*



*

 

Thơ mỗi ngày


 Lan man với Vương Trí Nhàn

Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiện
Thứ Năm,  20/1/2011, 09:25 (GMT+7)

(TBKTSG) - Là một cây bút nghiên cứu phê bình văn học sắc sảo hay “đụng độ”, Vương Trí Nhàn gần đây quan tâm nhiều đến văn hóa, đô thị, lối sống, với cách nói thẳng băng.
TBKTSG:
Dạo này thấy ông ít viết bài cho các báo?
- Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn:
Bây giờ không theo được “nó”. Cổ rồi. Cảm thấy không làm được nữa.
TBKTSG: Vì đâu nên nỗi?
- Nếu làm báo, dẫu sao anh phải nể người ta. Bà còn lạ gì nữa. Phải tuân thủ lề luật, ông sếp cũng phải theo lề luật. Tôi phải chọn cái gì thoải mái. Viết blog. Tản mạn, tự phát, già hợp.
TBKTSG: Ông nói ngược. Trẻ nó mới mê mạng?
- Già, làm cái gì lớn khó khăn. Còn tôi suy nghĩ nó cứ tứa ra như cây dại. Tản mạn mà.
TBKTSG: Vậy ông tản mạn “tứa ra” trên những chuyện gì?
- Hai mảng, thứ nhất là nhật ký xã hội. Đọc được cái gì hay thì nghĩ. Thí dụ chuyện người ta cho nước ngoài thuê rừng với giá chỉ bằng 10 bát phở. Đọc báo Nga thấy có tự do mà không có dân chủ. Rồi những quan sát hàng ngày. Tôi rất hay chú ý các vấn đề giao thông. Tôi đi đường cũng nghĩ: sao Hà Nội lộn xộn, hoang dã (lời của một ngôi sao nước ngoài nhận xét, không phải tôi). Xe thô sơ chèn xe cơ giới. Tôi nhớ lúc nhỏ đi học người ta dạy: xe thô sơ nhường đường cho xe cơ giới. Sao bây giờ lại “khốn nạn” vậy? Ngày xưa, người đi ô tô là người quan trọng, tử tế. Nay người tử tế vẫn còn, nhưng người ăn cắp ăn cướp, trốn thuế nhiều.
TBKTSG: Thảo nào có người bảo cái tên ông Trí Nhàn nhưng không nhàn trí?
- Tôi muốn nói là bao giờ cũng có người tử tế, cũng kính trọng người tử tế. Nhưng dường như người tử tế đang ít dần đi. Tôi buồn, phản ứng tiêu cực. Có quan hệ đảo ngược với lương tri thông thường. Thầy không được trò kính. Rối quá.
TBKTSG: Đó là mảng nhật ký xã hội trong cuốn sách rất hay của ông mới ra “Những chấn thương tâm lý hiện đại”.
- Mảng hai là văn hóa-xã hội. Theo thời sự thôi. Thí dụ họa sĩ Nguyễn Quân ra sách, triển lãm hay, hai phe “Cánh đồng bất tận”… Tôi ghi lại, để dùng về sau. Không hy vọng phát hiện vấn đề lớn lao. Già rồi. Ngoài ra làm lại một số sách cũ.
TBKTSG: Người ta bảo phải đủ giàu mới ngồi nghiên cứu. Ông không phải “đi cày” nữa?
- Vẫn cày. Nhưng uể oải chậm chạp. Không phải lo kiếm sống nữa.
TBKTSG: Vậy ai nuôi để ông ngồi nghiên cứu?
- Bà xã. Có cửa hàng. Bây giờ nghĩ lại thấy Nguyễn Khải xui đúng. Lúc trẻ ông Khải bảo tôi dân viết là chọn một nghề khổ không sống bằng lương. Phải lấy đứa nào đó nuôi mày, mới theo nghề được (!)
TBKTSG: Ông định nghiên cứu gì?
- Lắm việc. Hoàn chỉnh số đề tài cũ như: “Nhà văn tiền chiến”, “Hiện đại hóa văn học”. Có cuốn do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội in, được 1,4 triệu nhuận bút, in 600 cuốn không báo nào nhắc, xếp xó. Tôi gửi Giáo sư Trần Hữu Dũng, ông trân trọng đưa lên trang mạng Viet-studies.info.
TBKTSG: Những đề tài cũ, được làm lại hôm nay có gì mới không ông?
- Trước đây làm vụn vặt. Nay thu gọn tổng quát, dẫn luận quan trọng văn học Việt Nam thế kỉ 20 dưới thước đo của văn học thế giới. Phải đo văn học Việt Nam bằng chuẩn mực thế giới. Một số nước, thí dụ Ấn Độ dù có nhà văn nổi tiếng, vẫn chỉ là cho mình thôi. Phải đóng góp cho văn minh thế giới. Trung Quốc họ khát khao chinh phục thế giới, không đòi nhà nước cho tiền để quảng bá ra ngoài như ở Việt Nam.
TBKTSG: Vậy ông đã làm được nhiều chưa?
- Mới thu dọn thôi. Tôi chuyển hướng nghiên cứu của mình 20 năm cuối, sang nghiên cứu văn hóa.
