), bản bỏ túi, do nhà Bunshun Bunko tái bản lần thứ 9 tháng 10 năm 2006.]

Phạm Vũ Thịnh dịch
Source

Gấu rất mê truyện kiếm hiệp, nhưng phải đến khi đọc Phạm Vũ Thịnh dịch, thì Gấu mới hiểu ra rằng, cái chuyện mình mê kiếm hiệp không thể nào so với PVT được. Bạn đọc, chỉ một đoạn trên đây, là hiểu lý do. Đọc, mà cứ như là đang thưởng thức cuộc tử đấu long trời lở đất.
Ui chao, nào “kiếm ẩn trong bóng người lẻ loi”, nào “cứ như là những đợt sóng nhỏ lăn tăn lì lợm táp vào bờ đá, năm này qua năm khác, xoi lỗ vào đá. Những nhát kiếm chém cạn và nhẹ dần dần ăn sâu vào tận xương”…

Gấu cũng đã từng mon men làm cái chuyện PVT làm, khi “viết lại” 1 xen trong Kim Dung, khi ông sử dụng tiếng đàn làm tăng thêm sức đi của kiếm:

Ang Lee, nhà đạo diễn phim Ngọa Hổ Tàng Long, làm sao không đọc Kim Dung, và làm sao quên được cái cảnh tượng Phí Bân truy đuổi tận sát hai cao thủ chính tà là Lưu Chính Phong và Khúc Dương trưởng lão, đồng tác giả bản Tiếu Ngạo Giang Hồ, và rồi chết dưới lưỡi kiếm của Tiêu Tương Dạ Vũ. Kiếm từ hồ cầm theo tiếng đàn bật ra, kiếm tới đâu, tiếng đàn theo tới đó, khi kiếm trở lại với đàn, cũng là lúc Phí Bân biết mình trúng tử thương, nhẩy lên cao, dồn hết nội lực theo tia máu vọt ra theo vết kiếm, trông thật ghê rợn, kỳ bí! Joan Acocella đã cảm nhận được điều này, qua tiếng trống ở trong phim Ngọa Hổ Tàng Long (Drums sound, adding to the mystery).
Ngọa Hổ Tàng Long


Khi Đỏ là Đen

Ui chao, cái cuốn Khi Đỏ là Đen thì cũng rất ư là tuyệt cú mèo, và cũng vẫn nằm trong cái dòng di sản của Cách Mạng Văn Hoá Tẫu. Trong cuốn trước mà Gấu đã đọc trong khi đi giang hồ vặt đồng thời ghé nhà ở Xứ Phật, thì là 1 em xung phong đi thực tế, về nhà quê tam cùng cùng bần cố nông, bị ngay ông Trùm VC làng đè ra hiếp, bắt phải làm vợ anh ta.
Chắc anh này là hậu duệ của Chí Phèo, đứa con lò gạch ngày nào, nhờ ơn Cách Mạng Mùa Thu mà nên [‘lên’, cũng được] Trùm.
Cô gái cũng ngang bướng, nhất quyết không trở lại cái thiên đường tuổi mới lớn đam mê cách mạng ngày nào ở thành phố, và sau cùng được cứu vớt nhờ mối tình của 1 anh bạn cùng học, khi đó bị qui thành phần con cái địa chủ, mà, với anh này, ngày đó, em quả đúng là thánh nữ, chỉ dám đứng xa mà chiêm ngưỡng, đến gần thì đi tù!

Cuộc tình trong "Khi Đỏ là Đen", ui chao, nó lại có mùi "Vòng Tay Học Trò" của Nguyễn Thị Hoàng, vì có gì giống giống của bà này với ông thầy CGN nổi tiếng một thời!


Thấy người sang bắt quàng làm họ, cái vụ nhà Nobel Toán, ngửi khói hành lang, biết mình đuợc Nobel, bèn vội vàng xin nhà nước mũi lõ phát cho quốc tịch Tây, có cái gì giông giống Gấu, khi, vào năm 1954, ở Hà Nội, khi Ông Tây chồng bà Me Tây là Cô Dung của Gấu, làm thủ tục kết hôn, và đưa vợ về nước, thì Gấu cũng tự nhủ, mình sẽ học tiếng Tây, để làm sao viết cho được 1 cái thư bằng tiếng Tây, cám ơn 1 ông Tây thuộc địa, bởi vì không có ông, là không làm sao có… Gấu Nhà Văn, và thay vì như vậy, thì có 1 thằng Bắc Kít khốn nạn cũng cỡ Đông B, chắc hẳn !

