|
@ Bến
Xe Mường Luông
Lẩn thẩn
nghĩ, có khi nào Gấu lên lộn xe, nó
đưa về xứ Mít… ?
Tưởng
nhớ Thảo Trường
Michel
Houellebecq,
The Art of Fiction No. 206
Interviewed by Susannah
Hunnewell
Nhờ lướt qua bài phỏng vấn,
GNV mới biết, bi giờ có cái thứ thuốc lá điện: Bạn hít nó, thì nó đỏ
rực lên như
được hôn, rồi xì ra một làn hơi, như là khói thuốc, và nói, đã quá:
It’s nice
to be dead!
*
“Do you
like the Stooges?”
Michel Houellebecq asked me on the second day of our interview. He put
down his
electric cigarette (it glowed red when he inhaled, producing steam
instead of
smoke) and rose slowly from his futon couch. “Iggy Pop wrote some songs
based
on my novel The Possibility of an Island,”
he
offered. “He told me it’s the only book he has liked in the last ten
years.” France’s
most
famous living writer flipped open his MacBook and the gravelly voice of
the
punk legend filled the kitchenette, chanting: “It’s nice to be dead.”
Tribute to TCN
Witness of
Poetry
Ngô
Bảo
Châu, Nobel Toán
Đi
‘giang hồ’, về, lục lọi mớ
sách ngổn ngang vì những lần dọn nhà, chỉ để kiểm chứng giai thoại giải
thích tại
sao không có Nobel Toán: Bà vợ của ông Nobel quả có lén lút quan hệ
‘ngoài luồng’,
‘lề trái’, với Mittag Leffler, một cây toán
người Thuỵ Điển vào lúc đó, và giả như có Nobel
Toán, ngoài ông này ra, còn ai xứng đáng hơn?
Giai thoại này còn cho thấy, toán
gia thì toán gia, có ai thoát ra ngoài thường tình?
Chứng cớ hiển nhiên, nóng hổi:
Nghe tin hành lang, ngoài ta ra thì còn ai nữa xứng đáng hơn, để lãnh
Fields, thế
là họ Ngô ta bèn vội vàng xin cái quốc tịch Tây.
Cái sự
xin vô quốc tịch Tây
này của NBC xem ra hơi giống GNV, khi hăm hở học tiếng Tây, từ những
ngày còn học
trường Nguyễn Trãi, Hà Nội, chỉ để làm sao viết được cái thư cám ơn Ông
Tây,
chồng Cô Dung của GNV: Không có ông, là không có GNV.
C'est à vous que je dois tout!
Có thể,
chính là do hăm hở
học tiếng Tây, mà GNV được hạnh phúc hạnh ngộ BHD, những ngày ở Sài
Gòn, vì ông
bô của em là một cây tiếng Tây, chủ nhân cả lố sách dậy tiếng Tây,
trong có bộ
Classes Francaises (?).
Ui chao, Gấu đã từng được em cho phép làm vệ sĩ, những lần theo
em đi đòi
tiền bán sách học tiếng tây của ông bố, tại một số tiệm sách ở
Sài Gòn!
Những
nhà toán học thù ghét
nhau, tất nhiên, nhưng họ thù ghét nhất, là những nhà vật lý học, theo
René Thom,
người Pháp, giải thưởng Fields 1958, khi 35 tuổi.
Thom,
tác giả câu GNV đã từng
thuổng, những nhà toán học thì buồn vì không thể chia sẻ niềm vui khám
phá với
những kẻ vô thần về toán [les mathématiciens sont tristes de ne pouvoir
faire
partager la joie de leurs découvertes aux non-mathématiciens], còn
là tác giả của Thuyết tai ương, thảm họa [Théorie des
catastrophes].
Linda Lê :
“J'aime que les livres soient des brasiers"
Tôi thích những cuốn sách phải là những lò
lửa cháy rực
Làm thế nào họ… ‘tới’
với bà?
Tôi cho rằng, sức
mạnh của một số nhà văn, là khi họ bật ra từ hồi ức, ngay trong cuộc
sống thường
nhật, vào những hoàn cảnh nào đó của nó. Cioran nói cuốn sách bảnh
nhất, là ‘người
bạn vào lúc khốn khó’. Với tôi, rất nhiều nhà văn là những bạn quí vào
những lúc
khốn khó như thế! Tôi đặc biệt nghĩ đến ông bạn quí Robert Walser, với
cái vóc
dáng dửng dưng, lừng lững, bất cần đời, mặc dù bị đời choảng cho nhiều
vố thật đích
đáng. Tôi thường dành cặp mắt xanh của
mình
cho những tác giả mà người đời gọi là tuyệt vọng. Tôi nhận ra trong cái
vẻ âm u
của họ một âm điệu rất âm u, và tôi thường múc ra từ những âm u đó của
họ, những
sức sống, nghị lực cho riêng tôi, trong tất cả những ngày tháng ở trên
đời,
ngay cả những ngày tôi không đọc họ. Nhiều khi, đang lang thang
trên đường
phố, nhìn một đấng bộ hành đi qua, và thế là tôi bèn nghĩ, ông này có
thể là... Robert
Walser. Một ông khác thì lại khiến tôi nghĩ đến một nhân vật của Dos.