TBKTSG: Ông có một lần bỏ ra về khi đang được phỏng vấn về chuyện ông làm hàng loạt bài về thói xấu của người Việt. Có người còn bảo: Phải nghiêm cẩn khi bàn về tính cách dân tộc? Nhưng rồi trên mạng người ta treo hai câu của ông như “danh ngôn”: “Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ”. “Thói xấu lớn nhất của người Việt là sợ nói về thói xấu của mình”. Ông không ngại hay bị phản ứng?
- Nếu tôi không tin vào tôi thì còn làm làm gì? Cái bài về Tô Hoài, có cô Vàng Anh cho là tôi ác, thấy người ta già… Tôi ghi từ lâu chứ có phải đợi người ta già đâu. Tôi cũng đưa cho chính nhà văn Tô Hoài đọc rồi, ông bảo được mà. Tôi biết thân phận tôi chứ. Nhưng rất cần nói cái ác cái dở để nói rất nhiều vấn đề đáng báo động. Tôi cảm ơn nhà văn Tô Hoài đã hiểu.
TBKTSG: Nhưng ông thường hay đụng độ với nhiều người nữa?
- Sao không đụng độ được? Vì sao Nguyễn Khải có lúc ghét tôi? Vì tôi biết cái phần ông muốn giấu mọi người. Cảm xúc như một nghệ sĩ, viết như một cán bộ. Tôi biết mạch ông ấy rồi. Với ông ấy tôi chỉ như một học trò, có thời ông quý có lúc ông mắng mỏ. Bạn văn cũng có người bênh vực ông, mắng tôi là chọc gậy bánh xe. Nhưng là nhà phê bình, tác phẩm các nhà văn in cho công chúng đọc, tôi phải viết.
TBKTSG: Nhưng có điều ông nói, thật sự “ác”?
- Nếu tôi ác thì không bao giờ người ta đọc tôi một cách lâu dài. Chỉ lừa được một lần thôi.
TBKTSG: Ông là nhà nghiên cứu phê bình văn học. Nay lại nhìn văn học từ góc độ tư tưởng sang nhìn dưới góc độ văn hóa… nên gọi ông là “nhà” gì cho đúng?
- Gọi là nhà gì tôi cũng sợ lắm. Sang quá. Có thể tôi còn kém vụng, nhưng đặt trên con đường 5 ki lô mét còn hơn người khác đi 10 ki lô mét. Sức khỏe, tầm vóc khái quát cao còn khó. Nhưng tôi tiếp tục học.
TBKTSG: Ông nổi tiếng tự học và đọc nhiều. Ông học cả khoa học tự nhiên?
- Tôi khốn nạn cực kỳ không biết tiếng Anh, Pháp, phải đọc qua tiếng Nga. Tôi có cái nhìn mềm là do học thêm vật lý. Học với tôi cứ như định mệnh (cười). Bà có nhớ hồi nhỏ học sinh vật có cái thí nghiệm phản xạ có điều kiện Paplop không. Con gà mổ hạt ngô, đến lúc người ta không bỏ ngô vào, nó vẫn mổ toét cả mỏ cho đến chết….
TBKTSG: Ông sống ở Hà Nội, thấy Hà Nội như thế nào?
- Tết rồi tôi nảy ra ý nghĩ và đã đi… bơi qua sông Hồng. 8 giờ sáng mưa lạnh lất phất, đi qua phố cổ không có người. Nó phong trần cổ lỗ. Sức sống lâu dài ở cái cổ đó. Sự ghê gớm của thời gian, lịch sử, trong đó bao phong trần từng trải đầy đau khổ. Sao giống Bùi Xuân Phái thế. Không cây. Nhà có linh hồn, không đặc tả mặt người. Người Hà Nội ẩn sau đó.
TBKTSG: Vậy theo ông chất Hà Nội là gì?
- Theo tôi, đó là trí tuệ chứ không phải thanh lịch như vẫn nói. Nó gạn lọc, hút cái hay của các nơi. Nay không lọc hoặc lọc nhầm. Hỏng nhanh quá không chữa được. Đô thị là cuộc sống được tổ chức lại, từ quê ra tỉnh làm lại cuộc đời chứ không phải vác cái nhà quê của mình ra “nông thôn hóa Hà Nội”. Không bằng Sài Gòn: yếu tố nông thôn lên Sài Gòn, bị Sài Gòn buộc theo cái văn minh của nó. Người tứ xứ về lái taxi, phục vụ hàng quán, phải học theo cung cách Sài Gòn. Lõi đô thị chắc chắn hơn, tiếp thu cái bên ngoài vào tốt hơn. Trẻ con ngoan không nói nhiều. Từ tốn. Hà Nội phải tỉnh ngộ, không được “vây vo con trưởng”.
TBKTSG: Xin ông có một vài lời nhận xét về văn chương?
- Một số nhà văn trẻ hỏng, viết chưa tới đâu, chỉ đứng trên tâm thế: Chúng tôi trẻ, chỉ có chúng tôi thôi. Đọc chúng tôi đi, chả có gì mà so với lớp già….
TBKTSG: Nhưng có những tài năng như Nguyễn Ngọc Tư đó thôi?
- Cũng đúng. Nhưng không cẩn thận, sẽ chỉ dừng lại ở mức bản địa hóa như Sơn Nam.
TBKTSG: Chắc nhiều người muốn tranh luận với ông đấy. Xin cảm ơn ông đã trò chuyện thật lòng.

