Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu
Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada
Đã
xuất bản
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi
Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi
dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân
Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Trang
Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và
chuyển
về những
bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang
có đánh
số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.
Email
Nhìn lại những trang
Tin
Văn cũ
1
2
3
4 5
Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ
để
sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái
[free]
|
Thăm
Cha Brisson 10.8.2010
Tuần tới, G đi
giang hồ vặt, hai tuần, và nếu có thể, thì sẽ vừa đi đường vừa kể
chuyện, noi gương
Bác H.
NQT
WIND AT
NIGHT
The wind
rose at night,
the young,
short-tempered wind,
a bubbling
wine, Eastern prince.
It spoke
indistinctly, in the accents
of languages living and dead.
Babylon's curses
whirled within it,
the bells of Byzantium pealed.
Beneath its imperious blow,
trees
obediently bent,
the shutters
shook on our flimsy cottage.
We heard
those voices with half
our
attention, and, understanding little,
turned again to sleep, and to love.
Adam
Zagajewski
Gió đêm
Cơn gió nổi
vào đêm
Thứ gió trẻ,
dễ cáu giận,
rượu vang nổi
bọt, hoàng tử Ðông Phương.
Nó nói lù mù,
lu xa bu, bằng âm sắc
của những ngôn ngữ sống và chết.
Những lời trù
yếm Babylon quay mòng mòng ở trong đó
Những tiếng
chuông Byzantium rung lên.
Ở bên dưới cú
thổi quyền uy, hách xì xằng này
Cây cối răm
rắp rạp xuống
Những cánh cửa
rung lên bần bật
ở trong túp lều nhỏ mọn, bèo bọt của chúng ta.
Chúng ta
nghe những giọng đó với một nửa cái tai
Hiểu tí tí
Và quay vô
ngủ tiếp, yêu tiếp.
A HISTORY OF
SOLITUDE
Birdsong
diminishes.
The moon
sits for a photo.
The wet
cheeks of streets gleam.
Wind brings the scent of ripe fields.
High
overhead, a small plane cavorts like a dolphin.
Adam
Zagajewski
Chuyện Tình
Buồn
Tiếng chim loãng
dần.
Mặt trăng ngồi
vào một bức hình
Má phố ướt, ánh
lên ánh trăng.
Gió mang mùi
lúa đang độ chín
Mãi tít phía
bên trên, một cái máy bay
quẵng 1 đường,
như chú cá
heo.
Cái tít Chuyện
Tình Buồn này, thay vì Một
chuyện về nỗi cô đơn, là do Gấu nhớ đến cô bạn, và
những ngày Ðỗ Hòa.
Lần đầu tiên Gấu nghe Chuyện Tình
Buồn, là ở Ðỗ Hòa, 1 buổi
tối văn nghệ tổ, trong 1 lán nào đó, khi là Y Tế Ðội, và
khi 1 anh
tù hát lên bản này, một anh khác cầm hai cái muỗng đánh nhịp, Gấu bèn
nhớ ra liền buổi tối mò đến thăm em, đứng tít mãi bên ngoài, trong
bóng tối nhìn
vô căn nhà cũ, em thì đã lấy chồng, có đến mấy nhóc:
Anh một đời
rong ruổi
Em tay bế tay bồng
Bèn lủi thủi
ra về. Trưa hôm sau, bị tó ở bên Thủ Thiêm, đưa vô trường Phục Hồi
Nhân Phẩm,
Bình Triệu, vừa hết cữ vã, là xin đi lao động Ðỗ Hòa liền, hy vọng
trốn Trại, kịp chuyến vượt biên đường Kampuchia.
5.8.2011
DES
AMÉRICAINS À PARIS
Je me
rappelle maintenant comment le chauffeur se pencha au-dehors pour
regarder vers
le fleuve, du côté de Passy. Un regard si sain, si simple, un regard
approbateur, comme s'il se disait à lui-même: «Ah! le printemps arrive!
