Có thể nói,
cách nhìn TCS y chang cách nhìn... Camus: Hoặc là mi phải ghét, hoặc là
mi phải
mê TCS!
Hà, hà!
Nhìn theo
cách nhìn đó, thì Gấu lại là... Camus: Ở lưng chừng trời ngó xuống cõi
Mít.
Những dòng
sau đây, nhân 10 năm TCS ra đi, là kỷ niệm của Gấu về âm nhạc, qua ba
lần nghe,
Tình Nhớ [TCS] ở Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, Quang Trung [đã lèm
bèm nhiều
lần], Ngày Mai Ði Nhận Xác Chồng [PD] ở nông
trường cải tạo Ðỗ Hòa, Cần Giờ, và lần nghe
After The Sunrise
[Yanni] ở hải ngoại.
Ba lần nghe,
mãi sau này, Gấu mới ngộ [độc] ra được, có liên quan mắc mớ với nhau:
cả ba lần
nghe, là đều thấp thoáng hình ảnh của cô bạn ở đâu đó!
Nous qui vivons à l'
"ère de l'Épilogue", sur les ruines de l'Auschwitz et du Goulag,
devons-nous "réapprendre à être humain"? Faut-il inventer un nouvel
humanisme?: Chúng ta sống thời kỳ Chung Cuộc, trên những điêu tàn của
Lò Thiêu
và Lò Cải Tạo, liệu chúng ta phải lại học làm người? Phải phát kiến ra
một chủ
nghĩa nhân bản mới?
Francois L'Yvonnet
phỏng
vấn Steiner, trong Man Rợ Dịu Dàng, La Barbarie Douce, thực
hiện tại
Paris, ngày 3 Tháng Hai, 2000.
Tôi nghi rằng Steiner
cũng
tiên đoán ra được sự xuất hiện của con bọ VC, hay hiện tượng Chúa Sẩy
Thai. Ông
viết, chủ nghĩa Marx không giản dị chỉ là một lầm lẫn, mà nó còn là một
đánh
giá quá cao, hơi bị quá chắc mẩm có tính cứu thế [une surestimation
messianique], về những khả năng của con người, [đúng theo cái kiểu của
mấy ông
VC: Với sức người sỏi đá cũng thành cơm]. Theo ông đây là từ tư tưởng
Do Thái
giáo mà ra. Người Do Thái đã từng lầm lẫn với Chúa Ky Tô, [Le Juif
s'est trompé
avec le Christ], như nó lầm lẫn với Karl Marx... Nó cứ luôn luôn lầm
lẫn, tất
cả là do, nó đánh giá quá cao con người.
Cái họa con bọ VC
theo Gấu
là do những "chúng ông" đánh giá quá cao "chúng ông", chứ
không phải đánh giá quá cao con người, hay nói riêng, con người Việt
Nam.
Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong
ý nghĩa, "chống lại" nó.
Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó, như là phần đời đáng
thương
nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?
NQT: Thư gửi bạn ta
*
Cái kiểu nhìn
TCS, như 1 tên VC nằm vùng, hoặc quá hèn nhát, bợ đít VC, qua tên đại
diện cho
Bắc Bộ Phủ ở phía Nam là Hồ Tôn Hiến… sau 1975 như ở một diễn đàn [DM]
qua mấy đấng
như NDT, thí dụ, theo Gấu, là do quá thiếu sự tưởng tượng, [theo cái
nghĩa, hận
thù là do thiếu sự tưởng tượng mà ra], đố kỵ, ghen tài….
Không kể một độc giả bình
thường, thử hỏi trong số những kẻ chửi TCS mà đã từng nhi
nhô viết văn, làm thơ, soạn nhạc, có tên nào có tác phẩm cho ra hồn?
Hơn thế nữa,
đúng như Steiner phán, âm nhạc là cõi vượt quá xấu tốt, thiện ác, làm
sao lại kéo
nó xuống cái cuộc tranh luận không hề bao giờ chấm dứt giữa Quốc &
Cộng cho được?
TCS quả đúng
là 1 tên VC, theo nghĩa đẹp nhất của nó, như những đoạn trích dẫn ở
trên cho thấy.
Ngay cả khi TCS nhìn ra cái xấu, cái thất
bại của cuộc thống nhất, thì ông vẫn còn mong phép lạ xuất hiện, vì ông
nghĩ,
không thể nào “xoá đi làm lại” được.
Còn cái chuyện
TCS đi Mẽo chơi như cô em nói, là do sức khoẻ TCS không cho phép, là
nhảm. TCS
không đủ dũng lược để mà qua Mẽo đối diện với quá khứ mê VC của ông!
Có lẽ anh
cũng đồng ý đây là một vinh dự rất lớn, chẳng riêng cho anh Sơn mà cho
cả đất
nước Việt Nam.
TVT [DM]
Cái vụ Bob
Dylan đến Việt Nam theo G chẳng phải là 1 vinh dự rất lớn cho cả đất
nước Mít,
và nó làm G lại nhớ đến trường hợp bài thơ Tẩu Khúc của Thần Chết của
Paul
Celan, được đám Nazi mê quá, vì nó làm chúng dịu đi nỗi đau nỗi nhục Lò
Thiêu.
Mỗi lần nghe Thần Chết ru mãi ngàn năm là chúng ngủ được, như TCS mỗi
lần đi 1
ly cay vậy!
