|
Về
Nhà 2010
Looking For Laos
Tìm Xứ Lào
Blog Đoàn Nhã Văn
Chúc mừng.
Trân trọng giới thiệu.
Tin Văn/NQT
đâu phải một
thứ mưa ô-buy
vào thành phố
Chúng
ta có ít trang sách quá
về Hà Nội.
Nguyễn Tuân phán, nhân đọc
Nguyễn Huy Tưởng.
Trong
nước đang ì xèo về Hà Nội.
Anh 'đầu bạc' lôi cả Nguyễn Huy Tưởng ra mà nức nở, nhưng đúng ra, 'cỡ'
như anh, phải
nhắc tới 1 người viết bảnh nhất về Hà Nội.
Bảnh nhất, theo cả nghĩa hiện đại nhất,
đương thời nhất, nghĩa là trong cái nghĩa 'đi hay ở đều là chọn lựa
miễn cưỡng, chia lìa, hoặc cái chết.'
Thanh Tâm Tuyền.
Và tất nhiên, thơ
nhất:
Cả hai tập thơ Tôi không còn cô độc, và Liên Đêm, là về Hà Nội. Về Liên
Sau ông anh, tới thằng em. Là
GNV.
Gấu nhớ Hà Nội.
Còn TTT không thể quên Hà Nội.
Có khác.
Anh Môn
Hà Nội
là cái quái gì!
Tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hà
Nội khi về
Thanh Tâm Tuyền
Le
Grand Maulnes (1913), Mặc
Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác
phẩm, cũng
nổi tiếng chẳng kém. Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong Thần
Cuối Cùng
Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott
Fitzgerald đã
từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby? “Bạn nào biết, làm ơn viết thư
cho tôi
hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác
giả, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là bản gốc cho nhiều tác giả -
nổi tiếng,
lẽ tất nhiên - thí dụ như Fowles, nhà văn Hồng Mao có cả một câu lạc bộ
riêng,
gồm những độc giả mê ông. Với ông này, Anh Môn có tên là Miền Đã Mất,
The Lost
Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư
vào năm
1911 của Alain-Fournier:
"Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi
nó bị
thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền
diệu làm
thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”.
[I like the marvelous only when it is strictly
enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].
Fowles
viết: Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh
Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc
hơn nhiều,
nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu nó.
Đúng là
ao ước về một độc giả lý tưởng, người
yêu lý tưởng: Hãy chiêm ngưỡng, nhưng nhớ đừng tra hỏi. Như thể họ sợ
rằng,
“sờ” vào đó, hoặc quá nữa, mở nó ra, là một việc làm báng bổ, phạm
thánh! Một
cuốn sách như thế, một nhan sắc như thế, là để thờ phụng chứ không phải
để sàm
sỡ!
Tuy
nhiên, Fowles nói, nếu độc giả Anh ngữ,
muốn tìm hiểu, có thể đọc cuốn “Anh Môn”
của Robert Gibson, trong loại sách hướng dẫn đọc những bản văn tiếng
Pháp, của
nhà xb Grant and Cutler, London, 1986.
Le Dur
Désir De Durer: Ao ước cươnng cường trường thọ
Frédéric
Beigbeder truy tìm
nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp đầu ngữ “de”, “de” là từ
tiếng
Latinh “siderere”: ngôi sao. Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi
sao đã
mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi với”, nhưng
chẳng bao
giờ bắt kịp. Và đây chính là thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không
phải một
cuốn sách. Tôi là một giấc mộng.
Như tác
giả của nó, đã viết
cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm 1910: “Je cherche l’amour”
[Tôi tìm
tình yêu].
Ở miền
nam, Anh Môn có một vị trí giống như
Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ
Joseph
Huỳnh Văn mê cuốn này lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao
giờ bắt
gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội! Người tình mà bạn tôi tìm
kiếm, là Hà
Nội, theo như tôi hiểu được, qua lời kể của bà xã của anh, Chị Văn, qua
một lần
trò chuyện viễn liên, sau khi Gấu tôi được tin anh mất, và xin được số
điện
thoại của gia đình. Gia đình không còn ở con hẻm đường Trương Minh
Giảng, gần cổng
xe lửa số 6 nữa, mà rời về Phú Nhuận. Cô con gái lớn đã lập gia đình,
và hiện
đang ở Mỹ.
Chị cho
biết, thời gian trước khi mất, anh
Hiến [Joseph Huỳnh Văn] vui lắm, chứ không như những ngày đó đâu. Bạn
nhiều
lắm, nhất là mấy anh trẻ, rất mê thơ, và rất quí mến anh Hiến. Họ định
ra một
tạp chí Thơ, y như hồi các anh làm tờ Tập San Văn Chương, nghĩa là kéo
nhau ra
quán tối ngày. Anh Hiến mất cũng tại một quán cà phê. Chị bùi ngùi nói,
anh có
bịnh tim, đang ngồi nói chuyện gục xuống, giá mà mấy người bạn để anh
nằm nghỉ
thoải mái, và thoa bóp cho anh, thì chắc không sao. Họ cuống lên chở
vội tới
một tay bác sĩ, tay này sợ trách nhiệm, hối chở ngay tới bệnh viện, dọc
đường
anh mất… À, mà anh biết không, anh Hiến có một bài thơ về Hà Nội.
Tôi hỏi: Anh Hiến có ra Hà
Nội lần nào, chị nói chưa.
Hỏi bài
thơ, không có. Không
có chứ không phải không còn. Và nói có, thì bài thơ cũng chỉ ở trong
đầu anh
Hiến…
Chuyện
như thế này:
Vào những ngày anh Hiến như
sống lại, nghĩa là anh lại có hứng làm thơ, anh cứ lẩm nhẩm ở trong
đầu, một
bài thơ về Hà Nội. Lâu lâu, hứng lên, giữa đám bạn bè mới quen, anh đọc
một,
hoặc hai câu. Nghe họ kể lại, hay lắm. Nhưng hỏi xong chưa, anh nói
chưa xong,
chưa được…
Rồi anh mất, và bài thơ đi
luôn cùng với anh.
Lạ một
điều hỏi mấy anh từng
nghe anh đọc, một hay hai câu mà họ nói là hay đó, chẳng ai nhớ, dù chỉ
một từ,
một hình ảnh….
Nghe kể lại, tôi biết, anh nhớ tới thằng bạn
Hà Nội đã đi xa, và những ngày đầu hai đứa quen nhau, khi làm tờ Tập
San Văn
Chương.
Cũng là những ngày hai đứa luôn nói về Thơ,
Và, lẽ tất nhiên, về Huế.
