What lips my lips have kissed, and where, and why,
I have forgotten, and what arms have lain
Under my head till morning; but the rain
Is full of ghosts tonight, that tap and sigh
Upon the glass and listen for reply,
And in my heart there stirs a quiet pain
For unremembered lads that not again
Will turn to me at midnight with a cry.
Thus in the winter stands the lonely tree,
Nor knows what birds have vanished one by one,
Yet knows its boughs more silent than before:
I cannot say what loves have come and gone.
I only know that summer sang in me
A little while, that in me sing no more.
Edna St. Vincent Millay
Bài sonnet Bốn Mươi Ba
Đôi môi nào tôi đã hôn, ở nơi nào, và vì sao,
Tôi đã quên, và cánh tay nào
tôi gối lên đến sáng; nhưng cơn mưa
chứa đầy những bóng ma đêm nay, gõ cửa thở dài
trên cửa sổ chờ nghe câu trả lời
Trong tim tôi khuấy nhẹ một nỗi đau thầm lặng
Cho những người bị lãng quên không trở lại
Tìm tôi nửa đêm với tiếng khóc
Vì thế, cái cây đứng cô đơn trong mùa đông
Không biết loài chim đã lần lượt biến mất
Tuy biết rằng cành của nó đã im lặng hơn lúc trước
Tôi không thể nói tình yêu nào đã đến rồi đi
Tôi chỉ biết cái mùa hè đã ca hát trong tôi
một ít lâu, không còn hát nữa.
Son-nét là thể thơ 14 câu, mỗi câu có 10 chữ.
Edna St. Vincent Millay, nhà thơ Hoa Kỳ, sinh ngày 22 tháng Hai, 1892
mất ngày
19 tháng Mười, 1950. Ngoài làm thơ bà còn viết kịch, và cũng là nhà
tranh đấu
cho nũ quyền. Bà là người phụ nữ thứ ba được giải Pulitzer về thơ. Thi
sĩ
Richard Wilbur quả quyết bà là người viết những bài son-nét hay nhất
trong thế
kỷ.
hì hì. Đọc mấy cái này em chẳng
hiểu mấy, chắc tại vì trình độ văn
hóa em lùn bằng ngoại hình của em nên nó thế chị Lì ạ! Mà hôm nay 23
thì ở bên
đó chị có thả cá tiễn ông táo lên trời không chị?
Thật tình chị cũng chẳng hiểu
nhà thơ nói gì dù chữ nào trong bài
thơ chị cũng biết. Ở đây chị đang chuẩn bị đón một cơn tuyết nữa, chừng
2 tấc
tuyết.
*
Bài thơ này, theo thiển ý của
GNV, làm nhớ đến bài hát của TCS,
“Môi nào có còn thơm, cho ta phơi cuộc tình…” … cả hai đều nói về
những
cuộc tình đã qua, bây giờ còn lại chỉ là nhớ nhung, nuối tiếc.
Với riêng GNV,
bài nhạc của TCS hay hơn nhiều, ấy là vì GNV này có tí kỷ niệm y chang,
“có sợi
tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi”!
Tôi sẽ dịch tiếp cuốn “Gọi người đã chết”, thay cho lời chúc Tết năm
nay.
Cuốn
này, ngay khi vừa mới ra được hải ngoại, tôi đã dịch, được 1, 2 chương
đầu, rồi
lo đi bán bảo hiểm nhân thọ...
Bây giờ nhớ lại những ngày tù Bangkok, nghĩ đến
anh bạn tù người Mã Lai nằm kế bên, nhớ tới.... bèn lôi ra dịch tiếp.
Hoàng
Ngọc Hiến
[NQT chụp tại nhà riêng của ông,
tại Hà Nội, Tháng Sáu, 2001].
Cái hình ở
trên bài viết của
BBC về HNH là của Tin Văn đấy nhé!
BBC còn thua
cả mấy cái blog trong nước!
Họ đều ghi nguồn hình. Còn ông nội BBC, lấy của TV, cho nó 1 cái nick
khác, làm
như của ổng!
