|
Witness of
Poetry
Vermeer
by Wislawa
Szymborska,
translated
from the Polish by Stanislaw Baranczak, Clare Cavanagh.
So long as
that woman from the Rijksmuseum
in painted
quiet and concentration
keeps
pouring milk day after day
from the
pitcher to the bowl
the World
hasn’t earned
the world’s
end.
Günter Grass writes final
autobiography
German Nobel laureate says new book, a paean to the
Brothers Grimm,
will 'mark the end of my autobiographical writings'
'The last harvest is on
the stalk.'
Apologia
Simple remorse
is barely worth the trouble.
by Jeffrey
Frank
Note: VC đếch
chịu ‘sorry’, có thể là do như vậy?
16.8.2010
Happy
Birthday Ong!
Kỷ niệm, kỷ
niệm
Có lần ngồi nói chuyện văn chương
với Già, ông nói bây giờ người ta đọc nhiều nhưng không đọc kỹ… Bạn
thấy nhột
ran, thấy trong hai chữ "người ta" đó có mình. Những lần Già nhắc tới
cuốn sách nào đó bạn hớn hở kêu đọc rồi, nhưng nhắc một đoạn trong đó
thì bạn
không nhớ. Những lần bạn ngắc ngứ không gọi được tên một nhân
vật. Những
lần bạn quên tên tác giả hoặc nhớ tác giả thì quên tên sách. Những lần
bạn khen
cuốn sách X đó hay những hay làm sao thì bạn không diễn tả được. Giống
như lướt
đi trên những mối tình hờ hững, đã từng yêu nhưng có lẽ thiếu đậm sâu,
đến nỗi
chả nhớ nốt ruồi cô ấy nằm ở đâu.
Nguyễn Ngọc Tư: Chậm từng giọt chữ…
Bình Nguyên Lộc có một truyện ngắn
thật tuyệt vời về 'nốt ruồi của cô ấy nằm ở đâu'. Đọc khi mới lớn, xưa
quá rồi Diễm
ơi, thành thử không làm sao nhớ cặn kẽ từng chi tiết. Đại khái, đây là
câu chuyện
một anh chàng sinh viên trường thuốc, nhận ra người tình yêu thầm nhớ
trộm
của anh, ở trong nhà xác, nhờ một nốt ruồi, trong giờ học thực tập về
cơ thể học.
Anh mân mê nốt
rồi, và mơ mòng nhớ lại 'những ngày câm' của mình!
Lạ, là
Gấu, có vẻ như bị câu chuyện ‘ám’,
nên sau này, gặp đúng hoàn cảnh trớ trêu, ở trong một giấc mộng!
Nhờ đó, Gấu phịa ra được một lý thuyết
văn học, [ôi chao, lại nhớ đến 'thuyết kỳ kỳ' của Thầy Cuốc!], theo đó,
nếu bạn đọc một
cái chi mà quá mê nó, thì nó sẽ biến thành hiện thực, hoặc nó sẽ tác
quái, nhắm
vào bạn!
Trong giấc mộng, Gấu gặp, không
phải nốt rồi, mà là vết sẹo ở nơi tay cô bạn.
Gấu đã kể câu chuyện này rồi, nay
không dám nhắc lại vì sợ Gấu Cái giận!
Gấu Cái
có lần
nhận xét, trong tất cả những đứa con gái thương mi, đứa nào cũng có tí
ti khùng,
chỉ có ta là khùng nặng, vì đã lấy mi!
Ui chao, tuyệt!
*
Gấu thực sự không tin nhà văn Mít đọc
nhiều, và lại càng thực sự không tin, họ đọc kỹ.
Và chúng ta có thể lập lại câu
trên, với giới phê bình Mít: Có thể có một nhà phê bình Mít đọc nhiều,
nhưng không phải để
làm phê bình gia, mà làm cớm văn nghệ!
Chứng cớ, hai ông, một trong, một ngoài,
là NH, và HNT.
Kim Dung tạo ra nhân vật Kiều Phong,
uống rượu tới đâu, võ công cao tới đó, đòn đánh ra ác liệt cỡ đó.
Gấu tin rằng, khi ông phịa ra KP, trong
đầu ông có hình ảnh một nhà văn, vì cái sự đọc đối với nhà văn, y hệt
rượu đối
với Kiều Phong.
Chỉ một ông Yann Martel không thôi,
qua những lá thư gửi cho thủ trưởng của ông Gấu đang nhẩn nha đọc, cho
thấy, cái
đọc của ông mới uyên bác làm sao. Và trong cái sự uyên bác đó, có cái
phần của
riêng ông. Nói rõ hơn, khi ông viết về bất cứ một tác giả nào, là có
cái phần
nhận xét, có cái sự đọc của riêng ông, đối với tác giả đó, chứ không
phải, như
một con vẹt, ông sao y bổn chánh, những điều đã có người viết về họ.