» Et
Dieu sait, quand le printemps arrive à Paris, le plus humble mortel a
vraiment
l'impression qu'il habite au paradis !
MILLER
Tôi bây giờ
nhớ lại cái cảnh anh tài xế taxi nghiêng người ra ngoài xe, nhìn về
hướng sông,
từ phía Passy. Một cái nhìn thánh thiện, đơn giản, và mới “xoa đầu hài
lòng làm
sao”!
Như thể anh ta đang nói với chính mình: “Ui chao Mùa Xuân về rồi.”
Và Thượng Ðế
thì cũng chẳng thể nào hiểu ra được, khi Mùa Xuân trở về lại với Paris,
thì một
đấng con người nhún nhường, bình thường, tầm thường, đôn hậu, nhân hậu
và cảm động,
cái thứ sinh vật phải đi đến cái chết đó, vào lúc đó, nó cảm thấy thực
sự đang ở
Thiên Ðàng!
Jennifer @ Paris 2011
GERTRUDE
STEIN
On cite
souvent cette phrase minimaliste et
poétique: «Une rose est une rose est une rose est une rose» (“ A Rose
is a rose
is a rose is a rose”)... C'est sa manière à elle d'exprimer que
l'imaginaire
est sans limites, que tout est possible avec les mots. (On peut
retrouver,
évidemment, son influence dans le style d'Hemingway et, d'une certaine
manière,
beaucoup plus tard, chez Marguerite Duras.)
BHD la BHD
la BHD la Rose Sans Pourquoi
Thơ Mỗi Ngày
Ngoài hai cái
nhớ, một, nhớ câu thơ thần sầu, “đứng trước gió/lúc lắc cho thằng nhỏ
thức giấc”,
và, nhớ bản nhạc thần sầu, “người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao
người”, Gấu
còn tới hai kỷ niệm cũng thần sầu với nhà thơ Nobel Diệm ban, TDT.
Kỷ niệm thứ
nhất, là vào cái lần thứ nhất ông bạn quí HPA từ Ðà Lạt về Sài Gòn sau
những
ngày học sư phạm, và có bài đầu tiên đăng trên Văn.
Như còn nhớ thì chưa 1 lần Gấu được nhìn thấy Ông Số 2 ghé Quán Chùa.
Nhưng bạn
ông, là nhà thơ Nobel Diệm ban, TDT, thì có đôi lần, vào những ngày
Diệm mới ngỏm
ít lâu, tờ Nghệ Thuật thì cũng mới ngỏm, cả đám quay qua viết cho tờ
Văn, và tờ
này bèn ra 1 ấn bản mới đặc biệt về phê bình văn học, và Gấu là người
giới thiệu
ông bạn quí với NDT, và qua NDT, ông viết cho Văn, một bài biên khảo,
hay tiểu
luận.
Và cái lần ở Quán Chùa đó, có NDT & HPA & GNV, và sau, TDT xà
vô bàn.
Câu đầu tiên, ông phán, là, cái thằng chó chết nào viết cái bài…., tao
đếch hiểu
nó viết cái gì cả!
[Ðây là ngôn
ngữ của Gấu. Ông nói lịch sự hơn, tất nhiên, nhưng thực chất thì cũng
rứa, thì
vẫn cái giọng “lúc lắc” trên!]
Khỏi cần nói
thì bạn đọc cũng biết, cả ba đứa, ông bạn quí HPA, NDT người giới thiệu
con gà
nòi mới xuất hiện, và Gấu Cà Chớn, mặt mày sượng trân:
Biết nói gì đây!
Có thể, nhìn ba bộ mặt ngẩn tò te, ông nhà thơ lúc lắc chắc hiểu, và
sau vài
câu xã giao, chuồn qua bàn khác.
Kỷ niệm thứ nhì, có nhà văn nhớn Mai Thảo ngồi cùng bàn, và cùng chia
sẻ.
Tham dự, đúng hơn.