Note: Bài này, tuyệt. Nhận định về Sơn Nam, đúng, nhưng không đúng, khi áp dụng vào trường hợp NNT. GNV sẽ tản mạn sau, về chuyện này, nhưng đại khái là như vầy: Sơn Nam là 1 anh VC nằm vùng. Vốn sống của ông là 1 Nam Bộ có Tây, còn Tây. NNT, trưởng thành sau cái cú ăn cướp 30 Tháng Tư, và cùng với nó là Lò Cải Tạo.
Làm gì còn chuyện bản địa hoá ở đây, vì Miền Nam, 1 cách nào đó, biến mất rồi. Cái Miền Nam Sâu Thẳm, của Faulkner... mất rồi, cùng với sự xâm lăng của Bắc Kít.
Bạn VTN này phải đọc lại Bút Ký Tô Hoài, nhe!

Chúc Tết bạn và gia đình! NQT
GNV không quen VTN. Trên TV có trang VTN, là do LMH giới thiệu.


Diễn Văn Nobel 2010
Nobel Lecture
December 7, 2010

In Praise of Reading and Fiction
Ca Ngợi Đọc và Giả Tưởng

*

**

Bài diễn văn Nobel, đếch thèm ngó ngàng gì đến việc viết, viết cái gì, viết cho ai, tại sao viết…. mà chỉ ca ngợi cái đọc, và giả tưởng, nghĩa là tỉu thiết, nhất là tỉu thiết.
TV sẽ dịch lai rai sau. Bữa nay xuống phố, lại vớ thêm được 1 bài nữa, cũng của Vargas Llosa, trên tờ Books, tên báo tiếng Anh, nhưng báo tiếng Tây, tếu thế, Ý nghĩ của tớ về văn hóa. Bèn bệ luôn! Thú nhất là cái hình bìa. Thực sự họ là ai: Jésus, Marie, Judas?

Tờ LRB có bài “Yankee cút cha mày đi”. Còn có cái nhật ký của Simic, đọc thú lắm, thí dụ câu này: Cầu Chúa phù hộ chiến tranh, nếu không, bao nhiêu tiền cực khổ làm ra đều phải biếu đám nghèo!
*

GNV là người đầu tiên giới thiệu tới độc giả Mít, "hơn một" tác giả mũi lõ, đa số họ, GNV biết tới, là nhờ đọc tờ Partisan Review. [Kundera Gấu cũng là thằng đầu tiên giới thiệu, khi giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG: Mùa Thu những di dân].
Kỷ niệm thú vị có lẽ cũng nhiều, để nhẩn nha nhớ lại, nhưng 1 trong số đó, là, lần giới thiệu Adorno và câu nói nổi tiếng của ông: “Làm thơ sau Auschzitz thì thật là dã man”. Nhà văn hàng đầu hải ngoại Võ Đình bực lắm, phán, thằng cha Adorno này là ai mà vung tay quá tr[ch]án. Và ông chứng minh, sau Lò Thiêu vẫn có thơ, và đó là thơ của Phan Nhật Nam: Đêm tận thất thanh! (1)

Tuy nhiên, không chỉ một Võ Đình bực vì câu nói của thằng cha Adorno. Czeslaw Milosz cũng nực. Trong bài viết ngắn, viết về ‘hậu môn của thế giới’, ông cho biết, chính là vào cái năm ông ở hậu môn thế giới, ở Ba Lan, ông làm được thơ, và thơ cũng không tệ.

Cái tác phẩm của bậc thầy về Lò Thiêu vừa mới tái khám phá ra được, A lost master of the Holocaust, chính là tác phẩm được viết khi tác giả của nó ở… Lò Thiêu!

(1)

Đêm Tận Thất Thanh.
Văn Học số Xuân Đinh Sửu [129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ viết: "... rằng sau Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ thì thật là dã man' (sic), và 'mọi văn hóa sau Auschwitz chỉ là rác rưởi'.
Tôi chưa từng được quen biết, trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không lạm bàn rông rài. Chỉ "trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ như... "vung tay quá trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"?  Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz là những nhánh kỳ hoa bung lên từ bãi dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?
Đêm Tận Thất Thanh  là một nhánh kỳ hoa đó...
Tôi không may mắn (?) từng đọc tác giả Adorno nói trên....
Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu, ở Việt Nam
Võ Đình

Trên đây trích từ bài viết của Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam. Trong cuốn sách bạn ta tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với lời đề tặng:
Của Ông Sơ Dạ Hương với tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên.


