Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 


*

@ Montreal


*

&


"Columbo" actor Peter Falk dead at 83


LEARN TO BE LIKE LIEUTENANT COLUMBO


What did you make of the latest chapter, the news of Osama bin Laden's death?

Salman Rushdie:

I thought: good. It's about time. And of course I loved the fact that it turns out he enjoyed looking at pornography, and watching himself on TV – the more of a jerk he looks, the better for everyone. One of the likely consequences of the Arab spring is that al-Qaida immediately starts to look more irrelevant. It shows that this argument (which has been far too prevalent in the west) that there is a different set of criteria you have to use when you look at Muslim countries is bullshit. This is not an ideological revolution, or a theological one; it is a demand for liberty and jobs, desires and rights that are common to all human beings.

Ông nghĩ sao về cái chết của Bin Laden?

Tốt. Ðây là về thời gian. Thú nhất là cái sự kiện Bin Laden khoái coi phim con heo....


Thơ mỗi ngày

Thiếu Khanh

Hoàng Hạc Lâu – Lầu Hoàng Hạc

Trong các bài thơ về Lầu Hoàng Hạc được truyền tụng từ xưa, có lẽ bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được ngưỡng mộ hơn cả. Nhiều thi sĩ Việt Nam cũng đã dịch bài này ra thơ Việt. Có người cho biết, đã có hơn bốn trăm bản dịch tiếng Việt từ bài thơ Hoàng Hạc Lâu này. Trong số đó có bản dịch của nhiều thi sĩ nổi tiếng, từ Tản Ðà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng San, Vũ Hoàng Chương vân vân. Riêng bản dịch của nhà thơ họ Vũ được những người biết đến đánh giá rất cao nhưng có lẽ do thời thế (được nhà thơ dịch sau năm 1975) mà ít người được thưởng thức bản dịch này. Ở đây người viết xin giới thiệu bản dịch tài hoa này của thi sĩ Vũ Hoàng Chương cùng với một số bài dịch sang các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức của các nhà Trung Hoa học Tây Phương nổi tiếng, và một bài dịch tiếng Anh của người viết.
TK

Theo Gấu, bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Vũ Hoàng Chương, quá hay, nhưng không theo kiểu nhận định về "hay dở" thông thường, hay khi phải so với những bản dịch khác!

Nói rõ hơn, vấn đề ở đây, là bản dịch của VHC khác hẳn các bản dịch khác.
Gấu đã lèm bèm về bài thơ này một đôi lần.

Nguyên tác sử dụng vần trắc, thành ra những bản dịch, trong số đó, hay nhất, là của Tản Ðà với riêng Gấu, thì đều sử dụng vần bằng, thành ra mất hẳn cái “air” trượng phu, viril, của bài thơ, theo kiểu “ba năm mẹ già cũng đừng trông”, của Thâm Tâm, hay kiểu Brodsky, "Doomed Never to Return Home": kẻ bị kết án đi một lèo, không quay lại…

Ðó là cái ý hoành tráng của câu thơ đầy sảng khoái:

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản.

Dịch nhảm kiểu Gấu:
Một lần Gấu đi là đếch có về nữa!

Chính vì thế mà VHC, khi dịch, đã sử dụng vần trắc.
Bài thơ, và tác giả của nó, từ ngàn xưa mà đã nhìn ra thân phận lưu vong của Gấu, hàng ngàn năm sau.
Thế mới khủng!

Có thể vì vậy, mà người đời cứ dịch đi dịch lại hoài, nó.
Bởi vì mỗi thời, con người lại cần 1 bản dịch của Hoàng Hạc Lâu.
Bài Biển của Gấu, theo nghĩa đó, cũng là 1 bản dịch của Hoàng Hạc Lâu!

Hà, hà!

Biển

Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà. 

Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả 

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này 

Số phận còn thua hạt cát. 

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng,
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...

Bài thơ của VHC, dịch HHL, không phải được dịch sau 1975.

Gấu đã từng nghe nó, khi học Ðệ Tam, [Ðệ Nhị, Gấu học nhảy, bỏ Ðệ Tam, lên Ðệ Nhị, cuối năm thi Tú Tài 1, đậu, vô Chu Văn An, học Ðệ Nhất, quen Bạn C, ông em nhà thơ...], trường Hồng Lạc, ở đường Sương Nguyệt Anh, Sài Gòn, kế ngay bên vườn Bờ Rô, khi là học trò của nhà thơ. Như thế, phải khoảng năm 1956 -7, bởi vì Gấu đậu Tú Tài 2 năm 1958.

