*





Jennider @ Paris 3.2011

*

*

WESTMINSTER (NV) - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 27 Tháng Ba, 2011, tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi. 

TV & NQT xin chia buồn và cầu chúc linh hồn bạn Nguyễn Ðức Quang sớm siêu thoát
*

*

NDQ @ Tòa soạn nhật báo Viễn Ðông, cc 1998, hoặc thời gian xẩy ra biến cố Trần Trường, 1999
Người nửa mặt là Khánh Trường


Thơ mỗi ngày

*

MM và nhà thơ Carl Sandburg: Nàng đến trễ hẹn 3 tiếng vì ở chỗ làm tóc, để có một mái tóc y chang của nhà thơ.
Những dòng thơ tuyệt vời trên đây, là để xưng tụng nàng.

"So many with a peach bloom of young years on them and laughter of red lips and memories in their eyes of dances the night before and plays and walks", Carl Sandburg's evocation of "Working Girls" (1916) seems to be brought to glamorous life forty-five years later…
Ui chao, “sao áo bay nhiều quá”, màu đào nở rộ của những năm tháng trẻ trung ở nơi  họ, và tiếng cười của những cặp môi đỏ thắm, và những kỷ niệm ở trong mắt của những cuộc khiêu vũ đêm hôm trước, và những cuộc chơi và những bước đi"

*

Un entretien exclusif avec Arundhati Roy
La bombe indienne

-Bà có vẻ không khoái Obama?
Khi hắn được bầu làm tổng thống nước Mẽo, một t
biếm văn ở Nữu Ước đi một cái tít to tổ bố: "Một tên Ðen được sử dụng vào 1 công việc tồi tệ"

Một ngày đẹp trời, Arundhati Roy, trái bom Ấn, giải thưởng Booker với cuốn "Thượng Ðế của những vật bé tí" sẽ được trao hai giải Nobel, một, Hòa Bình, và một, Văn Học, tờ Người Quan Sát Mới tiên đoán.
*

*

Who Would Dare?
Roberto Bolaño

The books that I remember best are the ones I stole in Mexico City, between the ages of sixteen and nineteen....

Ðọc, là GNV nhớ những lần chôm sách ở 1 tiệm cho thuê truyện ở Chợ Hôm, Hà Nội....

Roberto Bolano and the visceral realists
The contraband of literature:
Hàng lậu văn chương

 
If we had to speculate about the characteristics of a literary movement called "visceral realism", we might assume it involved a gritty description of life. It is a forensic style, we could say, where the writer wields pen or computer cursor as a scalpel, producing literature that lies on the page like viscera on a laboratory table. In its sentences and paragraphs, we read flesh and bone, organs and blood; we see the inner workings of corporeal existence.

Siddhartha Deb, trên tờ TLS số 16 Tháng Sáu, đọc Bolano [The Savage Detectives và Last Evenings on Earth], đã so sánh văn phong của ông với của những nhà "visceral realists": hiện thực lục phủ ngũ tạng. Hiện thực tim gan phèo phổi, với những đoạn văn, gồm, khúc này thì là thịt xương, khúc kia, tí phèo, tí phổi, và máu. Đây là thứ tác phẩm nội về sự hiện hữu của cơ thể, we see the inner workings of corporeal existence.

Tuy nhiên, cứ coi trên đây, là diễn tả đúng, xác thực, về chủ nghĩa hiện thực lục phủ ngũ tạng, nó cũng chẳng giúp gì chúng ta nhiều, khi đọc cuốn tiểu thuyết "thất thường một cách ấn tượng, khi thì thực vui, lúc thì buồn quá", impressively manic novel, với một thứ văn phong, mặc dù làm ra vẻ "hiện thực lục phủ ngũ tạng", nhưng độc giả không thể nào tìm ra thứ nghệ thuật này ở trong 600 trang sách. Thay vì vậy, chúng ta lại được biết, về những kẻ thực hành thứ chủ nghĩa hiện thực nội tạng đó, những kẻ đã từng nắm giữ làm con tin, sinh hoạt văn học Mexico City giữa thập niên 1970. Một thứ băng đảng văn học, chứ không phải là một trào lưu, một vận động nghệ thuật. Chúng cướp đoạt, trấn lột sách vở, ăn nhậu, cãi lộn, làm tình, bán ma túy, và sau cùng biến mất, không làm sao giải thích được, và để lại, không phải một thứ văn học hiện thực nội tạng mà là những bóng ma của những gì thái quá, của thứ nghệ thuật này.