Lần đó, DMT chở xe gắn máy
tới thăm ông. Ông đưa cái bản thảo bài viết về VHHN.
GNV về lui cui đánh máy, cho đăng trên VHNT của PCL, và trên Việt Báo
online.
Sau này, khi talawas phỏng vấn ông, nhưng lại xin ý kiến để đăng, tất
nhiên ông
từ chối. Điều này chứng tỏ HNH rất khéo xử sự. Đăng thì cứ đăng, nhưng
nếu xin
phép, thì ông đành lắc đầu!
Chi tiết thú vị nhất,
trong khi nói chuyện, bà vợ mang nước trà đãi khách, và hỏi,
thế nào, ở bên Úc, họ còn nói xấu ông nhà tôi hay là hết rồi.
HNH ngượng
quá, xua tay lia lịa, ngăn bà vợ, GNV bật cười, nghĩ thầm, bà tưởng GNV
từ Úc về
VN.
Theo NTV,
HNH rất chịu Simon Leys, chuyên gia về văn học TQ, chi tiết này, không
thấy đám
trong nước chỉ ra, chắc không biết?
*
Trong phim Xử
Án Tại Nuremberg, những nhà trí thức Nazi, khi được hỏi về Lò Thiêu, đã
trả lời,
"Chúng tôi không biết". Toà nói, các ông phải biết, bắt buộc phải biết,
vì các ông là những nhà trí thức của chế độ đó.
Tôi cũng tưởng tượng ra một vụ Xử Án Lò Cải Tạo, và một ông HNH đã được
gọi ra
để làm nhân chứng.
Thay vì nói, "Tôi Không Biết",
Ông nói: "Tôi Xin Lỗi".
Đó là tinh thần bài viết của ông, theo tôi.
GNV nhớ là,
NTV đọc đoạn trên, viết về bài viết của HNH về văn học hải ngoại, thú
quá, phán,
ông chơi cái đòn này đúng là tuyệt cú mèo. Cứ nhét vào miệng mấy ông
này những
câu như trên, đành phải nuốt, không làm sao nhả ra được!
Bài viết của
Gấu, là nhân nhận xét của PNH và của THT, về bài viết của HNH:
Cảm
giác của tôi sau khi đọc chuyên luận được tài trợ bởi trung tâm William
Joiner của Hoàng Ngọc Hiến là rất hụt hẫng. Tôi tự hỏi: kết quả của một
công
trình nghiên cứu gây vô số tranh luận, kiện tụng hàng năm trời, rốt
cuộc chỉ là
một bài viết sơ sài vậy sao?
[Trích bài viết của Phan Nhiên Hạo, trên talawas].
Tuy nhiên,
giữa lúc talawas đăng hàng loạt bài khảo luận như của Hoàng
Ngọc Hiến
dạy đời về cách làm văn chương hay dạy hải ngoại về văn học hải ngoại,
mà khi đọc
xong, thấy tức giùm cho talawas. Không hiểu talawas nể trọng cái bằng
cấp giáo
sư tiến sĩ hay tài năng mà hết đăng tin Hoàng Ngọc Hiến thăm đại học
Mỹ, hết phỏng
vấn tốn công tốn sức để rồi lại khổ công đính chánh, xin lỗi. [Trích bài
viết của Trần Hoài Thư, trên talawas].
Dạy ở Lương Ngọc Quyến ít
lâu,
anh được gọi về trường Đại học Hà Nội. Thầy Nguyễn Lương Ngọc cho Hiến
có hiểu
biết về triết học, bố trí làm trợ lý cho Trần ĐứcThảo. Trần Đức Thảo thấy Hiến là
đảng viên, không nhận. Vì
thế Hiến phải chuyển sang làm trợ lý cho Hoàng Xuân Nhị dạy văn học Nga
Xô viết. Hồi
Ký NDM
Chi tiết
trên thú vị thiệt!