Và Hà Nội.
Frédéric
Beigbeder viết: Có
thứ tình kiểu cách, có thứ đam mê lãng mạn. có thứ tình thăng hoa kiểu
Stendhal; Alain-Fournier sáng tạo ra cú sét đánh một chiều (coup de
foudre
unilatéral). Ngay một khi hai chiều, nó trở nên chán ngấy! Yêu thì đẹp,
nhưng
trường kỳ được yêu, là không thể chịu đựng nổi. Trong một cặp như vậy,
một
người đau khổ, và một người buồn bực.Tốt nhất, nên làm kẻ đau khổ,
nghĩa là kẻ
đi tìm tình yêu, chứ đừng làm một kẻ buồn bực.
Và như tất cả những cuốn tiểu
thuyết dành cho tuổi mới lớn: chúng đòi hỏi một điều thật là ác nghiệt,
rằng,
những kẻ đẻ ra chúng tôi, phải chết trẻ. Kẻ Xa Lạ của Camus, Ông Hoàng
Nhỏ của
Xanh-Tếch, Boris Vian, năm 39 tuổi, Raymond Radiguet, 20 tuổi…
Alain-Fournier,
trung uý, tử trận năm 28 tuổi, tại khu rừng Saint-Rémy, ngày 22 tháng
Chín năm
1914.
Fowles
đọc Anh Môn hồi còn
trẻ, và sau này, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của riêng mình,
Magus, dưới
bùa chú của Anh Môn [“ảnh hưởng rất nhiều bởi Anh Môn”: very much under
its
influence, như ông viết trong tiểu luận nói trên]. Hơn thế nữa, ông
hành hương
tới những thánh địa, của cả hai, cuốn sách và tác giả của nó. “Nói gắn
gọn, tôi
trở thành một cây si, lúc nào cũng cảm thấy mình gần gụi với
Alain-Fournier
hơn bất
kỳ một tiểu thuyết gia nào khác.”
Cũng là thường tình, theo
ông, bởi vì đây là một khía cạnh thuộc bùa chú của một cuốn sách mà bạn
đọc vào
lúc mới lớn, và bị nó hớp hồn. Sau này, cho dù bạn cay đắng khắc nghiệt
hơn,
trong cách đọc của mình, nhưng chẳng thể nào nặng lời với mối tình đầu
tuyệt
vời đó. Tôi nhắc lại, đây chỉ là một khía cạnh của bùa chú, bởi vì,
trong rất
nhiều trường hợp, khi đọc lại một cuốn sách mà hồi nhỏ bạn đã từng say
mê, bạn
ngạc nhiên về chính mình, một cuốn sách dở như vậy, mà cớ sao…
Con gái thấy chó đái cũng cười: Vấn đề trên thực
sự không liên quan tới văn chương mà tới tuổi đầu đời, khi con người
[còn] ngạc
nhiên vì sự tự nhiên của sự vật: thời đại hoàng kim của nhà văn đếch
cần văn
chương [écrivain sans littérature]. Nếu ao ước có nghĩa là ao ước một
vì sao đã
mất, điều mà Fournier chỉ ra, chính là một trong những phát giác cay
đắng nhất
của tuổi trẻ. Cái cô con gái nhìn chó đái cũng cười, vào một buổi tắm
sông, cảm
thấy, rồi nhìn thấy một dòng nước nong nóng, hồng hồng chảy từ trong
mình xuống
hai bên đùi, biết rằng mình đã ra khỏi tuổi thơ, và biết thêm một điều,
về sự
mất mát do thời gian trôi qua đi và không hề trở lại, rằng không thể
tắm hai
lần trong một dòng sông… Đó là cái tuổi mà chúng ta biết rằng chúng ta
chẳng
thể làm mọi điều mà chúng ta mơ mộng, rằng nước mắt là bản chất của mọi
chuyện
ở trên đời, “buồn hay vui đều cần tới nó” như cô viết trong truyện ngắn
Những
Dòng Sông [Thảo Trần]…. Nói gắn gọn: đột nhiên, chúng ta nhận ra rằng
cái
nghịch lý đen thui, khốn khổ khốn nạn nằm ở ngay trái tim của phận
người: thoả
mãn ao ước là cái chết của nó [… that the satisfaction of the desire is
also
the death of the desire].
Em cứ
hẹn nhưng em đừng đến…
nhé!
Như bài thơ mang theo cùng
chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới
được…
Merde!
NQT
Góc Hà Nội
Nhưng,
phải là... BHD, phán, thì
mới hết ý về Hà Nội, về những kẻ không còn Hà Nội:
Mi đâu có yêu thương gì ta.
Mi thương một đứa con nít, 11 tuổi, là ta, từ đời thuở nào, và, Hà Nội
của mi ở
trong con bé con đó.
*
Anh nhớ em
cùng một lúc với thành phố
với những con đường anh đi qua một lần
để đến nhà em anh băng ngang một vườn hoa vắng
(lần trở về anh ngồi xuống ghế dài
nếu là buổi chiều quạnh hiu mây lá mùa thu)
một phố bình dân có chợ và những quán ăn
giản dị như trang nhật kí của anh
ngày bắt đầu yêu em
Nét cong môi
hồng mắt tình cờ
ngực hoa yếu đuối
những miền không gian được gọi qua
tình yêu không thẹn thùng
đâu phải một thứ mưa ô-buy vào thành phố
năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh từ ngõ Hội vũ
bao nhiêu đường tình tự ga Hàng cỏ
nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
tà áo bàn tay hương trẻ con
hoàng hôn tỉnh
kim khí khua trong bước trở về nhà cửa
sự vắng mặt không thể lâu hơn nữa
thù nghịch tan vào hơi thở
trong giấc hôn mê thôi khóc tiếng mèo đêm
tình yêu mầu nhiệm hoàn thành
vĩnh viễn
Liên
những bài thơ tình thời
chia cách
TTT
*
Hà Nội-Hà Nội
Tác phẩm
của GNV & Thảo Trần tại thư viện
do thân hữu TV tặng
Tks. NQT
@ home
@ Wasaga
Beach
Lạc hà
dữ cô vụ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất
sắc
Ráng
chiều rớt xuống cùng vào
lúc cánh cò đơn chiếc bay lên
Mặt nước hồ và trời dài thăm thẳm cùng một mầu
Ráng
chiều trôi theo cánh cò cô lẻ,
Màu nước thu xen lẫn với màu trời.
HNC
dịch
Nguồn
Ui
chao, dịch thế này sợ hết
mẹ mất mùa thu, dù mới chớm!
