Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

*

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]


Chân Dung Nga

Enrique Vila-Matas

Luận về tiểu thuyết

]
















 


THE SOUL

We know we're not allowed to use your name.
We know you're inexpressible,
anemic, frail, and suspect
for mysterious offenses as a child.
We know that you are not allowed to live now
in music or in trees at sunset.
We know-or at least we've been told-
that you do not exist at all, anywhere.
And yet we still keep hearing your weary voice
-in an echo, a complaint, in the letters we receive
from Antigone in the Greek desert.

Adam Zagajewski

Linh hồn

Chúng tớ biết chúng tớ đếch được phép sử dụng tên của bạn.
Chúng tớ biết bạn thì không thể diễn tả được,
thiếu máu, mảnh khảnh, đáng ngờ,
trước những xúc phạm bí ẩn, như một đứa trẻ.
Chúng tớ biết bạn bây giờ không được phép sống
trong âm nhạc, hay trong cây cối vào lúc mặt trời lặn.
Chúng tớ biết – hay ít ra, chúng tớ được bảo -
Bạn chẳng hề hiện hữu, ở bất cứ chỗ nào.
Và tuy nhiên chúng tớ vẫn nghe tiếng nói quan hoài của bạn
– trong một tiếng vang, một lời phàn nàn, trong những lá thư chúng tớ nhận được,
từ một nàng Antigone, ở sa mạc Hy Lạp.



30.4.2012

Dương Thu Hương: “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ”

Phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái

Dương Thu Hương: (thở dài) Ðiên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.

Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . . nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.

Lần thứ hai tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam khác đến đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được. Vì khi ở trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là một dân tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong một phái đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị khinh bỉ. Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng trong các đội quân dài dặc các bà già Nga bụng to để mua nồi áp xuất, bàn là điện nhằm gởi về nước. Những người bán hàng họ mắng cho như là mắng khỉ ấy. Họ mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống nồi, hàng đống sản phẩm của người ta để tuồn về nước. Khi đứng ở khách sạn Peking nhìn xuống đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo complet gớm giếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng và tôi khóc. Một nhà văn Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người ta sung sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn thế”. Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của người Việt Nam.

Man rợ thắng Văn minh.

Hiển nhiên, trước mắt thì ai cũng thấy như thế. Nhưng đấy là mặt nổi của vấn đề. Ngay cả bà DTH, cũng không thể nhìn sâu hơn, để mà nhận ra, là, đâu có phải tự nhiên mà thanh niên Miền Bắc nhỏ máu đầu ngón tay viết đơn tình nguyện vô Nam.

Nhà văn Bùi Ngọc Tuấn nhìn "sâu" hơn, coi tình trạng man rợ của Miền Bắc, là nằm trong chính sách “pha lê hóa”, ông bị nhà nước bỏ tù, mà còn phải cám ơn nhà nước, bởi nếu không, làm sao lấy được Miền Nam?

BNT viết:

Trong chiến tranh, việc gìn giữ hậu phương là vô cùng quan trọng. Hậu phương là gốc rễ, là cội nguồn, là căn cứ bảo đảm sống còn cho tiền tuyến, cho chiến đấu và chiến thắng.
Khẩu hiệu: Dù phải đốt cháy dẫy Trường Sơn cũng vẫn chiến đấu tới thắng lợi hoàn toàn đã thể hiện rõ quyết tâm của miền Bắc giành chiến thắng bằng bất kỳ giá nào. Sự có mặt của 50 vạn sĩ quan và binh lính Mỹ cùng quân đội các nước đồng minh như Nam Triều Tiên, Úc,... tại miền Nam Việt Nam đã đẩy miền Bắc Việt Nam vào những năm tháng cực kỳ gay go gian khổ: Dốc toàn bộ nhân lực, vật lực, hy sinh tất cả cho cuộc chiến.
Trong cuộc chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha lê hoá hậu phương. Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những người có biểu hiện thiếu lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, những phần tử đáng ngờ, những kẻ trộm cắp, du thủ du thực,... tóm lại tất cả những gì là vẩn đục so với yêu cầu trong như pha lê của một xã hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và đó được coi là một biện pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe những người khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.

Giả như Miền Bắc văn minh như...  Miền Nam, thì liệu có "thoát" cuộc chiến "lầm lẫn"?

Giả như đúng là man rợ thắng văn minh, thì kể từ 30 Tháng Tư 1975, đất nước thống nhất, xứ Mít có đủ mọi khả năng, cơ hội, cứ phăng phăng mà tới văn minh, vậy mà đi lùi đến như hiện nay, là sao?