*
Cột Đồng Mã
Viện
Lần đầu tiên
Gấu nhìn thấy nó, là khoảng 1949-50, khi, sau khi thi xong cái bằng
tiểu học tại
khu kháng chiến tức Phú Thọ, chẳng chờ coi đậu hay rớt, Gấu trở về Tề,
gặp bà cụ
của Gấu, và bà chị và hai đứa em. Về, bà nội cho biết mẹ mày và mấy đứa
ở dưới
Vân, quê ngoại của Gấu, mày ở nhà mấy ngày, chờ có người đi thì tao gửi
đi cùng.
Làng chẳng còn một mống đàn ông, con trai. Ông giáo Dực sợ Tây đi càn
bắt Gấu lên
đồn, chi bằng mang nó đi lên đồn trước, cho ông Tây trưởng đồn nhìn
mặt. Ông là
thông ngôn, đại diện cho cả làng, để giao thiệp với Tây, vào ban ngày,
tối có
du kích lo.
Cái đồn lúc đó
không trơ trụi chỉ 1 cái lô cốt như trên. Chung quanh là trại lính,
lính Tây, lính
Ta, tức lính Ngụy, tức Việt Gian, tức Bảo Chính Đoàn. Xa chút nữa, là
những thửa vườn, ruộng của vợ con lính. Cả 1 khu bề thế.
Chỉ đến khi trở về,
hơn 1 nửa thế kỷ sau đó, nhìn cái lô cốt trơ trọi, Gấu mới ngộ ra
cái thế yểm bùa của nó. Cái Ác
Bắc Kít, bị phù thuỷ Cao Biền, bị tướng thiên triều Mã Viện, trấn áp,
bao nhiêu đời, [cái này là hiện thực huyền ảo nhe, đừng chửi Gấu, Tây
mới cai trị sau này, sao mi dám lần tới thời kỳ lập nước], phải đợi
đến ngày
30 Tháng Tư 1975, mới thoát ra được, và gây họa cho giống Mít, đúng như
nhà thơ ông
anh tiên đoán: Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này!
Khủng khiếp thật.
Thảo nào Thảo
Trường gật gù, mi về chụp cái hình “cột đồng Mã Viện”, qua Việt Trì đốt
nén
hương cho ông cụ mi, xong, là đi, chẳng cần phải về nữa!
*
“Vì nghĩa của từ ‘vô tri’
trong tiếng Việt đã được xác định rất rõ:
không có năng lực tri giác. Vô tri được dùng để chỉ tất cả những vật
chất ở
trong tình trạng không có khả năng tri giác, như sỏi đá… hay là những
đồ vật
không có linh hồn, không có khả năng nhận biết, tri giác: bàn, ghế… Vì
thế ‘vô
tri’ còn có từ đồng nghĩa là “vô tri vô giác”. Và vô tri được dùng như
là tính
từ, thường phải nói là ‘vật vô tri’, thông thường bản thân từ ‘vô tri’
không đứng
một mình. Trong tiếng Pháp cũng vậy, chỉ có tính từ “inanimé”, không có
danh từ
tương ứng, người Pháp cũng nói ‘objet inanimé’ [vật vô tri]. Cuốn tiểu
thuyết của
Kundera không đề cập tới tình trạng vô tri này, mà đề cập đến tình
trạng không
biết của con người. Các nhân vật có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ,
cảm xúc,
nhưng họ, hoặc là không biết đến quá khứ, hoặc là không biết đến hiện
tại, hoặc
là không biết tương lai, do vậy cũng có thể không biết cả ba thứ này.
Nếu dịch
từ l’ignorance của Kundera tôi sẽ chọn từ ‘sự không biết’”, TS Nguyễn
Thị Từ
Huy giải thích. Ngoài ra, theo chị, nếu muốn dùng cấu trúc hán ngữ để
dịch từ
l’ignorance thì phải dùng chữ “bất tri”.
Tiến Sĩ Từ Huy.
“Vì nghĩa của từ ‘vô tri’ trong tiếng Việt
đã được xác định rất rõ:
không có năng lực tri giác.
Từ điển nào định nghĩa?
Phải cho biết rõ mới được.
