|
Chúc
Mừng Năm Mới 2011
Đón
Tuyết & Tết & Bão
Thơ mỗi ngày
ENCOUNTER
We were
riding through frozen fields in a wagon at dawn.
A red wing rose in the
darkness.
And suddenly
a hare ran across the road.
One of us pointed to it with his hand.
That was
long ago. Today neither of them is alive,
Not the hare, nor the man who made
the gesture.
O my love,
where are they, where are they going-
The flash of
a hand, streak of movement, rustle of pebbles.
I ask not out of sorrow, but in
wonder.
Wilno, 1936
Czeslaw Milosz: Selected Poems 1931-2004
Gặp gỡ
Chúng tôi đi
qua những cánh đồng băng giá trong một chiếc xe ngựa vào lúc rạng đông.
Một
cánh đỏ
dâng lên trong đêm tối .
Bỗng chợt, một
con thỏ rừng băng qua đường.
Một người
trong đám chúng tôi giơ tay chỉ
Chuyện đó
lâu lắm rồi. Bây giờ chẳng còn ai trong số họ còn sống,
Con thỏ rừng,
không, mà cái người giơ tay chỉ, cũng không.
Ôi tình yêu
của tôi ơi, họ đâu cả rồi, họ đi đâu tất cả rồi -
Cái
nhoáng một cái của cánh
tay đưa lên, cái giật 1 cái của chuyển động, cái tiếng rì rào của những
viên sỏi.
Tôi hỏi,
không phải là do buồn rầu, mà do ngạc nhiên, hoặc ngỡ ngàng.
Note: Bài
thơ trên, liệu có thể xếp vào mục, thơ dành cho Valentine?
Có thể lắm chứ!
GNV nghĩ đến mấy từ “O my love”, của Milosz, và, chỉ đến khi được đọc
bài thơ
này, thì mới ngộ ra được câu thơ của TMT:
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay.
Giọt
Mưa
Trời Khóc
Từ "sao", của TMT, và từ "wonder", của Milosz, tương tự, nhưng ở
Milosz, có nhiều người, có con thỏ rừng; ở TMT, là "thời gian được sắp
xếp lại thành bài thơ",
theo ý Brodsky [... that any
poem is reorganized time]: cái thiên thu gặp cái hiện tại.
Giống, mà,
cũng không giống.
The Lovers
In the woods
one fair Sunday,
When we were
children,
We came upon
a couple lying on the ground.
Hand in
hand, ourselves afraid
Of losing
our way, we saw
What we
first thought was a patch of snow,
The two
clutching each other naked
On the bare
ground, the wind
Swaying the branches over them
As we stole
by, never to find out
Who they
were, never to mention it afterwards
To each
other, or to anyone else.
Charles
Simic: Master of Disguises
Tình nhân
Trong khu rừng,
một Chủ Nhật đẹp trời,
Khi chúng tôi
còn là hai đứa con nít,
Hai đứa chợt
bắt gặp một cặp nằm trên mặt đất.
Hai đứa chúng
tôi, tay trong tay, sợ bị lạc,
Chúng tôi thấy
cái gì gì, thoạt đầu lại nghĩ là một mảng tuyết.
Hai thân hình
ôm dịt lấy nhau, trần truồng cả hai.
Trên mặt đất
trần.
Gió đùa những
cánh lá phủ lên họ.
Và khi hai đứa
chúng tôi tuồn qua,
Chẳng hề biết,
Họ là ai,
Chẳng bao giờ
nói chuyện này, sau đó,
Giữa hai đứa
mí nhau,
Hay bất cứ một
ai.
Tôi xa người như xa cơn mưa
Tóc tôi còn ướt đến bây giờ
Nhớ tôi người có châm điếu
thuốc
Nhớ tôi người có đi trong mưa
Tuyệt!
Đọc bài trên, thì phải bù bằng
bài này.
MUSIC HEARD
Music heard with you
was more than music
and the blood that flowed
through our arteries
was more than blood
and the joy we felt
was genuine
and if there is anyone to
thank,
I thank him now,
before it grows too late
and too quiet.
