*


*

Rừng sau nhà, Thu cũ

*

Thu Japan


Độc và Đẹp

Tuần lễ vừa qua, trời đất thật độc. Và cũng thật đẹp. Độc đến nỗi làm dân Saigon ốm liểng xiểng. Không một bản tin nào nói đến, nhưng người Saigon đều biết có một ‘dịch’ cúm trong thành phố. May thay ‘cúm’ Saigon không ác như ‘cúm’ Phi Luật Tân hay ‘cúm’ Tây ban Nha chẳng làm ai chết cả. Bệnh chỉ làm người ta chảy nước mũi, khó chịu ngầy ngật. Người ta vẫn có thể đi lại, bằng những bước chân chênh vênh thú vị trong bầu không khí cũng hâm hấp bàng hoàng như thần trí. Cái độc của trời đất chính là ở chỗ nó đẹp, càng độc bao nhiêu càng đẹp bấy nhiêu.

Mùa thu đó, mùa thu lúc nào cũng vẩn đục, cũng hoang mang, cũng chập chờn mộng mị, chính là lúc tiêu trầm hấp hối của vạn vật muôn loài. Nhưng đó cũng chính là lúc trời đất và lòng người nghe nổi lên nhiều âm vang kỷ niệm nhất.

Thanh Tâm Tuyền
Vấn Đề, số 15 Tháng 10-1968


*

*

Breakfast @ school with Richie
13.10.2010



*

Chân Lý "Nước Mít Là Một" biến dân Mít thành khùng!

Viết lớn là ngồi xổm lên công chúng. [Bởi chưng] cơn hấp hối của nó là từ trong xương trong tuỷ mà ra.
[Much great writing has no need of the public dimension. Its agony comes from within].

Lullaby.
Let nations rage,
Let nations fall.
The shadow of the crib makes an enormous cage
upon the wall.
[Bản tiếng Pháp:
Berceuse.
Laisse rager les nations,
Laisse-les s'effondrer.
L'ombre du berceau forme une énorme cage
sur le mur.]
Ru em
Hãy để cho những nước phát rồ phát dại,
Hãy để cho những nước té chỏng khu.
Bóng của cái nôi vẽ một cái chuồng lớn
ở trên bức tường.
Salman Rushdie
Ghi chú về Viết và Nước
[Notes on Writing and the Nation]

Quê hương của một con người, thì cũng chỉ một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói: Không! Không có gì tởm hơn chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia này, nọ, cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George Steiner: The Cleric of Treason].


Thơ mỗi ngày

If a poet has any obligation toward society, it is to write well. Being in minority, he has no other choice.
[Hỡi tên thi sĩ kia, hãy làm thơ cho thật hay, nếu như mi có một bổn phận nào đó đối với đám người đông đảo kia. Trong thiểu số đếm trên đầu ngón tay, mi đâu có một chọn lựa nào khác?].
Joseph Brodsky: To Please a Shadow: [Để] Làm Hài Lòng một Cái Bóng

*

Trời ở nơi nào ta ở đây…
Nguyễn Ngọc Tư 

"Wherever I am, Germany is"
Thomas Mann
Gấu ở đâu Mít ở đó!

And I step ashore in a fine rain
To a city so changed
By five years of war
I scarcely recognize
The places I grew up in,
The faces that try to explain.

But the hills are still the same
Grey-blue above Belfast.
Perhaps if I'd stayed behind
And lived it bomb by bomb
I might have grown up at last
And learnt what is meant by home.
Derek Mahon

Giận dữ lưu vong

Và tôi bước xuống bến tầu Xề Gòn
Dưới cơn mưa Xề Gòn thật mịn màng
Về với thành phố quá đỗi đổi thay
30 năm nội chiến từng ngày
Tôi không làm sao nhận ra
Những nơi chốn mà tôi đã từng lớn lên
Những khuôn mặt cố giải thích

Nhưng bến tầu thì vẫn bến tầu
Những ống khói tầu thì vẫn mệt lả
Nơi tôi ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông thì cũng vưỡn còn
Tôi ra đi nơi này vưỡn thế!
Có lẽ nếu tôi đừng đi, và cứ lì ở lại
Và sống với Xề Gòn từng trận hỏa tiễn VC réo ngang đầu
Từng trận B52 rải thảm quanh thành phố
Sau cùng tôi sẽ trưởng thành
Và biết ‘nhà’ nghĩa là cái quái gì

Walter Benjamin: Mystic, Marxist, man of letters


The Nobel Prize in Literature 2010

Có vẻ như vô phương, không thể nào tránh được, cái chuyện VL sẽ bị kết án, chìm vào quên lãng, nghĩa là, gia nhập danh sách những nhà văn vĩ đại bị đời vờ, không cho Nobel văn chương, trong khi nhiều tay cà chớn hơn ông nhiều, thì lại được, chính vì thế, mà giải thưởng năm nay trao cho ông, dù quá muộn màng, nhưng quả là một lời chào mừng, và nhìn nhận, đây là một tiểu thuyết gia và nhà văn thành tựu nhất, hiện đang còn sống, của vùng Mỹ Châu La Tinh.