Bây giờ, cứ giả thử như có 1 cuốn từ điển của ông A, định nghĩa như
trên,
thì cũng có từ điển của ông B, “định nghĩa rất rõ”, khác, trên. Chúng
ta thường
gặp chuyện này, và nó là bình thường. Vì thế mới cần đến từ điển, để
tra cứu, để tìm đúng chữ, cho nội dung bản văn cần dịch. “Ignorance” mà
dịch là “bất tri”
thì thật
là bỏ mẹ, vì bất tri, nó có nghĩa là “bất tri giác”,hết
còn biết cái chó gì nữa, nghĩa là mê man,
nghĩa là sắp đi tầu suốt! (1)
Vô tri, thường
được hiểu theo nghĩa “non savoir”, không [có] tri thức, chứ không phải
là "không
có năng lực tri giác", như TS Từ Huy viết.
Bởi vì ‘không có năng lực
tri
giác”, thì
lại có nghĩa là chậm hiểu biết, trì độn, hoặc quá nữa, điên.
Thú thực, GNV không thể
hiểu nổi, tại làm sao mà cả đám xúm vào chơi
nhau, chỉ vì một từ dịch từ 1 từ tiếng Pháp. Trong những nghĩa của từ
“ignorance”
còn có nghĩa thất học, do không biết, vì không được đi học. Không lẽ
tất cả chúng
ta đều là 1 lũ vô tri, bất tri, vô học, thất học?
cấu trúc hán
ngữ: Đúng ra phải gọi là danh từ Hán Việt. Làm gì có ‘cấu trúc hán ngữ’
ở đây!
Có vẻ như bạn
NL có hơi bị nhiều kẻ thù!
Thấy Hậu Vệ cũng nhảy vô ăn có, ăn ké, đánh ké!
Hà, hà!
(1)
Đây là kiểu suy
luận ‘mô phỏng’ Từ Huy, ‘vô tri’ là ‘vô tri vô giác’!
Thực sự, bất tri là ‘làm sao biết’, như trong, “bất tri tam bách”, làm
sao biết ba trăm năm sau, có đứa khóc GNV?
Ý này lại mô phỏng 1 độc giả TV, khi ra lệnh dẹp mục Dọn: không lẽ ba
trăm năm
sau, đọc GNV chỉ thấy đếch, đéo, kít… ư?
Note: ‘Bỗng
dưng muốn khóc’, và bỗng nhớ đến những bức thư của Kafka gửi cho Milena!
*
LTH:
Nói về Trịnh Công Sơn, một đỉnh điểm điển hình cho một công dân sáng
tác đóng
góp vào việc làm mất Miền Nam vào tay Miền Bắc. Tôi nghe một cuộc phỏng
vấn
trên một đài truyền hình trên net, bà Đặng Tuyết Mai vợ phó tổng thống
Nguyễn
Cao Kỳ kể lại bà cho mời ông Trịnh Công Sơn vào hát nhạc tình ca
và bắt
tay với nhau khen nhau này nọ trong dinh thự ông Phó Tổng Thống Nguyễn
Cao Kỳ.
Rồi chính ông Trịnh Công Sơn ra ngoài làm nhạc Phản Chiến nhiều hơn ai
hết. Thời
ấy mấy ai dám làm nhạc Phản Chiến đĩnh đạc và được sống sốt như ông
Trịnh Cộng
Sơn. Phản Chiến là phong trào Quốc Tế. Tôi nghe nói có lúc chính quyền
Miền Nam
đòi bắt ông Trịnh Công Sơn, nhưng Người Mỹ không cho. Rồi tôi lại nghe
ông Trịnh
Công Sơn theo VC với những người thân và bạn thân của Nhóm Huế của ổng
theo fò
VC tối đa, đến độ VC về Sài Gòn năm 1975 là Trịnh Công Sơn nhào
ra hát
bài Nối Vòng Tay Lớn trên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Tôi cũng mê nhạc
Trịnh Công
Sơn, mê chết đi được. Nhưng thú thật, ở một cương vị cá nhân bị mất mát
quá nhiều
vì chiến tranh, tôi cũng phải nhìn lại cuộc chiến với suy tư để tự đi
tìm cho
mình một lời giải thích. Tôi muốn hỏi ông một câu ông nghĩ sao về
trường
hợp của Trịnh Công Sơn?