Rồi còn cái đám tinh anh Miền Nam, được Miền Nam cho đi du học, như là 1 cái nguồn dành cho hậu chiến, chúng quá rành chế độ văn minh của Miền Nam, tại sao cho đến giờ chúng vẫn bợ đít… man rợ?

GCC nhìn khác bà DTH: Cuộc chiến Mít là giấc mơ đẹp nhất của dân Mít. Dân Mít được Thượng Đế cho có mặt ở trên cõi đời này, là để thực hiện nó, dòng dã theo suốt chiều dài lịch sử Nam Tiến của nó.

Bạn có thể giải thích lịch sử Nam Tiến của dân Mít, như là 1 cuộc chạy trốn man rợ, mà nguồn gốc của nó là Cái Ác Bắc Kít, như trường hợp Nguyễn Hoàng bỏ chạy Miền  Bắc, tìm chốn vạn đại dung thân.

Cái khốn kiếp, chỉ xẩy ra sau ngày 30 Tháng Tư 1975.

Làm gì có hàm hồ, lầm lẫn của lịch sử.

Mặc dù cái bề ngoài phỏng giái, cởi mở, đám Trùm VC hiện thời, về mặt chính trị, chúng bảo thủ đến tận lỗ đít, như bất cứ 1 tên Trùm VC, kể từ khi thống nhất đất nước.
Đứng đầu là anh y tá dạo, giao liên ngày nào, Anh Cu Dzũng, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng VC, và Chủ Tịt Nước Trương Tấn Sang, dưới trướng là một lũ lâu la bộ hạ, chỉ 1 dúm này đã tàn bạo dẹp tắt lực lượng hô hào dân chủ phát sinh từ trong nước, chẳng mắc mớ liên hệ gì với hải ngoại, có tên là Khối 8406, lấy hứng từ Charter 77, của Czechoslovakia. Thành lập từ năm 2006, lực lượng này thu hút hàng ngàn người công khai ủng hộ, và có vẻ như còn hàng ngàn người khác, không công khai ra mặt, trước khi nhà nước VC chặt đầu nhóm, bằng cách thẩy cả chục đấng bày trò vô tù. Thêm vào đó, nhà nước VC mò tới những vị thầy chùa, thầy tu, linh mục, khi họ đòi hỏi mở rộng cánh cửa tôn giáo, mấy năm gần đây, chúng bèn cộng thêm cả những người yêu nước, kêu gọi dân Mít đứng lên chống lại đàn anh Tẫu ngày nào.
Tuy nhiên, dù rủi ro, hiểm nguy chờ đợi, những nhà hoạt động Việt Nam tiếp tục lớn giọng đòi hỏi đa nguyên chính trị, vạch mặt tham nhũng, hối lộ, đòi cho bằng được tự do ngôn luận –biết trước con đường đi vô tù, hay, nếu may mắn, chạy trốn ra được hải ngoại, như là những nhà tị nạn chính trị.
Với những quan sát viên trường kỳ theo dõi Việt Nam, đám chóp bu sợ điều này xẩy ra, cũng chẳng kém.“Chúng theo dõi sát sao chuyện xẩy ra, và ‘no nắng’”, Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về chính sách ngoại giao của VC ở Đại Học George Mason, phán. “Trong quá khứ Mít VC dùng vai trò của mình ở ASEAN để thúc đẩy Miến Điện thay đổi, nhưng bây giờ Miến thay đổi nhanh hơn Việt Nam”.
Bắc Bộ Phủ ở Hà Nội đi sai một nước cờ: Trước đây, những quan tâm về nhân quyền ở Miến Điện ảnh hưởng đến vai trò và tính hợp pháp quốc tế của tổ chức ASEAN, vì vậy, đóng cửa bảo nhau,Việt Nam và những nước khác trong khối kín đáo yêu cầu Hội Đồng Quân Nhân Miến lỏng bàn tay sắt. Mít VC đâu ngờ, đùng 1 phát, Miến quay 1 cú 180 độ, và với một Miến Điện càng ngày càng bớt “Cớm Trị”, Bắc Bộ Phủ như ngồi trên chảo lửa. “Nếu nhân quyền khởi sắc ở Miến thì VC cũng phải làm sao được như họ, thế mới khổ cho nhà nước VC", theo Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam ở Australian Defense Force Academy.
Bắc Bộ Phủ còn sợ mất mẹ nó cái vai trò trung gian số 1 của họ, giữa Mẽo và Tẫu.
 “Mít VC sợ biến thành kẻ bị phỉ nhổ, so với Miến Điện, được thương yêu, trong khối ASEAN”, Thayer phán.