Adam Zagajewski
[From Eternal Enemies]
NGHE NHẠC
Âm nhạc
nghe với anh thì còn hơn
cả âm nhạc
và máu chảy ở trong tim
thì còn hơn cả máu
và niềm vui mà chúng ta bỏ lại
thì đúng thứ con nai vàng
và nếu có ai để mà cám ơn
tôi cám ơn người ấy - thường
hay vuốt tóc tôi – vào lúc này
trước khi quá muộn
và quá im ắng
*
Tôi xa người
nắng buồn trên vai
Môi tôi mùi
thuốc còn thơm hơi
Người xa tôi
một dòng sông trắng
Dẫy núi bên
kia có ngậm ngùi
Tôi xa người
hàng cây bâng khuâng
Nước dâng
chiều xuống nhớ muôn trùng
Người xa tôi
có ra đứng ngóng
Một cánh
chim bay ở cuối rừng
Tôi xa người
như xa cơn mưa
Tóc tôi còn
ướt tới bây giờ
Nhớ tôi người
có châm điếu thuốc
Nhớ tôi người
có đi trong mưa.
Người xa tôi
gió cũng lặng thinh
Tôi rung nỗi
nhớ ở quanh mình
Người như suối
chảy qua rừng vắng
Cả một dòng
sông đứng lại chờ
9/93
Câu thơ
"Nhớ tôi người có đi trong mưa" làm nhớ cái cảnh GNV bỏ cái quán hẹn,
khi BHD đến trễ, chờ đúng 5 phút không thấy là bỏ đi, “hoàng hạc nhất
khứ bất
phục phản”!
Sau này, anh
nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y
khoa, suốt
quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn
nói, con
này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ
(có lần
anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Câu thơ ‘Nhớ
tôi người có châm điếu thuốc’, thì lại làm bật ra bài thơ sau đây :
Buồn như cái
hộp quẹt ở trong nhà,
Khi ai cũng
bỏ hút thuốc lá!
Hai câu sau
đây, mà chẳng “ướt” sao?
Buồn như cục
xà bông
Khi BHD bước
ra khỏi cái bồn tắm!
Sad as a
Ship in a Bottle
Sad as a
matchbox in a house
Where
they've stopped smoking.
Sad as a
soap of a movie queen
After she
steps out of the shower.
Sad as the
love pill
In a pocket
of a dead man.
Happy as a
mouse in a rocking chair.
Happy as a
pair of dentures ...
No, wait a
minute! Something's wrong here!
Sad as a
maybug in June.
Sad as a
hotdog-eating champion
Having
dinner in a fish restaurant.
Charles
Simic: Master in Disguises
Buồn như 1
con tầu nằm trong 1 cái chai
[GNV
thích,
cảnh ngược lại!]
Buồn như cái hộp diêm quẹt
ở trong nhà
Khi ai
cũng
bỏ hút thuốc lá
Buồn như
cục
xà bông của nữ hoàng điện ảnh
Khi nàng
bước
ra khỏi cái vòi hoa sen
Buồn như
viên Viagra
Trong túi
1
thằng cha đã ngỏm
Vui như
chú
chuột
Trên cái
ghế
lắc la lắc lư
Vui như
cặp
răng giả....
Ấy chết,
xin
lỗi, có gì lộn ở đây !
