Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu
Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada
Đã
xuất bản
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi
Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi
dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân
Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Trang
Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và
chuyển
về những
bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang
có đánh
số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.
Email
Nhìn lại những trang
Tin
Văn cũ
1
2
3
4 5
Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ
để
sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái
[free]
|
Jennider
@ Paris 3.2011
Happy Birthday To U
Liz
Liz Nue
Thời
Sự Hình
Khi Xứ Mít
được Nobel Toán, Gấu đã tưởng tượng ra cái cảnh trên: NBC, đứng giữa Ba
Ðình, một
tay giơ quả đấm chỉ chỉ về Lăng Bác [cái này thuổng Kỵ Sĩ
Ðồng của Pushkin] (1), một tay cầm cái bửu bối Nobel, phán: DM, cái
chế
độ khốn kiếp này đi chỗ khác chơi!
Hóa ra, cảnh xẩy ra ở
Buenos Aires, dưới sự chứng kiến và ban phước lành của Borges.
Và Bùi Chát, chuyên chửi tục, thì
lại ăn mặc
rất chỉnh tề, và phán rất là thật nhã nhặn, thật lịch sự!
Tuyệt!
TV sẽ, thay vì chúc anh,
và nhóm của anh, thì dịch bài viết trên tờ
[báo Tây] Books, vinh danh Lưu Hiển Ba, đúng tinh
thần Uỷ Ban trao giải xuất bản sách báo cho Bùi Chát.
Như thế chúng ta có thể coi đây là giải Nobel Hòa Bình của Mít.
Ðúng như vậy!
NQT
(1)
Đây là một
trong những "quái vật" của Petersburg. Bức tượng kỵ sĩ đồng đứng trên
một cái bệ đá nặng trên 15 ngàn tấn, hàng ngàn người đã mất 3 năm di
chuyển nó
từ một nơi cách xa thành phố 12 dặm. Đám sĩ quan nổi loạn tin tưởng khi
bắt buộc
nhà vua phải chia sẻ quyền lực, họ có thể làm cho Peter từ bỏ ý định Âu
hóa và
để ý đến những vấn đề ở trong nước. Biến cố này đã được Puskhin ghi lại
trong
trường thi Kỵ sĩ Đồng, 1833. Mở đầu là một ngợi ca vì vua và thủ đô của
ông,
bài thơ đột nhiên chuyển giọng, kể lại thảm kịch của một viên chức
nghèo,
Yevgeny, đã mất những người thân yêu trong trận lụt 1824. Như phát
khùng vì nỗi
nhớ thương, anh nắm chặt tay chỉ về phía bức tượng ông vua, người đã
xây dựng
thành phố trên mặt nước rồi bỏ chạy, bị dượt đuổi bởi chính "thần
tượng"
là mình! Cuộc dượt đuổi cứ tiếp tục hằng đêm, và tiếng vó ngựa khủng
khiếp vang
rền khắp những con phố hoang vắng. Khi anh tự hỏi, phải chăng anh đang
mơ, giấc
mơ kinh hoàng là trận lũ lụt tàn bạo, thi sĩ ngắt lời nhân vật của
mình: Phải
chăng đời sống chỉ là một giấc mơ rỗng tuếch, một màn kịch tiếu lâm,
được trình
diễn với phí tổn của trời và đất?
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Cái tít, dịch
ra tiếng Mít:
Bùi Chát và sự hèn nhát của sĩ phu Bắc Hà!
Hà, hà!
*
Cái tít này,
“Dịch là nghệ thuật buôn lậu”, được gợi hứng từ của Gấu,
bài đầu tiên viết cho
SCN, talawas: "Dịch là cướp"!
Roberto
Bolano: Lèm bèm lần chót
Âu Châu
trong mơ của Kundera
Bài viết về
Kundera trên tờ Books, số mới nhất,
Tháng Ba 2011, [tờ này theo Gấu, bảnh nhất hiện giờ, vượt biên cương
Pháp, vì
giới thiệu không chỉ văn Tây, không như
tờ Magazine Littéraire, thí
dụ], thật tuyệt.
Bài viết,
nhân Kundera vô Pléiade, ngay từ khi còn sống, nhân ở quê hương của ông
cho xb
một tác phẩm tập thể, [ouvrage collectif], về ông, nhưng hơn hẳn thế,
đưa ra 1
cái nhìn thật là bảnh về Âu Châu!
Ông ta hết
còn là 1 tác giả của 1 cái xứ ở dưới đó, một xứ CS!