Giả tưởng của Bolano, liêu trai, ma quái, ám ảnh, và có tính kinh nghiệm, experimental, nhưng không phải thứ hiện thực huyền ảo của Garcia Marquez, Carlos Fuentes, và Mario Vargas Llosa.


Hot

Hai bài hiện đang hot trên TV, khiến khách viếng thăm, thường là 300 vị [thực sự chỉ có chừng 150, nhưng ghé 2 lần/ngày] lên tới con số 400, vào thời điểm này, 1 con số kỷ lục.

Bài được đọc nhiều nhất là bài post lại từ blog Osin, liên quan tới Hồng Ánh

Quái nhất, là, làm sao mà độc giả TV lại mò ra bài viết này, trên TV, Gấu đã quên béng?
*

Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm.

Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi.

Blog Osin

Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới?
NQT

Nguồn

Còn bài kia, là “Kiển Tố” vừa đố vừa giảng, tức vụ Ðường kiến.

26 Mar 2011 169
27 Mar 2011 189
28 Mar 2011 206
29 Mar 2011 455

Tới giờ này, [9.15.PM], 455 visitors.
Hết ngày, [12. PM] sẽ là bao nhiêu?

Khủng thật!

Tin giờ chót: 520 vị!
Tks. NQT


Thư Ðông Kinh: Lịch Sử Lập Lại

Cũng chỉ là tình cờ, cơ may đúng hơn, trước khi xẩy ra trận động đất 1 ngày, tôi viết 1 bài cho tờ Asahi Shimbun, ấn bản buổi sáng. Về 1 ngư phủ cùng thế hệ với tôi, nhiễm phóng sạ vào năm 1954 trong lần thử bom tại Bikini Atoll. Tôi nghe nói tới anh lần đầu khi tôi 19. Trong suốt cuộc đời sau đó, anh dành nó vào việc tố cáo con ngáo ộp nguyên tử, [huyền thoại răn đe hạt nhân], và sự ngạo mạn của những kẻ bợ đít nó. Liệu đây là 1 thứ thần giao cách cảm, hay 1 điềm báo u ám  khiến tôi nhớ tới anh ta, trước khi tai họa xẩy ra?
Anh ta còn chiến đấu chống những chương trình điện hạt nhân và cùng với chúng là những hiểm họa.
Tôi cũng đã từ lâu trầm tư về lịch sử nước Nhật qua lăng kính của ba loại người: những người đã chết ở Hiroshima và Nagasaki, những người nhiễm phóng sạ trong vụ thử bom Bikini, và những nạn nhân của những tai nạn tại những cơ sở, nhà máy hạt nhân. Nếu bạn nhìn lịch sử nước Nhật qua lăng kính trên, thì bi kịch trên thật là hiển nhiên, tự nói nói ra, tự nó tố cáo nó. Bây giờ, vào những ngày này, hiểm nguy nhà máy nguyên tử đã trở thành thực tại. Cho dù diễn biến thảm họa cũng sẽ phải chấm dứt - và tôi thực sự cầu mong, và kính trọng nỗ lực của nhân loại hầu có được kết quả này, nghĩa là ngăn chặn được thảm họa đừng để nó phát sinh thêm những hậu quả nghiêm trọng - cho dù vậy, thì ý nghĩa của thảm họa vẫn có chi mù mờ, không làm sao vạch trần ra được: Lịch sử nước Nhựt Bổn đi vô một “pha” mới , và một lần nữa, chúng ta phải nhìn sự vật qua con mắt của những nạn nhân của điện hạt nhân, của những đàn ông, đàn bà chứng tỏ sự can đảm của họ qua đau khổ. Bài học mà chúng ta có được từ thảm họa hiện thời sẽ tùy thuộc, hoặc, những kẻ sống sót nó, chọn lựa, đừng lập lại lỗi lầm, hoặc, kệ cha nó, cứ lầm tiếp.
Tai họa này đã kết hợp thành một, theo một đường lối thật bi thảm, hai hiện tượng: cái sự hơi quá bị nhạy cảm với động đất của nước Nhật, và hiểm họa do năng lượng hạt nhân gây ra. Cái đầu thì từ thưở khai thiên lập địa của đất nước này đã có rồi. Cái thứ nhì, đến bi giờ người dân Nhật mới nhận ra, nó còn khủng khiếp hơn nhiều so với động đất và sóng thần, và thê thảm hơn, vì đây là tác phẩm của con người!