Buồn như
con
bọ ăn lá cây
Vào 1
ngày
tháng Sáu
Buồn như
anh
chàng vô địch ăn hotdog
Một bữa
ăn tối
tại cửa hàng chuyên phục vụ món cá
*
Nguyễn Thị
Hoàng
1938 -
Vết Thương
Cuối Cùng
một đêm kia
trái tim tôi ngừng đập
máu thôi hồng
và tóc sẽ thôi đen
sẽ khô cạn hết
đôi hồ nước mắt
thôi còn ai
âu yếm gọi tên em
đừng xua đuổi
tôi đã nguyền trốn tránh
chân thôi đi
và miệng sẽ thôi cười
thôi cô độc
bởi không còn kiêu hãnh
nỗi ê chề
đau đớn của riêng tôi
ở trên đó
sao sương mờ mịt lắm
hồn tôi bay
quanh quĩ đạo mặt trời
xin vũ trụ
chút hương nồng lửa ấm
kẻo khi xưa
quen lạnh lẽo trên đời
người ta sẽ
cười vui và tiếp tục
trong thiên
đường và địa ngục trần gian
đôi mắt ấy
chưa một lần biết khóc
bởi đôi tay
chưa hứng lấy điêu tàn
em từ giã và
mang theo hờn tủi
suốt một đời
như bóng núi chơ vơ
anh dù đến
dù đi, em mòn mỏi
suốt một đời
hấp hối nỗi bơ vơ
em sẽ nói với
vì sao thứ nhất
gọi giùm tên
một kẻ dưới xa kia
viên ngọc
quí đã tan tành nước mắt
bởi yêu người
tôi chọn kiếp điên mê
( Tập san
VĂN )
Nguồn Gió O
Bài thơ này,
không thấy đề tác giả làm năm nào, tạp chí Văn khi ra hải ngoại, hay
trước
1975, tại Miền Nam.
GNV thích nhất
câu:
Thôi cô độc
bởi không còn kiêu hãnh.
Cái tít "Vết
thương cuối cùng", thì chắc là để nhắc tới vết thương đầu tiên, “vết
thương dậy
thì”, "em lên anh nhé”, "mưa không ướt đất"…. của 1 thời xa xưa...
-Nằm yên…!
Trần Thị
NgH.
-Em đã biết
tay anh chưa?
TTT
Trung Quốc
đã đưa đoàn báo chí VN sang thăm Thác Bản Giốc
Kẻ Lạ Lạ
Người đầu tiên
giới thiệu LD với độc giả Mít, "hình như" là GNV, qua bài viết về "Vu
Khống", trên mục Tạp Ghi của báo Văn Học, của NMG, thời gian 1997, có
thể, khi bản
tiếng Anh ra lò, trên tờ TLS.
Báo này không ưa Tây, và tất nhiên, chẳng
ưa
Linda Lê, và, qua bài báo, như Gấu còn nhớ được, coi bà là đệ tử của
Cioran, và đặt
bài viết dưới 1 cái tít rất ư là khốn nạn, Dẫn Khách Cho Văn
Chương! (1)
(1)
Pimping
for literature SLANDER By Linda Le Translated by
Esther Allen
156pp. Lincoln...influences on the Vietnamese-born writer, Linda
Le,
and these same terms abound in Le...well: habituation and
memory
loss." Linda Le has said...
Jean McNeil
14 February 1997
Tưởng nhớ
Nguyễn Tôn Nhan
Bởi
với tôi, sống được là tốt rồi.
Tôi
về nghĩa địa một mình
Tôi rớt mất tim rồi tôi lặng thinh...
Tôi khóc bên
ngoài tôi khóc bên trong
NTN: Thánh Ca
Tôi biết những
người khóc lẻ loi,
Lệ không rơi
ngoài tim mình
TTT
NGUYỄN THỊ
KHÁNH MINH
ANH NHAN,
ANH ĐÃ NÓI,
Anh nói,
Trong tất cả
các cõi
Anh mê nhất
cõi đời
Vì đó là cõi
mộng
Để thân này
rong chơi
Anh nói,
Anh sẽ sống
Một trăm
năm, đùa vui
Lỡ chết sớm
một tí
Là giả đò
chút thôi!
Anh nói,
Mọi thứ trên
đời mộng
Hí lộng
mình, ba câu
Lục bát.
Nghe lồng lộng
Mở cõi thực
thiên thu
Nước mắt (dẫu
phù du,)
Tôi sẽ khóc,
chắc là
Giả vờ đôi hạt
lệ
Tiễn người
giả vờ xa…
Calif.,, 8
giờ sáng ngày 31 .1.2011
Sau khi nghe
tin nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan ra đi.