Theo NQT
tôi, nhận xét của LTH và thái độ của HHT, chỉ nói lên bề mặt của trường
hợp
TCS.
Với HHT, ông
ở lứa tuổi không bị gọi lính, cũng đã từng sống 1 phần nào, thì cứ nói
đại như
vậy, cuộc đời của mình, khác hẳn với 1 người như TCS, 1 nghệ sĩ thù
ghét chiến
tranh, như mọi nghệ sĩ, và rất yêu cuộc đời, chưa từng biết mùi đời nó
ra làm
sao, vậy mà lúc nào cũng phải lo nơm nớp, mỗi khi ra đường, bị Quân
Cảnh thộp cổ!
TCS chắc chắn nghiêng về phiá VC, nhưng ông không thể chọn đường lên
rừng
theo
VC, vì ông đâu có mê cái chuyện cầm súng giết người, hay cổ võ người
khác đi giết
người, theo cái kiểu, đường ra trận mùa này đẹp lắm!
Còn bảo nhạc
của ông phản chiến ư? Có thể nói, phản chiến là ‘yếu tính’ của cả 1
miền đất,
là Miền Nam Cộng Hòa. Cả 1 miền đất nói không với cuộc chiến, chưa kể
cái đám
khốn kiếp nằm vùng tiếp tay cho cuộc chiến. Làm sao không mất nước?
Mất nước rồi thì đổ tội tứ lung tung, sao không thấy cái tội của chính
mình ở
trong đó?
Trong bài viết
thật ngắn, ngay khi TCS đi xa, Gấu đã viết về cái điều cả 1 miền đất
nói
“Không” đó. (1)
Phản chiến
quốc tế là của quốc tế, còn phản chiến của Miền Nam, là của lòng người
Miền
Nam, khác hẳn thứ tâm lý ăn cướp của Miền Bắc, và, ngay cả cái tâm lý
ăn cướp
này nó cũng có những lý do tiềm ẩn của nó! Cái tâm lý ăn cướp của Miền
Bắc còn
đánh lừa được cả một đế quốc CS quốc tế, làm sao mà chúng ta không bị
lừa cho
được?
Cả 1 đế quốc
Đỏ đứng đằng sau Miền Bắc, phục vụ ý đồ ăn cướp của Miền Bắc, ngụy
trang
bằng
chân lý nước Việt Nam là một, bằng chiến thắng thằng Mỹ là chiến thắng
của
CS chống
lại Tư Bản bóc lột vv và vv…
Quốc tế Đỏ chẳng đã từng
khuyên, thôi tha cho thằng Mẽo, sức mạnh quân sự của
nó ghê gớm lắm đấy, đừng chọc giận nó, anh VC Miền Bắc phán, việc đó để
tụi em
lo, đàn anh chỉ cần chi viện, đủ súng, đủ đạn, đủ hoả tiễn, là OK!
[còn lèm bèm tiếp]
(1)
… Phải
tới khi đứa em trai mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung,
trong những
đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó,
chắc là
quá nhớ bồ, cứ thế huýt sáo bài Tình Nhớ gần như suốt đêm, thế là tiếng
nhạc
bám riết lấy tôi, rứt không ra… Lúc này, tiếng nhạc của anh, đối với
riêng tôi,
qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở
thành tiếng nói
chung của cả miền nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi
cùng nói:
hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ, và chẳng bao giờ
miền nam
chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu
ái với
miền bắc, vì họ đều tin một điều, miền bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và
người Mỹ
sẽ ra đi. Như cả nhân loại tiến bộ, họ chỉ có thể tiên đoán đến đó.
Nhạc Trịnh
Công Sơn nói lên tiếng nói đó. Tính phản chiến của nhạc của anh, chính
là tính
phản chiến của cả một miền đất.