Trong những bài essays của Pamuk, về
Dos, về Camus, là những phát giác của riêng ông, về họ, và chúng làm
bật ra một
điều thật quan trọng: Đây là cái nhìn của một Đông Phương, là ông, một
người Thổ
Nhĩ Kỳ, về Dos, về Camus, về Tây Phương, và hệ quả của chúng mới thật
càng quan
trọng: Chúng là những lời tiên tri, cảnh báo Tây Phương, sau cú 911.
Một vị độc giả, còn là nhà văn, nhận
xét về Gấu, nhân đọc bài viết về Nguyễn Tuân: NQT viết về bất cứ ai, là
viết về
NQT, và một vị độc giả khác, đọc những dòng trên, vội vàng cảnh báo
Gấu, này đừng
hoang tưởng về mình!
Sai!
Trong bài viết về Nguyễn Tuân, Gấu có
viết như thế này:
“Cá nhân người viết làm quen
với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là
quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở
những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một
người bạn
về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần,
vô tình
để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã
dùng những
viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang sách hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm
Đất, của
Khái Hưng. Đánh dấu những trang sách của một chuyện tình (chúng làm cho
những lần
chia ly bớt thê thảm đi một chút); của cuộc chiến: như những viên đất
ném theo,
ném theo mãi, xuống lòng huyệt....”.
Từ 'những giọt nước đánh dấu
con đường từ giếng trời về trần gian' của
Nguyễn Tuân, tới 'những hòn đất ném theo ném theo mãi xuống lòng
huyệt': Cái sự nói
về NQT ở đây, là nói về nỗi đau thương của biết bao nhiêu con người
Miền
Nam đã từng đi lượm xác em, xác anh, xác chồng… trong cuộc chiến vừa
qua!
Hoang tưởng cái con khỉ!
Đọc, là đừng có thiên kiến, đừng có
hận thù, đừng có ghen tuông, đố kỵ. Gấu ‘cảnh báo’ ‘một số độc giả TV’,
‘đa số thực
sự là băng đảng Hậu Vệ’!
Đa số những cái mail Gấu nhận được từ họ, đều được viết
trong nông nổi. Chưa kịp 'đọc nhiều, đọc kỹ', bài viết trên TV là đã
hăm
hở chửi!
Với bất cứ nhà văn, bắt buộc phải có cái phần
'hoang tưởng' trên, khi đọc bất cứ một tác phẩm của thiên hạ.
Len Deighton: Thi sĩ của truyện điệp viên
(1) HNT: Hội
Nhà Thổ; không phải HNT, nick HN, nick NTH.
Vụ Án
Tình
yêu trong tác phẩm
Phạm Thị Hoài
Nhà văn Phạm Thị Hoài, giống như Nguyễn Huy Thiệp, cũng
nhìn vấn đề tình yêu với một cặp mắt đầy ngờ vực.
NHQ Blog VOA
Đọc Sến Cô Nương
như thế này, thì thật khó mà suy ra rằng, Thầy Cuốc 'rất chịu' bà chị
của ông!
Cách đọc NHT
và PTH của Thầy Cuốc, vẫn luẩn quẩn ở trong vòng ‘hiện tượng’, chưa
nhìn ra đâu
là bản chất của hiện tượng, nhìn cây thấy cây, chẳng thấy rừng, là vậy.
Cả hai ông/bà
này, khi mô tả tình yêu Bắc Kít nhếch nhác, thảm hại như thế, trước
hết, và trên
tất cả, là để chửi bố thứ tình yêu ‘ở hai đầu nỗi nhớ’, thứ tình cảm
lãng mạn cách
mạng ‘cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn’, ‘đường ra trận mùa này đẹp
lắm’:
Thay vì mô tả cái đẹp khốn kiếp của tình yêu cách mạng này, thì chọn
thứ tình yêu nhếch nhác
thảm hại kia, với cái mặt nổi của nó, là đốp
chát, là chua như kít mèo, là kết án, tất cả chỉ là sến!
Nếu tất cả chỉ là
sến, thì thứ tình yêu đích thực, theo kiểu ‘thánh nữ' của GNV, thứ tình
khùng, "Anh yêu em bởi vì anh yêu Hà Lội", thí
dụ, nó ở đâu, nó..
có không, ở cái xứ Bắc Kít?
*
“Ngờ vực”
cũng không đúng! (1)
Cái từ 'vấn đề' trước
'tình yêu', cũng có vấn đề!
Có vẻ như Thầy Cuốc không rành tiếng Mít!
Bạn thân của Thầy, thì lầm 'gục ngã' với 'vấp ngã'!