Ông dậy Việt Văn, và có lần khen 1 bài luận của Gấu, nhưng cảnh cáo, bài luận làm đúng thể thức 1 bài luận, đừng có nghĩ là nó hay, mà vênh mặt lên!

Ngay lần đó, ông đã cho biết, lý do ông dịch HHL, sử dụng vần trắc, như trên.

Bài Biển này, từ khi ra đời, là đã gặp nhiều hạnh ngộ, và gây cho tác giả của nó, hạnh phúc, có, và bất hạnh, càng có, và càng khổ.
Ðã từng được diễn đàn Gió-O đọc, trong mục đọc thơ. Một vị, bạn tù của Gấu, quen ở nhà tù quốc tế Bangkok, và sau đó, định cư tại Úc, viết thư khen nức nở, hào khí ngất trời. Một vị, cũng Bắc Kít, quen ở hải ngoại, trong 1 lần nhậu xỉn, phán, chỉ cần bài thơ này, là đủ rồi, khỏi cần làm thơ nữa. Vụ này đã kể trong bài viết
Dạ Vũ Ký Bắc

Một trong những vị độc giả đầu tiên, là cô bạn. Bài thơ này được làm ra, là vì cô bạn, lần cả hai gia đình đi thăm Wasaga.

Gấu mất 1 vị độc giả quá thân, là vì bài thơ này.

Ðúng ra, là vì Gấu không giữ đúng điều kiện: ta cấm mi không được post mail của ta.

Sorry, please take care. NQT

NOTHING ELSE

 Friends of the small hours of the night:
Stub of a pencil, small notebook,
Reading lamp on the table,
Making me welcome in your circle of light.

I care little the house is dark and cold
With you sharing my absorption
In this book in which now and then a sentence
Is worth repeating again in a whisper. 

Without you, there'd be only my pale face
Reflected in the black windowpane,
And the bare trees and deep snow
Waiting for me out there in the dark. 

-Charles Simic

NYRB Jan 13, 2011

Vậy đủ rồi, chẳng cần chi nữa

Những bạn bè của những giờ nho nhỏ vào buổi đêm:
Mẩu viết chì, cuốn sổ tay
Cây đèn bàn
Chào mừng tôi lọt vô vòng ánh sáng của em

Tôi đâu có để ý gì đến căn nhà tối và lạnh
Khi có em cùng chia sẻ nỗi say mê
Trong cuốn sách hẳn là có một câu
Thật đáng để mà thì thầm vào lúc này lúc khác

Không có em, thì chỉ có bộ mặt xanh nhợt của 1 anh già sắp đi xa,
là cu Gấu Bắc Kít ngày nào
Phản chiếu từ cái khung cửa sổ đen
Và cây trần trụi, và tuyết thẳm sâu
Ðang đợi Gấu ở ngoài trời tối

 

SKILLS

 

Blondin made a fortune walking back and forth
over Niagara Falls on a tightrope-blindfolded,
or inside a sack, or pushing a wheelbarrow, or perched on stilts,
or lugging a man on his back. Once, halfway across,
he sat down to cook and eat an omelette. 

Houdini, dumped into Lake Michigan chained
and locked in a weighted trunk, swam back to the boat
a few moments later. He could swallow more than a hundred needles
and some thread, then pull from between his lips
the needles dangling at even intervals.

I can close my eyes and see your house
explode in a brilliant flash, silently,
with a complete absence of vibration. And when I open them again,
my heart in my mouth, everything is standing
just as before, but not as if nothing had happened.

-Jonathan Aaron

Kỹ năng

Blondin kiếm được cả một gia tài khi,
mắt bịt kín, đi đi lại lại trên 1 sợi dây vắt ngang
Thác Niagara Falls
hay là ở trên trong 1 cái bao tải
hay là đẩy 1 cái xe  cút kít
hay là đi cà kheo
hay là cõng 1 người trên lưng. Một lần, đi được nửa đường,
anh ngồi xuống nấu cái hột gà ôm-lét
Và xơi luôn.

Houdini, được cho đi mò tôm ở Hồ Michigan, chân tay bị xiềng,
bị khóa ở trong 1 cái xe tải,
bơi về lại thuyền vài phút sau đó.
Anh ta có thể nuốt cả trăm cây kim treo tòng teng,
không phải 1 lần mà là vài lần cách nhau,
kèm theo cả 1 khúc chỉ, và sau đó, hé môi, kéo ra….