Amoz Oz đọc Y Sĩ Đồng Quê của Kafka

Bạn đọc Y Sĩ Đồng Quê, và tưởng tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn của một miền đất, nghe tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận miền nam, và, tìm đủ mọi cách để đến bên giường người bệnh, do không có ngựa, nên phải mượn đôi ngựa của con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh cô hầu gái, cuối cùng nhận ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên trời la lớn: "Ta bị lừa, bị lừa, bị lừa!"
Và đây là hình ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:

"Trần trụi, phơi người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng" ("Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."

Một cách nào đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của một vua Lear, của một ông tướng về hưu.
Thê thảm nhất, là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp của mình ở trỏng, viên tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái chuồng lợn của cô con dâu, được vỗ béo bằng những thai nhi !

Cái chết của Lucien de Rubempré là một bi kịch lớn trong đời tôi, Oscar Wilde đã từng tuyên bố.
Nhưng Lucien de Rubempré là ai?
Một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của Balzac.
Varga Llosa, "chuẩn" Nobel như tin của AFP ở trên, tin rằng, lời tuyên bố của Wilde, là phải được hiểu theo nghĩa 'thực tại ở đời", theo nghĩa đen!
Bởi vì có những nhân vật giả tưởng còn thực hơn cả sự thực!
Viên y sĩ đồng quê của Kafka là một "vĩ nhân" như thế!  (1)

Cô gái Rose hình như đã nói ra những điều kiện thực sự của tờ khế ước, của Kafka: "Bạn chẳng thể nào biết điều bạn đang tìm, trong chính căn nhà của mình".
Tội lỗi ngồi thu lu đằng sau "cánh cửa ọp ẹp của cái chuồng heo đã bỏ hoang từ bao nhiêu năm tháng...".

Theo nghĩa trên, Tolstaya phán, chủ nghĩa CS không từ trên giời giáng xuống đầu dân Nga, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử.... (1)

Với xứ Mít, thì nó là Cái Ác Bắc Kít, và có thể còn là Kẻ Thù Truyền Kiếp của nó, là Anh Tẫu Phía Bắc, mà, trong khi chống nó, để “tồn tại”, “sống sót”, Cái Ác Bắc Kít nẩy sinh, và cứ thế sinh sôi nẩy nở, cho đến ngày 30 Tháng Tư  1975, bùng nổ ra và trở thành điều mà Milosz gọi là “anus mundi”, cũng đã từng xẩy ra tại xứ sở Ba Lan của ông. (2)

(1)

Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau. Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!

(2)

Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới.

Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.

Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.

Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.

Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.

Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.


1975: Năm Cái Ác Bắc Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!

Cuộc chiến Mít chẳng có tí ngu xuẩn, lầm lẫn lịch sử, mà còn bắt buộc phải xẩy ra, nếu không thì phải làm cho nó xẩy ra, bằng 1 “coup monté”, nghĩa là, bằng mọi cách phải nhử Mẽo ngu nhẩy vô Miền Nam rồi làm cho nó sa lầy, cho đế quốc Đỏ rảnh tay ở những khu vực khác. Đây là 1 sự thực lịch sử, GCC sợ bà DTH chưa nhìn ra đâu, hà, hà!
Cú dàn dựng để dụ Mẽo nhảy vô Miền Nam, là vụ đầu độc tù Phú Lợi, và từ đó mọc ra Mặt Trận Giải Phóng.

Lần mới qua Cali thăm bạn Tháng Tám 2011 vừa rồi, GCC gặp Nguyễn Quốc Thái, từ Việt Nam qua chơi. Anh là 1 trong những ông Trùm, của tờ Trình Bày, cũng 1 đám Bắc Kít di cư không quên Hà Nội. Anh bây giờ tỉnh táo lắm rồi, thành ra thôi bỏ chuyện cũ, nói chuyện mới. Anh cho biết, ở trong nước, có 1 tay [anh nói tên, GCC quên rồi], cũng băn khoăn, bức xức như GCC về vụ Phú Lợi, và bèn mò đi tìm những người còn sống, VC nằm vùng, bị tó vô Phú Lợi, hỏi cho ra.
Mấy tay sống sót bèn cho biết, làm đếch gì có, chúng tớ bữa đó tham ăn, trúng thực, ỉa chảy, Diệm sợ quá, bèn cho xe cứu thương cấp tốc chở vô nhà thương, thế là Đảng bèn hê lên Diệm đầu độc VC nằm vùng!