Trung Âu là
1 ám dụ về phía âm u, une allégorie du côté sombre, của thế kỷ 20,
thông qua,
via, sự vinh danh của cái “căn cước thật” của nó.
Tiểu thuyết,
một biểu hiện sáng suốt, une expression lucide, của thế giới.
Nếu tiểu
thuyết là 1 nghệ thuật, thì sự khám phá ra văn xuôi, la prose, là nhiệm
vụ của
nó, và không có 1 thứ nghệ thuật nào khác làm được điều này.
Thơ mỗi ngày
The
Invisible
People here
still tell stories
About a blind old man
Who rolled
dice on the sidewalk
And paid children
In the
neighborhood
To tell him
what number came up.
When they
were away in school,
He'd ask anyone
Whose steps
he heard,
The mailman
making his rounds,
The
undertakers loading a coffin in their black wagon,
And you, too, mister,
Should you
happen to come along.
Kẻ Vô Hình
Người ở đó vẫn
truyền tụng
Về một ông
già mù
Thẩy xúc xắc
bên lề đường
Và giúi tiền
cho mấy đứa con nít
Để chúng cho
ông biết
Con lục, hay
con nhất.
Khi chúng ở
lớp học
Ông hỏi bất
cứ một người
Khi nghe tiếng
chân
Anh đưa thư
đi lòng dzòng
Đám nhà hòm
đưa hòm lên xe tang
Hay chính
ông, Thưa Ngài
Nếu ông lớ ngớ mò tới đó
Note: Bài thơ dài
này, của Charles Simic, GNV cảm thấy có 1 cái gì đó, như là 1 ẩn dụ,
móc tới "người
vô hình" đột nhiên biến thành hữu hình, là Bùi Chát, “khăn đóng áo dài,
đứng trên
đài cao, nhận giải Tự Do Xuất Bản".
Vinh danh thêm bạn, bằng những dòng
viết về
Brodsky
của David Remnick
Khi được hỏi
ông nghĩ gì về những năm tháng tù đầy, Brodsky nói cuối cùng ông đã vui
với nó.
Ông vui với việc đi giầy ủng và làm việc trong một nông trại tập thể,
vui với
chuyện đào xới. Biết rằng mọi người suốt nước Nga hiện cũng đang đào
xới
"cứt đái", ông cảm thấy cái gọi là tình tự dân tộc, tình máu mủ. Ông
không nói giỡn. Buổi chiều ông có thời giờ ngồi làm những bài thơ "xấu
xa", và tự cho mình bị quyến rũ bởi "chủ nghĩa hình thức trưởng giả"
từ những thần tượng của ông. Hai đoạn thơ sau đây của Auden đã làm ông
"ngộ"
ra:
Time that is
intolerant
Of the brave
and innocent,
And
indifferent in a week
To a
beautiful physique,
Worships
language and forgives
Everyone by
whom it lives;
Pardons
cowardice, conceit,
Lays its
honor at their feet.
Thời gian vốn
không khoan dung
Đối với những
con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng
trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần
xinh đẹp,
Thờ phụng
ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai
kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự
hèn nhát và trí trá,
Để vinh
quang của nó dưới chân chúng.
Auden
Ông
bị xúc động không
hẳn bởi cách mà Auden truyền đi sự khôn ngoan - làm bật nó ra như trong
dân ca
- nhưng bởi ngay chính sự khôn ngoan, ý nghĩa này: Ngôn ngữ là trên
hết, xa xưa
lưu tồn dai dẳng hơn tất cả mọi điều khác, ngay cả thời gian cũng phải
cúi mình
trước nó. Brodsky coi đây là đề tài cơ bản, trấn ngự của thi ca của
ông, và là
nguyên lý trung tâm của thơ xuôi và sự giảng dạy của ông. Trong cõi lưu
đầy như
thế đó, ông không thể tưởng tượng hai mươi năm sau, khăn đóng, áo
choàng, ông
bước lên bục cao nơi Hàn lâm viện Thụy-điển nhận giải Nobel văn chương,
nói về
tính độc đáo của văn chương không như một trò giải trí, một dụng cụ, mà
là sự
trang trọng, bề thế xoáy vào tinh thần đạo đức của nhân loại. Nếu tác
phẩm của
ông là một thông điệp đơn giản, đó là điều ông học từ đoạn thơ của
Auden:
"Sự chán chường, mỉa mai, dửng dưng mà văn chương bày tỏ trước nhà
nước, tự
bản chất phải hiểu như là phản ứng của cái thường hằng - cái vô cùng -
chống lại
cái nhất thời, sự hữu hạn. Một cách ngắn gọn, một khi mà nhà nước còn
tự cho
phép can dự vào những công việc của văn chương, khi đó văn chương có
quyền can
thiệp vào những vấn đề của nhà nước. Một hệ thống chính trị, như bất cứ
hệ thống
nào nói chung, do định nghĩa, đều là một hình thức của thời quá khứ
muốn áp đặt
chính nó lên hiện tại, và nhiều khi luôn cả tương lai."