Tôi có cảm
tưởng văn chương đan dệt tôi vào với đồng loại, với những liên hệ mang
tính nhân
loại, tình người. Tôi vốn từ lâu là một con bé thật nhút nhát. Nhờ
những cuốn sách
mà tôi hé mở lòng mình ra trước cuộc đời.
Tuổi thơ của bà trải qua tại quê
hương của bà, là Việt Nam.
Văn chương là thế nào đối với bà, khi đó?
Tôi
luôn luôn cảm thấy rất xa
lạ đối với Việt Nam,
do sự học hành trong tiếng Pháp, do cung cách, cách ứng xử của tôi,
luôn luôn dụt
dè, thụt lui. Chị em tôi, và tôi hoàn hoàn không giống những đứa trẻ ở
đó. Chính
là cái cảm giác cô đơn, cách biệt thật xâu sa đó đã khiến tôi bỏ chạy,
vượt thoát,
thật sớm sủa, qua những cuốn sách. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã phát
triển một thứ
ham muốn, đói thèm đối với tất cả những gì ở cách xa tôi, những gì có
vẻ thật
khổng lồ, quá khổ đối với tôi.
Thí dụ?
Những
tác phẩm của Victor Hugo,
khổng lồ đối với tôi! Từ mê mẩn vóc dáng khổng lồ ở nơi Hugo, tôi mò
qua tính
khí bạo phát, nổ như tạc đạn, ở nơi thiên tài sáng tạo người tchèque, Ladislas
Klima. Với ông này,
cũng lại là một sự trái ngược hẳn với con người của tôi, vốn rất ư dịu
dàng, đôi
khi vẫn có những khoảnh khắc căng thẳng cao độ.
Bà viết để bẻ gẫy, triệt tiêu
sự căng thẳng, hay là để duy trì nó?
Duy trì
chứ, lẽ tất nhiên!
Yann
Martel
Kỷ niệm, kỷ
niệm
Qiu
Khi Qiu còn là một đứa trẻ ở
Thượng Hải, Hồng Vệ Binh
trung thành với Mao đã lục soát nhà cha mẹ ông. Chúng lấy đi nữ trang,
sách vở, và bất cứ một thứ gì liên quan tới cuộc sống trưởng giả, nhưng
vứt lại vài tờ báo hình. Trong một tờ, Qiu nhìn thấy bức hình một người
đàn bà bận áo xẩm đỏ, thứ áo đặc biệt của người TQ, sau trở thành biểu
tượng của sự sa đọa thoái hoá của tư bản trong thời kỳ Cách Mạng Văn
Hóa.
“Lần đầu nhìn thấy bức hình, tôi sững sờ vì vẻ đẹp,” Qiu nói, lúc này
ông 54 tuổi, trông thư sinh nho nhã như một giáo sư trung học. “Cũng là
tự nhiên khi tôi nghĩ rằng, những con người ở trong những bức hình như
thế này từ một gia đình có gốc rễ trưởng giả, và như thế, chắc là họ đã
chịu đựng rất nhiều đau khổ trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Chuyện gì
đã xẩy ra cho họ.
Nhiều chục năm sau, kỷ niệm về bức hình vẫn khuấy động trí tưởng của
ông, và là nguồn hứng khởi khiến ông viết “Áo đỏ tiểu thư” [tạm dịch
Red Mandarin Dress]
Mẹ tôi sụm xuống, khi Cuộc Cách Mạng Văn Hoá nổ ra, và chẳng bao giờ
hồi phục. Nhưng tôi có bạn bè còn khốn đốn hơn nhiều. Tôi không nói, họ
chết. Nhưng họ hoàn toàn tiêu ma, điêu tàn, huỷ diệt. Đời của họ, mộng
của họ, nghề nghiệp của họ. Đi hết.
Một nhà văn nữ, ra đi từ Miền Bắc, có một loạt bài về một miền đất, khi
nó chưa đi cả, đi hết. Thay vì cái áo dài tiểu thư của một cô xẩm, như
của Qiu, thì là một cái bát cổ.