Tôi có thể nhắm mắt và nhìn thấy căn nhà của em nổ tung, lặng lẽ,
trong ánh lửa sáng chưng, không một chút rung động.
Và tôi lại mở mắt ra,
Trái tim ở trong miệng, mọi vật đều đứng y như trước đó,
Nhưng không phải như thể,
chẳng có chi xẩy ra.

NYRB August 10, 2006


Introducing Elizabeth Bishop

RICHARD D. BEARDS

*

I am neither here nor there
Never can I be at home
Water claims me not, nor air,
Nor the light of fairy foam
On the hills I cannot pass
Clouds are low
For me to roam.

As the sun upon the grass,
As the water touched by air
Stirs life shadows in a glass,
I shall come where you are fair,
Quick, look up and see me there. (1)

On the first free endpaper of the Modern Library edition of Jude the Obscure that I bought at a flea market in Adamstown, Pennsylvania, is a neatly penciled ownership signature: "Elizabeth Bishop". The same page also carries a tiny paper sticker from The Old Comer Bookstore, Boston, Massachusetts. When I cheeked the signature against those in the Rare Book Collection at the University of Delaware, there was no doubt - it had been the poet Elizabeth Bishop's copy. Jude the Obscure first appeared in the Modern Library Series in 1927, when Bishop was sixteen years old and was living with an aunt in Revere, a suburb of Boston.
An even more interesting prize, written in the same clear hand as the signature, was to be found on the blank free endpapers at the rear of the volume. On the left-hand page there are three lines about sky gazing. On the facing page are twelve lines which have all the appearance of a completed poem about adolescent longing and the speaker's sense of homelessness among the elements. The hand-writing matches precisely that found in the facsimile of Bishop's poem "I introduce Penelope Gwin" which appeared in the Paris Review, Summer 2005, and subsequently in Edgar Allan Poe & the Juke-Box: Uncollected poems, drafts and fragments, edited by Alice Quinn (reviewed in the TLS, April 28, 2006). The lines on the left-hand endpaper read: "A halo of deep quiet in the wind / A twilit place for me amid the dark / A church without a god, between the clouds". The poem on the right-hand endpaper is printed here.

The unnamed editor in the Paris Review assumes that "I introduce Penelope Gwin" was written when Elizabeth Bishop was seventeen, and suggests it might be the first known poem by her. In her notes to the same poem Alice Quinn writes, "It's possible that it's one of the 'two or three comic poems'" Bishop refers to, in a letter of 1975, as having been written at her high school in 1928-9 or "a bit later". I suspect the lines written in my copy of Jude the Obscure might have been written even earlier.

TLS March 25 2011

(1)

Tôi chẳng ở đây, mà cũng chẳng ở đó
Chẳng bao giờ tôi có thể ở nhà
Nước vờ tôi, khí trời cũng vờ tôi,
Vờ tôi luôn, là thứ bọt ánh sáng thần tiên
Trên những ngọn đồi mà tôi không nào vượt qua
Mây thì thấp, làm sao tôi lang thang, dù trời thật gần

Khi mặt trời trên cỏ
Khi mặt nước chạm không khí
Khuậy bóng đời trên ly
Tôi sẽ tới nơi mà bạn ưng tôi
Lẹ lên, coi kìa, bạn sẽ gặp tôi ở nơi đó 


Take a newspaper.
Take a pair of scissors.
Choose an article as long as you
are planning to make
your poem.
Cut out the article.
Then cut out each of the words
that make up this article and
put them in a bag.
Shake it gently.
Then take out the scraps one after the other in the order in which they left the bag.
Copy conscientiously.
The poem will be like you.
And here you are a writer,
infinitely original and endowed
with a sensibility that is
charming though beyond the
understanding of the vulgar.

Dada Manifesto by Tzara 1920
The Dada Painters and Poets. p.92

Charles Simic trích dẫn, trong bài viết về Dada: Making It New, NYRB August 10, 2006

Không dada, siêu thực
Khởi từ ca dao sang tự do

TTT 

On the Couch with Philip Roth,
at the Morgue with Pol Pot

Charles Simic

As a rule, I read and write poetry in bed; philosophy and serious essays sitting down at my desk; newspapers and magazines while I eat breakfast or lunch, and novels while lying on the couch. It’s toughest to find a good place to read history, since what one is reading usually is a story of injustices and atrocities and wherever one does that, be it in the garden on a fine summer day or riding a bus in a city, one feels embarrassed to be so lucky. Perhaps the waiting room in a city morgue is the only suitable place to read about Stalin and Pol Pot?