Nhựt Bổn học được gì, từ thảm kịch Hiroshima?

Một trong những nhà tư tưởng gia đương thời số một của Nhựt, Suichi Kato, mất năm 2008, nói về bom nguyên tử và lò hạt nhân, đã nhớ lại một dòng từ tác phẩm “The Pillow Book” [cuốn sách gối đầu], được viết ra cách đây 1 ngàn năm, bởi một người đàn bà, Sei Shonagon, qua đó, tác giả gợi ra ‘một điều gì có vẻ thật xa, nhưng sự thực, rất ư là gần”. Thảm họa hạt nhân, có vẻ như là thật là xa vời, chưa chắc, chưa hẳn là sẽ xẩy ra, nhưng than ôi, cái viễn cảnh của nó thì lại luôn luôn ở với chúng ta, trên từng cây số! Nhật bổn đúng ra là không nên nghĩ tới năng lượng hạt nhân, theo cái kiểu, trong cái dòng, đây là một thứ sản xuất kỹ nghệ. Họ không nên diễn dịch ra từ thảm kịch Hiroshima, một hệ luận: nó là một ‘recipe’ [đơn thuốc], cho phát triển. Như động đất, sóng thần, và những thiên tai khác, kinh nghiệm Hiroshima phải được khắc sâu, bằng acít, vào hồi ức của nhân loại.
Nó khủng nhất, bởi vì là do con người làm ra, mấy thứ kia, là do ông Trời cà chớn!
Cái kiểu lập lại lỗi lầm, bằng cách trưng này nó, qua sự xây dựng những lò nguyên tử, cái kiểu coi thường mạng người như thế, là một sự phản bội rất ư là khốn kiếp, hồi ức của những nạn nhân Hiroshima.

[còn tiếp]

Kenzaburo Oe


Tình Buồn
Tô Hoài

Note: Thần sầu, tuyệt cú mèo, số dách...

Nội Cỏ Của Thiên Ðường

Trong những nhà văn Việt Nam viết cho nhi đồng, có một, ít được nhắc tới, và khi nhắc tới, thì lại bị coi là nhà văn chuyên viết truyện cho người lớn đọc, và thứ văn chương của ông sau thành một "thương hiệu", văn chương triết lý người hùng Lê Văn Trương, với những cuốn để đời: Trường Đời, Người Anh Cả, Ngựa Đã Thuần Mời Ngài Lên, Bốn Bức Tường Máu....
 
Nhưng ông không hề quên thiếu nhi. Trong số những truyện viết cho thiếu nhi của ông, Gấu còn nhớ được hai, thật là tuyệt vời.

Một, viết về hai thằng bé đánh giầy ở Hà Nội. Truyện này, Gấu chỉ nhớ, mang máng cái tên truyện, như trên, khi đọc Dickens viết về những đứa trẻ khốn khổ của Luân Đôn.

Và một, về một đứa bé, con nhà giầu, ở Hà Nội, ham chơi, bố mẹ bèn tống lên ở với một ông cậu, hay bà bác, ở mãi  trên Tuyên Quang, hay Phú Thọ. Thằng bé nhớ Hà Nội, nhớ bố mẹ, không chịu nổi cuộc sống buồn tẻ ở mạn ngược, bèn lùi lũi, cứ thế đi bộ về... Hà Nội.