Đêm giữa ban ngày

Sự thực, chẳng có một ông Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý nào được CIA tuyển dụng. chọn trước. “Cài, cấy.” Sự thực, cũng chẳng có một ông Duy Thanh nào vì tế nhị phải “chối từ” thân thế.

Sự thực, đôi khi đơn giản tới mức độ gây “buồn lòng” cho những người thích thêu dệt, với óc trinh thám, tiểu thuyết.

Sự thực chỉ là: Nếu không có người mẫu Trúc Liên, không có “Thiếu nữ từ tranh bước ra” thì, chưa chắc đã có Graham Tuckers. Mà, không Graham Tuckers, phải hiểu, đồng nghĩa với việc không có Sáng Tạo!

DTL.com

GNV cũng không tin là, Mai Thảo, khi nhận tiền của me -xừ Tuckers, biết, tiền của Xịa!

Bởi vì ngay Koestler, khi nhận tiền của Mẽo dựng lên cái gọi là Hội nghị vì Tự do văn hóa, cũng không biết, đó là tiền của Xịa, như trong cuốn tiểu sử K, của Michael Scammell, cho biết.
K nghĩ tiền của Bộ Ngoại Giao hay [Chương Trình] Marshall Fund. Và theo ông, không đủ chi xài, vì vậy, ông kêu gọi những nhà văn góp vốn thêm!

Làm gì có chuyện MT là nhân viên của Xịa, chuyện "cài cấy", và, sự thực cũng đâu có đơn giản như DTL ngây thơ viết.
Sự thực, là, tiền của Mẽo, và Mẽo ở đây, là Xịa!

Tuy nhiên, đọc những 'phát giác' của DTL, thì chúng ta lại nhớ tới Graham Greene: Ông nhà văn này cũng gặp một tay “Tuckers” tương tự, trên chuyến đi từ Bến Tre về Sài Gòn, trên chiếc du thuyền của Hùm Xám Bến Tre, Le Roy, và tay này kể cho ông nghe, về mission của hắn ta, tìm 1 tay Mít, thuộc lực lượng thứ ba, để đưa… tiền, làm…  chiến tranh, không phải làm báo như MT!  ( 1)

Koestler 1
Koestler 2

Arthur Koestler, Người của Bóng tối

Không nhà văn nào của thế kỷ 20 có được những tao ngộ ly kỳ như Arthur Koestler: chơi toàn quái chiêu, gặp toàn những đấng hách xì xằng, có mặt - ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc - thảm họa xẩy ra!
27 tuổi Đảng, ông trải qua trận đói mùa đông 1932-33, ở Kharkov, giữa hàng triệu người dân Ukrainians ngắc ngoải và chết đói. Chạy kịp về phía nam nước Pháp, khi những binh đoàn Nazi xâm lăng nước Tây, ngay sau gót chân, vào năm 1940; chộp được Walter Benjamin, cưa đôi với ông mẻ “ken”, và chỉ vài tuần sau, triết gia người Đức này chơi quá “liều” [liều lượng], tự mình cho phép mình đi luôn. Tay guru ghiền, dân Harvard, Timothy Leary đã từng chia cho Koestler những mẻ thuốc psilocybin, vào giữa thập niên 1960, “Phu nhân sắt” Margaret Thatcher, đã nghe theo những lời cố vấn của ông, trong cuộc tranh cử của bà vào năm 1979.

Simone de Beauvoir đã có lần được 'hầu hạ' Koestler, nhưng sau đó lại tỏ ra thù ghét ông và hư cấu thành một nhân vật cực kỳ thông minh, có tài làm đàn bà vãi linh hồn, đầm đìa hai chân!

V/v tài chăn gối, "trường túc bất chi lao", của nữ hoàng hiện sinh de Beauvoir, thì khỏi chê. Như đoạn sau đây, trên tờ TLS, trong bài điểm cuốn hồi ký của Lanzmann chứng tỏ:
The young Claude was, for several happy years, Le Castor’s live-in lover, if not her only one: before they first went to bed, she warned him that six other people were already in the frame.
Claude Lanzmann's liberated memories

Nhà tù thay đổi Koestler. Nó không khiến tinh thần ông nở rộ như trong trường hợp của Solzhenitsyn, hay của Mandela, nhưng nó chiếu sáng cho ông về cái tính người mà Âu Châu cần và thiếu. “Ý thức bị kiềm chế tác động như một loại độc dược chậm, ngấm ngầm biến đổi toàn bộ tính tình con người,” [“The consciousness of being confined acts like a slow poison, transforming the entire character,”] (1) ông viết. “Và, bây giờ, nó dần dần hé ra cho tôi thấy, trạng thái tâm lý nô lệ thực sự nghĩa là gì". [“Now it is beginning gradually to dawn on me what the slave mentality really is.”] Vào lúc đó, những vụ án trình diễn ở Moscow đang diễn ra, với uỷ viên bộ chính trị trung ương Đảng là Nikolai Bukharin thú tội trước nhân dân về những tội ác mà ông không làm, không phạm, và xin được nhà nước khoan hồng bằng cách làm thịt ông! [LCD dám phải trình diễn màn này, để đổi lấy, nhà nước VC sẽ khoan hồng cho vợ con ông, thí dụ như vậy!] Ông anh/em rể của Koestler, một bác sĩ, bị buộc tội chích cho bệnh nhân vi trùng tim la.
Koestler bắt đầu nhìn ra tình anh em ruột thịt giữa chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Phát Xít. Ông bye bye Đảng.
*
(1)