Tiểu thuyết gia và nhà văn: Tuyệt!
Cái tay viết cái bài này, của tờ Người Kinh Tế, quả đúng là một tay nhà nghề!
Cái tính chính trị, ở nơi ông, phải hiểu theo nghĩa cao nhất của từ này.

Ngay Garcia Marquez, tuy bị VL chửi là tay bợ đít độc tài, chơi thân với Castro, nhưng ông cũng là 1 nhà văn…  chính trị, đặt chính trị là đỉnh cao của văn chương. Rushdie nhận ra điều này, khi viết:

Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực được bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành "có một nửa", trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ "riêng tư" của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó tính nhiệm mầu của ông.

Uỷ ban Nobel viết, trao cho ông Nobel văn chương, vì cái bản đồ cơ cấu quyền lực mà ông vẽ ra, và vì những hình ảnh sắc bén của ông, về cuộc kháng cự, nổi loạn và thất bại của cá nhân con người trước quyền lực; những đề tài này, được ông xử trí, [nghiên cứu, giải quyết, treated, chữ của Người Kinh Tế, tuyệt!], một cách thật là mãnh liệt ở trong hai cuốn tiểu thuyết, có lẽ tuyệt vời nhất của ông, được viết cách nhau ba thập niên. 


Nobel Hòa Bình


Looking For Laos
Tìm Xứ Lào

Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

GNV thực sự tin rằng, Mít còn lâu mới được Nobel văn chương, chỉ tới chừng nào, có một Mít nào đó, giải ra câu hỏi hắc búa trên, may ra!
Nobel Toán giải ra được.. một nửa câu hỏi hắc búa:
Cái Đẹp Toả Sáng Của Cái Ác Bắc Kít!
Hà, hà!

Cái Phần Tối, Cùng Hung Cực Ác của Cái Ác Bắc Kít, chưa có ai dám rớ tới!
Đâu phải tự nhiên mà Tô Hoài gật đầu cho tên đệ tử VTN tha hồ viết về Sư Phụ?
Một đấng Ác Quán Mãn Doanh như Tô Hoài mà Ngài DT khen nức nở, viết văn đầy tài, đầy tình! Luôn luôn trẻ thơ!

Bất giác GNV lại nghĩ đến cái tay sĩ quan Hồng Quân trong Nhà Hội của Martin Amis, anh ta bốc phét, chỉ hiếp phụ nữ Đức mà giải phóng được nước Đức ra khỏi họa Nazi.

Cũng thế, là TH, qua ‘thế thân’, trong Ba Người Khác, chỉ nội hiếp dân quê Bắc Kít mà giải phóng họ khỏi đám địa chủ trong vụ Cải Cách Ruộng Đất!


Trang Kertesz


Qui a peur de Slavoj Zizek?

Shostakovich: Lề phải hay lề trái?
Witness of Poetry

Linda Lê : “J'aime que les livres soient des brasiers"


Kỷ niệm, kỷ niệm

Ghi chú trong ngày

Lê Thị Thấm Vân – Giải phóng

Note:
Theo GNV, cái tay nào ‘còm’, hiểu sai đoạn văn của Thấm Vân, do cái từ giải phóng mà ra.

Đây là ‘ban phát’, không phải ‘giải phóng’!
Ông bạn văn của GNV, Vũ Huy Quang, nổi danh 1 thời với truyện ngắn Cháo Rắn, thuật y chang đoạn văn ngắn của bà Thấm Vân, trên, nhưng tuyệt hơn nhiều.
Post lại ở đây, để ‘minh oan’ cho một trường hợp ‘nạn nhân’!
*

Như tôi còn nhớ được về nó, Cháo Rắn là câu chuyện một anh sĩ quan trẻ độc thân, chưa từng nghĩ đến chuyện lấy vợ. Anh quen một cặp vợ chồng lớn tuổi hơn, và trở thành một đứa em kết nghĩa của họ.
Bà vợ thạo đời, thạo chuyện giao thiệp bên ngoài xã hội. Đúng một thứ mệnh phụ phu nhân. Ông chồng thuộc loại thật thà chất phác.

Bà chị ông em đi ra ngoài ăn vụng. Lần đầu tiên. Anh chàng thanh niên mới lớn này, chắc chắn đã từng đánh dư trăm trận, từng trải như thế, nhưng đâu biết chỗ nào khác, và đâu có chỗ nào khác, thế là bèn dẫn bà chị tới khách sạn, nơi mà anh vẫn thường quần thảo với.... bướm.