 Cuộc" vạn lý trường chinh", về "tiếp quản" thủ đô, xuyên qua đồng bằng sông Hồng, những làng mạc ven bờ đê, trở thành một kỷ niệm để đời trong chú bé. Nhưng chú hoàn thành được cuộc "vạn lý trường chinh, chín năm trường kỳ kháng chiến", là nhờ một thằng bé nhà quê. Chính thằng bé nhà quê, khi chú đói lả, đem chú về nhà, cho chú ăn, dậy cho chú cách vo gạo, ở một cái cầu ao, cách nấu gạo thành cơm, từ một cái bếp rơm, từ một cái nồi đất... nghĩa là chỉ cho chú thấy cuộc sống bần hàn, quê mùa, của làng quê, cùng lúc, dậy cho chú bé thành phố con nhà giầu kia, biết, ý nghĩa của cuộc đời. Chú bé thành phố như được gột rửa, và khi về đến Hà Nội, gặp lại người thân, trở thành một thằng bé khác.

Note: Truyện dài nói trên, của LVT, có tên là Ba Ngày Luân Lạc. Cùng với Tình Buồn, chúng có trên net, ở địa chỉ sau đây:

E-Books


Ghi chú trong ngày

*

Nhà văn Nguyễn Đông Thức (giữa) trong lần cùng ông Võ Văn Kiệt (phải) ra thăm nông trường dừa Đỗ Hòa của TNXP TP.HCM ở Cần Giờ, năm 1982. Bên trái là chị Võ Thị Bạch Tuyết, giám đốc nông trường, nhân vật chính trong truyện ký Hạnh phúc
Nguồn

Note: GNV đã từng ở đây, hai niên, thời gian 1982-1984, cỡ đó, vì sau khi về đời, ra Bưu Ðiện viết đơn mướn, gặp Châu Văn Nam, bạn UPI cũ, anh cho tháp tùng đi chuyến 1985, tại bãi Vàm Láng, Gấu nhớ rõ, là vì chuyến đi này trùng với lễ kỷ niệm Mười Năm Ðại Thắng Mùa Xuân của VC.

CVN mang theo hình ảnh, tài liệu, bài viết về 10 năm Miền Nam sống dưới chế độ Bắc Kít. Gấu không có dính vô vụ này, được CVN cho đi theo để làm thông ngôn, nếu thoát, lo vụ MIA, cũng do tổ chức của anh đảm trách!
Sau đó Gấu mới biết, toàn đồ dởm, nào là danh sách Mẽo đã chết [CVN gọi là "khô mực"], chôn ở đâu, nào là danh sách Mẽo bị VC bắt giữ, còn sống nhăn,["mực sống, mực tươi"] giam ở đâu...

Thời gian Gấu ở đây, đám TNXP làm quản giáo, đội trưởng các đội lao động sản xuất, nhân viên văn phòng, kế toán, chỉ có đám tù khổ sai lao động thôi.
Sở dĩ Gấu bám trụ được tới hai năm, là nhờ một tay TNXP làm chức kiểm soát đồ thăm nuôi, đã từng là độc giả của "Gấu, nhà dịch thuật”, thương tình, vờ, không bỏ túi mấy trăm bạc Gấu Cái giấu trong trong túi cói đựng gạo, và anh biểu Gấu dùng tiền đó mua chức Y Tế Ðội, cho “Gấu nhà văn”.
Ðúng là GNV, bởi vì công việc quan trọng của Gấu, là lo tờ báo của Ðội. Vào thời kỳ đó, trưởng trại tù là một Chú Tư, hay Chú Mười, VC nằm vùng, sau được điều về Thương Binh Xã Hội coi trại tù gồm tù xã hội, phục hồi nhân phẩm…  không phải tù chính trị, không phải em trong hình, đứng kể Nguyễn Ðông Thức.
Chuyện này kể sơ sơ cũng vài lần rồi.
Nhưng, kể như là chưa kể, vì hai năm Ðỗ Hòa quả là quãng đời hạnh phúc nhất đời của Gấu! Còn biết bao kỷ niệm mà cứ khư khư ôm trong bụng, chưa chịu kể ra, bởi vì thay vì kể, thì lại đi lo chửi thiên hạ!