Hà, hà!

Còn cái vụ Mẽo ngu nhẩy vô Miền Nam, ngu như thế nào, thì đã có Graham Greene bật mí cho chúng ta biết, qua cuốn Người Mỹ Trầm Lặng. Bạn đọc cuốn này, kèm cuốn tiểu sử của ông do tay Sherry viết, kèm theo cuốn tự thuật, Ways of Escape, do chính ông viết, là hết… ngu, hết ngây thơ hết lầm lẫn.

Hà hà!
*

“Tôi là một kẻ có niềm tin lớn lao vào Lò Luyện Ngục”, Greene đã từng trả lời như vậy, trong một cuộc phỏng vấn. “Lò Luyện Ngục, với tôi, là có ý nghĩa…. một khi bị ném vào đó, con người có ấn tượng về sự du di, chuyển động. Tôi không thể nào tin vào Thiên Đàng. Mọi người cứ ỳ ra, ở đó. Đâu còn có điều gì để mà làm nữa!”

 Ở Lò Luyện Ngục đó - ở cuộc chiến Việt Nam đó – Fowler vô trước, sau tới anh chàng thiện nguyện, cố vấn Mẽo, đẹp trai, trẻ măng. Anh này tin vào Thiên Đàng. Anh ta tới, được trang bị bằng cả một tự sự lớn [a great narrative], về Việt Nam. Anh ta sẽ bắt ép Việt Nam phải “thích hợp” với nó – Tiền Đồn Chống Cộng cho cả một trái đất sẽ không còn Cộng Sản nữa, thí dụ vậy. Anh ta có một câu chuyện của anh ta về Fowler, và ngược lại, Fowler cũng có một câu chuyện riêng của mình, về tên thực dân mới ngu si đần độn, cứ tưởng mình sẽ đem tự do dân chủ theo kiểu Mẽo đến cho thuộc địa cũ của Tây, và đây là giọng kể chính của cuốn tiểu thuyết. Cả hai tay này lại có những câu chuyện của riêng của họ về Phượng. Chẳng có một câu chuyện nào tin được. Chúng đều được dựng lên, theo yêu cầu của từng cá nhân, cho hợp với vai trò của mình. Greene hiểu rất rõ, những toan tính vị kỷ, nằm nơi đáy sâu con người, sẽ đẩy con người đi tới đâu. Ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, những toan tính cá nhân này được hiện rõ ra, trên cái nền chính trị, và cùng với nó, là một xứ sở. Qua Phượng, người đọc cảm thấy, đây là một người đàn bà thực, đang hít thở không khí, không phải là một ý tưởng về một người đàn bà mà Pyle đang chôm từ Fowler.

Gừng càng già càng cay, càng ngày, tính ngây thơ ngốc ngếch, mù tịt về thế giới của anh chàng cố vấn Mẽo Pyle càng nổi lên cùng với cuốn truyện, kể từ khi được xuất bản, đúng như Fowler cảnh cáo anh ta:

“Tôi cầu mong Chúa làm cho anh hiểu được những gì anh đang làm ở đây. Ôi, tôi hiểu rất rõ, những nguyên nhân, những mục đích, những ý hướng tốt đẹp của anh.  Chúng luôn luôn tốt… Tôi chỉ mong, đôi khi anh có được một vài ý hướng xấu, có lẽ anh sẽ hiểu thêm được một tí, về thế thái nhân tình, về con người. Điều này áp dụng luôn cho cả cái xứ Mẽo của anh đấy, Pyle ạ.”

ĐQAT: Từ đó bà lao vào cuộc đấu tranh?

Dương Thu Hương: Ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã là một ngã rẽ trong đời tôi. Ðúng ra, ngã rẽ này đã bắt đầu từ năm 1969 khi lần đầu tiên tôi gặp những toán tù binh người miền Nam ở Quảng Bình. Lúc đó tôi làm công tác ở các binh trạm và những tù binh lần đầu tiên tôi gặp không phải là người Mỹ mà chính là người Việt Nam, cũng đầu đen mắt đen, cũng lùn và da vàng mũi tẹt như tôi, và nói tiếng Việt Nam như tôi. Cho nên tôi mới hồ nghi rằng tất cả những điều người ta nói đây là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược thì đó là láo toét. Tuy nhiên vì lúc đó là chiến tranh và tất cả đều lao vào một guồng máy và bị cỗ xe khổng lồ nó cuốn đi. Cho đến năm 75, với thời gian (giọng ngậm ngùi, xúc động), tất cả mọi ngờ vực trong tôi đã chín muồi. Năm 75, tôi hiểu rằng đây là thời điểm quyết định và là ngã rẽ dứt khoát trong tư tưởng của mình.