GNV đang tính đi một đường về hai câu thơ thần sầu trên, nhân một cái
tin buồn,
về một người bạn rất thân của cô bạn, mới mất.
Và về câu thơ của Gấu,
làm vào
những ngày gặp lại cô bạn nơi xứ người, lấy hứng khởi từ hai câu
thơ
trên, và, sau đó, đã đi thêm một đường diễn dịch trong bài viết Dạ Vũ Ký Bắc:
Phương
Nghi lúc nào cũng vội
vội, vàng vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở
trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô cùng
một mầu
NQT: Sinh nhật
Mấy câu
trên, lấy ý từ Đằng
Vương Các Tự, của Vương Bột, một trong tứ trụ, thời Sơ Đường
Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu
thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Trần
Trọng San, [trong cuốn
Hán Văn, nhà xb Bắc Đẩu, lần in thứ bẩy tại Canada],
dịch là:
Ráng chiều rơi
xuống cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo
dài một
sắc.
Trong
nguyên tác, động từ
"bay", "phi", chỉ dùng một lần, để tả hai vật cùng bay một
lúc, tề phi, một, từ dưới bay lên, và một, từ trên rơi xuống.
Thành thử TTS, tuy đã nhận ra
cảnh tuyệt vời này, dịch "ráng chiều rơi xuống", nhưng sau đó, ông
lập lại động từ bay một lần nữa, trong "đều bay", hỏng!
Theo
Hai Lúa, câu dịch đại
khái phải như thế này:
Ráng chiều rơi xuống cùng lúc
với cái cò đơn chiếc kia bay lên.
Bởi vì, phải cả hai cái bay
như thế, mới nối liền một dải, như câu sau cho thấy:
Hồ Thu cùng Trường Thiên -
nhờ ráng chiều rớt xuống và cái cò cô đơn bay lên cùng một lúc - nên mới - cộng
được cả trời đất - trời đất từ nay xa cách
mãi - bỗng chốc được
liền lại - kéo dài thành một vạch - là nhất sắc mùa thu!
Câu thơ
của Hai Lúa, từ ý thơ
trên, nhưng, vì thiếu một cái cò đơn chiếc, mà thành ra dư ra... hai hồ thu.
Bởi vì có tới ba hồ thu, ở
đây.
Mùa Thu không ở đâu xa, [đâu
cần phải vội vội vàng vàng đi tìm], mà ở ngay trong đôi mắt của cô.
Hồ Thu và Đôi Mắt của cô cùng
một mầu.
Cái ý
"cộng thành
một", nhờ hai vật cùng bay, một xuống, một lên, làm người đọc liên
tưởng
tới cảnh người đẹp bay lên trời trong Trăm Năm Cô Đơn, và để tả nó,
Garcia
Marquez đã phải sử dụng những nấc thang vải, hay một cái thang vải kiểu
ốc
xoắn, như ông kể lại trong bài trả lời phỏng vấn.
Khi
viết tới đoạn Người Đẹp
Remedios bay lên trời, tôi loay hoay hoài, làm sao cho người đọc tin
nổi đây.
Bữa đó, tôi ra vườn và thấy người đàn bà vẫn thường tới lo việc lau
chùi, quét
dọn; lúc đó bà ta đang phơi những tấm khăn trải giường, và đang năn nỉ
gió:
"mày đừng thổi bay tứ tung những tấm khăn của tao nhe!", thế là tôi
vớ ngay lấy, và sử dụng những tấm khăn đang phất phơ trong gió kia, như
là cái
thang cuốn, nhờ đó Người Đẹp cùng bay lên trời với chúng. Đó là cách
tôi làm
cho độc giả tin. Đối với bất cứ một nhà văn, vấn đề là, độ khả tín. Bạn
có thể
viết bất cứ điều gì, chừng nào còn tin được.
Garcia Marquez trả lời phỏng
vấn báo Paris Review về chuyện
nghề
Nói một
cách khác, tất cả
những toan tính trên đây, của thơ, của thi sĩ, là để giải cho được lời
trù yểm
của... Tản Đà.
Trời
đất từ này xa cách mãi
Đọc Thơ
Đường, sững sờ trước
cái đẹp của nó, Hai Lúa lẩn thẩn, cứ nghĩ tới cái đẹp của một thời La
Hy, như
Lukacs đã từng phán về nó. Thơ Đường, giống như Hùng Ca của Tây Phương,
là một
Cái Đẹp khép kín, tròn trịa, con người không sao thay đổi chi được, mà
chỉ có
thể chiêm ngưỡng.
Trong Thơ Đường, chưa có cái gọi là tâm thức lưu
vong, chỉ
xuất hiện sau đó, cùng với tiểu thuyết. Nếu Đỗ Phủ có nói tới cái khổ
làm
người, ông cũng không hề phát giác ra nỗi cô đơn của nó, một khi những
thần thi
như Lý Bạch đã nhẩy xuống sông ôm vầng trăng mà... tịch!
Nếu
tiểu thuyết là để diễn tả
cõi không nhà siêu việt, thì thơ sẽ là căn nhà của một cõi không nhà
siêu việt
đó!
Trong Lý thuyết về Tiểu
thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ.
Nếu thế, Thơ, sau Thơ Đường
có nghĩa: Bị trục xuất ra khỏi thơ Đường?
Thơ là một cõi lưu vong khi
không còn…. thơ Đường?
NQT
Cái hỏng nhất, của câu dịch của
‘Huỳnh huynh đệ’, là đã không nhận ra, chỉ hai câu trên, diễn ra 1
trường song đấu
giữa ‘nhất thời’ và ‘vô cùng’: hình ảnh thoáng qua mắt con người, ráng
chiều rớt
xuống cùng lúc cánh cò cô đơn bay lên
đấu với
vs
mầu xanh vô cùng của mặt
nước hồ thu kéo dài đến suốt bầu trời!
Nhưng
thiếu anh cu lùn Richie, tức là thiếu sự hiện diện
của con người, thua!
Nên nhớ,
'tương truyền', Vương Bột làm 2 câu trên
khi mới 7, hay 8 tuổi!
Có thể nhỏ hơn!
Tưởng
nhớ Thảo Trường
Qui
a peur de Slavoj
Zizek?
Ai lèm
bèm về chủ nghĩa toàn
trị đó?
Nhìn lại chủ nghĩa toàn trị.