Blog DTL
Brodsky có 1
nhận xét, nhớ đại khái, nhà thơ thứ thiệt thì tuổi tới đâu, thơ tới đó,
trong
khi nhà thơ Mít, như TTT phán, viết xong tuổi thanh xuân là ngỏm !
Đọc Charles
Simic, càng thấy ra điều trên. Tập thơ mới nhất của ông, sâu lắng hơn,
và có vẻ
kiệm lời hơn, nhưng vẫn nhận ra giọng thơ têu tếu.
Tuyệt !
Bài Điếu Văn
dưới đây, có trong tập thơ mới, Master in Disguises, TV post rồi, khi
đọc trên The Paris Review,
Spring 2010
Graveside
Oration
Our late
friend hated blue skies,
Bible-quoting
preachers,
Politicians
kissing babies,
Women who
are all sweetness.
He liked
drunks in church,
Nudists
playing volleyball,
Stray dogs
making friends
Birds
singing of fair weather as they crap.
Điếu văn bên
mồ
Ông bạn mới
mất của chúng ta ghét trời xanh
Mấy ông Thầy
Chùa trích dẫn Kinh Phật
Những chính
trị gia hôn con nít
[Và, tất
nhiên, ghét con nít hát, đêm qua em mơ gặp Bác H !]
Ghét đờn bà
ngọt như mía lùi
Bạn tôi
thích nhậu ở nơi Cửa Phật, như Lỗ Trí Thâm (1)
Thích mấy em
trần truồng chơi bóng chuyền
Chó hoang kết
bạn
Chim xoa đầu
thời tiết, khi chúng đang ị.
Note: Mượn
hoa hiến Phật, bài thơ trên, đọc trước mồ bạn ta mà chẳng tuyệt sao?
Từ ‘xoa đầu’
mắc [đắt] thật. Làm Gấu nhớ những lần được ‘xoa đầu’!
Hà, hà!
(1) Nguyên
văn: Thích mấy tên say ở nhà thờ.
Gửi
một người
yêu
Không
nhìn một
hướng
Trang
LMH
Gọi
Người Đã Chết
Chương Ba
Elsa Fennan
Merridale Lane là một
trong những con hẻm ở Surrey, nơi người
dân liên tục mở ra cuộc chiến chống lại vết nhơ của vùng ngoại vi. Do
gia chủ thiếu
phương tiện, không có tiền thuê mướn người chăm sóc, đám cây cối khu
vườn trước
nhà mặc tình nẩy nở, cành lá xum xuê, che lấp luôn những “căn nhà xinh
xắn, diễm
lệ” phía sau, hoặc làm cho nó ngày càng trở nên nhỏ nhoi, khiêm tốn
hơn. Vẻ rỉ
sét của khu vực lại càng trở nên cũ kỹ, cổ xưa thêm lên, nhờ những con
cú bằng
gỗ, những tên lính gác đậu ở phía bên trên mỗi danh tính của một căn
nhà, và nhờ
những tên lùn lúc nào lảo đảo ngó xuống những hồ cá vàng. Người dân ở
đây không
sơn lại lũ lùn, coi đó là một thói xấu của vùng ngoại vi, và cùng một
lý do như
thế, họ chẳng hề đánh bóng mấy con cú, kiên nhẫn đợi năm tháng sẽ làm
cho chúng
trở nên 1 thứ cổ vật, cho tới một ngày mà, ngay cả những cây xà ở nhà
để xe cũng
được gia chủ khoác lác, chúng thuộc 1 thứ gỗ quí, hiếm.
Merridale Lane thực sự không phải là một hẻm cụt, mặc dù đám chuyên
lo việc mua bán nhà cửa khăng khăng quả quyết như thế. Cái đuôi con
hẻm, băng qua
Kingston, tỏ ra rất ư là bực bội khi biến thành một con đường bậc
thang, và, một
khi hết còn bậc thang, nó đành làm một con đường bùn lầy, khi vượt qua
Merries
Field – và bắt vào một con hẻm khác, chẳng thể nào phân biệt được với
khúc đầu
của nó, là con hẻm Merridale Lane.