Oddly, the same is true of comedy. It’s not always easy to find the right spot and circumstances to allow oneself to laugh freely. I recall attracting attention years ago riding to work on the packed New York subway while reading Joseph Heller’s Catch 22 and bursting into guffaws every few minutes. One or two passengers smiled back at me while others appeared annoyed by my behavior. On the other hand, cackling in the dead of the night in an empty country house while reading a biography of W.C. Fields may be thought pretty strange behavior too. 

Wherever and whatever I read, I have to have a pencil, not a pen—preferably a stub of a pencil so I can get close to the words, underline well-turned sentences, brilliant or stupid ideas, interesting words and bits of information, and write short or elaborate comments in the margins, put question marks, check marks and other private notations next to paragraphs that only I—and sometimes not even I—can later decipher. I would love to see an anthology of comments and underlined passages by readers of history books in public libraries, who despite the strict prohibition of such activity could not help themselves and had to register their complaints about the author of the book or the direction in which humanity has been heading for the last few thousand years.

Witold Gombrowicz says somewhere in his diaries that we write not in the name of some higher purpose, but to assert our very existence. This is true not only of poets and novelists, I think, but also of anyone who feels moved to deface pristine pages of books. With that in mind, for someone like me, the attraction some people have for the Kindle and other electronic reading devices is unfathomable. I prefer my Plato dog-eared, my Philip Roth with coffee stains, and can’t wait to get my hands on that new volume of poetry by Sharon Olds I saw in a bookstore window late last night.

December 14, 2009 12:55 p.m.

Trên tràng kỷ với Philip Roth,
 Ở nhà xác, với Pol Pot

Như là luật, tôi đọc thơ ở trên giường; triết và tiểu luận nghiêm túc ngồi trên ghế, ở nơi bàn viết; báo chí khi ăn sáng hay trưa, và tiểu thuyết thì nằm dài trên tràng kỷ.
Căng nhất là tìm ra một chỗ thật ngon để đọc lịch sử, bởi vì cái thứ mà bạn đọc đó, thì đầy rẫy những bất công, những điều ghê rợn, và một khi bạn đọc nó, thì có lẽ nên đọc ở ngoài vườn, vào một ngày hè đẹp trời hay là khi đi xe buýt trong thành phố, bạn cảm thấy bực bội, bị làm phiền, nhờ vậy mà thành ra may mắn. Nhưng có lẽ nhà xác của một thành phố là chỗ thật thích hợp để đọc về Stalin và Pol Pot.
Lạ lùng làm sao, cũng như vậy, là với hài kịch. Ðâu có dễ mà tìm được đúng chỗ, và hoàn cảnh để tự cho phép mình cười một cách thoải mái, tự do. Tôi lại nhớ cái lần đọc Joseph Heller’s Catch 22 cách đây nhiều năm, khi ngồi trên xe điện ngầm đông người ở New York, trên đường đi làm, và cứ vài phút lại cười hô hố một cách thật là sảng khoái. Một vài hành khách nhìn tôi mỉm cười, trong khi những người khác tỏ ra rất ư là bực bội.