Đúng ra
phải nói, một cách
nhìn mới, về một chủ nghĩa đã cũ, bởi vì cuốn sách GNV giới thiệu sau
đây,
"Người nào nói chủ nghĩa toàn trị đó?" (Did someboby say
totalitariarism?, nhà xb Verso, London, in lần đầu năm 2001) của
Slavoj Zizek,
gồm 5 tiểu luận, là một nghiên cứu chủ nghĩa toàn trị, như là một mạng
nhện
những anh em bà con của nó. Kết luận cuốn sách mà tác giả đưa ra thì
thật đầy
tính gây hấn: Nếu chi tiết là cái tối hậu [lấy ý từ câu, "Nếu không
phải
Thượng Đế, thì là Quỉ, nằm trong chi tiết", GNV ghi chú], như vậy, Quỉ
không hẳn nằm ở trong chi tiết của cái tạo thành chủ nghĩa toàn trị,
cho bằng
nằm trong cái tạo thành chính cái chỉ danh của sự đồng thuận tự do dân
chủ.
(The devil lies not so much in the detail of what constitutes
totalitariarism
as in what enables the very designation totalitarian: the
liberal-democratic
consensus itself).
Shostakovich: Lề
phải hay lề trái?
WHOSE
SIDE WAS SHOSTAKOVICH
ON?
by Alex Ross, The New Yorker,
March 20, 2000
How did
Shostakovich's music
survive Stalin's Russia?
BY ALEX ROSS
On a
January evening in 1936,
Joseph Stalin entered a box at the Bolshoi Theater, in Moscow. His
custom was to take a seat in the
back, just before the curtain rose. He had become interested that month
in new
operas by Soviet composers: a week earlier, he had seen Ivan
Dzerzhinsky's
"The Quiet Don," and liked it enough to summon the composer for a
conversation. On this night, the Bolshoi was presenting "Lady Macbeth
of Mtsensk,"
a dark, violent, sexually explicit opera by Dmitri Shostakovich. Stalin
enjoyed
himself less. After the third act-in which tsarist policemen are
depicted as
buffoons who arrest people on hastily fabricated pretexts-the Leader
conspicuously
walked out. Shostakovich, who had been expecting the same reception
that Stalin
gave to Dzerzhinsky, went away feeling, he said, "sick at heart." Two
days later, Pravda published an editorial under the headline "MUDDLE
INSTEAD OF MUSIC," which condemned, Shostakovich's opera outright.
"From the first minute," the anonymous author wrote, "the
listener is confused by a deliberately disordered, muddled stream of
noise." The composer was playing a game that "may end very badly".
Bashevis Revisited
Harold Bloom
Some of
the short stories of
the impenitent Bashevis will survive, though I am wary of selecting
them. The
ones I like in Yiddish, such as “A Friend of Kafka” and “Blood,” do not
please
me in English, and those that seem to work in translation alienate me
in the
original, one being “Short Friday.” My friends and students seldom
agree on
particular stories and I cannot resolve their perplexities.
In a
larger sense I uneasily
concede that Singer cannot be dismissed. In his own very enigmatic mode
his
work subtly reacts to the Shoah even as he overtly appears mostly to
evade it.
There is no way to confront that horror aesthetically. Only indirection
can
hope to convey response and Singer became a master of intricate
evasions, too
endless throughout his work to enumerate.
No
Yiddish writers who
survived after 1945 could be anything but witnesses whether or not they
had
suffered experientially. What Baudelaire termed aesthetic dignity, by
which he
meant a quality transcending mere content, cannot be denied to Singer,
however
unpleasant I find him. Bashevis revisited is a necessary obligation for
those
who have no desire to abandon their Jewish identity.
September
20, 2010 12:30 p.m.
Witness of
Poetry
Tờ TLS số
Sept 10, 2010 có bài về Milosz và Brodsky, “Causework”, với cái tiểu
tít, ‘quyền
của nhà thơ trong thời không tưởng’, the poet’s authority in the age of
utopia.
Đây là một bài điểm một số sách mới xb và một cuốn phim chuyển thể cái
thư của
Brodsky viết về hai đấng sinh thành, trên TV đã từng dịch Một căn
phòng rưỡi.
Bài này tuyệt, và phần nào đó, trả lời câu hỏi liên quan đến HC và thái
độ của
ông trước nhà cầm quyền.
Những
nhà thơ trữ tình sẽ trở
nên ra sao, một khi thay vì phục vụ nàng thơ, ‘service to the muse’,
thì phục
vụ nhà nước, 'service of the nation'? Liệu cái thứ thơ trữ tình, như
của… cô Tú, thí dụ, vượt ra khỏi biên
cương, và
vươn tới cõi xuyên quốc gia, transnational ? Liệu những nhà thơ, ngay
cả khi
lưu vong, trốn thoát, escape, cái bản đồ tinh thần, the mental mape,
của quê hương mẹ đẻ? Đó là một số những câu hỏi mà một vài cuốn sách
mới xuất
bản, đề ra, kể cả cuốn phim chuyển từ tiểu luận, đúng ra, thư của
Brodsky, viết
về ông bô bà bô của mình, Một Căn
Phòng Rưỡi. Vượt lên trên tất cả, là những
toan tính trầm trọng, serious, nhằm tìm hiểu liên hệ của nghệ thuật thơ
ca với
cuộc sống của những thi sĩ.
Sau khi thoát khỏi Auschwitz,
Primo Levi
còn phải trải qua một cuộc hành trình gian khổ trước khi về được tới Turin quê nhà
vào tháng
Năm năm 1945. Có được là người xuất bản vào năm 1947 nhưng
không mấy
được chú ý, cả chục năm sau đó nó mới được “phát hiện” và nhanh chóng
trở thành
một hiện tượng lớn của văn chương thế giới. Primo Levi còn là tác giả
của không
ít tác phẩm văn học khác. Năm 1987, ông tự sát tại nhà riêng, cái chết
của ông
cho đến giờ vẫn được coi là một bí ẩn.
+ Còn nhà văn người Hung: Kertész Imre, cuốn tiểu thuyết cũng kinh
điển, Không
số phận.
Blog NL
*
Sự bặt
tiếng của Levi trong
nhiều năm, 1 phần là do tụi Tây mũi lõ, không chịu nổi ông, 1 phần là
do số phận
của Levi, nó như vậy!
Còn
Kertez, ông còn phải chịu
thêm chủ nghĩa toàn trị, xong, mới nhẹ tội!