*
Mỹ Dung:
Thưa ông tôi chỉ một câu hỏi
trong lá thư ngắn này. Đó là điều tôi
thấy hình như các nhà văn, nhà thơ Việt Nam mình, khi lớn tuổi rồi thì
không
còn làm thơ được nữa? Hoặc giả họ vẫn còn làm thơ nhưng họ thấy không
ưng ý nên
không cho phổ biến? Nếu đúng vậy thì theo ông nguyên nhân sâu xa của nó
nằm ở
đâu? Trong khi tôi thấy các nhà văn nhà thơ tây phương, lớn tuổi họ vẫn
sáng
tác được mà có khi còn hay hơn cả thời gian còn trẻ nữa.
Nhà thơ Trần Dạ Từ trả lời:
Nhiều người khi lớn tuổi không
làm thơ nữa... Đây là điều thường
thấy ở bất cứ đâu. Ví dụ, thi sĩ Pháp Athur Rimbaud chỉ làm thơ trước
tuổi 20
rồi ngưng. Riêng tại Việt Nam, thời nào nơi nào cũng có những thi sĩ
vẫn tiếp
tục làm thơ dù lớn tuổi, làm thơ ngay cả trước khi chết, và đây thường
là những
bài thơ bậc nhất, đặc biệt nhất của chính họ. Xin mời coi lại và sẽ
thấy yên
tâm:
- Ca trù/ hát nói của Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê: “Ngã lãng du thời
quân
thượng thiếu” và “Hồng Hồng Tuyết Tuyết.”
- Thơ Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê, “Tuổi già hạt lệ như sương.”
- Tại miền Nam VN, Vũ Hoàng Chương có “Thơ xuân Năm Thìn.” Đây là bài
thơ có
chữ nghĩa xúc tích, tối tân và hào hùng nhất của thi sĩ, trước khi ông
bị cộng
sản bắt đi tù và bị giết vào tuổi sáu mươi.
- Tại miền Bắc VN, hai nhà thơ Chế Lan Viên và Nguyễn Đình Thi trước
khi từ
trần đã làm thơ để lại như những di cảo lên án chủ nghĩa bánh vẽ và chế
độ
chuyên chế của cộng sản. Đây là những bài thơ xúc động mới lạ nhất của
họ.
- Tại hải ngoại, rất dễ thấy ‘thơ hay hơn bao giờ’ của các nhà thơ tuổi
sáu bó,
bẩy bó: Nguyên Sa, Mai Thảo, Du Tử Lê, Phạm Công Thiện, Đỗ Quí Toàn...
Đặc biệt
trong phạm vi người Mỹ gốc Việt, ta thường thấy số người lớn tuổi làm
thơ đông
hơn là lớp người trẻ tuổi.
DTL.com
GNV để ý, TDT vờ TTT, Tô
Thùy Yên, Nguyễn Xuân Thiệp… đi tù,
ra tù, về già, vưỡn tiếp tục làm thơ.
Về câu hỏi của vị độc giả,
Gấu mới kiếm ra 1 câu trả lời thật
bảnh, của Aleksander Wat:
"Già quá rồi, làm thơ, sao
không hổ thẹn?"
“He’s so old, isn’t he ashamed to write poems?”
Bài viết của ông, là để
trả lời cho câu hỏi:
Tại sao tôi làm thơ?
Why do I write poems?
Trong số Brick,
Summer,
2011. TV đã giới thiệu, trong có bài phỏng vấn Brodsky, lần ông tới
Toronto, Oct 1995.
"He's
so old, isn't he ashamed to write poems?"
Alexsander
Wat, Thi sĩ và Nghi lễ trừ tà của thế kỷ
Milosz,
trong cuốn sách ABC của
ông,
dưới "đầu vào" [entry] Koestler, đã nhắc tới nhà
thơ Aleksander Wat, và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu
Bôn-sê-vích, the
old Bolshevik, Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng
viên
đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubashov thú tội, ngay cả những tội mà họ
không hề
phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ những tội
ác của họ.
Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và
tra tấn
là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past:
they
each had so many crimes on their account, that it cost them nothing to
demean
themselves once more and torture was not necessary].
NKTV
V/v
kỷ niệm với TDT, ở Quán Chùa, có ông Trùm Sáng Tạo, Mai Thảo tham dự.
Gấu gặp MT ở Quán Chùa, mỗi tháng ít nhất 1 lần, thường là vào lúc quán
vừa mở
cửa. Ông ghé lấy bài, trước khi chợ họp. Lâu lâu, cũng gặp, khi đông đủ
bạn bè,
và thường có TTT, có khi có cả PLP.
Kỷ
niệm thú nhất là lần ngồi với TTT, MT, và 1 anh chàng cà
chớn nào
đó, đến
bàn, tự động kéo ghế ngồi, Mai Thảo bèn hỏi, xin lỗi, anh có quen
thằng nào trong
ba thằng này không, và khi anh ta lắc đầu, MT bèn xua tay, đi chỗ khác
chơi.
Cái
lần với TDT, thì cũng thế, nhưng có thể, còn dã man hơn nhiều!
TV
Rendez-Vous
Chính trị và
Văn chương
"Văn
chương cần cho chính trị, trên tất cả, ấy là khi nó đem tiếng nói đến
cho bất cứ
cái chi chi chưa có tiếng nói; đem cái tên đến cho bất cứ cái gì chưa
có tên, đặc
biệt là cho những gì mà ngôn ngữ chính trị khu trục, hoặc toan tính khu
trục."
"Văn
chương thì cũng giống như cái tai nghe được những thứ quá sự hiểu biết
của ngôn
từ chính trị; như con mắt nhìn quá cái quang phổ được cảm nhận bởi
chính trị."
Italo
Calvino: Right and Wrong Political
Uses of Literature.
Chưa có tên,
theo tôi, chính là cái xã hội Việt Nam hiện tại. Nó "không còn là" xã
hội chủ nghĩa, "chưa là" tư bản chủ nghĩa, không còn gì hết và cũng
chưa là gì hết.
Bênh nó, hoặc
chống nó, bằng những giọng điệu đao to búa lớn, đều không phải là giọng
điệu của
văn học, vì, cũng trong cùng bài, Calvino viết:
"Nobel
văn chương năm này được trao cho Eugenio Montale, [Nobel 1975], (1)
nhưng ít
người bây giờ còn nhớ, sức mạnh thơ của ông, là nó luôn luôn nằm thật
thấp,
không nhấn mạnh bất cứ kiểu gì, sử dụng một giọng điệu thực là khiêm
tốn, và hồ
nghi. Chính vì thế có nhiều người nghe, kéo dài ba thế hệ."
Tôi tin rằng,
giọng điệu đó, mới đích thị là thứ mà nhà văn trong nước cần, để gọi
tên cái vô
danh là xã hội Việt Nam hiện đại, để đem tiếng nói đến cho những người
chưa có
tiếng nói.
Trường hợp Nguyễn
Ngọc Tư, có lẽ là do vậy?
Đó là lần thứ
hai tôi gặp Phùng Nguyễn. Lần nào cũng chỉ thoáng qua. Nhưng tôi biết
anh từ
lâu. Biết anh không phải với tư cách một nhà văn, tác giả của
hai tập
truyện ngắn Tháp ký ức (1998) và Đêm Oakland và những truyện khác
(2001). Mà
còn với tư cách một chuyên viên về computer.
NHQ
Câu văn trên,
trật. Ðúng ra phải viết:
Biết anh không chỉ với…
mà còn....
E book, thì cũng OK thôi,
nhưng sợ nó biết thành Ế book, thì chán lắm.
Bởi vì mấy đấng
này, chỉ giới thiệu cái ao nhà mà thôi.
Khi diễn đàn talawas làm công việc này,
Gấu đã mừng, là vậy.
Phải 1 người ở ngoài ao nhà cơ.