Gấu nhớ có gặp Nguyễn Ðông Thức, con trai bà Tùng Long thì phải, hình như 1 lần, khi ghé tờ Tuổi Trẻ, thời gian Gấu viết mấy bài điểm sách, Thám Tử Buồn, của 1 nhà văn Liên Xô, Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma, của em Isabel Allende … cho báo này. (1)

(1)

… Sau đó, tôi làm việc với nhà xb, sửa lại bản dịch, dưới sự "kiểm tra" của Nhật Tuấn, ông em Nhật Tiến. Thời gian này, tôi quen thêm Đỗ Trung Quân, nhân viên chạy việc cho nhà xuất bản nọ. Rồi qua anh, qua việc bán sách báo, qua việc dịch thuật... tôi quen thêm một số anh em trẻ lúc đó viết cho tờ Tuổi Trẻ, như Nguyễn Đông Thức, Đoàn Thạch Biền. Họ đều biết tôi, từ trước 75. Đoàn Thạch Biền trước 75 đã viết cho Văn qua tên Nguyễn Thanh Trịnh.

Tôi không còn nhớ rõ, ai trong số họ, đề nghị tôi viết mục đọc sách cho Tuổi Trẻ. Bài đầu tiên, là về cuốn Thám Tử Buồn, một truyện dịch của một tác giả Nga. Thảm cảnh của nước Nga sau đổi mới. Băng hoại tinh thần và đạo đức đưa đến tội ác. Trong đó có những cảnh như là con cháu đưa bố mẹ tới mộ, chưa kịp hạ huyệt, xác bố mẹ còn bỏ trơ đó, đã vội vàng về nhà tranh đoạt "gia tài của mẹ". Bố mẹ trẻ bỏ nhà đi du hí, đứa con bị chết đói, khi khám phá thấy miệng đứa bé còn cả một con dán chưa kịp nuốt thay cho sữa! Cuốn tiếp theo, là Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma, của Isabel Allende.

Bài điểm cuốn này cho tôi những kỷ niệm thật thú vị.

Đó là lần đầu tiên tôi đọc Isabel Allande, nhưng "sư phụ" của bà, tôi quá rành. Có thể nói, cả hai chúng tôi đều học chung một thầy, là William Faulkner. Do đó, được điểm cuốn Ngôi Nhà là một hạnh phúc đối với tôi.

Nó là từ "Asalom, Asalom!" của Faulkner mà ra. Có tất cả mấy tầng địa ngục của Faulkner ở trong đó, cộng thêm địa ngục "giai cấp đấu tranh": ông con trai, con hoang, vô sản, "mần thịt" đứa chị/em gái dòng chính thống, con địa chủ. Địa chủ, ông bố cô gái, chính là ông bố của tên cách mạng vô sản!

Có những câu điểm sách mà tôi còn nhớ đến tận bi giờ: Những trang sách nóng bỏng trên tay, run lên bần bật, vì tình yêu và hận thù!

Nguồn


NOTES ON A VOICE: W.G. SEBALD

Gấu biết đến và tìm đọc Sebald, là do đọc bài viết của Susan Sontag, khen nức nở, thấu “Giời” [Trời, tiếng Bắc Kít]. Bà phán, tưởng thứ khủng long này [nhà văn lớn] tuyệt giống rồi.

Nhưng Gấu khám phá ra 1 Sebald, khác. Với Sontag, là 1 “nhà văn của nhà văn”. Với Gấu, một “tưởng niệm gia” của Lò Thiêu, mà ông không hề mắc mớ, thù hận, hay cảm thấy ân hận, hay phải sám hối.

KDV phán v/v DK:

“Câu chuyện nó đã ra như rứa rồi, mà người có lỗi lại là một cậu sinh viên, nó đang còn đi học đó mà, trong tinh thần gọi là mình muốn cho nó ăn năn, hối lỗi, hơn là làm ra cho to chuyện... Ý của tôi là như thế”.

“Tôi thấy nó gút mắc cho cậu đó là như thế này: Nếu nó để hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa đó, thì không thể nào nó qua cái mặt kiểm duyệt được. Cho nên nó thay thế người lính VNCH bằng cái anh Mỹ trắng, như vậy nó rất phù hợp với nhà nước Việt Nam. Cho nên là nó để vô thôi, chứ thực ra là nó cũng không có bị ai sai khiến hay là có âm mưu gì cả”.