*

Ways of escape

Liệu giấc mơ về một cuộc cách mạng, thỏa mãn giấc mơ như lòng chúng ta thèm khát tương lai, của TTT, có gì liên can tới ‘lực lượng thứ ba’, vốn là một giấc mơ lớn, của Mẽo, nằm trong hành trang của Pyle, [Người Mỹ Trầm Lặng ], khi tới Việt Nam.
Giấc mơ lớn của Mẽo, từ đó, cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng  bật ra, khi Greene, trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám Bến Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, Ways of Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm, [Geeene viết năm 1952], tôi đã từng tháp tùng Le Roy, tham quan vương quốc sông rạch, trên chiến thuyền của ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du thuyền, thay vì dàn súng máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa nhạc, và những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ Ba, như để vinh danh tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là CIA, [an American attached to an economic aid mission - the members were assumed by the French, probably correctly, to belong to the CIA].  Không giống Pyle, thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét, suốt trên đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực lượng thứ ba ở Việt Nam. Cho tới lúc đó, tôi chưa giờ cận kề với giấc mộng lớn của Mẽo, về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã từng, tại Phi Châu.

Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York Harding – cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây thơ, nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một nhà lãnh đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible, purely nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân Việt Nam, và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS.
Greene rất chắc chắn, về nguồn của Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những nhân vật theo sau, tất cả, [trừ Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of Escape.

Granger, một ký giả Mẽo, tên thực ngoài đời, Larry Allen, đã từng được Pulitzer khi tường thuật Đệ Nhị Chiến, chín năm trước đó. Greene gặp anh ta năm 1951. Khi đó 43 tuổi, hào quang đã ở đằng sau, nhậu như hũ chìm. Khi, một tay nâng bi anh ta về bài viết, [Tên nó là gì nhỉ, Đường về Địa ngục, đáng Pulitzer quá đi chứ... ], Allen vặc lại: "Bộ anh nghĩ, tôi có ở đó hả? Stephen Crane đã từng miêu tả một cuộc chiến mà ông không có mặt, tại sao tôi không thể? Vả chăng, chỉ là một cuộc chiến thuộc địa nhơ bẩn. Cho ly nữa đi. Rồi tụi mình đi kiếm gái."

Trong Tẩu Vi Thượng Sách., Greene có kể về mối tình của ông đối với Miền Nam Việt Nam, và từ đó, đưa đến chuyện ông viết Người Mỹ Trầm Lặng…
Tin Văn post lại ở đây, như là một dữ kiện, cho thấy, Mẽo thực sự không có ý ‘giầy xéo’ Miền Nam.

Và cái cú đầu độc tù Phú Lợi, hẳn là ‘diệu kế’ của đám VC nằm vùng.
Cái chuyện MB phải thống nhất đất nước, là đúng theo qui luật lịch sử xứ Mít, nhưng, do dùng phương pháp bá đạo mà hậu quả khủng khiếp 'nhãn tiền’ như ngày nay!

Ui chao, lại nhớ cái đoạn trong Tam Quốc, khi Lưu Bị thỉnh thị quân sư Khổng Minh, làm cách nào lấy được xứ... Nam Kỳ, Khổng Minh bèn phán, có ba cách, vương đạo, trung đạo, và bá đạo [Gấu nhớ đại khái].

Sau khi nghe trình bày, Lê Duẩn than, vương đạo khó quá, bụng mình đầy cứt, làm sao nói chuyện vương đạo, thôi, bá đạo đi!
Cú Phú Lợi đúng là như thế! Và cái giá của mấy anh tù VC Phú Lợi, giả như có, là cả cuộc chiến khốn kiếp!

DTL vs GNV

Và cái cú đầu độc tù Phú Lợi, hẳn là ‘diệu kế’ của đám VC nằm vùng: Không, đây là phút "độc sáng" của Cái Ác Bắc Kít, suốt chiều dài lịch sử Mít: Chỉ có cách đẩy Miền Nam vào cái thế thù nghịch, thì mới phát động cuộc chiến thần thánh được! Cái này là diệu kế của BBP, nhưng do lũ VC nằm vùng thực hiện.