*
Lý do chính
của danh vọng tức thời - một điều sau này Celan ân hận và gần như loại
ra khỏi
cuộc đời của ông - đó là từ một bài thơ "lạ thường" mà ông làm liền
sau khi chiến tranh chấm dứt, "Todesfugue", "Tẩu Khúc của Thần
Chết". Thực ra bài thơ lần đầu xuất hiện trên báo Romanian, do một
người bạn
của Celan dịch, mặc dù bản thân ông có thể làm điều này. Tên của bài
thơ khi được
dịch là "Tangoul Mortii", "Điệu Tango của Thần Chết". Không
phải Celan là người đầu tiên đặt tên bài thơ của ông là "Tango của Thần
Chết",
một tên sĩ quan SS cũng mơ mộng, và đã từng ra lệnh cho một dàn nhạc Do
thái ở
một trong những trại tập trung soạn và chơi bản nhạc có tên như vậy.
Cũng vẫn
điệu Tango đã từng được chơi tại Paris khi Celan ở đó vào đầu năm 1939.
Ban nhạc
sau đó đã phục vụ Hitler và Goebbels, cả hai đều thích điệu Tango, thay
vì Jazz
của New York, bị coi là thoái hóa.
Cho dù Tango
(văn minh Mỹ châu La tinh) hay Fugue (văn hóa âm nhạc Đức), bài thơ
khác thường
của Celan không như bất kỳ một "cái gì khác" - một nghệ phẩm thực sự,
nguyên sơ nào cũng bắt buộc phải như vậy - không giống ngay cả những
điều ghê tởm
mà nó đã diễn tả, hoặc nó từ đó mà ra. Không phải bài thơ đã "chuyên
chở"
những điều ghê tởm "bầy ra đấy", nhưng nó tạo nên một viễn ảnh tuyệt
đối, của riêng nó, về chúng: Bắt buộc phải như vậy, thi ca vĩ đại "đẻ
ra" thế giới của riêng nó.
Chúng ta có
quyền nghi ngờ, có một nghịch lý ở đây. Có một điều đáng nghi ngờ về sự
"thành công mang tính đại chúng" của bài thơ "Tẩu Khúc của Thần
Chết" ở Đức, sau khi chiến tranh chấm dứt, đặc biệt trong giới trẻ, trở
thành trò thờ phụng, sùng bái.
Auden đã từng
nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm chuyện thơ của người đó được
sử
dụng như là trò phù thuỷ." "Tẩu Khúc của Thần Chết" đã đem đến
cho người Đức một niềm khuây khỏa "lớn lao, kỳ diệu", ngang xứng với
khôi hài đen, một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng thời: "Người Đức
sẽ
chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do thái về Auschwitz." Nhưng bài
thơ, chính bài thơ, trong sự thăng hoa tuyệt vời, hoàn toàn dửng dưng
trước tất
cả những phản ứng "ngoắt ngoéo", và luôn cả những đáp ứng của trái
tim con người.
Tác giả của
nó không được may mắn như vậy.
Trong những
lần nói chuyện sau đó ở Đức, về thơ ca của ông, Celan đã kết hợp mọi
trò lịch sự,
nhũn nhặn qua một lời nhắc nhở "sắc bén" rằng, tính "hài
âm", thuận tai, của thi ca truyền thống Đức, trong những năm chiến
tranh
đã có thể, "nhiều hay ít không bị bực bội, gây rối, để rong ruổi cùng
với
những điều ghê tởm nhất." Tính hài âm trong thơ của riêng ông không như
vậy.
Nó "đã là" sự bực bội, điều gây rối. Và tuy nhiên, bằng một sự khôi
hài khủng khiếp, cao độ, nó cũng có thể để cho sự bực bội nằm an nghỉ ở
trong
trái tim, trong tâm hồn người Đức, những người có thể "suy cảm" tội lỗi
của họ một cách tuyệt vời, chẳng đau đớn một chút nào, thông qua môi
trường đại
chúng của bài thơ.
Chẳng có
gì là ngạc nhiên, nếu sau đó Celan từ chối, không cho phép sử dụng bài
thơ
trong những bài đọc, hay được in lại trong trong tuyển tập thi ca phổ
thông.
Cũng chẳng có gì là ngạc nhiên, khi ông cảm thấy khốn khổ khốn nạn, mỗi
lần
thăm viếng nước Đức, và được đón rước rộn ràng, được ca tụng và trao
bằng khen,
giải thưởng. Ông tự cảm thấy ông là một người Do thái đã được "thuần
hóa", một người mà thơ ca nổi tiếng làm cho người Đức cảm thấy thoải
mái
hơn: tệ hại hơn thế nữa, thơ ca của ông đã được "hạ cấp hóa", trở
thành một loại nhạc pop. Thế hệ trẻ có thể nghe, vừa mua vui, vừa chọc
quê, vừa
dễ dàng kết án đám đàn anh của họ.
Mẹ có đau khổ không thưa mẹ Mít?
Thế hệ
trẻ có thể nghe, vừa mua vui, vừa chọc quê, vừa
dễ dàng kết án đám đàn anh của họ.
Thảo nào đám
VC con, VC cháu mê TCS như điên!
Ðó cũng là lý do nhà nước VC vinh danh TCS, để cho đám con nít quên đi
những cú
chống đối, ly khai, những người "vấp ngã" như Lê Công Ðịnh!