TCS, sau
1975, bị VC đầy đọa như thế nào, thì chúng ta biết, ông "phản tỉnh" như
thế nào,
thì chúng ta hay, “đéo” phải là cuộc chiến giải phóng, mà là nội chiến,
rồi
ông “sám hối” bằng rượu, đến nỗi bị Hồ Tôn Hiến làm nhục, chúng ta cũng
biết,
vào gái, toàn chiêm ngưỡng gái đẹp, chiêm ngưỡng và kính trọng, contemplation
et respect, tình yêu
lý tưởng, amour platonique....
Chúng ta có thể “thương” ông, nhưng làm
sao... khinh ông ?
Khinh, là
khinh thế nào? Ông đâu làm gì mà khinh ông? Lên Đài Phát Thanh Sài Gòn
hát Nối
Vòng Tay Lớn? Đó không phải là giấc mộng lớn của cả dân Mít? Nó
không trở
thành giấc mộng lớn, thì phải khinh, phải thù cái lũ VC khốn nạn, đánh
lừa dân Mít, bằng lời
hứa lèo giấc mộng
lớn, chứ sao lại khinh người hát nó?
Vậy là tôi
mong một trong hai điều.
Hoặc tiếp tục im lặng, và điều này có nghĩa: “Don't
worry, I'm fine".
Hai là, 1 vài hàng.
Kafka
Luc nao
ranh, thi tra loi:
I am OK, don't worry abt me
Or something like that
Plse
GNV
Ai điếu
Franz Kafka.
Milena Jesenka
Dr Franz
Kafka, một nhà văn viết bằng tiếng Đức, sống ở Prague, và chết ngày hôm
kia, ở
Viện điều dưỡng Kierling, gần Klosterneuburg bei Wien. Ở đây ít người
biết ông,
bởi vì ông là một người sống ẩn dật, một hiền nhân luôn mang nỗi sợ
cuộc đời.
Trong nhiều năm, ông đau khổ với căn bệnh phổi, và tuy loay hoay tìm
cách chữa
trị, ông lại như muốn nuôi căn bệnh đó, cưu mang nó trong tư tưởng của
ông. Có
lần ông viết trong một lá thư: khi trái tim và linh hồn không thể chịu
đựng nó
được nữa, buồng phổi sẽ chịu giùm nửa gánh nặng, như vậy là nó được
chia khá đồng
đều - căn bệnh của ông là vậy. Nó cho ông một sự dịu dàng kỳ diệu, và
một sự
tinh khiết trí thức không đắn đo, câu thúc. Tuy nhiên, chỉ riêng về mặt
hình
hài thể chất, Franz Kafka dồn lên hai vai của căn bệnh, toàn thể nỗi
kinh hãi
cuộc đời. Ông là một người cả thẹn, luôn khắc khoải, nhẫn nại, dịu
dàng, tuy những
cuốn sách ông viết ra thì thật ghê sợ, và đau đớn. Ông đã nhìn thế giới
như đầy
những quỷ dữ vô hình, vò xé, và tiêu huỷ những con người vô phương
chống đỡ.
Ông quá tiên tri, quá thông minh để có thể sống, và quá yếu ớt, để
chiến đấu.