Về già, Gấu ngộ ra, giả như Gấu cố học tiếng Tây, để chuồn, thì chắc hẳn, sẽ được như, thí dụ, ông Tây mũi tẹt, cách đây mấy chục năm đã từng dịch Camus !

Gần bốn mươi lăm năm trước, vào tháng 12/1966, khi chuyển dịch xong truyện kể La Chute (Sa đọa – 1954) của nhà văn Pháp Albert Camus (1913-1960), chúng tôi có bộc bạch như sau: « Trong công trình này, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp khó xử: người Việt nam ít khi biểu lộ những thực tại vô hình bằng những khái niệm trừu tượng, mà thường gợi ý qua nhiều cách nói vận dụng hình ảnh cụ thể. Mà ép buộc dùng hình ảnh cụ thể lại khó bề bám sát ý nghĩa của từ ngữ trừu tượng. Gặp những trường hợp tương tợ, chúng tôi đã không ngại tùy cơ ứng biến, cốt sao vừa diễn tả được trọn vẹn những ý niệm phát biểu. »
TTD

Cái ông Camus được ông Tây mũi tẹt này dịch gần bốn mươi năm trước khác hẳn ông Camus bây giờ, sau cú 11/9, thí dụ. Ông ta thì vẫn thế, Sa Đọa của ông thì vẫn thế, nhưng cái nhìn của chúng ta, về ông, về tác phẩm của ông, khác đi, khác đi nhiều lắm.
Gấu thực sự không hiểu ông Tây mũi tẹt, nghĩ gì, khi chọn Camus, và chọn Sa Đọa để dịch, cách đây mấy chục năm, vào lúc cuộc chiến Mít "chưa hứa hẹn những điều khủng khiếp", [ông này chuồn lẹ lắm, trước tất cả mọi người, kể cả ‘người của chúng ta ở Paris’, chắc hẳn, vì khi GNV còn cắp sách đi học, thì đã thấy ông ta ở Paris rồi!]

Cái chuyện "khó xử" khi dịch của ông, mang tính 'kỹ thuật', khi chuyển dịch bất cứ 1 ngôn ngữ. Ông không cho biết, cái khó xử, kia, khác, khi chọn Camus để dịch?

Hay là ông lấn cấn khi "bỏ mẹ tôi", và chọn Đầm làm mẹ?

Đây là vấn đề tiềm ẩn, có thể, bởi vì như NMG có lần giải thích, khi GNV hỏi, văn của ông khác hẳn Dos, tại sao lại chọn Dos là Thầy, anh trả lời, chính vì khác, nên chọn, như 1 kẻ mình không làm sao đạt tới, và chỉ đứng xa vái vọng.

Ông Tây mũi tẹt, do bỏ chạy mẹ tôi, nên lương tâm của ông cắn ông ta đau quá, nên chọn Camus để dịch?
Chắc không đâu, vì nghe khẩu khí của ông, chỉ qua 1 đoạn viết, thì có vẻ ông rất ư là tự mãn. Hơn thế nữa, còn giở giọng Thầy ra dậy dỗ, coi độc giả như học trò của ông:

Trở lên trên là những í kiến sơ đẳng, nhưng đã được tôi luyện qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và chuyển dịch Pháp->Việt, Việt->Pháp và Pháp->Anh, Anh->Pháp. Tuy chỉ chạm tới những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng chẳng phải vì vậy mà không liên quan tới những vấn đề khái quát.
TTD

Đúng giọng bố chó xồm! Không có lấy 1 tí khiêm tốn tối thiểu làm thuốc!

1966: Gấu ăn mìn của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ngày 26.6.1965. 