Ghi chú trong ngày


Mémoirs
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay

Phận lưu vong

*


*

Khi Gấu về VN năm 2001, thì cầu Việt Trì đang trong giai đoạn thi công, under construction, như trên. Đây là cái bãi sông ngày nào ông cụ Gấu bị đấng học trò làm thịt. Bà cụ Gấu, sau này, có lần nhìn thấy anh học trò làm thịt chồng, chỉ cho Gấu, và nói, tao nhận ra nó, vì cái quần dạ mà nó đang mặc là của bố mày, có 1 lỗ thủng, do chuột cắn, tao vá lại, nhờ vậy mà nhận ra.
Thú thực, lúc đó, Gấu chẳng thấy thù oán, có thể là do quá bất ngờ.
Lạ, là sao còn nhớ mãi kỷ niệm này?
Về lại Bắc, bà chị ruột cũng nhớ, nhưng những chi tiết thì lại khác hẳn.


Ở hay Về?

V/v Hoàng Ngọc Hiến ra đi

*

Hoàng Ngọc Hiến
[NQT chụp tại nhà riêng của ông,
tại Hà Nội,  Tháng Sáu, 2001].

Cái hình ở trên bài viết của BBC về HNH là của Tin Văn đấy nhé!

Câu này được ‘gợi hứng’ từ 1 câu chuyện tiếu lâm, "còn cái ô là của chú đấy nhé", do HHT kể, trên báo Ngôn Luận, chắc thế, GNV không đọc, nhưng lại nghe một em kể cho nghe, lần đến nhà em trồng cây si, ở ngay phòng khách, dòng dã cả một thời đi học, cùng với cả đám Thất Hiền.
Hai chị em, nghe nói đã từng học CVA, thế mới lạ, quen biết nhạc sĩ CT, rất nổi danh tài sắc. GNV mê cô em, nhưng dưới mắt em, thì Gấu quá cù lần, thành ra cũng chỉ yêu theo cái kiểu "chiêm ngưỡng và kính trọng."!
Cả đám mê hai em, tối nào rảnh là cũng kéo đến nhà. Em nào nhảy đầm cũng giỏi, và rất mê, Gấu nhà văn đành phải nhờ bạn C. đứng đầu Thất Hiền, về cái môn này, dạy cho vài đường, tango thì 4 bước nhé, hay là valse chậm, nhưng Gấu mê nhất là điệu boléro, điệu này thì chẳng học cũng biết, hình như còn có tên là ‘bà già đi chợ’, hay ‘bà già đạp xế đạp’!

Câu chuyện tiếu lâm, "còn cái ô là của chú đấy nhé", hình như Gấu cũng đã từng lèm bèm rồi, nhưng nhân cái vụ BBC chôm hình của TV bèn lôi ra kể lại, cũng là 1 cách cảnh báo mấy đấng Bắc Kít làm cho Đài này, chớ có nghĩ là ăn cướp được Miền Nam, thì cái gì cũng được phép ăn cướp.
Gấu vì quá nhớ Đất Bắc mà mò về, có thể mất mạng với VC, nhờ vậy mà có được tấm hình kỷ niệm với nhà văn hóa số 1 Bắc Kít, ‘cái nước mình nó vốn vậy’, vậy mà mấy anh bồi Hồng Mao cứ làm như đồ chùa, đâu có được!
Trên TV đã ghi rõ: Bản quyền Tin Văn, nhưng tha hồ xài, nếu dùng cho cá nhân, for personal use. BBC ban tiếng Việt, tốt nhất, nên rút tấm hình xuống, như thủ tướng VC ra lệnh dẹp [?] mấy cái bài “bốc thuý” ông, dịch từ báo chí quốc tế, mà anh cớm chính trị khui ra.

Nếu không, thì GNV đành… chịu thua, cái sự lì lợm của… Bắc Kít!
Hà, hà! 

Bài vở trên TV đa số là đồ chôm, "biệt kích văn nghệ" mà, thành thử gặp cái thằng nó ‘bựa’ hơn mình, thì đành "đi hàng đầu"!

Hai chị em K/D này, Gấu mê cô em, còn cô chị thì lại thương 1 trong Thất Hiền, và cuộc tình này cũng thê lương lắm lắm. Ông bạn TTT [không phải Thanh Tâm Tuyền nhe], trong Thất Hiền, coi cô là bạn, nhất định như vậy, mà cô thì không nhất định như vậy, thế mới khổ. Khi anh bạn của Gấu đi lính, ra trường Thủ Đức, được đưa đi tiền đồn heo hắt, cô mò đến tận nơi, nhất định ngủ lại, nhưng vẫn không đạt được sở nguyện, Gấu phải công nhận ông bạn của mình thuộc đấng đại quân tử.
Cô em do chỉ mê những đấng đại tài tử đẹp trai như Gregory Peck, thấy anh cu Gấu vừa lùn vừa lé, và mỗi khi chiêm ngưỡng cô, thì mắt càng lé xệch mãi ra, vừa ngố, vừa thảm, vừa thê, không thể nào chịu được, có lần cô phải quay đi, và, bật cười!