Nhờ talawas mà 1 số tác giả
ở ngoài… Tháp Ký Ức, mới có mặt trên net!
Tks SCN một
phát. NQT
Vợ Cọp
Charles
Simic, The Art of Poetry No. 90
Charles
Simic, Nghệ thuật Thơ
Simic
Interview 2
Theo quan điểm
của ông, điều gì thật quan trọng cho xứ sở Serbia ngày hôm nay?
Người dân
Serbs không thể đi bầu, và bỏ phiếu cho cũng mấy tên CS cũ, và nếu họ
bỏ phiếu
cho chúng, thì họ khó mà có cảm tình trước thế giới…. Điều mà Serbia
cần, lẽ dĩ
nhiên, là một nền dân chủ, và đặc biệt là, điều được gọi là “những tự
do trong
khuôn khổ, theo nghĩa, tối thiểu, hình thức”: tự do tư tưởng, diễn đạt,
hội họp,
etc… và điều này, thật cần, là tự do nói KHÔNG với những tên đang cầm
quyền và
không chịu đau khổ, vì hậu quả của câu nói.
Biệt Kích Văn Hóa
Thủ bút TTT.
Thấy cái này trong archives, chẳng biết nguồn từ đâu.
Bỗng nhớ cô
Hiền, trong Một Chủ Nhật Khác.
Một
Chủ Nhật Khác
Tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền
Tranh bìa Thái Tuấn
Khai Hóa in lần thứ nhất
Nhà Xuất Bản Khai Hóa
26 Trần Quang Khải Saigon
Chủ trương: Lê Thị Ngọc Sương.
Giấy phép 5356/74/BDVCH/PHBCNT/ALP/TP ngày 09.10.74
In tại 150 Phan Thanh Giản Saigon. Số lượng 3.000 cuốn.
Phát hành: 3.1975
Phát hành
tại 26 Trần Quang Khải Saigon 1
Mẩu thư đề
ngày 23/4/1987, nghĩa là sắp tới ngày 30 Tháng Tư.
Khi viết TTT
có nghĩ tới?
Chắc không: Sài Gòn nửa tháng nay nóng chảy mỡ, đang chờ
mưa (1)
Cuốn sách của
ông, phát hành Tháng Ba, 1975.
Cái cảnh
mang tính biểu tượng, chấm dứt Ðệ Nhị Chiến, đúng hơn, chấm dứt Một Thời Ðể Yêu
và Một Thời Ðể Chết, cuốn phim phỏng theo tiểu thuyết của “Bà”
Maria Remarque,
là một anh lính, sau khi tha tù, bèn lấy tay xua xua, đi chỗ khác chơi,
còn anh
ta thì bèn lôi thư nhà ra đọc, và tên tù, thay vì chạy, thì bèn lấy
khẩu đúng
đòm cho thằng tha mình 1 phát.
Ðâu có khủng
bằng cái cảnh chấm dứt cuộc chiến Mít: Kiệt, đã chạy
thoát cuộc
chiến, lại mò về để chết.
Và liệu, cái cảnh Kiệt,
đang ở trong nhà
thương, nửa đêm
bò ra rừng thông, bị tên đại uý khùng bắn chết, vì tưởng là Cộng Quân,
được lập
lại, theo nghĩa, thực tại bắt chước giả tưởng, qua cảnh tên cớm VC đạp
vào mặt người
biểu tình, cũng VC, bạn hắn, cũng đảng viên, như hắn?
(1)
Chiều nay
Saigon đổ trận mưa đầu mùa. Trên ấy mưa chưa? Anh vẫn ngồi quán cà phê
buổi chiều?
Anh có lên uống rượu ở P.? Anh có trở lại quán S., với ai lần nào
không? Sắp đến
kỳ thi. Năm nay em không có mặt để nhìn trộm anh đi đi lại lại trong
phòng, mặc
quân phục đeo súng một cách kỳ cục. Anh có đội thêm nón sắt không? Năm
đầu tiên
em gọi anh là con Gấu. Hỗn như Gấu, đối với nữ sinh viên. Em có ngờ đâu
anh là
Yêu Râu Xanh..