Chắc vào lúc đó, ông Tây mũi tẹt đang ngồi dịch Camus ở Paris

Một trong những chuyện cực thú của VC, đối với riêng GNV, đó là cách chúng đối xử với đám Miền Nam bỏ chạy bợ đít chúng: đếch cho về!
Anh Tây mũi tẹt này, già quá rồi, sắp chết rồi, chúng mới gật đầu cho về.
Về 1 cái, là lên giọng Thầy, dạy hết người dịch này đến người dịch kia, cả ở trong lẫn ngoài nước, lại còn khoe sách được nhà nước VC cho phép in, sắp cho ra lò!
Chán thật!

*

Nadine Gordimer chọn Sách Trong Năm 2007: Camus @ Combat:

Non-fiction - Camus at "Combat": Writing  1944-1947 by Albert Camus, edited by Jacqueline Levi-Valensi (Princeton): editorials and other texts, letters, published at high personal risk by Camus in what began as an underground newspaper during the German of Occupation of France. Every line totally charged with extraordinary synthesis of passionate conviction and objectivity in intellecctual force that distinguishes Camus's creative talent in his novels, The Plague and The Outtsider. As editor and journalist, he writes on the premiss, good for during the Occupation and prescient for our present he did not live to see: " ... the end of ideologies is upon us, that is, the end of absolute utopias that destroy themselves owing to the heavy price they eventually exact when they seek to become part of historical reality". After the war, he wrote on Algeria what held good for other colonial empires as well: "The failure to peacefully put an end to colonialism in the aftermath of World War II ... a serious, if not the most serious, failure of French democracy itself'.

… Loại không giả tưởng, tôi chọn cuốn “Camus tại báo Combat", gồm những bài bình luận, và những bài viết khác, xuất hiện vào lúc thật nguy hiểm cho người viết, trên tờ nhật báo chui tại một nước Pháp bị Nazi chiếm đóng. Mỗi dòng viết, chứa trong nó, sự tổng hợp kỳ tuyệt, của niềm tin say mê và của tính khách quan, trong một sức mạnh trí tuệ, chính nó làm rạch ròi ra cái tài năng sáng tạo của Camus, ở trong những cuốn tiểu thuyết, Dịch Hạch Kẻ Xa Lạ.  Vừa là chủ bút vừa là ký giả, ông viết, về tiền đề, tốt cho thời kỳ [nước Pháp bị] Chiếm Đóng, và còn là một dự báo cho thời hiện tại của chúng ta mà ông chẳng còn sống để chứng nghiệm: “… sự cáo chung của những ý thức hệ đè lên chúng ta, nói rõ hơn, sự cáo chung của những không tưởng tuyệt đối, chúng tự huỷ chúng, và trong khi tự huỷ, chúng còn đòi cái giá nặng nề khi muốn có phần trong thực tại lịch sử”. Sau chiến tranh, ông viết về Algeria, điều được coi là tốt, không chỉ cho cựu xứ sở thực dân thuộc địa này mà còn cho những đế quốc thực dân thuộc địa khác: “Sự thất bại không kết thúc một cách hoà bình chủ nghĩa thực dân thuộc địa, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt… là một thất bại nghiêm trọng, nếu không muốn nói, tối nghiêm trọng, cho chính nền dân chủ của nước Pháp”.
Nguồn

Tưởng Niệm Camus

Ở trong những tác phẩm sau này của Camus, phong cảnh – và trên tất cả, phong cảnh quê ta, miền đất thiên đàng Địa Trung Hải của ông - vưỡn hiện diện, thường như là, một ham muốn tàn khốc, an atrocious desire, hay một hoài nhớ khủng khiếp, đến trở thành khốn khổ, khốn nạn, rất ư là hơi bị thảm hại [y chang Gấu, những ngày sắp lìa đời!], a terrible nostalgia: Marthe và bà mẹ của cô, những tên trộm cướp và những tên sát nhân trong Ngộ Nhận, làm thịt du khách trong quán trọ, để có một ngày, có đủ vốn liếng, tậu được một căn nhà bên bờ biển [Ui chao, chẳng lẽ đây là giấc đại mộng của những anh nhà quê Bắc Kít, những anh Cu Sài, xẻ dọc Trường Sơn, hy vọng vô được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi phẩm, về làng cũ, xây cái nhà gạch nho nhỏ, sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới một em ở Xóm Đoài, Xứ Đoài mây trắng lắm?], và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean Baptiste Clemence, sau khi xây dựng xong Địa Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The Fall, tên một tác phẩm của Camus, sám hối, và trong một khoảnh khắc trầm thống, rống lên như một con quỉ, Quỉ Bắc Kít, trong một cuộc độc thoại nội tâm: “Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!” [‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories of youth that make us despair’]: Ở Camus, cái đẹp và cái ấm mà con người được thừa hưởng từ thiên nhiên không chỉ thỏa mãn nỗi thèm khát của cơ thể, mà còn là một thứ thánh dược thanh tẩy tâm hồn!