"Auschwitz must have
been hanging in the air for a long, long time, centuries, perhaps like
a dark
fruit slowly ripening in the sparkling rays of innumerable ignominious
deeds,
waiting to finally drop on one's head." (from Kaddish for a Child not
Born, 1990)
[Auschiwitz còn treo lơ lửng hàng hàng thế kỷ, như một trái đen, từ từ
chín đỏ
nhờ hằng hằng những tia nóng của những chiến công nhục nhã, và sau cùng
rớt
trúng đầu bạn]
2002 Nobel Laureate in Literature…
for writing that upholds the fragile experience of the individual
against the
barbaric arbitrariness of history
[Trao giải Nobel văn chương 2002... vì cố níu cái kinh nghiệm mỏng manh
của một
cá nhân nhằm chống lại cái tùy hứng man rợ của lịch sử].
Cả hai vòng hoa
trên đều có thể áp dụng vô xứ Mít.
Chỉ thiếu có cái
giải Nobel văn chương.
Thôi đành an ủi bằng
Nobel Toán vậy.
Tks me-xừ NBC!
Phải có một mắc mứu
‘cốt tuỷ, chết chóc, thánh thiện, ma quỉ…’, giữa Cái Ác Bắc Kít,
từ đó,
đẻ ra Cái Đẹp NBC!
Ngô
Bảo
Châu, Nobel Toán
On Poetry
The Age of Citation
By DAVID ORR
Published: September 17, 2010
Ngô
Bảo
Châu, Nobel Toán
Linda Lê :
“J'aime que les livres soient des brasiers"
Tuổi thơ
của bà trải qua tại
quê hương của bà, là Việt Nam.
Văn chương là thế nào đối với bà, khi đó?
Tôi luôn luôn cảm thấy rất xa
lạ đối với Việt Nam,
do sự học hành trong tiếng Pháp, do cung cách, cách ứng xử của tôi,
luôn luôn
dụt dè, thụt lui. Chị em tôi, và tôi hoàn hoàn không giống những đứa
trẻ ở đó.
Chính là cái cảm giác cô đơn, cách biệt thật xâu sa đó đã khiến tôi bỏ
chạy,
vượt thoát, thật sớm sủa, qua những cuốn sách. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi
đã phát
triển một thứ ham muốn, đói thèm đối với tất cả những gì ở cách xa tôi,
những
gì có vẻ thật khổng lồ, quá khổ đối với tôi.
Thí dụ?
Những tác phẩm của Victor
Hugo, khổng lồ đối với tôi! Từ mê mẩn vóc dáng khổng lồ ở nơi Hugo, tôi
mò qua
tính khí bạo phát, nổ như tạc đạn, ở nơi thiên tài sáng tạo người
tchèque,
Ladislas Klima. Với ông này, cũng lại là một sự trái ngược hẳn với con
người
của tôi, vốn rất ư dịu dàng, đôi khi vẫn có những khoảnh khắc căng
thẳng cao
độ.
Bà viết để bẻ gẫy, triệt
tiêu
sự căng thẳng, hay là để duy trì nó?
Duy trì chứ. Khi viết, tôi muốn
như đi trên một sợi dây căng thẳng, luôn luôn là vậy. Nếu đôi khi tôi
không hài
lòng và nếu tôi sửa đổi một số bản văn của những cuốn sách của tôi, thì
chính là
vì, vào những lúc đó, tôi không vượt qua được dòng điện cao thế, thì cứ
nói như
vậy.
Sợi dây căng thẳng, dòng
điện
cao thế, ở đâu ra vậy?
Tôi luôn có cảm tưởng là tiếng
Pháp gây khó cho tôi, nếu tôi không cố kiếm cho bằng được, cách viết
của riêng tôi. Viết
như thế, thường xuyên là một sự thử thách. Có khi tôi ngồi hàng giờ
đồng hồ, chẳng
kiếm ra, dù chỉ một từ vừa ý… và sau cùng bỏ đi lang thang, nổi quạo
với chính
mình, cho đến khi tìm ra ra từ. Tôi nhận ra chính là trong khi tản bộ
như
thế mà tôi tìm ra những ý nghĩ sáng ngời, trong chuyển động… Trong khi,
nếu cứ
ngồi lỳ ở bàn, vô phương. Tôi cần phải bước những bước lớn, chẳng thèm
nhìn
chung quanh, chẳng cần nhìn thấy gì, xoáy vào những ý nghĩ của mình.
Tôi luôn
luôn tự nhủ mình, phải là một bản văn phát hào quang, ‘phát sáng’, đó
là từ một
tôi thật mê.
*
La frange crantée de linda le
ressemble à
un casque corinthien (1)
Dịch giùm, cau tren, thoi.
Tks
Khoe luon: Cung mong vay.
*
La
frange diềm, tua viền crantée cắt khấc, cắt nấc de linda le ressemble à
un
casque mũ cát corinthien xem hinh casque corinthien : http://qc.images.search.yahoo.com/search/images?p=casque+corinthien&toggle=1&cop=mss&ei=UTF-8&fr=yfp-t-716
Kho thiet – phai biet an du -
Chac
giong nhu cai mu casque co nhieu tang.
Vao google xem cai mu corinthien nhu the nao, casque thoi Trung co.
(1) Dịch… tạm:
Cái riềm cắt khấc
của Linda Lê thì giống như một cái mũ cát thời Trung Cổ.
Có vẻ như người phỏng vấn muốn
diễn tả mái tóc của Linda Lê, và từ đó, ra hình tượng, một nữ kỵ sĩ
thời Trung
Cổ, chăng?
Coi hình:
CASQUE CORINTHIEN NOIR ...
Kỷ niệm, kỷ
niệm
Thì trang TV cũng rứa, đẩy hết
đời thực,
đời hiện tại vào 1 góc…. nhường chỗ cho…. BHD!
"Je serai
ta femme".
LH,
16.8.1967
... sự sống sót của chàng là
một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng
liêng: Chàng
vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Thời gian
Note: Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
*
Cuộc
Tình Bỏ Đi kết thúc không đến nỗi bi thảm
như Một
Chủ Nhật Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em
phải quên
anh ấy?
Đà lạt
*
Không ai kèn cựa với người đã
chết.
Mà em muốn nhắc để cám ơn anh.
Đã rèn luyện em trong cay đắng của đời.
Và đã thương yêu em như một Bà Trời.
Văn Tế
"C'est l'âge où tout le monde avait vingt-six ans," ["Đó là thời
mà đứa nào cũng 26 tuổi"], Gertrude Stein diễn tả những năm tháng tuyệt
vời băng đảng Mẽo của bà, những Fitzgerald, Hemingway, Pound... ở Paris.
Gấu cũng có thể nói như vậy, về
thưở mới lớn của mình, thập niên 1960, và
của băng
đảng 'tiểu thuyết mới' ở Sài Gòn.