Bất giác Gấu lại nhớ tới
những ngày mới ra ngoài này, nghe một em Mít
xuớng ngôn viên tường thuật
một cuộc họp mặt, hay gặp gỡ trong cộng đồng Mít, tại một thành phố địa
phương,
‘có sự tham dự của rất nhiều nhân vật tai tiếng Mít’ [em nhầm 'tăm
tiếng' với
'tai tiếng'!]
Chán quá!
[Nhưng biết đâu đấy, em dùng đúng từ, chính Gấu mới 'bé cái lầm'?]
(1)
Đúng ra phải
viết, NHT và PTH nhìn tình yêu với cặp mắt ngờ vực.
Nhưng nếu viết
như vậy, tuy đúng văn phạm, thì lại sai về nhận định, vì cả hai không
ngờ vực tình
yêu, mà chỉ biết, chỉ mô tả thứ tình yêu nhếch nhác, tha hóa.
Theo
như mô tả của Thầy Cuốc, cả hai đâu biết gì, về một thứ tình yêu nào
khác, để
mà… ‘ngờ vực’?
Vermeer
by Wislawa
Szymborska,
translated
from the Polish by Stanislaw Baranczak, Clare Cavanagh.
So long as
that woman from the Rijksmuseum
in painted
quiet and concentration
keeps
pouring milk day after day
from the
pitcher to the bowl
the World
hasn’t earned
the world’s
end.
Trong cái "nghiệp" phê bình của
tôi, tôi đã đụng độ với
quá nhiều người. Riêng trường hợp ông bạn, tôi quên, nhưng rất nhiều
lần tôi
nhớ. Có khi vừa nhớ, vừa cầu mong, hy vọng rằng bài phê bình của mình
có thể có
ích nào đó. Ngay cả trường hợp ông bạn, tôi cứ tự hào một cách thật tếu
là,
biết đâu, nhờ lời nói "khích" của tôi, ông đã để lại cho đời hai đại
tác phẩm.
Mà có thể thế thật! Thí dụ như lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà
xuất
bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn
Học Nghệ
Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách
(sau ông
giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với
thằng bạn
"láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất
bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể
nói là
cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia.
Ngoài tiền
nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện
ngắn và
nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm
tắt nội
dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng
khiếp!
(Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang
báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng
khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà
trả lời
sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm
tuyệt vời
nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà,
một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng.
Một ấn
bản khác về chàng Orphée. Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh
Tâm
Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách, trên tờ Vấn Đề:
Nếu
Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây
Nguyễn Thị
Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất..
.Một
chuyến đi
‘Ô nhục’, đúng là bài điểm
cuốn ‘Vào nơi gió cát’, của Nguyễn Thị Hoàng.
Về già, nghĩ lại, G tự hỏi,
tại sao mi lại cư xử như vậy, và bỗng lại nhớ đến ông anh nhà thơ, và
giọng cười
sảng khoái của ông, khi cho đăng bài điểm sách, lấy ngay cái từ 'khủng
khiếp' làm cái tít cho bài điểm, ông còn gật gù, 'tớ' chắc phải bắt
chước
'cậu', ý ông muốn nói, mời ăn OK, nhưng viết thì cứ viết theo đúng cái
'tâm' của
mình!
CTTNT chắc là
tự truyện, thuật câu chuyện NTH tất tả ngược xuôi, vừa lo thăm nuôi
chồng, nơi
quân lao, tội trốn lính, vừa lo cứu chồng ra khỏi địa ngục lao công
chiến trường,
chủ yếu là vác đạn, tải đạn, dành cho đào binh. Vất vả ngược xuôi như
thế, nhưng
không quên Huế. Gấu vẫn thấy thoang thoảng, loáng thoáng đâu đó, mỗi
lần đọc, hoặc nghe ai đó, nhắc tới Huế, những trang viết dành cho Huế,
cho thời
con gái, cho thời đi học của bà, chúng thật đẹp, như để cân bằng, và
hơn thế nữa,
để ‘thách đố’ những trang ‘đen thui’ viết về cuộc chiến, và nhớ mãi cái
cảnh,
khi cứu thoát chồng ra khỏi ngục thất, buổi tối đầu tiên ‘về nhà’, bà
vợ biểu
chồng, anh thắp nhang bàn thờ tạ ơn trời phật, ông bà đi.
*
Nói
tới văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi cho rằng không thể bỏ được văn học
Sài Gòn
trước năm 1975. Tại sao? Tôi tự giải thích cho tôi thế này. Sau 100
năm, muốn
hiểu người Việt ở thế kỷ XX, nếu chỉ đọc miền Bắc thì không đủ. Theo
tôi cần
nghiên cứu thêm cho thấu đáo cả văn học miền Nam, đọc lại Nguyễn Thị
Hoàng, Thụy
Vũ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Phan Nhật Nam...