HL thật khó, và biết rằng, chẳng thể nào có tài, tả ra được cái cảnh ông em đưa bà chị vào khách sạn, xấu hổ giùm, và còn lo ngay ngáy, lỡ bà chị tát cho một cái, tại sao những chỗ dơ dáy như thế này em lại đưa chị tới?

Bà thản nhiên đi vô, như đã từng tới đó nhiều lần!

*

VHQ & Hai Lúa & Hồ Thành Đức
@
NMG's [Tiểu Sài Gòn 1998]

Ở đây, không có chuyện nói xấu các bà các cô. Không có tí lên giọng đạo đức, trong cách kể của VHQ. Cụm từ "như đã từng tới đây nhiều lần" của Hai Lúa, tả không đúng tâm trạng của người đàn bà. Có thể, bà chưa từng tới một chỗ như thế. Nhưng rõ ràng là, bà ứng phó rất nhanh, nhập vai rất nhanh. Tôi nói bà thạo đời, thạo giao thiệp, là còn theo nghĩa này. Bà biết, ông em đang tìm chỗ để "trải đệm", đánh lớn, theo thuật ngữ của Tú Lé, tức Ngọc Thứ Lang, người dịch Bố Già, và bà ngầm đồng ý, chỗ nào cũng được em ạ, chị chỉ cần có... em!
Liệu đó là tâm trạng của bà? Hai Lúa chịu thua, chỉ đoán mò!

Cho Hai Lúa tôi bỏ qua đoạn này, và nhảy qua một trường hợp khác, khác hẳn trường hợp trên.

Một lần, Hai Lúa đọc, về nhà văn nữ hàng đầu trên thế giới, Virgina Woolf, hình như là một cuốn có tính tiểu sử, hay là tự thuật, kể lại, hồi còn nhỏ xíu, bà bị mấy thằng anh em bà con mò mẫm. Bà viết, tuy còn nhỏ xíu, nhưng tôi cảm thấy rõ ràng là tôi đang bị làm nhục, rằng cái việc làm đó của giống khác phái kia, là không thể chấp nhận được. Trong tôi, là tất cả những người đàn bà cùng lên tiếng, vì bị làm nhục. Tất cả đàn bà, từ cái ngày có bà Eva cho tới mãi mãi sau này, khi còn có người đàn bà, tất cả họ, ở trong tôi, cùng lên tiếng, nói, không được!

Cảnh trên đây, trong Cháo Rắn, là một khiá cạnh, khác, một tâm lý, khác, của cùng một người đàn bà.

Bạn nào đã từng 'đưa em vào hạ', ở những phòng ngủ khách sạn, thí dụ như ở Chợ Lớn, thì hẳn biết, mỗi bức tường phòng ngủ, là 1 ‘trận địa những lỗ châu mai’, thời gian đó làm gì có video tia hồng ngoại, và một khi bạn hành sự, là ở mỗi lỗ châu mai như thế, là một cặp mắt, hăm hở cùng đụng trận, cùng tham gia trải đệm với bạn.

Ông em vừa mới cởi được cái áo của bà chị ra, là đã thấy nóng hôi hổi, đến cháy da, ánh lửa hăm hở của những cặp mắt từ những lỗ châu mai phóng ra. Thế là đành ngưng trải đệm, ngưng làm thịt bà chị, chạy vội ra ngoài, thì tất cả lại trống trơn, mặt trận Miền Tây vẫn yên tĩnh!
Vô, lại tiếp tục.
Ông em bực quá, tính lại ngưng cởi, chạy ra, thì bà chị ngăn lại, mắt long lanh sáng rực, thôi mà, kệ họ, em, cho họ cùng hưởng với!
Chị đâu có hẹp bụng gì!
Chị cân tất!

Cứ như thể, bà chị muốn ban phát hạnh phúc cho toàn thể 'một nửa' nhân loại!
Đáp lời VHQ

Cái màn hậu chiến, hậu trải đệm, cũng xẩy ra Chợ Lớn, nhất là ở khu Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương, cũng rất ư thú vị.
Người đời thường lầm, và gọi là thú ăn đêm.

Thường thì sau cái màn trải đệm, đánh lớn, nghĩa là, khi đã no nê chỗ này, thì chỗ khác ở trên cơ thể, lại đói, và chỗ khác ở đây, là cái bụng.
Và cái hình ảnh, một người phụ nữ, sau khi ban phát hạnh phúc đến mệt nhoài, và đói bụng, nó mới đẹp làm sao.
HHT gọi yêu mệt, là vậy!

Yêu Mệt tên truyện của Hoàng Hải Thuỷ, phóng tác Le Repos du guerrier, của Christian Rochefort 

Đại lễ Thăng Long Ngàn Năm có màn ‘tắm tiên’, ngay tại hồ Hoàn Kiếm, và, hình ảnh những trận ‘trải đệm’ được đưa lên Youtube, của ‘gái’ Mít, đại trà, như hiện nay, theo GNV, là cũng nằm trong tâm lý ‘ban phát’, không phải ‘giải phóng’!