Ghi chú
trong ngày
DTL
vs GNV
DTL vs ST
Cái trò ‘thấy
trên mạng’, ‘quang phổ’, spectrum này, nếu có ai để ý, và làm 1 cú kết
toán, và
từ đó, suy ra, thì qua đó, là cả 1 cuộc chiến bửn thỉu giữa đám Bắc
Kít, nào là
Bắc Kít vô Miền Nam trước 1954, với sau 1954, rồi tới sau 1975, ở trong
và ngoài
nước.
Xin đan cử vài trường hợp minh họa:
Khi GNV về
trong nước, và được Thầy Hiến trao cho bản tuyên ngôn ‘tớ xin lỗi’, tức
bài viết
“miễn cho xong 1 show”, vì “lỡ” đã nhận tiền của Mẽo qua chương trình
WJC, 1 ông
nhà văn Bắc Kít hải ngoại, gốc di cư 1954, thấy Thầy Hiến ca mình tới
chỉ quá,
bèn chớp liền, khoe um lên, nhưng đi 1 đường thanh minh, tôi không được
cái hân
hạnh quen biết, hay gặp gỡ gì tên VC này, mà tôi đọc thấy trên mạng bài
viết ông
ta thổi tôi.
Ở đâu?
Việt Báo
online!
Bài đó GNV đưa
lên mạng, trên trang TV, và đồng thời cho đăng trên VB. Ông này, Bắc
Kít di cư,
đếch ưa thằng cha GNV, cũng Bắc Kít di cư, tao đéo thèm nhắc đến mày,
tao đéo
thèm cám ơn mày, được không?
Trường hợp
SCN, cũng thế. Thấy trên mạng, bài của GNV, viết về thi sĩ bạn của Gấu,
là
Joseph Huỳnh Văn, ở trên Việt Báo, thay vì thấy ở trên TV!
Đám khốn kiếp
tinh anh Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC, ở Paris này, cũng Bắc Kít di cư,
sau khi ăn
cướp Miền Nam xong, Bắc Bộ Phủ đếch cho về, đám này thù Bắc Kít Di Cư
Chống Cộng Điên
Cuồng khủng khiếp, chúng là tác giả của những cái từ thật khốn nạn, cờ
ba que,
thí dụ, chúng làm sao ưa nổi 1 ông thi sĩ DTL, cũng Bắc Kít di cư, có
nợ máu với
nhân dân, như chính “bạn ta” thú nhận, đã từng bị VC nằm vùng hăm làm
thịt, những
ngày hỗn quân hỗn quan trước 30 Tháng Tư, may chạy thoát ra hải ngoại,
không 1
ngày cải tạo, và đã từng hối cải, về trong nước xin yết kiến đao phủ
thủ HPNT,
kết thân với thi sĩ Bắc Kít Bộ Đội Cụ Hồ, NTT… thế là chúng đành chờ
bài viết
nhảm nhí về ST của DTL đăng trên blog NTT, đến lúc đó, chúng mới ‘thấy
trên mạng’!
Còn mi, thì
sao?
Thằng khốn này “khoanh vùng” còn dã man hơn cả Nhà Nước và Đảng Ta!