Nhớ tới thế
kỷ XX không phải chỉ thấy chiến công, mà còn để thấy những
đau đớn
của con người, lầm lạc của con người, vất vả làm người của con người,
đọc để hiểu
con người Việt Nam thế kỷ XX vui buồn sướng khổ như thế nào.
Văn học miền
Nam trước 1975 còn mãi và có giá trị của nó. Ấy là không
kể, bạn
có biết không, nhìn vào văn học cả nước hôm nay, thấy có nhiều vấn đề
ta đang rất
bí mà văn học miền Nam trước 1975 đã đặt ra, như vấn đề văn hóa đại
chúng, vấn
đề ca ngợi một cách vô lối bạo lực và tính dục...
VTN: Một cách tồn tại ngược chiều gió
thổi (1)
Viết như thế, thì cũng chưa đủ,
chưa đi tới tận cùng, tới ‘trái tim
của bóng đen’!
Bởi vì, ai ai cũng nhận ra một
điều thật là hiển nhiên, tất cả những băng hoại
đạo đức, tình cảm, những tội ác chưa từng xẩy ra, đều chỉ xảy ra sau
ngày 30
Tháng Tư 1975.
Trước đó, chưa hề xẩy ra, ở cả hai miền.
Bởi vì công nhận văn chương
Miền Nam, thì cũng chẳng hết ‘ô nhục’, chẳng ‘rửa
nhục’ gì cho những nhà văn như THT, khi ông, có vẻ như, coi 'ô nhục'
như là một
cách vinh danh những người lính VNCH trong có ông!
(1)
Cái tít
như thừa một chữ, và làm Gấu nhớ tới câu của Arendt
vinh danh Benjamin, tay này đếch chịu học bơi, theo chiều, hoặc ngược
chiều
dòng nước.
Gấu này đã từng
phán, lịch sử dựng nước Mít ta có một nếp gấp: Kể từ khi có Đàng Trong,
thì Đàng
Ngoài, trước đó, chỉ lo giặc phương Bắc, bắt đầu nhìn về phương Nam,
với cặp mắt
thèm thuồng!
Sau biến cố
30 Tháng Tư, xuất hiện nếp gấp thứ nhì, báo hiệu sự diệt vong của giống
Mít!
Giả như vưỡn
còn, thì cái giống dân này cũng chẳng còn gì để mà tự hào!
Nếu có chăng,
thì cũng ‘cẩm’ như Do Thái, giống dân kiêu ngạo tự coi được Thượng Đế
chọn, chosen
people, để Đức Quốc Xã làm lễ Tế Thiêu!
Mít bảnh hơn,
chúng tự chọn để được chính thằng anh ruột của chúng đưa vô Lò Cải Tạo!
Tây đặc một thời.
BONJOUR TRISTESSE BY FRANCOISE SAGAN
After
the grim work of the Second World War and the hard work of the post-war
reconstruction, Bonjour Tristesse burst onto the French
literary scene like
a carnival. It announced what seemed like a new species, youth, la
jeunesse,
who had but one message: have fun with us or be gone; stay up all night
at a
jazz club or never come out with us again; don't talk to us about
marriage and
other boring conventions; let's smoke and be idle instead; forget the
future
who's the new lover? As for the tristesse of the title, it was
an excuse
for a really good pout.
YANN MARTEL
Sau
một ‘cần lao’ khốc liệt thời Đệ Nhị Chiến và một ‘cần lao’ cật lực tái
xây dựng
thời hậu chiến, Buồn Ơi Chào Mi nổ ra như một trái bom trên nền
trời văn
học Pháp và cùng với nó, là một ngày hội. Nó thông báo sự ra đời của
một chủng
loại mới, tuổi trẻ, la zơn nét, la jeunesse, thứ sinh vật mới
mẻ này có
một thông điệp, và chỉ một mà thôi: hãy vui chơi với tụi tớ, nếu không,
biến đi
cho được việc; nhẩy nhót suốt đêm tại một vũ trường jazz, nếu không,
đừng bao
giờ rủ tụi này đi chơi; đừng nói với tụi này về hôn nhân, về ba lẩm cẩm
khác,
hãy hít đến mụ cả người ra, hãy vờ tương lai – ai là thằng bồ mới của
mi?
Và cái từ buồn ở trong cái tít quả đúng là một cái trề môi,
'thôi bỏ đi
tám'!
Ui
chao, đám jơn nét VC ở trong nước, con cháu của những đại gia
Bắc Bộ
Phủ, hay HNV, hay HNT, quả đã xử sự đúng như vậy, nhưng ở trong tim
trong gan
trong hồn trong não của chúng, có một nỗi buồn, đúng hơn, một
'ô nhục':
thắng trận!
Một
ông sĩ quan VNCH như một THT,
làm sao
có được nỗi ô nhực ‘bảnh’ như thế?
|
|