Tôi
hết
còn tin vào nơi chốn ấy
Carlos
Fuentes: Women
on
Sister Benedicta &
Anna
Akhmatova & Simone Weil
Triết gia Đức
gốc Do Thái Simone Weil là đệ tử của Alain. Và lời phán của ông thầy
xuống đệ tử,
là suy đi nghĩ lại mọi điều, dựa vào việc đọc, mỗi năm, một triết gia
hay một
nhà thơ, như Plato và Homer. Alain không nghĩ ông là Cộng Sản hay xã
hội. “Tôi
thuộc phe Tả đời đời, một phe Tả chẳng bao giờ hành xử quyền lực, như
bản chất
của nó, thể nào cũng đưa đến lạm dụng.”
Simone Weil chẳng
những suy đi nghĩ lại mọi chuyện mà còn quyết định biến tư tưởng của bà
thành hành
động, đưa chúng vào thử nghiệm ở trên đường phố, ở xưởng thợ, ở mặt
trận. Khi còn
là sinh viên, bà có biệt danh là “Thánh Nữ Đỏ”, và bà biểu lộ khuynh
hướng tả
phái của bà bằng cách đi tới nhà máy, xưởng thợ cùng làm việc với công
nhân,
chiến đấu chống phát xít tại Tây Ban Nha, và sau đó, dục bỏ “chủ nghĩa
ái quốc
của Nhà Thờ”, và luôn cả những tiếng nói của Ky Tô Giáo Pháp, hô hào:
“Thà
Hitler còn hơn là Mặt Trận Bình Dân”. Nhưng Simone Weil cũng dục bỏ
Liên Xô Cộng
Sản, khi bà biết về những vụ thanh trừng của Stalin.
RUSSIA: THE WILD EAST
Russia:
Miền
Đông Hoang Dã
INTRODUCTION
Russia is
the largest country in the world-a sixth of its land mass-with a record
of
upheaval, terror and bloodshed unparalleled in this century. First, the
revolution of 1905, bloodily suppressed; then the revolution of 1917,
bloodily
won; then Stalinism, with millions killed in its forced migrations,
exterminations and prison camps; and (concurrent with the last)
invasion by
Germany and a war in which upwards of twenty million Soviet citizens
died.
Finally, after decades of sacrifice which turn the Soviet Union into a
military
rival of the United States, acknowledgement that it has all been for
nothing,
that capitalism and liberal democracy have won; and with their victory
comes
the shredding of a state, an empire, a way of living and thinking-and
pre-revolutionary levels of social inequity. To be a Russian old enough
to have
lived through most of this is to know extremes of hardship and
disillusion that
other people, at least in other industrialized nations (even Germany),
can
barely imagine. As Anatol Lieven writes in his new book on the recent
Chechen
war, Chechnya: Tombstone of Russian Power: 'To most of its inhabitants
the
Soviet Union was more than just a civilization, or a warped version of
modernity. It was indeed a world, the only one they knew, and-according
to its
founders and mentors-the greatest of all worlds, the summit of human
history,
knowledge and achievement.'
'Reform' is
the word that the West has attached, optimistically, to Russia's new
condition,
in which taxes and wages go unpaid, gross domestic product and
life-expectancy
decline, the rouble crashes and inflation (in 1998) runs at 200 per
cent; where
fear of the state and its laws has been replaced by corruption, crime
and
ruthless self-interest-'bandit capitalism'. These are, as Lieven
writes, not so
much unfortunate by-products of 'reform' as the phenomena at the very
heart of
it. If the Russian people were not so soured, confused and exhausted by
their
experience of ideology, one might be tempted to say that, once again,
they
looked ripe for revolution.