Thứ dễ vỡ nhất.
Thầy
Vũ
Thời
gian làm cho Đất Tổ cũng
có một số kỷ niệm thật thú vị. Một lần, GNV đang ngồi tại toà soạn thì
cả một gia đình,
mặc đồ tang, trong có một bà tuyệt đẹp, từ bên ngoài ùa vào, cứ thế
ngồi quì vái lạy GNV, và
phiá
sau bà, là cả một đống con nít, cũng khăn tang áo sô!
Vị nữ
phu nhân thật đẹp, hoá
ra là phu nhân một sĩ quan vừa tử trận, và được Đất Tổ… chiếu cố, với
những lời
lẽ hình như là không được đẹp, liên quan tới tham nhũng, lính ma, lính
kiểng gì
gì đó.
Hoảng
quá, GNV vội vàng chạy
ra khỏi tòa soạn!
Cái tay
trẻ măng, vừa mới
làm cho UPI, Gấu quên mẹ mất tên, là bị GNV chiêu dụ, đầu quân cho VL,
làm
ngoài
giờ, chuyên dịch tin, trong số đó, có những tin thật nóng hổi, chỉ mình
anh ta
biết, khi ngồi trước cái máy viễn ký tại văn phòng UPI.
Theo cái kiểu PXA, ngồi
trước máy viễn ký tại văn phòng Time,
chôm tin cho VC!
*
Cái
chiêu 'khổ nhục kế', thay vì cho du đãng tới đập phá tòa soạn, thì khăn
sô áo tang... , thì cũng
thường thôi, nhưng cái buồn cười ở đây, là tại sao mà họ lại nhầm một
tay cà tàng
như GNV, là một nhân vật quan trọng ở trong tòa báo?
Và, tại làm sao mà
GNV lại cứ
không thể nào quên được hình ảnh một người vợ thật đẹp trong chiếc áo
tang?
Quái
quỉ thật.
[Không
lẽ tình cảnh của GNV
lúc đó, cũng y chang tay Cớm Qiu, dưới đây, và nó báo hiệu số phận của
mấy bà
vợ sĩ quan, sau ngày 30 Tháng Tư?
Ui chao, khùng mất!
Đúng là thằng khùng!
Chưa từng gặp tôi, sao mà mê
tôi thê thảm như thế, ư?]
thị trấn miền đông
của Viên Linh
Sơ Dạ Hương đọc, đăng trên báo
Văn Học [của Phan Kim Thịnh, Sài Gòn] số 68, 1/11/1966.
Đây có
lẽ đây là một trong
những bài đọc sách đầu tiên của Sơ Dạ Hương, sau bài đọc cuốn Sau Cơn Mưa, của
Lý Hoàng Phong, trên trang VHNT của báo nhật báo Dân Chủ, của Vũ Ngọc
Các (?).
Sơ Dạ Hương sau lấy tên thật
là Nguyễn Quốc Trụ.
Sách
Thị trấn miền Đông, tân
truyện của Viên Linh, Tập San Văn xb, loại sách bỏ túi, giá 25 đồng.
Khung cảnh nơi câu chuyện xẩy
ra là một thị trấn nhỏ mang tên Tây phố nằm ven quốc lộ số một, câu
chuyện bắt
đầu cùng với sự lục tục trở về của mấy người con khi nghe tin người mẹ
chết.
Gia đình họ là một gia đình danh giá và khá giả nhất nhì trong vùng.
Bản
copy bài điểm sách, VL
đưa cho tôi, là từ một máy fax tại tòa soạn Khởi Hành ở Tiểu Sài Gòn.
Anh nói,
lai lịch bản gốc cũng thú vị, và ly kỳ lắm. Mày có nhớ cô nào tên là H.
không?
H. này không phải của mày, quen tao, không phải bồ tao, mà là bồ của
anh của
Bông Hồng Đen của mày. Nhớ chưa?
A, nhớ rồi! Nhớ cả một đoạn
đời rồi.
Len
Deighton: Thi sĩ của truyện điệp viên
Ghi chú
trong ngày
Người Ả
rập thường nói
Khi một người khách lạ đến
nhà
Trong ba ngày hãy nuôi nấng
anh ta
Rồi mới hỏi: bạn là ai thế?
The
Arabs used to say,
When a stranger appears at
your door,
Feed him for three days
Before asking who he is
Nếu
điều này làm cho bạn có
chút nghĩ ngợi mông lung, chuyện này qua chuyện khác, đó mới thật là
thơ. Ngoài
ra, thì không phải.