Ông yếu ớt như những con người cao đẹp yếu ớt, những con người không
thể chiến
đấu chống lại nỗi sợ bị ngộ nhận, chống lại trò ma muội, hay tính toán
chi ly,
bởi vì họ thừa nhận ngay từ đầu, cái điều của riêng họ, đó là đừng mong
chi một
sự trợ giúp; sự nhẫn nhục cam chịu này chỉ làm cho kẻ thắng thế hổ
thẹn. Ông hiểu
thế nhân, một sự hiểu biết mà chỉ một ai cao cả, có một sự mẫn cảm hoài
hoài mới
có thể có được. Chỉ một ai cô đơn. Chỉ một ai, trong một thoáng nhận ra
kẻ
khác, hầu như một nhà tiên tri. Sự hiểu biết thế giới của ông thật phi
thường,
và sâu thẳm; chính ông là một thế giới phi thường và sâu thẳm. Ông đã
viết những
cuốn sách có ý nghĩa nhất của nền văn chương Đức hiện đại, những cuốn
sách cưu
mang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay xuyên suốt thế giới -
trong khi
kìm giữ mọi thiên vi. Chúng thực, trần trụi, và đau thương nên hết đỗi
tự nhiên
ngay cả khi có tính biểu tượng. Chúng đầy sự khinh miệt khô cằn và là
cảm quan
của một người nhìn thế giới một cách rõ ràng đến không thể chịu đựng
được nó, một
người mà nỗi chết không rời, kể từ khi người đó chối từ mọi bon chen
hay tìm
nơi ẩn trú, như những người khác thường làm, trong những ảo tưởng này
nọ, của
lý trí, hay của vô thức - kể luôn cả những con người cao cả. Dr Franz
Kafka đã
viết "The Stoker", chương thứ nhất của một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời,
vẫn chưa được xuất bản (đã xuất hiện bằng tiếng Czech trên Neumann's
Cerven
(1); "the Judgment", sự xung đột của hai thế hệ; "The
Metamorphisis", cuốn sách mãnh liệt nhất của văn chương Đức hiện đại;
"In the Penal Colony"; và những tuyển tập Meditation và A Country
Doctor. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng (2), Before the Law, còn trong dạng
bản thảo,
sẵn sàng để in ấn, từ nhiều năm. Nó là một trong những cuốn sách, một
khi đọc,
cho (ta) cảm nghĩ về một thế giới được miêu tả hoàn hảo đến nỗi mọi phê
phán
sau đó đều chỉ là phù phiếm. Tất cả những cuốn sách của ông vẽ nên sự
ghê rợn của
những ngộ nhận thầm kín, của niềm ngây thơ tội lỗi giữa những con
người. Ông là
một nghệ sĩ và là một người với một lương tâm khắc khoải, đến nỗi ông
có thể
nghe, trong khi những người khác, điếc, cảm thấy, chính họ đang yên ổn.
(Národni
Listy, June 6, 1924)
(1)
Milena muốn nói tới tuần báo Kmen, cũng của S. K. Neuman.
(2)
Đây là muốn nói tới cuốn Vụ Án, Milena chỉ biết có truyện ngắn "Before
the Law".
Bà cũng không biết cuốn tiểu thuyết chót của Kafka, Lâu Đài. (Ghi chú
của nhà
xb Kafka Library).
Một
giấc mơ Milena
Jesenska
"Bất
cứ nơi nào - ra khỏi thế giới."
Tôi hoàn toàn xa cách quê hương của tôi - ở Mỹ? ở Trung Hoa? - một nơi
nào bờ
bên kia của thế giới, khi cuộc chiến, hay một trận dịch bùng ra suốt
địa cầu,
hay có lẽ đó là một cơn hồng thuỷ. Tôi đã không nghe bất kỳ một chi
tiết nào về
thảm họa. Nhưng tôi bị xô giạt bởi một cơn hối hả khùng điên - nôn
nóng, và
kích động. Tôi không biết nơi mà chúng tôi trôi giạt tới. Tôi cũng
không hỏi tại
sao. Những đoàn tầu, chuyến nọ tới chuyến kia, không biết đến khi nào
là tận cùng,
cứ thế ra khỏi ga, lao vào thế giới. Chuyến nào cũng đầy ứ người. Sự
hoảng loạn
túm chặt đám nhân viên hỏa xa; không người nào muốn là kẻ cuối cùng bị
bỏ lại.
Mọi người giành giựt chỗ ngồi như giành giựt mạng sống của họ. Những
người là
người chen chúc giữa tôi và nhà ga, không một khe hở để mà lọt tới. Tôi
thật
tuyệt vọng.
"Tôi còn trẻ, tôi không thể chết," Tôi gào lớn.
Nhưng cũng có những người còn trẻ đứng phía trước. Và vé tầu đều đã bán
sạch.