KDV

Tôi sợ rằng, mấy anh sinh viên này có thể đã tiên đoán ra được hậu quả của việc họ làm.
Nếu không, họ đã đổi tên phim, khác hẳn tên truyện.
Một anh Mẽo trắng, thay vì một tên Nguỵ, làm sao KDV nhận ra đứa con ngày nào của mình?
Nếu họ có lỗi, thì là lỗi nặng: dám qua mặt nhà nước VC? (1)

NQT

(1) 

… bởi có khán giả vừa gửi thư cho biết, ngay trong đoạn mở đầu phim “Đường kiến” dã có ghi rõ kịch bản được trích từ truyện ngắn cùng tên Đường kiến, nhưng sai sót là ở chỗ, trước khi ra phim, Đạo diễn và tác giả kịch bản không liên hệ trực tiếp được với tác giả truyện ngắn Đường kiến mà thôi.

Nguồn Bô Xịt

Ngay từ đầu, là GNV này đã nghi rồi, làm gì có đứa ăn cắp mà lại lạy ông tôi ở bụi này, khi sử dụng đúng cái tít của truyện ngắn, làm tít cho cuốn phim?

Ðúng là cớm mắc hợm!
Hay, rắn độc cắn trúng đuôi, [hay lưỡi?] của nó, hay, kẻ dùng gươm chết vì gươm, đi đêm mãi có ngày gặp ma?

Ðám đệ tử của chúng gửi mail chửi Gấu búa xua, mi bênh thằng đạo diễn VC ăn trộm, mi "hòa giải" với VC, mi tính về phò HPNT!

Cái vụ bắt trộm hụt này làm Gấu, quái làm sao, lại nhớ đến 1 bài thơ Tầu, về 1 em có chồng, nhưng vưỡn có 1 anh mê đến phát điên lên, tặng nàng minh châu, nàng bèn nhận, nhét ở ngực, ngay vú, ngay trái tim, và làm thơ tặng chàng, tiếc quá, em đã có chồng rồi!

Hồi nhỏ, đọc bài thơ Gấu cứ nghĩ sao có người vợ mất nết đến như thế. Mãi về già, mới hiểu ra, đây là 1 bài thơ… chính trị, của một ông quan lỡ theo Ngụy, được VC chiêu hàng, nhưng lắc đầu, và làm bài thơ tạ từ!

Chúng ta cứ thử tưởng tượng cái anh VC đạo diễn, đọc cái truyện ngắn DK của KDV mê quá, nhân vật Ngụy trong truyện sao người quá, sao hơn hẳn thứ VC khốn kiếp, là cha chú của anh ta, tởm quá, thế là bèn chuyển thể thành phim, nhưng biết tỏng, với nhà nước VC, Ngụy đâu phải là người, thế là bèn giữ nguyên tên truyện, nhưng biến tên Ngụy thành tên Mẽo trắng, vì anh thừa biết nhà nước bi giờ mê Mẽo còn hơn cả Ngụy ngày xưa.

Cái phim DK đó, là để vinh danh Ngụy, thế mới tếu, là vì sau này, cái giai thoại này sẽ sống mãi cùng phim, chừng nào còn phim, và ngay cả khi chẳng còn phim, chẳng ai thèm xem phim nữa, thì nó vưỡn sống mãi trong thế giới văn học, như bài thơ “minh châu nàng nhét vô ngực”!

Hà, hà!

Cái gì gì, Ốc Mượn Hồn ?
Hồn Trương Ba [Ngụy] da hàng thịt [Mẽo Trắng] ?

Bởi thế mà Gấu mới thay mặt bạn KDV phán, thằng anh này phải cám ơn mấy em!




Mémoirs

Nổ Như Tạc Đạn

Ngày xưa ấy tôi còn trẻ — 25, 26 tuổi đời — kinh nghiệm phóng tác tiểu thuyết của tôi chưa có bao nhiêu. Nguyên bản Nổ Như Tạc Đạn là truyện nhan đề “Après moi, le déluge” tôi nhớ là tiểu thuyết Pháp trong Série Noire. Dường như năm xưa ấy truyện được làm thành phim, phim đen trắng cũng lấy tên là “Après moi, le déluge.” Nam nữ diễn viên trong phim toàn là những người trẻ tuổi. Phim mở đầu cho phong trào làm phim gọi là Nouvelle Vague của Điện ảnh Âu châu.
HHT

Gấu đọc Nổ Như Tạc Ðạn, đăng từng kỳ trên Ngôn Luận, cứ nghĩ đây là sáng tác!

Après moi le déluge
1959