NDT: Thơ cần thiết cho ai
Hình
ảnh 'người lạ xuất hiện trước cửa' liên quan tới, hơn cả thơ, mà
còn
tới, một "thiên sứ" của Sến Cô Nương!
Thành thử ‘feed’ ở đây phải dịch là 'tiếp đãi'.
Và,
đợi 3 ngày, vì còn liên quan đến... Tin Mừng!
*
Note:
Một độc giả, thích mẩu
thơ, tìm đọc trên net nguyên bài thơ, sau đây. Theo vị này, feed, dịch
là ‘nuôi’,
thì OK, nhưng thêm chữ ‘nấng’, thì lại không OK.
Dân
A-rập ngày xưa là dân
du mục,
nhiều lúc họ đi hàng tháng liền trong sa mạc không có chỗ tá túc, nên
khi đến
được nhà ai, được cho ăn, ngựa được uống nước, được nghỉ là quý lắm.
Trong các
điều Hội Thánh dạy ngày xưa có dạy: Cho khách đậu nhà.
Hospitalité-tiếp đón khách
niềm nở là một đức tính được đề cao của người Do Thái.
Hinh anh nhuong goi hoa cho
khach la hinh anh qua nen tho+, phai khg bac?
Bây giờ với kiểu quá giang xe
rồi giết tài xế thì không còn ai dám liều để tiếp khách lạ nữa.
Có một comment của độc giả để
hiểu thời bay giờ: Nhà luôn luôn khóa cửa. Xe đi chốc lát cũng khóa cửa.
Red
Brocade
The
Arabs used to say,
When a stranger appears at
your door,
feed him for three days
before asking who he is,
where he’s come from,
where he’s headed.
That way, he’ll have strength
enough to answer.
Or, by then you’ll be
such good friends
you don’t care.
Let’s go back to that.
Rice? Pine nuts?
Here, take the red brocade
pillow.
My child will serve water
to your horse.
No, I was not busy when you
came!
I was not preparing to be
busy.
That’s the armor everyone put
on
to pretend they had a purpose
in the world.
I refuse to be claimed.
Your plate is waiting.
We will snip fresh mint
into your tea.
– Naomi Shihab Nye
•
Liz
Sherbow // Mar 27, 2009 at 1:03
pm
At first this seemed so far
removed from reality. I and my husband keep our doors locked at all
times at
home. I lock my car no matter how short the interval that I’m leaving
it.
What began to sink in so
beautifully was the “No, I was not busy when you came!
I was not preparing to be
busy.
That’s the armor everyone put
on
to pretend they had a purpose
in the world.
I refuse to be claimed.”
So far from my present
reality and I become aware it’s absence. I wonder …
Liz
V/v
‘nhường gối hoa’, GNV có
một kỷ niệm để đời, với cô học trò, trong truyện ngắn Bụi, hồi
ở trại tị nạn.
V/v ‘khách lạ xuất hiện trước
cửa’, Steiner có đi một đường, đâu đó, thú lắm, để GNV mò tìm, trình
lại sau.
Nhân trường hợp "tạm trú"
Với
tôi, tác giả tập truyện
"Tạm trú" này là một nhân vật vô cùng… tiểu thuyết.
Hoàn
cảnh xuất thân của cậu
ta hơi đặc biệt, tính tình cũng vì vậy mà cũng đặc biệt, cực đoan quay
quắt,
cuồng nhiệt lắm mà khắt khe cũng lắm. Khen tận mây mà chê cũng tới bùn.
Cậu ta
cả thèm chóng chán, một năm nhảy cóc vài cơ quan, làm toàn chuyện thời
thượng
như thi dẫn chương trình, viết báo, làm báo… Đôi khi trong lúc bám mảng
văn hóa
văn nghệ với những bài viết sắc sảo khen chê đâu ra đó thì cậu ta ngã
lòng tính
chuyện đi buôn cho mau… giàu.
Cái sự đọc của Duy cũng kịch
tính như người. Tháng này cậu ta gần như sưu tầm hết thảy những gì liên
quan
tới Lý Lan, nếu không mua được cuốn sách đó thì cậu ta sẽ mượn photo,
nhân tiện
làm năm bảy bản để cho ai chưa đọc thì cùng đọc, cùng Duy nấu cháo điện
thoại
bình luận cho tan cho rã tác phẩm chị Lan mới thôi. Tháng sau, cậu ta
trót ngây
ngất với anh Phan Triều Hải mất rồi. Nhưng không phải là đã quên chị
Lan đâu,
còn lâu... Bằng chứng là cậu ta mê chị Vàng Anh từ năm bảy năm trước mà
giờ vẫn
còn lục lọi những bài… phỏng vấn chị để ngồi nhâm nhi.