Chuyến tầu sắp rời là chuyến chót. Ánh đèn ga, xanh xanh, đỏ đỏ, lập
lòe trong
ánh sáng ban ngày, như dấu báo của tai ương. Không còn sự cứu rỗi.
Một người nào đó chạm vai tôi. Khi tôi quay lại, một người đàn ông mà
tôi không
quen giúi vào tay tôi một miếng giấy nhỏ và nói: "Cái này sẽ cho bạn đi
bất
cứ nơi nào trên thế giới. Bạn có thể qua biên giới, và bạn sẽ nhận được
một vé
tầu. Đừng sợ, và hãy can đảm lên. Thôi đi đi, tới giờ cao điểm rồi."
Mặc dù không thể nhớ đã từng gặp khuôn mặt ở đâu, nhưng tôi biết đây là
một mối
quen xưa, và là một người bạn tốt. Có thể anh ta là bạn tôi và tôi đã
không biết
anh ta. Tôi cảm thấy không tin cậy, không biết ơn, và cũng chẳng hề hy
vọng.
Nhưng tôi vâng theo, như một người chẳng còn một chọn lựa nào khác. Tôi
không
lo sợ. Sự tình như thể tôi vẫn hằng mong một điều khủng khiếp xẩy ra,
và tôi nhẹ
nhàng thở hắt bởi vì sau cùng chuyện đó đã tới.
Tôi chen lấn kiếm đường qua đám đông, và điều xẩy ra đối với tôi, đó
là, tự cứu
bản thân trước muôn ngàn người đang đứng ngó, đúng là một việc làm tởm
lợm. Một
giọng nói ma mãnh cất lên đâu đó trong tôi:
"Vậy là anh thực sự hy vọng anh có thể cứu lấy anh?"
"A, thì vậy đó, biết đâu, có thể," Tôi nghĩ.
Và giọng nói:"Nếu một người nào đó có thể được cứu thoát, người đó có
đáng
tởm không?"
"Không, không, không, không," Tôi tự chống đỡ.
Thảm họa bắt đầu khi con tầu chuyển bánh. Đất lún thành vực, và thế
giới tự biến
thành một mạng đường hỏa xa, người người cứ thế chạy dọc theo, những
con người
đã mất quê hương, xứ sở của họ. Đường ray nằm trên biển, và những con
tầu điên
khùng lao tới. Cuối cùng chúng ngừng tại biên giới.
"Tất cả ra ngoài để kiểm tra," người lái tầu rú lên.
Đám đông đổ tới trạm hải quan; tôi một mình đứng trơ ra một bên, không
thông
hành, không hành lý. Tay tôi nắm chặt miếng giấy. Những cơn run rẩy
chạy dọc xuống
sống lưng. Một viên chức tới gần tôi và hỏi giấy tờ. Những giây phút
trở thành
thiên thu. Tôi mở miếng giấy. Viên chức, như hết còn kiên nhẫn, đứng
sang bên,
tay đưa ra, mong đợi. Ông có vẻ quyết định không để tôi qua. Tôi đưa
mắt nhìn mẩu
giấy. Đó, bằng hai chục ngôn ngữ, là những chữ: "Bị kết án tử hình."
Trán tôi vã ra mồ hôi lạnh. Tim tôi ngừng đập. Nỗi ghê sợ, đau thương,
hoảng loạn
ôm tròn lấy ngực tôi. Cơn kinh hoàng chết chóc bóp nghẹt cổ họng. Và
với một
chút hy vọng le lói, trong lúc nằm chết, bằng tàn hơi, tôi nói với
người viên
chức:
"Có lẽ đó đúng là một mật ngữ, để cho tôi được dễ dàng hơn, tới bờ bên
kia
thế giới?"
[A.X. Nessey, Tribuna, June 14, 1921]
Pour Kundera, «Kafka est
le prophète d'un monde sans mémoire»
et Gustáv Husák, septième président de son pays, est le «président de
l'oubli».
Pour lutter contre l'oubli, les Tchèques ont trouvé la meilleure
solution:
écrire. Ils furent aussi les premiers à élire un écrivain, Václav
Havel, comme
président.