Note:

Những người Việt Nam, nói tiếng Việt Nam như bà DTH, những người tù binh mà bà gặp ở Quảng Bình, năm 1969, không phải là người Việt Nam, mà là… Ngụy.
Tất cả cuộc chiến Việt Nam, mấu chốt của nó là ở đó: Phải đẩy Miền Nam vào thế kẻ thù, bằng cách nhử Mẽo vô, phải làm sao chúng hết còn là người, mà là Ngụy.
Theo nghĩa đó, Mẽo chính là cứu tinh của VC.
Mẽo là cơ may độc nhất để hoàn tất cuộc chiến Mít, theo nghĩa thống nhất nó, dưới sự thống trị của Bắc Kít.

Cái tởm lợm của cuộc chiến Mít là ở chỗ đó, nó là giấc mơ đẹp nhất theo đúng "đại tự sự lịch sử" của giống dân Mít, bị Cái Ác của một miền đất biến thành 1 sự thực lịch sử ghê tởm nhất.
BBP tìm đủ mọi cách để nhử Mẽo vô Việt Nam, một công đôi ba việc, công, hoàn tất nhiệm vụ chủ nghĩa Đỏ giao phó trên mặt trận toàn thế giới, tư, thống nhất đất nước, bắt 1 nửa đất nước làm nô lệ cho chúng.

Có thể nói, cả thế giới, cả nhân loại, bị Bắc Kít cho vô tròng!

Sáng ngủ dậy biến thành Bắc Kít!


Tribute to Khoa Hữu

The life of Lillian Hellman

Profile in courage

Lillian Hellman, a popular playwright and bestselling author, was a minor player in American intellectual circles. So why is she still such a divisive figure?


Tribute to Fang Lizhi


Facing History

Thời Không Mặt

The human face disappeared and also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, 'faceless'; litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
[Mặt người biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong "không mặt".]


TTT 2012

TK: Rồi anh trở thành biểu tượng của giới trẻ?
MT: Vừa biểu tượng của giới trẻ, vừa chống Cộng nữa. Mình bèn thôi, mình không chống Cộng nữa, mình biên truyện tình thôi.
TK: Tại sao anh không chống Cộng nữa?
MT: Bởi vì chúng nó cứ bảo mình là Xịa (cười)!
TK: Tiểu thuyết của anh ăn khách vì sao?
MT: Hoàn toàn có mục đích viết cho độc giả bình dân coi với những truyện tình tay ba.
TK: Anh có tiếc gì không?
MT: Không bao giờ tôi tiếc cái gì cả. Đối với tôi những cái tôi viết ra không có cái nào được cái nào không được cả, đại khái hết.
TK: Anh đọc gì?
MT: Lecture thì nó lung tung lắm. Bởi vì mình không chủ trương đi theo văn học Pháp gì cả. Bạ cái gì mình đọc cái đó mà thôi.
TK: Về cái ảnh hưởng, cái khuynh hướng, anh có thấy ngay không?
MT: Thấy chứ. Thấy ngay chứ. Thanh Tâm Tuyền là người thơ. Còn tôi chỉ là người romancier, có người đọc. Có nhiều người thích đọc.
TK: Thanh Tâm Tuyền ra hải ngoại thì sao?
MT: Bình thường.

Mai Thảo trả lời Thụy Khê.

Theo GCC, Mai Thảo chưa từng được coi là biểu tượng của giới trẻ.
Biểu tượng Chống Cộng, cũng khó nói.
Cái tính Chống Cộng của Mai Thảo có thể đại chúng, phổ thông, nếu lấy những tác phẩm đầu tay của ông, như Đêm Giã Từ Hà Nội, Viên Đạn Đồng Chữ Nổi so với những tác phẩm cũng đầu tay, cùng thời kỳ như Bếp Lửa, Tôi Không Cô Độc của TTT.