Ui chao, những câu sau đây, trong Lần Cuối Sài Gòn, của 'đại văn hào' Gấu Nhà Văn, mà không phải những "thánh ngôn" 'thanh tẩy tâm hồn', ư?

Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn.

Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.

Suốt cuộc đời, Camus luôn tỏ ra trung thành với niềm tin, rằng con người phải hoàn chỉnh trọn vẹn chính mình, sống trọn với bản chất của mình, khi mình tương hợp với thế giới tự nhiên, khi cuộc ly dị giữa nó và thế giới tự nhiên sẽ cắt manh mún cuộc hiện hữu nhân sinh của nó. Có lẽ, đây là niềm tin, kinh nghiệm của một người lớn lên không nương tay nhờ sỏi, đá, bụi bặm, giọt mưa, sợi nắng, và, nó tách Camus ra khỏi cái đám đông khốn kiếp ở thành phố, ở Paris, và hơn thế nữa, tách ông ra khỏi cả một tầng lớp trí thức cùng thế hệ với ông. Tất cả lũ, nào Mác Xịt, nào Ky Tô, nào tự do, nào hiện sinh, đều có một điểm chung: chúng đều thần tượng hoá lịch sử. Sartre và Merleau-Ponty, Raymond Aron và Roger Garaudy, Emmanuel Mounier và Henri Lefebvre, ít ra đều đồng ý về một điểm: rằng con người là một con người xã hội, và, để hiểu nỗi khốn cùng, những khổ đau của nó, và đề ra giải pháp cho vấn đề của con người, việc đó chỉ thế xẩy ra, ở trong cái khung lịch sử. Kẻ thù ở bất cứ đâu đâu, ở bất cứ điều gì khác, nhưng đám này đều chia sẻ với nhau một giáo điều rộng lớn nhất trong mọi giáo điều của thời đại chúng ta: rằng lịch sử là chìa khóa cho câu hỏi nhân sinh [that history is the key to the human question], là nơi chốn, môi trường, ở đó, trọn số phận của con người được quyết định.
Llosa: Albert Camus và đạo đức học của những giới hạn

Bây giờ thì Gấu hiểu được, vị trí của ông anh nhà văn nhà thơ của Gấu, và cái sự tại sao ông không chịu nổi Camus!

GNV này thường tự hỏi, nhiều câu lẩn thẩn, thí dụ, trong khi trong 3 triệu Mít chết, thì anh Tây mũi tẹt này đang làm gì ở Paris. GNV biết, 1 trong những ông bạn của anh ta, làm cớm cho VC, còn anh này thì không biết làm gì

Vẫn được đi, nhưng chẳng lẽ cả 1 cuộc chiến đau thương như thế, thoát chết nhờ bỏ chạy, và nay già, được VC cho về, chỉ để khoe, tớ rành tiếng Tây, tiếng Anh, và đã làm thầy ở xứ người?

Vẫn được đi. Tuy nhiên GNV này không làm sao hiểu được, bằng cách nào anh ta đọc, và dịch Camus?

My dad read me The BFG by Roald Dahl when I was younger. I'm really fond of that book. Le Petit Prince [by Antoine de Saint-Exupéry]. I like books that aren't just lovely but that have memories in themselves. Just like playing a song, picking up a book again that has memories can take you back to another place or another time.
10 Questions

Tôi thích những cuốn sách chứa trong nó những hồi ức, giống như chơi 1 bản nhạc, cầm lại nó lên là những hồi ức có thể đưa bạn trở lại 1 nơi chốn khác, 1 thời gian khác. 

Anh Tây mũi tẹt này đọc Camus, thì có được những hồi ức gì? Và chúng đưa anh ta đi đâu, đến thời nào khác, khi đọc lại?