Thời của Stein là 'thế hệ bỏ đi', bị cuộc chiến chê, còn của Gấu, sắp
bị cuộc
chiến làm thịt.
*
Thế hệ bỏ đi, cuộc tình bỏ đi.
Thế hệ bỏ đi, như Hemingway kể
lại, trong Paris
là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein
thường
sửa xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng
lắm trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay
này mắng thằng nhóc.
Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như
mấy ông
là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị
thương tổn,
không còn hoạt động được nữa.
*
Ui chao, xém một tí, là súng của Gấu cũng bay vào hư vô, trong vụ ăn
hai trái
mìn claymore ở bờ sông Sài Gòn!
*
Hình như là Fitzgerald, nói về mình và về Hemingway: Ông nổi tiếng vì
thành
công, còn tôi, vì thất bại.
Hề Charlot cũng đã từng nói tương tự, về ông và Einstein: Ông nổi tiếng
vì
chẳng ai hiểu ông, còn tôi, ai cũng hiểu.
*
Happy Birthday. Chúc đại ca viết càng ngày càng bảnh. NLV
Tks.
Tiện đây, xin thông báo: Tất cả
bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài
có tính giới thiệu, đều chỉ để sử dụng với tính cách cá nhân, [for
personal
use] và đều "free", xài vô tư, thoải mái.
Vì Gấu cũng trên bẩy bó rồi, nếu tính tuổi ta, thành thử cứ coi đây như
là,
"cho chắc ăn", sau những cú báo động hoảng như vừa rồi. NQT
*
Gấu dùng chữ "những", là vì bạn bè Gấu bị "hơn một cú" như
cú vừa rồi. Cú trước khủng khiếp hơn nhiều, xẩy ra ngay sau khi Bông
Hồng Đen
ra đi. Một ông bạn, trong nhóm bạn ở Cali,
thương tình, bèn mail cho Gấu biết tin. Tin Văn bèn đi một đường ai
tín, khiến
Gấu Cái càng thêm bực mình. Và bèn mail trả lời ông bạn, cho biết, ngay
sau khi
Gấu được ai tín, bèn xỉu, sẵn bịnh tim chơi bồi thêm, bèn phải chở đi
nhà
thương cấp cứu!
Anh bạn hoảng quá, và cũng ân hận, lỗi ở mình, nhưng bán tin bán nghi,
bèn phôn
cho một anh khác nữa, rất rành về mối tình của Bông Hồng Đen và Gấu.
Anh này gật gù, chắc đúng như thế đấy. Tao biết, thằng cha Gấu hồi đó
mê BHĐ
khủng khiếp lắm.
[Chính em LH cũng xác nhận chuyện này, bởi vì có lần Gấu hỏi, tại sao
"iêu" Gấu, em trả lời, tại vì anh thương em nhiều quá, thành thử...
tội nghiệp!]
Để tăng thêm trọng lượng cho lời tiên đoán của mình, anh kể chuyện, một
lần Gấu
nhờ anh trao giùm thư cho BHĐ, thời gian Gấu bị ông bô của em cấm cửa.
Gấu dặn,
vô, trao thư xong xuôi, rồi ra liền, báo cho tao biết, rồi có muốn ở
lại tới
giờ nào thì ở.
Anh ta vô, trao thư xong, gặp ông anh của LH, mải trò chuyện, rồi quên
luôn
thằng cha Gấu ở bên ngoài, khủng khiếp chờ đợi, cứ như chờ án tử hình!
Anh ta, lúc nhớ ra, thì đã ba, bốn giờ chiều, tức là lúc sửa soạn ra về.
Anh kể lại, tao ra ngoài đường, thấy mày ngồi trên chiếc xe đạp, tóc
tai dựng
đứng, trông thê lương không thể nào tưởng tượng được.
*
Nghe anh kể, Gấu nhớ ra liền. Hai thằng ăn sáng xong, là đi. Tới ngã tư
gần nhà
em, phía vườn Tao Đàn đi xuống gặp Gia Long, Gấu ngồi trên xe đạp chờ
tới... chiều.
Bữa đó, không chỉ mình Gấu lo, mà luôn cả anh bạn. Anh nói, tao đưa thư
cho nó,
nó không thèm cất đi, mà lại để ngay trên bàn, rồi ra lệnh, đó là lúc
đang dọn
nhà, từ Phan Đình Phùng lên, anh V. phụ em một tay, khiêng cái giường.
Tao vừa
sợ, vừa bực. Sợ ông via của nó bất chợt vô, vồ liền cái thư. Bực, vì em
của mày
coi tao như thằng hầu. Phụ một tay, khiêng cái giường cho em! Láo thế!
Sao không trao cái bực đó cho tao? Gấu thèm thuồng, hỏi lại!
*
Tao thèm được như
mày! Anh kết luận.
Thèm cái cảnh, râu tóc rựng ngược, mặt mày méo xệch?
Sướng chưa!
NKTV
Cái
đoạn trên, trích từ một
trang TV cũ, viết sau khi đọc cái mail của một anh bạn, hỏi, này, mày
chết chưa
đấy, bởi vì chúng tao, lũ bạn cũ của mày ở Cali, đọc một bài viết
của cái
tay biếm văn số 1 hải ngoại, trong đó, nó có nhắc đến một thằng NQT [có
mấy
NQT?], và thằng này, chết rồi!
Tếu
nhất, là cú đó xẩy ra đúng
vào những ngày sắp sửa tới sinh nhật của Gấu!
Thế là bèn nhớ đến cái lần
sinh nhật sau khi chết hụt mìn VC tại bờ sông Sài Gòn, được em ghé
thăm, ban
cho cái promise, ‘Je serai ta femme’, trên.
Hứa, chắc như đinh đóng cột
như thế, vậy mà sau này bỏ Gấu mà đi, chính vì thế mà có cảnh chạy theo
em khóc
nức nở, như biết trước, sau này sẽ phải khóc Sài Gòn! (1)
(1)
Nàng là
ai? Cái thành phố mà chúng ta đã
chọn lựa?
(Qui est-elle, cette ville que nous avions élue?)
Hãy chừa riêng ra cho anh, những vết
thương tình mà anh chia sẻ với Sài Gòn.
(Épargne-moi les blessures de l’amour partagé avec Justine).
Sài Gòn nghĩa là gì?
Còn một
anh bạn nữa, sau khi
nghe tin Gấu đi theo BHD, bèn mừng rỡ mà la lên, bảnh thật, đúng là nhà
văn nhớn,
vì trong đám chúng mình [anh viết mail trả lời 1 anh bạn], có thằng nào
có được
1 cái chết hách như thế đâu!