Với TTT, là vấn đề của “cái gọi là” yếu tính của tiểu thuyết. Thứ tiểu thuyết ý thức hệ, từ đó, tiểu thuyết xã hội, hiện thực chủ nghĩa, dấn thân, nhập cuộc, hiện sinh... Thành thử, làm sao mà MT có thứ nhân vật "vấn nạn", "problématique”, như 1 Tâm trong Bếp Lửa, theo nghĩa của Lukacs, trong Lý Thuyết về Tiểu Thuyết, lại càng không có nhân vật như 1 Kiệt ở trong Một Chủ Nhật Khác, thứ nhân vật “phải chết”, và cái chết của họ được coi như là một hành động thanh hóa, thanh tẩy, catharsis.

Cũng không thể coi TTT là người thơ, còn MT, tiểu thuyết gia được. Tiểu thuyết của MT là để cho đàn bà đọc, thế giới của nó, là thế giới phòng trà, tiệm nhảy, là cuộc tình tay ba như chính ông xác nhận, làm sao so được với Bếp Lửa, Một Chủ Nhật Khác. Đó là sự thực. Bây giờ, đâu có ai đọc tiểu thuyết MT, không ai còn nhớ, dù chỉ cái tít, trong khi chúng ta vẫn còn nhức nhối với 1 Bếp Lửa của 1954, Hà Nội, với Một Chủ Nhật Khác, với anh chàng Kiệt sĩ quan VNCH, bỏ đi rồi lại chạy về, để chết, bị bắn lầm, như là 1 Cộng Quân, lấy cái chết của mình thanh hóa cuộc chiến, tẩy sạch hận thù?

Đây là 1 đề tài lớn, GCC "cưu mang" từ lâu, nay xổ ra hết!

Hà, hà!


Ghi chú trong ngày

Vào khoảng cuối thập niên 60 thế kỉ trước, tác phẩm đầu tay của nhà văn ly khai Tiệp Khắc Milan Kundera được nhà thơ Louis Aragon (1897-1982) qua mặt công an mang về Pháp, cho chuyển dịch rồi xuất bản dưới nhan đề tiếng Pháp là La Plaisanterie (Trò đùa - 1969). Tác phẩm tố cáo chính sách mị dân và hành vi lừa bịp của một số nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp khắc thời ấy, được giới phê bình khen ngợi và độc giả ưa thích trong bầu khí chiến tranh lạnh. Tiếp theo là mấy tác phẩm Pháp dịch La Vie est ailleurs (Cuộc sống không ở đây), Le Livre du rire et de l’oubli (cười cợt và quên lãng), L’Immortalité (Bất tử)…, khiến tác giả, bấy giờ không được xuất bản sách của mình trong nước và chưa được phép xuất ngoại, đã phải mỉa mai lên tiếng tự trào, gọi mình là “một thứ nhà văn Pháp quả tình quái lạ là viết bằng tiếng Tiệp”. Cho tới năm 1975, ông mới được phép di cư sang Pháp. Nhập quốc tịch nước này năm 1981, rồi nảy ý biến mình thành một nhà văn Pháp, vứt bỏ tiếng mẹ đẻ để nối tiếp sự nghiệp văn chương của mình bằng tiếng Pháp. Các tác phẩm thực hiện tham vọng này gồm: La Lenteur (Chậm rãi), L’Identité (Nguyên bản) và L’Ignorance (Lạc lõng) lần lượt ra đời.
Đọc ba tác phẩm viết thẳng bằng tiếng Pháp vay mượn, chúng tôi nhận thấy ngay ngôn ngữ và bút pháp ở đây xem ra hết sức ngọng nghịu, què quặt, thiếu máu: tác giả không ngừng tư duy theo lối bẩm sinh rồi phát biểu qua mớ ngôn ngữ chưa thuần. Khiến chúng tôi không khỏi nhại thầm lời tự trào trước kia của đương sự, nghĩa là “một thứ nhà văn Tiệp quả tình quái lạ là viết bằng tiếng Pháp”. Vậy mà cũng có không ít phê bình gia Pháp hùa nhau ca tụng, lờ đi những nhận xét không mấy tốt lành nhưng rất chính xác mà chúng tôi vừa nhắc trên đây.

TTD

Note: Những nhận xét về Kundera, theo GCC, ông Tây mũi tẹt, hiện ở Tây, nên gửi thẳng cho mẫu quốc của ông, hay cho những tờ báo Pháp.
Ông viết bằng tiếng Mít, Kundera & mẫu quốc của ông làm sao đọc?
Còn những gì ông phán về dịch đối với dân Mít, theo Gấu cực nhảm.
Lý do là do ông…  bỏ chạy cuộc chiến!
Chứng cớ, GCC đã từng lôi ra, khi ông đề nghị dịch cụm từ “tình yêu trái phá” qua tiếng Tây là cú sét đánh [coup de foudre], qua tiếng Anh là “yêu từ cái nhìn đầu tiên” [love at the first sight].
Ông đâu có biết trái phá nó nổ ra làm sao đâu?