In
literature, Russia has a great, perhaps the greatest, tradition of
realism,
which seems to have come to a temporary halt. Perhaps because reality
itself is
now so quicksilver and the truth about it no longer repressed, new
Russian
writers often favor satire and allegorical fantasy, forms which, when
they lose
their social context, can face a difficult crossing to other societies
and
languages. This issue of Granta
contains an example that has made the crossing successfully: the piece
by
Victor Pelevin. It also includes, by contrast, a newly translated story
by
Andrei Platonov, who died in 1951 and most of whose work was banned
until the
last years of Soviet rule. Only in the past decade has he come to be
recognized-but not widely enough-as one of the finest Russian writers
of prose
this century. His story, 'The River Potudan', is hypnotic in its quiet
strength
and sincerity; written of a time when it looked as though the future
had been
won.
Ian Jack
Mémoirs
Thế nào là đương thời, thế nào
là cổ điển?
-Là một nhà văn đương thời, có
nghĩa là, sẽ có hai nhà phê bình, nếu
ngồi cùng bàn, một khen hết lời, một chê chẳng kém, cuốn sách bạn vừa
mới xuất
bản, trong khi cả hai đều mê Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay gần hơn,
tuỳ
bút Nguyễn Tuân.
[Tôi không dám nghĩ tới trường
hợp, cả hai ông đều chửi um lên!]
-Cổ điển, có nghĩa là sống sót
được cả hai thằng cha phê bình
đó!
Ý trên, mô phỏng Virginia
Woolf, trong How it strikes a
contemporary. Riêng về cụm từ "chê chẳng kém", bà nữ sĩ Anh này cay độc
hơn nhiều: cái thứ đó chỉ đáng giấy chùi đít (waste paper), và nếu lửa
đốt
không cháy, thì phải dí vào tận đáy lò.
Ý dưới, từ Coetzee, trong What
is a Classic? Nhà văn Nam Phi này
nhắc tới một bài diễn thuyết cùng tên, của T.S. Elliot, vào tháng Mười
1944, tại
London, khi Đồng Minh đang quần nhau với Nazi tại đất liền (Âu Châu).
Về cuộc
chiến, ông chỉ nhắc tới, bằng cách xin lỗi thính giả, rằng chỉ là tai
nạn của
hiện tại (accidents of the present time), một cái hắt hơi, xỉ mũi, đối
với cuộc
sống của Âu Châu, và nó làm ông không thể sửa soạn chu đáo cho bài nói
chuyện.
"Nhà là nơi một người bắt đầu" [Home is where one starts from],
"Trong cái bắt đầu là cái chấm dứt của tôi" [In my beginning is my
end], nhà thơ cho rằng, để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải trở
lại với
nhà thơ lớn lao nhất, của "cổ điển của chính thời đại của chúng
ta" (the great poet of the classic of our own times), tức nhà thơ Ba
Lan,
Zbigniew Herbert. Với Herbert, đối nghịch Cổ Điển không phải Lãng Mạn,
mà là
Man Rợ. Với nhà thơ Ba Lan, viết từ mảnh đất văn hóa Tây Phương không
ngừng quần
thảo với những láng giềng man rợ, không phải cứ có được một vài tính
cách quí
báu nào đó, là làm cho cổ điển sống sót man rợ. Nhưng đúng hơn là như
thế này:
Cái sống sót những xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa man rợ, và cứ thế
sống sót,
đời này qua đời khác, bởi những con người nhất quyết không chịu buông
xuôi, nhất
quyết bám chặt lấy, với bất cứ mọi tổn thất, (at all costs), cái mà con
người
quyết giữ đó, được gọi là Cổ Điển.
Madame
Nhu
Thật ra, lỗi
là do chủ biên Lê Thị Huệ khi làm phần kỹ thuật, cắt nguyên con bảng
html từ một
đoạn cũ nào đó, đã quên sửa chữ “tiểu thuyết”. Ông
Nguyễn Quốc Trụ tố ông Đào Trung Đạo
trên trang blog của ông nhiều lần. Mấy lần là do
lỗi của chủ biên.
Mr. Đào Trung Đạo vô can.
Gió O
DTD, tác giả,
GNV, độc giả, đọc bài ông ta viết, có quyền có ý kiến khen chê, sao lại
gọi là
"tố"?
"Tố”, là DTD, khi tố đám Miền Nam, tố Nguyễn Văn Trung, trong một bài
viết
trên
talawas.
NVT có thể
là Thầy của DTD. Bởi vì DTD học Văn
Khoa, vào đúng thời kỳ NVT làm Khoa Trưởng.
Tố ở đâu
không tố, nhè talawas mà tố, không bậy sao?
.... trên trang blog của ông nhiều
lần.
TV, sự thực
không phải là blog!