Tình Yêu như Trái Phá

TCS, giả như gia đình không gặp sự cố, thì sau khi có được cái bằng Tú Tài Tây, chắc cũng sẽ chuồn đi nước ngoài như một số thanh niên có điều kiện như ông. Bởi vì cái sự cho con học trường Tây, của ông bô bà bô của ông, là nó ‘hàm ý’ như thế. Không đi Tây được, ở lại, đi dậy học, và sau đó, là cuộc chiến chờ đợi, rình rập, và ông trốn nó, vào những cuộc tình, vào âm nhạc. Đến khi bị gọi lính, ông trốn trình diện,  và cuộc đời của ông, từ lúc đó, lúc nào cũng nơm nớp sợ bị tóm. Mỗi lần đi đâu, là phải nhờ 1 tay sĩ quan, thí dụ như Văn Quang, cho đi ké, và nhờ Lưu Kim Cương cho người đưa đón!
Có thể nói, tới ngày 30 Tháng Tư, lần đầu tiên ông mừng rỡ xuất hiện trước đám đông, cuộc đời, là để hát bài Nối Vòng Tay Lớn!

Đổ tội ông làm mất Miền Nam, là “coi trọng” ông quá!
Những bài nhạc tình của ông thì không đủ mạnh để làm Miền Nam thua trận!
Còn nhạc phản chiến, ảnh hưởng của nó, đâu bằng của những tờ báo phản chiến, như của đám Trình Bày, Đối Diện…?
Khinh ông, vì trốn lính ư? Bao nhiêu người trốn lính, đâu phải 1 mình ông?
Chính vì suy nghĩ như vậy, mà PLP đã cho LPS mượn, ngay chính tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến, để trốn lính, bởi vì 1 cái tên nhà văn nhà thơ nhạc sĩ… mà bắt nó ra trận, cầm súng, thì bắn ai, nếu không lớ ngớ bắn ngay chính nó!

Chúng ta, một cách nào, phải cám ơn số phận, đã buộc ông ở lại, để chịu chung số phận với cả Miền Nam, nhờ vậy mà chúng ta có được những bản nhạc bất hủ, đúng như ý nghĩa của câu phán của Elias Canetti, “vinh danh” ông:

Đừng sợ nữa. Bạn sợ như vậy là đã quá đủ cho đám tụi mình rồi. Tất cả chúng mình đều phải chết. Nhưng bạn chưa chắc đã phải chết. Có lẽ những bản rất tình ca của bạn, là cái phải đại diện cho cả lũ chúng mình với hậu thế. Bạn đã phục vụ chúng tớ bằng tình bạn trung thành và chân thực. Thời của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha cho bạn đâu.

[Mô phỏng Elias Canetti, khi ông mừng sinh nhật lần thứ năm mươi nhà văn Herman Broch. Nguyên văn tiếng Đức, bản dịch tiếng Anh của Joachim Neugroschel, trong Lương Tâm Của Chữ, The Conscience of Words : Don' t be afraid, you have been afraid enough for us. We have all to die; but it is still not certain whether you too have to die. Perhaps your very words are what must represent us to posterity. You have served us with loyalty and honesty. The age will not release you].

Trịnh Công Sơn vs Lịch Sử

Milosz, trong một bài trả lời phỏng vấn, cho biết, ông đào thoát, xin tị nạn tại Pháp tháng Hai năm 1951. Viết Cầm Tưởng, [Cái Đầu Bị Cùm], mùa xuân cùng năm, hoàn tất vào mùa thu cũng trong năm. Trong lời tựa, ông cho biết, viết để thanh toán một lần cho xong. Và hy vọng chẳng bao giờ phải đụng lại với vấn đề này nữa.

Trong ý nghĩ đó, theo tôi, những bản nhạc phản chiến, những ca khúc da vàng của TCS đã được "thanh toán".

Milosz cho rằng, cuốn sách không thuộc dòng của ông [that isn't my line]. Ông viết nó, như kẻ lưng đụng vô tường, hết đường lui.
Cũng trong bài viết, ông nhắc đến cảm giác hết sức bối rối, khó chịu, của Pasternak, khi được trao giải thưởng Nobel văn học, do cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, chứ không phải do thơ.
Bản thân Milosz cũng được nổi tiếng, là nhờ Cầm Tưởng.

Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn có gì tương tự với hai trường hợp trên. Ông nổi tiếng cả thế giới, là nhờ nhạc phản chiến. Nhưng thứ đó, thực sự "không thuộc dòng của ông".
Như Milosz, ông đụng lưng vô tường, khi viết nó.
Nhưng tình ca, mới là nhạc phản chiến đời đời của ông.
Và của loài người.
Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:
Nếu có gì có thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.
Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam hòa bình đã mất.
“Cái từ giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người là hai chữ: Tình Yêu.”
*

Tôi thu tôi lại...
Hạt bụi nào...
He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang
Akhmatova

Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó
D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak. 