Một
Chủ Nhật
Khác
Thơ Ở Đâu Xa
Note: Gấu đọc,
lần đầu bài thơ trên, của Beckett, là qua Thơ Ở Đâu Xa của
TTT.
Điều làm Gấu ngạc nhiên, là
khúc trên được viết ở trong tù, mà lại viết
cho cô
con gái nhà thơ đọc, mà để nói về 'tôi muốn tình tôi chết'.
Chỉ đến khi BHD mất đi, thì Gấu
mới ngộ ra, đây là nói về Hà Nội.
Gấu dùng lại 'điển tích' trên, để viết về BHD, và về Hà Nội của Gấu.
BHD gốc Hà
Nội.
Tôi
muốn tình tôi....
Je
voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle
qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Bản
tiếng Anh của chính tác giả:
I
would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me
Bản
của Gấu:
Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu
Note:
Bài thơ của Beckett,
mới đây, Gấu được biết, nguồn của nó, là từ một câu thơ của bạn của
ông, một
thi sĩ, họa sĩ, Và đây là để nói về tình bạn giữa hai người. Không phải
tình
'gay'.
Trên Tin Văn có nói đến vụ này, để Gấu check lại. NQT
NKTV
Note 2: Sau
đây là ghi chú về bài thơ trên, trong Samuel
Beckett, Collected Poems in English & French:
je voudrais que mon amour
meure :
Date of
writing and publication as above [1947, Cahiers
des Saisons]. Variation in the French version in line 3 from et dans les rues and in line 4 from pleurant
la seule qui m'ait aimé. In the
English section the last line originally read mourning the
first and last to love me (Poems in English, John
Calder, London 1961), but was varied in later editions with an
alternative last
line mourning her who sought to love me.
The last line has now been finally changed to mourning her
who thought she loved me.
*
Tue,
June
29, 2010 4:57:00 AM
Kính Tiên
sinh
From:
To:
Tôi cung
xưng anh là tiên sinh không phải vì anh lớn tuổi hơn tôi nhưng vì anh
"vào
nghề" lâu năm hơn tôi rất nhiều. Tất nhiên là mỗi người ngay từ hồi nhỏ
đã
lờ mờ ý thức rằng mình sẽ cầm bút một ngày nào đó; tôi cũng vậy. Nhưng
phải chờ
tới khi hoàn cảnh thúc đẩy tôi mới chịu viết; trước đó, chỉ chuẩn bị và
...đe rằng
có ngày ta sẽ!
Vài lời gọi
là ra mắt tiên sinh, thế thôi. Hy vọng có thể làm quen.
Kính,
Đặng
đình-Túy (tức Ông già hưu trí)
*
Phúc đáp:
Đa tạ.
Tôi biết tới
Blog của bạn, là qua Blog của Hải Hà. Nhờ vậy, được đọc mấy bài viết
của bạn về
TTT, và về những bài thơ viết cho cô con gái của ông.
TTT chỉ có
hai anh em trai. Tôi quen với ông em, từ hồi còn đi học. Lần ông anh
mất, tôi
có tới San Jose tái ngộ ông em. Qua ông em cho biết, thì ông anh có lần
than,
giá mà hai anh em mình có một bà chị, hay một cô em gái, thì chắc thật
là đầy đủ
hơn nhiều.
Phu nhân TTT
là người Miền Nam, như bà xã của tôi, cũng người Miền Nam.
Tôi suy ra
là những bài thơ viết cho cô con gái, như được bạn trích dẫn, là viết
cho Miền
Bắc, Hà Nội.