Blog, mới có
đây thôi, trong khi TV có mặt trên net, cho tới nay, là trên 10 niên,
thọ nhất trong số
những
trang văn học trên lưới, vì phải kể cả thời gian tá túc tại VHNT của
PCL, 1998.
Gấu nhớ rõ, vì Gấu qua
Cali ra mắt sách Lần Cuối Sài Gòn,
1998. Gặp NMG, đề
nghị
giới thiệu Steiner trên VH, ông lắc đầu.
Trước khi đi, Gấu cũng đã nghi rồi, và cố tình
làm quen Hợp Lưu, bằng cách
gửi bài dịch Nhà Văn và Chủ Nghĩa CS,
của
Steiner.
Tính trong đầu, nếu mi đăng, là phải cho vợ chồng ta tá túc, những ngày
ở
Cali!
Anh đăng thật, [Tks. NQT]
và mời vợ chồng Gấu tới ở nhà anh [Tks. NQT].
Nhưng ông bạn Khế Iêm, tạp chí Thơ
lại giới thiệu
1 ông bạn, độc thân.
Gấu ở nhà “mobile home” của ông bạn này một đêm, sáng hôm
sau, NMG đề nghị về nhà anh ở, cho tiện, và cũng để gặp gỡ cả nhóm VH.
Về lại
Canada, Gấu làm quen PCL. Và trang TV sau đó ra đời.
Blog dù thế
nào thì vẫn phải phụ thuộc cái thằng server cho bạn sử dụng free,
nhưng
bù lại, bạn phải chịu một số điều kiện của nó.
Trang TV không chịu 1 điều kiện
của ai, làm sao coi là blog được?
Đâu phải Gấu
mê văn thơ, mê viết đến độ mở blog?
Trang TV đâu phải mở ra để viết văn, làm thơ,
hay làm chủ quán đóng vai người khám phá thiên tài thi ca, như Gió O của bà Huệ,
thí dụ?
Gấu đâu phải
là cớm văn nghệ, mà tố Đào quân? Tố cái gì chứ?
Ông ta viết
dở, thì chê, dịch sai, viết câu tiếng Việt không nên thân, lòng dạ đố
kỵ, có cái
bằng cử nhân Triết của Văn Khoa Sài Gòn, lên mặt chê người khác không
phải dân
khoa bảng, tố bạn thân, đồng nghiệp, là HPA chưa có trình luận án, tố
với ai, nhè
SCN, một em Bắc Kít, mà tố, dân trong nghề gọi là “mét bu, mét má"!
*
Thấy
mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer
thiên
tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là
những người
Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên. Họ có thế lực tiền
nong và
chính trị của các nước lớn. Thế là nhân gian cứ chạy theo Nobel do họ
lập ra,
ca mấy người do nhóm mafia văn chương thế giới này đưa lên trên giời.
Nhắm tít
mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn
chương ấy.
LTH
Quả
là bạo ngôn!
Và,
Quả
có Do Thái dính vô mấy giải thưởng Nobel được bà Huệ viện ra, nhưng
không phải mafia, mà là 6 triệu người Do Thái bị Nazi đưa vô Lò
Thiêu.
Khi
trao những Nobel văn chương trên, một cách nào đó, Uỷ Ban Nobel đã nhân
danh toàn nhân loại sám hối
tội ác Lò Thiêu.
Đấy là nói về mặt tinh thần tác phẩm.
Còn
về văn tài, thì phải từ từ giãi bày sau. Bởi vì, nếu không phải là
những tác phẩm
văn học có giá trị, thì làm sao được Nobel?
Nhắm
tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia
văn
chương ấy.
OK!
Mít nhắm tít mắt dịch dọt…
Nhưng
không lẽ Tây mũi lõ, thí dụ, cũng nhắm tít mắt…?
Trên TV, Gấu
đã hơn một lần, bạo miệng hơn cả bạo miệng, dõng dạc phán, chỉ vài năm
gần đây,
Nobel văn chương mới thực sự là Nobel văn chương, vì
cho đúng người, đúng tinh thần của người đặt
ra giải thưởng, cũng 1 thứ Đại Ác, vì phát minh ra võ khí giết người,
là thuốc
nổ TNT. Giải Noebl văn chương, bản chất của nó, như thế, là 1 giải
thưởng mang
tính sám hối.
Điều kiện “cần”, mấy tay mà bà Huệ nêu ra, và bịt mũi, đáng
được.
Điều kiện “đủ”, là, liệu
có tí văn chương nào trong đó không?
|
|