Trịnh Công Sơn:
Chim Thiêng Hót Lời Mệnh Bạc
L'oiseau sacré chante le destin tragique
*

Un jour se noyer et flotter
[Cũng sẽ chìm trôi]

Ah ! la lune en haut
Assis je suis en bas
La course de l'eau la limpidité
Mon âme l’eau trouble
Les hérons s'envolent crient le calme absolu
Les chemins de la vie proches
Mais les pas ralentissent de fatigue
Ah ! la lune en haut
Assis je suis en bas
Les chemins tordus
La lumière soudaine
Depuis l'oiseau sacré chante le destin tragique
Chaque goutte de l'infini
Se noie disparaît sans appel de retour

Lời Việt::

Nhật nguyệt í-a trên cao, ta ngồi ôi-à dưới thấp
Một dòng í-a trong veo, sao lòng ối-a còn đục
Bầy vạc í-a bay qua, kêu mòn ối-a tịch lặng
Đường đời í-a không xa, sao chồn ôi-à gối chân
Nhật nguyệt í-a trên cao, ta ngồi ôi-à dưới thấp
Một đường í-a cong queo, nắng vàng ối-a đột ngột
Từ độ í-a chim thiêng, hót lời ối-a mệnh bạc
Từng giọt í-a vô biên, trôi chìm ôi-à tiếng tăm

Partir et revenir
[Một cõi đi về]

Les années écoulées les départs
Partir tourner la vie les fatigues
Les épaules aux deux bouts de la lune
Le reflet transversal de cent ans partir et revenir
Quelle sera la parole des arbres
Quelle sera la parole de l'herbe étrangère
Un seul coucher du soleil dans l'ivresse
Quelle vie légère appartient déjà au passé
Ruine du printemps ruine de l'été
Un jour d'automne l'écho du galop au loin
Nuage couvre la tête soleil sur les épaules
Les pas s'en vont les rivières savent rester
Soudain l'otage de l'amour m'appelle
A l’intérieur apparaît l'ombre de l’être
Le détour de la pluie dans l'âme
Une pluie fine
Cent ans l'infini la chance de rencontre sera nulle
Quel lieu sera chez moi
Les chemins les détours les cercles en ruine
Le côté a' herbe le côté de rêve
Chaque parole du crépuscule
Chaque parole de la terre des tombes
Voix de la mer des fleuves de leurs sources.
Alors qu'on rentre on se souvient déjà qu'on partira
Partir vers les monts
Revenir vers le large
Les bras de la vie n’offrent jamais l'indulgence
Seul un vent impossible souffle tout au long de la
jeunesse
Trinh Cong Son

Traduit par Le Huu Khoa

Connu avec Pham Duy comme l'un des deux plus grands compositeurs du Vietnam actuel, Trinh Cong Son se veut avant tout poète et chante « les rêves en ruines de ses êtres ». Son œuvre raconte l'exil collectif de son peuple mais aussi l'éphémère de l'amour et de la beauté. Trinh Cong Son réussit pas à pas sa méditation sur la souffrance, ses textes construits autour d'un lieu de fractures né du passage des guerres offrent un fond de réinterprétations extrêmement riches du bouddhisme, du taoïsme.L'évidence esthétique du texte fait corps avec l'inexistence de l'être.

Được biết đến cùng với Phạm Duy như là một trong hai nhà soạn nhạc lớn lao nhất của Việt Nam hiện nay, Trịnh Công Sơn tự muốn mình, trước hết, như là một nhà thơ và hát "những giấc mơ điêu tàn của đồng loại". Tác phẩm của ông kể cuộc lưu vong tập thể của dân tộc ông, và về sự phù du của tình yêu và cái đẹp. Từng bước, Trịnh Công Sơn hoàn tất cơn trầm tư của mình về sự khổ đau, những bài ca của ông xoay quanh một nơi chốn tang thương đổ nát do chiến tranh cầy đi cầy lại, và chúng tạo nên một cái nền của những tái diễn giải cực kỳ giầu có, tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Cái đẹp hiển nhiên của bài ca làm bật ra nỗi vô thường của kiếp người.

Le Huu Khoa: Mảng lưu vong [La Part d'Exil]
*

Note: Tks K. Gấu

Trong những bài viết về TCS, tuyệt nhất, là bài của Gấu, như ông chánh tổng An Nam ở Paris phán, nhưng, theo Gấu, bài thần sầu, là của Le Huu Khoa, trên. Nhất là cái câu "Chim Thiêng Hát Lời Mệnh Bạc".

Quá đúng, với TCS và những bài nhạc của ông, nhưng phải trừ bỏ những bài phản chiến đi, vì chúng đã được "thanh toán".

Đám lau nhau còn lại viết về ông chỉ là theo đóm ăn tàn mà thôi.
Đó là sự thực.
Cái gì gì "dã tràng xe cát"? TCS mà là dã tràng xe cát? Không lẽ cả 1 gia tài âm nhạc đại diện cho cả lũ chúng ta đối với hậu thế, mà là dã tràng xe cát ư?


*


Trang Kundera

La mémoire de Prague: Hồi ức Prague

Pour Kundera, «Kafka est le prophète d'un monde sans mémoire» et Gustáv Husák, septième président de son pays, est le «président de l'oubli». Pour lutter contre l'oubli, les Tchèques ont trouvé la meilleure solution: écrire. Ils furent aussi les premiers à élire un écrivain, Václav Havel, comme président.


Khi Đỏ là Đen