Qiu
Thầy
Vũ
Nhưng, liệu có ai
bị đẩy xuống tầu không nhỉ?
Ui chao, Gấu có
một kỷ niệm thật là tuyệt vời về một người bị đẩy xuống tầu, là bà cụ
thân sinh
của Gấu, những ngày tù cải tạo tại nông trường Đỗ Hoà, Cần Giờ, chiến
khu Rừng
Sát ngày nào.
Trại tù, đúng hơn,
nông trường
cải tạo Đỗ Hòa nằm ở giữa một vùng rừng tràm, như một cù lao giữa bạt
ngàn sông
rạch, vô phương trốn trại, ở phía bên kia con sông từ bến Sài Gòn đổ ra
tới Vũng Tầu.
Có một bến đò, ở bên này sông. Bà cụ Gấu mỗi lần đi thăm nuôi, là ra
bến tầu Sài
Gòn, lên con phà Cần Giờ, tới bến đò, xuống phà, ở đó có một cái ghe
nhỏ, đưa thân
nhân qua bên kia bờ sông.
Cho tới bây giờ, lâu lâu Gấu
còn mơ thấy, cảnh bà cụ Gấu lóp ngóp bò vào cái ghe nhỏ, vượt con
sông, nhiều
lúc sông cũng chẳng hiền lành gì, đi thăm nuôi thằng con trời đánh
không chết.
Thế
rồi, bữa thăm nuôi lần đó,
chẳng có con đò nhỏ nào hết! Tới khuya, Gấu nghe đám bảo vệ Trại bàn
tán xôn
xao, phà Cần Giờ bữa nay bị đám vượt biển cướp, lái mẹ ra tới Vũng Tầu,
rồi ra biển
lớn, thoát rồi!
Ui chao, Gấu nghĩ đến cảnh,
biết đâu bữa đó, bà cụ Gấu có mặt trên chiếc phà đó, và, như vậy là cụ
bị chúng
cưỡng ép xuống thuyền, cưỡng ép vượt biển mất rồi.
Ở nơi xứ người, nửa chữ tiếng
Anh không biết, làm sao cụ sống!
*
V/v
‘con sông chẳng hiền lành
gì.’
Bất giác lại nhớ cái lần cũng
đến gần 20 tên tù cải tạo như Gấu, thuộc một đội khác, buổi sáng sớm
hôm đó, vượt
sông, đi lao động ‘ngoài luồng’, nghĩa là, đi làm lén, cho những phi vụ
lén, hoặc
với một số gia đình thường dân cần lao động, hoặc với một cơ sở khác,
tạo quỹ đen
cho nông trường cải tạo Đỗ Hòa, GNV nghĩ, chắc vô túi mấy thằng cán bộ
Trại; và
ghe lật, chết tất cả.
Lạ, và
thật khủng khiếp, mỗi
lần nhớ, là Gấu nhớ luôn một điều, đó là một buổi sáng gần Tết, thời
tiết rất lạnh.
Thế là cứ Tết đến, hoặc cứ mỗi
lần lành lạnh, nhớ đến những ngày Đỗ Hoà, là, đôi khi, lại nhớ đến lần
chết hụt
đó.
Bởi vì,
giả như đội của Gấu được
trao phi vụ đó, nhỉ?
Thầy Chương
Hoàng Hạc
Lâu
Bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục
(Nam
Phong tạp chí - năm
1923)
Người tiên xưa cưỡi Hạc vàng
cút,
Ở đây chi những lầu hạc trơ.
Hạc Vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất
phơ.
Sông bạc Hán Dương cây xát
xát,
Cỏ lên Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng
tá?
Mây nước trên sông khách thẫn
thờ.
Đây là bản dịch khá chối tai
(rất trúc trắc) nhưng khá công phu, khá già tay (túc Nho) ; công phu ở
chỗ :
theo sát nhạc điệu của nguyên tác, sát cả ở những chỗ sai niêm, thất
luật.
Len
Deighton: Thi sĩ của truyện điệp viên
Ghi chú
trong ngày
Trong Chiều Chiều Tô Hoài đã
gay gắt riêng với Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, vì là, hay dù là, chỗ cố tri
trước
1945 (tr.20). Phải chăng vì Hiếu Chân tránh gặp lại Tô Hoài sau 1975,
vì chút
hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại, hay tự cho là như thế. Còn phần Tô Hoài, thì không có vấn đề ấy; như
cái lần đưa đám ma ông Minh Đức, chủ nhà
xuất bản, anh đã phải trả lời Nguyễn Tuân : « Trong đầu tôi không có
câu hỏi
nào về việc như ông hỏi » (CBCA, 1992,
tr. 57). Đây cũng là một câu nói chìa khoá, để tìm hiểu Tô Hoài. Có
những câu
hỏi Tô Hoài không bao giờ đặt ra. Nguyễn Tuân có vẻ không tin (tr. 57),
nhưng
mà đúng vậy. Ngược lại, có lúc anh ấy
đặt ra những nghi vấn rất chi là vớ vẩn. Cũng có thể Tô Hoài không biết
là Hiếu
Chân đã bị bắt và chết trong nhà giam Chí Hoà, 1985. Tôi dừng lại hơi
lâu ở
trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có
nguy cơ
bị khuếch đại và xuyên tạc.
Đặng Tiến
Note: DT viết về TH, không
đạt, do không đủ nội lực, đúng như thế, thứ nội lực mà chỉ những kẻ
thực sự
sống sót cuộc chiến, mới có được (1), và luôn có vẻ khệnh khạng, ra vẻ
kẻ cả,
và đúng giọng cay cú, của 1 kẻ chạy theo VC, viết về 1 kẻ bị VC đầy ải
đến chết
ở trong tù.
TH bảnh hơn nhiều, so với những gì mà DT xưng tụng, nhất
là ở cái phần ác của ông. Hãy nhớ những gì TH viết về Doãn Quốc Sĩ, về
Võ
Phiến, về Ngụy, và nhất là, về chính ông ta, trong Ba Người Khác [nên
nhớ, BNK
là một thứ chân dung tự thuật của chính TH].
Buông dao đồ tể mong thành
Phật, hoặc thành cái gì kệ mẹ nó, đó là tâm sự,
hoài bão của TH, những ngày cuối đời, theo GNV.
Khen thì phải khen tới nơi,
như thế, chứ viết cái kiểu làng nhàng, lăng nhăng, như thế này, đừng
mong có
‘nguy cơ bị khuyếch đại và xuyên tạc.’