Cái thứ tiếng Tây của Kundera, theo GGC, ông nhận xét những gì gì “ngọng nghịu”, có thể đúng, vì rõ là, nó phải khác, thứ tiếng Tây của Tây, lẫn của ông Tây mũi tẹt không rành về văn học.
Không mê văn học như một người sáng tác, đúng hơn.
Cũng chưa từng viết tiểu thuyết hay tiểu luận văn học.
Chứng cớ, mấy cái tít tác phẩm của Kundera, ông dịch đều nhảm cả!

Le Livre du rire et de l’oubli: Cuốn sách của tiếng cười và sự lãng quên
La Vie est ailleurs: Cuộc sống thì ở đâu đó. Dịch “Cuộc sống không ở đây” là không được, bởi vì, nếu 1 người nào đó, dịch ngược trở lại là khác hẳn cái tít nguyên thuỷ [tiếng Tây ở đây].
La Lenteur: Sự chậm rãi.
L’Identité: Căn cước [Nguyên bản là cái chó gì?]
L’Ignorance làm sao mà là Lạc Lõng được?

Đâu có phải Tây mẫu quốc của ông ngu đến mức không nhận ra "cái gì gì ngọng nghịu" đâu. Vậy mà họ đưa Kundera vô toàn bộ Pleiade, ngay là khi ông còn sống, tức là phải có lý do.(1)

V/v đạo đức, K hơn hẳn TTD:

K đếch có về nước lèm bèm nhảm như TTD. Ông chọn nước Pháp để chết.
Còn TTD bỏ chạy giờ thấy êm, bò về, lên tiếng chê bai hết mọi dịch giả.

V/v văn học.
Một cách nào đó, 'lối viết' của Kundera được tóm gọn vào câu sau đây, của ông:
"the struggle of man against power is the struggle of memory against forgetting.": Cuộc chiến đấu của con người chống lại quyền lực là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên.
TTD làm sao hiểu nổi 1 câu như trên?
Khó lắm!

V/v tiếng Tây ngọng của Kundera.
GCC bệ cả 1 đoạn sau đây, để trả lời anh Tẩy mũi tẹt: (2)

Những cuốn sách lớn được viết bằng một thứ tiếng nước ngoài" (Great books are written in a kind of foreign language. Proust, Contre Sainte-Beuve, Daniel W. Smith và Michael A. Greco dịch qua tiếng Anh). Theo nghĩa đó, bất cứ một bản dịch nào cũng có phần "tồi tệ, lủng củng", nhất là khi đụng tới một hệ tư tưởng khác, thí dụ như hệ tư tưởng Âu Châu, mà G. Steiner là một trong những người đại diện đích thực của nó. Trong một bài viết khác, Steiner khẳng định: "Chẳng có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận". Ngôn ngữ ngoại, mà Proust nói, theo triết gia Gilles Deleuze giải thích, còn là hiệu quả của văn chương đối với ngôn ngữ. Nó mở ra một thứ ngôn ngữ ngoại bên trong một ngôn ngữ… một ‘trở nên-khác’ của ngôn ngữ. G. Deleuze trích dẫn Kafka, khi để cho một nhà vô địch bơi lội nói: "Tôi nói cùng một ngôn ngữ với ông, vậy mà tôi không hiểu dù chỉ một từ ông nói." (I speak the same language as you, and yet I don’t understand a single word you’re saying).

Hay đoạn này: (3)

La première édition de La Plaisanterie parut à Paris dans un français pathétique, loin du style sobre de Kundera.