NHÀ VĂN – NHỮNG
SỨ GIẢ KHÔNG BIÊN GIỚI
Posted on
26.06.2010 by nhathonguyentrongtao
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Trái sang: Tô
Nhuận Vĩ, Kevin Bowen, Nguyễn Trọng Tạo,
Nguyễn Bá Chung, Trần Đăng Khoa
Blog NTT
Note:
Không biên giới mà
đếch thấy GNV
Ngụy
Note: Đếch
thấy bạn ta đang vấn an đao phủ thủ đâu cả! (1)
Blog HHT
(1)
Nguyễn Trọng
Tạo: Tôi đọc thơ Du Tử Lê từ trước 1975 do tình cờ có được những tờ báo
Sài Gòn
in thơ anh, rồi sau là đọc tập thơ anh được giải thưởng. Nhưng mãi đến
năm 1993
tôi mới gặp anh (cùng đi với 2 người phụ nữ gốc Huế). Anh từ Mỹ về Huế
tìm tôi
và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh nói rằng, định tìm lần trước nhưng
ngại, nay liều
gõ cửa. Anh đến nhà tôi, và như đã quen từ lâu lắm. Các nhà thơ
với nhau
vẫn thế. Tôi bày tiệc rượu đón anh, mời cả Hoàng Phủ Ngọc Tường
đến. Chúng
tôi ngồi với nhau đến khuya mới tiễn khách về bằng xe máy. Anh Tường
chở Du Tử
Lê, tôi chở 2 cô gái Huế bạn anh. Đến ngã tư cầu Tràng Tiền thì bị công
an huýt
còi. Nhận ra tôi, một anh công an nhắc vui: Lần sau anh Tạo chỉ nên
chở 1 o
thôi kẻo xe quá tải cháy máy đó.
Sau đó tôi chuyển ra Hà Nội. Nhiều lần về nước Du Tử Lê thường gọi cho
tôi, rồi
chúng tôi gặp nhau khi ở nhà tôi, khi ở khách sạn anh ở. Và tôi rất vui
khi vẽ
bìa “Du Tử Lê Thơ Tình” cho anh. Vợ anh bảo, đó là cái bìa thích
nhất trong
40 bìa sách của anh Lê. Tiếc là cuốn sách đó phát hành ở Việt Nam
không được
suôn sẻ.
Blog
DTL
Anh từ Mỹ về
Huế tìm tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Quái thật! Đọc
câu này, Gấu lại nhớ đến Bố Già, lần gặp tên Đường Thổ, từ chối làm
business ma
tuý, và ông con cả sủa bậy một câu, tiền nhiều lắm đấy; khách vừa ra,
là ông bố
mắng thằng con, [mắng sao nhỉ?], và ra lệnh cho tên sát thủ số 1 tìm
đường lặn
vô Ngũ Đại Gia nằm vùng.
Cả cuốn truyện
mở ra từ chi tiết này.
Biết đâu đấy,
cái cú "thi sĩ của chúng ta" đi gặp đại sát thủ có khi lại hàn gắn được
vết thương Mậu Thân!
Mong lắm
thay!
Mong cái con
khỉ!
Chán quá,
thì có!
Chán cả hai
thằng!
Thằng đi gặp,
và thằng kể lại cái cú “nhà thơ của chúng ta” xin yết kiến đại sát thủ!
Mémoirs
Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng
Khi
viết Tắt Lửa Lòng, Nguyễn
Công Hoan có lẽ chỉ muốn cuốn sách của ông nằm trong dòng văn chương xã
hội….
nhưng đã vô tình ‘điểm thêm mắt rồng’ cho nó, khi hoàn thành tác phẩm,
nó bay
mất và lạc vào thế giới tình yêu, một thế giới hoang đường với những
Tiểu Nhiên
Mị Cơ, Mỵ Châu Trọng Thủy… và Lan và Điệp.
… Đây
là chiếc chìa khoá để
cho các tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình dùng để mở căn nhà mồ
Lương Sơn
Bá: Hãy làm sao cho nhân vật trong truyện tình chết đi [ở trong tiểu
thuyết] để
rồi sống lại [trong huyền thoại]...
NQT
Ui
chao, liệu ‘ba trăm năm
sau’, (1) truyện tình của BHD và anh cu Gấu cũng sẽ ‘chết đi ở trên
không gian ảo’
và rồi ‘sống lại ở trong huyền thoại’?
Hà, hà!
(1) TV:
Đúng rồi, nên thay
đổi, kẻo không như O nói, ba trăm năm sau (hihi) có người đi tìm tác
phẩm của
NQT chỉ thấy toàn ‘kít’ với ‘đếch’, ‘như kít’… thì không biết sẽ xếp
tác phẩm vào
loại văn chương gì?
Hihi
K
|
|