Và, phải trích lại những gì
TH viết về HC, thì người đọc mới có thể đánh giá những gì DT viết về HC
& TH, tôi muốn nói, về những quen biết trước đó của họ, khi còn ở
ngoài
Bắc.
Hiếu Chân là ông anh rể của
GNV, nhưng không vì thế mà có những dòng này. GNV đã tính viết về DT,
nhân cái
lần ông khóc Hoàng Cầm, nhưng do có người khuyên, hãy chờ 1 thời gian
rồi hãy
viết.
Có lẽ sẽ còn đi thêm vài
đường về ông Chánh Tổng An Nam, không dở dở ương ương mãi được!
NQT
(1) Virtue, after all, is far
from being synonymous with survival; duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's
Item"
(Sống sót do nhập nhằng,
không phải bởi đạo hạnh).
Cái sự sống sót của DT, là do
nhập nhằng, không phải do đạo hạnh mà có được.
Điều này ảnh hưởng nặng nề vào cách viết của DT.
Một kẻ đã bỏ chạy, làm sao
nói về cái kẻ bị VC bắt, và chết trong
tù?
Làm sao viết về hào khí tuyệt
vọng của kẻ chiến bại?
DT làm sao biết thứ hào khí
tuyệt vọng này?
Cái
người viết đúng về Tô
Hoài, phải là Vương Trí Nhàn. Và cái thái độ của
Tô Hoài, khi đọc, và
cho phép đăng,
không bỏ những gì viết thật là nặng nề về cái phần ác, độc của TH, cho
thấy, ông
thực tình mong hậu thế nhận xét thật đúng về ông, không phải theo cái
kiểu hề tuồng
mà lại khệnh khạng, như DT viết.
*
Giữa lúc có
mặt mọi người nhân kỷ niệm 40
năm thành lập Hội Nhà văn, Lê Đạt nhắc lại câu đùa mà tôi đã được nghe
mấy lần:
Tất cả già đi, và trông anh nào cũng đểu
giả, chỉ có lão Tô Hoài là đểu thật.
VTN
Những
dòng cuối Chiều Chiều. Giọng Tô Hoài trầm xuống,
nghẹn lại. Chấm dứt cuốn Tự Truyện như vậy là tài tình. Hay ở chữ tài.
Quý ở
cái tình. Chữ tài vẫn quý nhưng không hiếm. Cái tình vừa quý vừa hiếm,
càng
ngày càng hiếm, có cơ tuyệt chủng.
DT
Đểu
thật!
Vua đểu!
NQT
Có thể nói rằng
nếu chất người của một số người Việt Nam
ta là ma thì Tô Hoài là một thứ ma thượng thặng, ma đến tận đường gân
thớ thịt.
Là ma, nên sống thế nào cũng được. Nên không biết sợ là gì. Nên cảm
thấy mình
có mắt ở mọi nơi. Nên lẩn khuất, sợ hãi, mà lại hăm hở hưởng thụ.
VTN
Câu phán thú, thực.
Gấu gọi là Cái Ác Bắc Kít, đấy!
Phan
Thị Vàng Anh vs Vương Trí Nhàn vs Tô Hoài
Gấu đọc Tô Hoài
rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông
mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn
thêm một
câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam
Kỳ.
Tưởng thoả mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ
khác
xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính
là cái
xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
Và ở trong bao nhiêu nước Nam Kỳ khác, do đọc sách mà có!
Trong những “nước Nam Kỳ” do đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có
“Sa mạc
Tartares” của Dino Buzzati.
Mới đây, đọc A Reading Diary, Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông
nói là
đọc nó vào thời mới lớn, cũng như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc
Nam Kỳ,
tại Sài Gòn, khi có BHD.
*
Có hai nhà văn
Bắc Kít chúng ta
cần đọc đi
đọc lại, là Tô Hoài và Nguyễn Khải. Đọc NK thì phải nhớ câu phán của
ông: Giá
mà không có Đảng thì tôi đã trở thành một vị linh mục. Nhớ luôn những
tác phẩm
ông tấn công vào cái nôi tôn giáo ở Miền Bắc, là vùng Bùi Chu, Phát
Diệm.
Tô Hoài, đừng bao giờ quên ông còn là tác giả của Dế Mèn. Giả
như không
có Đảng, liệu Cái Ác của ông vẫn còn nằm ẩn tàng ở trong cái vỏ ngây
thơ của
một tác giả chuyên viết chuyện cho nhi đồng?
Tuy nhiên, trong Quê Người, người đọc đã ngửi ra được Ba Người Khác,
khi đọc
cuốn sau, rồi đọc lại cuốn trước!
Nam Cao so với Tô Hoài, thua xa về khoản Ác siêu việt, vượt luôn cả
hiện thực!
*
Còn một tay nữa, nhưng mới nháng lên như ánh lửa ma trơi thì đã vụt tắt
rồi,
là… Quê choa NQL!
Những entries đầu của anh, Cái Ác Trung Kít mà chẳng... "Thần" sầu,
ư?
Đấy là chưa kể tới Cái Dâm, mà "Xìn Phóng" xém mất mạng vì phán
"ẩu" về nó!
*
Thêm một bài viết thứ nhì của PTVA, về VTN, trên web phong diep. Đọc
bài này,
càng thấy PTVA không hiểu gì hết về tình trạng văn chương ‘tự thú’ của
mấy đấng
nhà văn Miền Bắc.
VTN cũng có hai mặt, y như mấy ông kia, thí dụ Tô Hải, Nguyễn Khải…
Nhưng với một con người như Tô Hoài, đừng mong ông viết thứ đó, và đúng
như VA
nói, [cung nô bộc của TH xấu quá!], ông nhờ một tên đàn em ở gần ông là
VTN,
nói giùm ông!
Nên nhớ VTN đã từng xém bị làm thịt vì cứ lo bới móc cái xấu của dân
Mít, đâu
đợi đến bài viết về Tô Hoài chúng ta mới nhận ra?
VTN? Cũng đừng mong ông công khai tự thú như Tô Hải, thí dụ!
Ông viết thật cay đắng về TH, là cũng để ngầm tự thú, và để xả xú bắp,
sau bao
nhiêu năm bị sư phụ ém tài!
Ui chao văn chương nó làm nhục con người làm sao, nhất là không có nó,
thì làm
sao có miếng ăn!
Chúng ta cũng đừng mong những dòng tự thú của VA!
Bài viết của VA về VTN cho thấy, còn lâu Mít mới có một ông thánh của
Lò Cải
Tạo!
|
|