À cette époque, Kundera avait réussi à imposer l'idée d'Europe centrale comme contexte de son œuvre. Le roman connut alors un grand retentissement (il s'en vendit plus de cent mille exemplaires). De son côté, la première édition de La Plaisanterie parut à Paris dans un français pathétique, en contradiction avec le style sobre et rationnel de Kundera. Et lorsque La vie est ailleurs fut traduit pour la première fois en espagnol, on s'étonna que le roman, qui mettait en scène un poète, soit écrit dans une « langue platement prosaïque ». Un poète fut donc chargé de récrire l'intégralité du texte dans un espagnol plus fleuri. La première édition anglaise fut elle aussi complètement défigurée: on y supprima un chapitre sur le folklore morave (curiosité est-européenne dont le lecteur occidental n'avait que faire!) et l'ordre des chapitres fut chamboulé afin de rendre le texte plus compréhensible. De toute façon, un écrivain venu de 1'« au-delà communiste» était forcément un incapable sur le plan artistique qui n'utilisait la fiction que comme moyen de protestation voilé contre le système. Cette « surinterprétation » des œuvres littéraires d'« Europe centrale » reflétait l'égocentrisme grossier d'un lecteur occidental politiquement manipulé. Milan Kundera l'affirma haut et fort et, en imposant la notion d'Europe centrale, il mena contre cette façon de lire un combat victorieux. 

Đó là việc các nhân viên được Nhà xuất bản và Công ty văn hoá và truyền thông giao phó trọng trách duyệt xét các dịch phẩm sắp được ấn hành lại thường là hạng dịch giả mà trình độ văn hoá và hiểu biết ngoại ngữ chưa đủ tầm mức cần thiết.
TTD

Nghe ra có ý thèm ghế, tranh ăn?

Một bài ngắn, viết không nên thân, vậy mà lên lớp hoài!
NQT

Roland Barthes có câu này cũng rất khủng, và áp dụng vô đây, thật tuyệt:
Mỗi nhà văn ra đời là mở ra trong người đó vụ án văn chương.
(Chaque écrivain qui nait ouvre en lui le procès de la littérature. - R. Barthes. Le degré zéro de l’écriture)

Áp dụng vô K, hay Linda Lê…  viết văn tiếng Tây, mới thấy rõ ý câu của Barthes.
Cái vụ án văn chương với K, nằm trong câu phán của ông. Với Linda Lê, là cái xác chết của 1 đứa bé Mít ở trong bà.
Trường hợp Sebald viết văn bằng tiếng Đức cũng có gì xem ra áp dụng được ở đây.
Tiếng Đức của ông khác hẳn dòng chính, đến nỗi nước Đức cũng ngần ngại không dám nhận vơ ông là nhà văn Đức!

Hà, hà!

Khi ông Tẩy mũi tẹt bỏ chạy xứ Mít, qua Tây, sáng sáng ngồi bàn cà phê Quán Chùa ở Paris, kế ngay bàn Sartre, dịch Camus, gửi về cho tờ Văn đăng từng kỳ, thì GCC tiếng Tây ăn đong, đọc bập bẹ Người Xa Lạ, Buồn Nôn, đọc chạy đua với chiến tranh, khi đó còn "chưa" hứa hẹn những điều khủng khiếp, chạy đua với Thần Chết, thèm ghê là thèm, giá như mình giỏi tiếng Tây hơn chút nữa, thì đỡ khổ biết bao.

Chỉ đến khi về già thì mới ngộ ra chân lý, rằng, nếu mi giỏi tiếng Tây hơn tí nữa, hay đẩy đến tận cùng luận lý, nếu mi học tiếng Tây để bỏ chạy, như tên khốn đó, thì suốt đời mi đếch có tổ quốc, dù Tây, dù Mít, và sợ rằng, mi mất mẹ con tim, linh hồn Mít của mi.

Cái vụ án văn chương với Kundera lớn lao hơn nhiều, nhưng dù thế nào, thì cũng từ “phát giác” của ông, về hồi nhớ và cuộc chiến đấu của nó, theo tờ Books:

L'EUROPE RÊVÉE DE KUNDERA

Âu Châu trong mơ của Kundera

L'écrivain tchèque entre ce mois-ci dans la Pléiade. Installé en France depuis 1975, Milan Kundera est partout célébré pour avoir ressuscité une Europe centrale dont l'identité avait été annihilée par la logique bipolaire. Mais sa vision de l'histoire est idéalisée.
VACLAV BELOHRADSKY. Literarni Noviny.

L’idée d'Europe centrale aura été le premier grand thème lancé par Milan Kunndera, avec un succès surprenant. Avant que l'écrivain tchèque ne s'en mêle, les éditeurs de l'Ouest traitaient les œuvres issues de la région comme de simples témoignages sur le communisme, pas nécessairement d'une grande importance littéraire, mais que le « monde libre » se faisait un devoir moral de publier.

Note: Đây là 1 bài viết lạ, và hay, về Kundera, từ 1 tác giả ở quê hương của ông.


Lolita vs BHD


Cali Tháng Tám 2011

HTL vs CVD