Kính
NQT
Source
je suis ce cours de
sable qui glisse
entre le galet et la dune
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
et finira le jour de son commencement
cher instant je te vois
dans ce rideau de brume qui recule
où je n'aurai plus à fouler ces longs seuils mouvants
et vivrai le temps d'une porte
qui s'ouvre et se referme
my way is in the sand
flowing
between the shingle and the dune
the summer rain rains on my life
on me my life harrying fleeing
to its beginning to its end
my peace is there in the
receding mist
when I may cease from treading these long shifting
thresholds
and live the space of a door
that opens and shuts (1)
Samuel Beckett in Collected Poems in
English & French. Grove Press.
Note: To K & O:
Dịch giùm.
Bản tiếng Tây theo tôi
tuyệt hơn bản tiếng Anh, cũng của Beckett:
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
Mưa hạ mưa trên đời tôi
Trên tôi đời tôi chạy trốn tôi rượt đuổi tôi
Ui chao, sao mà tuyệt
thế!
Lại nhớ mưa Sài Gòn!
(1) Ðọc thêm
bài này nữa thì mới tuyệt!
How easily
our only smile smiles.
We will
never agree or disagree.
The pretty
girl is perfected in her passing.
Our love
lives within the space of a quietly closing door .
Beckett một
thoáng nhớ
Bolano
Nén
nhang muộn
cho Nguyễn Khải
UNDER EASTERN EYES
Cuộc gặp gỡ
giữa Parvus và Lenin là cái nơ, cú khủng nhất trong cuốn sách của Solz.
Có
những nét cọ thật tuyệt ở đó, khi hai mảng băng hoại, hư ruỗng cuốn
quít với
nhau, vờn lẫn nhau: một là âm mưu toàn thế giới, và một là ước muốn bất
khả tri
về quyền lực. Còn có những giọng ngầm chói tai. Parvus là 1 tên Do Thái
lang
thang nhập thân, một kẻ “chuyên sửa chữa” thuộc bậc đại sư. Ông đầu tư
vào hỗn
mang, chao đảo, hoảng loạn, như đầu tư vào chứng khoán. Không có
Parvus, Solz
nhủ thầm, là Lenin hỏng cẳng, đếch làm sao thành công. Lenin với sức
mạnh, sự dẻo
dai Tartar, trở thành kẻ mang con “vai rớt” ngoại [chủ nghĩa CS quỉ
ma]. Trong
bản gốc, những ám dụ mang tính biểu tượng sắc tộc này, có người cho
rằng, thuổng Dos: cuộc đối đáp giữa Lenin-Parvus là từ những cuộc đối
đáp lớn về
siêu hình học về cái ác trong Anh em nhà
Karamazov của Dos. Sự thực, nếu coi Tháng Tám 1914 nằm trong mạch Tolstoy, diễn tả cái hoành tráng,
sử thi của Solz, thì Lenin ở Zurich là
1 tác phẩm thuộc dòng Dos, vẽ ra cả hai, chính trị học Slavophile, và
văn phong
bi tráng, “pamphleteering” [sách mỏng để
trình bầy
quan điểm, tư tưởng của 1 tác giả], của Dos. Thật hấp dẫn, táo tợn, và
riêng tư.
Tính
riêng tư ở trong A Voice from the
Chorus (Farrar, Straus & Giroux), Một tiếng nói từ bản đồng ca,
của
Abram Tertz thì lại thuộc một trật tự khác hẳn.
Tertz là bút hiệu của
Andrei
Sinyavsky, nổi tiếng khi cho xb tại Tây Phương, từ 1959 tới 1966, một
loạt bài
tiểu luận phê bình và những truyện ngắn thần kỳ, huyền hoặc, trộn lẫn
chủ nghĩa
hiện thực với chính trị a xít [làm cháy da cháy thịt đám tổ sư VC], và
biếm văn xã hội. Ðây là do tác phẩm và sự mẫu mực của Pasternak mà cái
sự chôn
cất ông vào Tháng Năm 1960, mà Andrei Sinyavsky có dự phần, đã khiến
ông chọn
chống đối, và con đường nguy hiểm là cho in tác phẩm ở nước ngoài.
|
|