Mỗi lần gọi điện thoại cho
nhau, tôi thường hỏi Duy dạo này mê ai, lúc rày làm việc cho chỗ nào.
Một bữa
cậu ta nói em giờ ở nhà viết văn.
Tôi
không mấy bất ngờ, có lẽ
hồi làm việc ở Hội văn nghệ tôi đã thấy những mẩu truyện học trò của
Duy in
trong những tờ báo cũ. Duy bỏ đi và giờ cậu ta quay lại, tự tin làm một
đồng
nghiệp của tôi. Không chút nào e ngại, Duy cứ hồn nhiên ào tới với văn
chương,
đòi hái bằng được sao trời. Cậu tuôn ra một thứ văn trẻ trung nóng hổi
bốc
khói, xốc xới, hồ hởi đến nỗi tôi cảm giác nếu có thể đem cả thế
giới này
vào một truyện ngắn thì Duy cũng làm. Văn giống như người, không
chịu ngồi
đâu lâu lâu. Đang lẽo đẽo theo chân cô nhân vật này bỗng ngắm nghía
muốn chạy
tới nàng kia. Như thằng nhỏ nhảy chân sáo đi bắt chuồn chuồn, con này
bay thì
nó rình con khác, không cố chuyên tâm theo cùng đuổi tận. Lần nọ đọc
loạt
truyện của Duy lần thứ hai, nhận ra chết cha, mình bị cái giọng hóm
hỉnh giòn
tan của Duy lừa mị, rốt cuộc nó nói gì vậy ta ????
Duy từng hỏi tôi văn Duy
thiếu gì. Tôi nói giỡn, thiếu…tuổi, thứ không thể quyết có là có được.
Cũng
giỡn, tôi kêu Duy yêu thật nhiều đi, để buồn, để chiếc xuồng chở nỗi
đau đời từ
từ khẳm lừ. Chiếc xuồng khẳm đi rất đằm không ngả nghiêng chao đảo, và
tạo ra
con sóng lớn (tất nhiên cũng đầy rủi ro vì rất dễ… chìm). Ai không biết
sao chớ
kinh nghiệm riêng tôi là càng buồn càng thấy mình chững chạc. Đó là tôi
thuận
miệng xúi dại thôi…
Bây giờ
những cuộc gọi của
chúng tôi chưa bao giờ thưa, nhưng câu hỏi đầu tiên của tôi đã khác,
"lúc
này viết gì ?". Và Duy nhiều lúc bỗng ngập ngừng như tôi của mười năm
trước, thấy mông lung biển chữ này không biết bờ đâu bến đâu…
Duy đã biết hoang mang...
9/07/2010
Anonymous said...
Chị Tư
Với tấm lòng qúy mến về chị,
xin cho phép ngỏ với chị đôi chút. Nếu chị thấy không bằng lòng với một
đôi
điều tôi sắp thưa với chị, xin đừng chấp nhất. Xin chị chịu khó giữ cái
thuần
khiết của giọng Nam
trong văn chị. Thí dụ cái phương ngữ "cả thèm chóng chán" không có
gốc ở giọng Nam
một chút nào. Đó là giọng Bắc, tiếc thay, lại là Bắc thô lậu. Điểm thứ
hai, mấy
chữ "Duy lần thứ hai, nhận ra chết cha, mình bị cái giọng"..có hai
chữ mà chị vô tình làm nhói tim tôi-và không ít người khác-vì nỗi đau
riêng,
ước chi chị chị đừng dùng hai chữ đó, văn của chị nghe vẫn 'so nice'
mà. Mấy
lời bộc bạch, nếu không phải, xin bỏ qua.
Người xứ xa.
9/09/2010
Nguyễn Thiên Ngân said...
em rất quý bài giới thiệu này
chị à.
9/10/2010
sau rieng said...
@Ngân : Cảm ơn em ! Chị mong
em không nản lòng, không bao giờ đánh mất tình yêu vào văn chương, mặc
kệ người
ta (nhất là lão đầu bạc, chị là chị cằn nhằn ông ấy lắm í) có nói ngả
nghiêng
gì.
Chúc em nhẹ nhàng và bình an
!
9/10/2010
*
Note:
Cô Tư làm nhà điểm sách
mà chẳng mê sao?
GNV
mạn phép, có sửa tí lỗi
chính tả, ‘mẩu truyện’, không phải ‘mẫu truyện’: sai một ly đi một dặm!
Lão
đầu bạc? Ai vậy cà?
NQT
|
|