Mặt khác, quang quác như gà mái đẻ trong cái chết của một đêm đen, trong một căn nhà ở miền quê, khi đọc tiểu sử W.C. Fields thì tâm thần có vấn đề, hơi bị mát dây, hẳn là như vậy.
Ở đâu, đọc, bất cứ cái chi chi, là tôi phải thủ cho mình 1 cây viết chì, không phải viết mực - tốt nhất là một mẩu viết chì, như thế tôi có thể tới thật gần với những chữ, gạch đít những câu kêu như chuông, viết tới chỉ, những ý nghĩ sáng láng, hay, ngu thấy mẹ, những từ thú vị, đáng quân tâm, những mẩu thông tin, và chơi một cái còm ở bên lề trang sách, một cái dấu hỏi, đánh dấu trang, đoạn, đi 1 đường mật mã mà chỉ tôi mới hiểu được, [và có khi, chính tôi cũng chịu thua], như là dấu chỉ đường, nhằm đọc tiếp những trang sau đó. Tôi rất mê đọc một tuyển tập những cái còm, và những đoạn được gạch đít, của những độc giả, trong những cuốn sách lịch sử ở trong thư viện công cộng, đã từng có mặt ở trên trái đất này hàng ngàn năm, mặc dù sự cấm đoán rất ư là chặt chẽ.
Witold Gombrowicz có nói đâu đó, trong nhật ký của ông, là chúng ta viết không phải là để nhân danh những mục đích cao cả, nhưng chỉ để khẳng định cái sự hiện hữu rất ư là mình ên của mình. Ðiều này không chỉ đúng với thi sĩ, tiểu thuyết gia, mà còn đúng với bất cứ 1 kẻ nào cảm thấy bị kích thích, chỉ muốn làm xấu đi 1 trang sách cổ xưa.
Với ý nghĩ này ở trong đầu, một kẻ như tôi thật không thể chịu nổi cái sự ngu si của người đời, khi bị quyến rũ bởi ba thứ quỉ quái như là sách điện tử, “tân bí kíp” Kindle! Tôi khoái cuốn Plato quăn góc của tôi, cuốn Philip Roth của tôi với những vết cà phe, và nóng lòng chờ đợi cái giây phút cực khoái: được mân mê tuyển tập thơ mới ra lò của Sharon Olds mà tôi nhìn thấy vào lúc thật khuya đêm qua, tại khung kính của 1 tiệm sách.


An interview with Joseph Brodsky


Hanoi Saigon 2002

Cả 1 băng đảng, suốt cuộc chiến không đứa nào sứt 1 sợi lông… chân, bỏ chạy cũng lẹ nhất, bao nhiêu năm ở hải ngoại, không làm được chỉ 1 việc nhỏ cho ‘đại cuộc’, chỉ chăm chăm lo làm giầu, tất cả bây giờ giầu xụ, bao nhiêu cơ quan báo chí, truyền thanh… đều thuộc vào tay chúng hoặc hậu duệ của chúng, thử hỏi sự khốn kiếp đâu có thua gì VC ở trong nước?

Chúng chửi VC, bằng thứ tâm địa khốn kiếp như thế, làm sao có… phép lạ xẩy ra?

GNV từng lèm bèm, sở dĩ đám tinh anh Bắc Kít, không có lấy 1 mống, đau vì một “Miền Nam Sâu Thẳm” biến thành “Cánh Ðồng Bất Tận”, chiều chiều đĩ lượn như muỗi rừng U Minh, ấy là vì một nửa bộ óc của chúng, dù bảnh cỡ Nobel Toán, bị liệt.

Cũng thế, là ở đám tinh anh hải ngoại, thí dụ, bộ lạc Cờ Lăng. Không những không đau, chúng còn mừng: nếu không có cuộc chiến tàn khốc, làm sao chúng… sống sót, trở thành chứng nhân của lịch sử, tố cáo Cái Ác của VC, làm sao có được cơ ngơi như hiện nay ở Mẽo: Chúng ông tới đây rồi là chúng ông không đi đâu nữa như đám này đã từng tuyên bố.

Cái sự thành công của băng đảng Cờ Lăng, và cái sự làm chủ cả nước Mít của băng đảng Mafia Ðỏ, có cái gì đó làm chúng ta hoảng sợ, và, ghê tởm.

Thứ nhất, nó chứng minh, cuộc chiến Mít nuốt sạch những ai thực sự đám dương đầu với nó, thực sự mong muốn, đó là cuộc chiến sau cùng của Mít, một khi đất nước qui về một mối, thì tha hồ mà xây cái nhà Mít.

Thứ nữa, nó chứng minh, đây là cuộc chiến của chỉ những đám Bắc Kít với nhau, nào là Bắc Kít / PXA, vô Nam từ hổi nảo hồi nào, do mảnh đất quê hương Hải Dương của cha ông của ông ta đói quá, không nuôi nổi 1 cộng đồng cứ ăn rồi lại đẻ mãi ra [điều này không phải Gấu, mà là cái tay viết về PXA, trên tờ The New Yorker phán], rồi Bắc Kít/ Tô Hoài, một kẻ đã từng tới thiên đàng Miền Nam, trở lại đất Bắc, và mỗi lần nhớ tới là thèm… , rồi tới đám Bắc Kít di cư, trong có tên “Người của chúng ta ở Paris”, có Gấu, ông số 1, và ông số 2. Và tất nhiên, đám Bắc Kít sinh Bắc tử Nam, đám Bắc Kít sống sót sau cùng theo xe tăng vô Dinh Ðộc Lập.

Cả 1 lũ Bắc Kít đánh nhau loạn xà ngầu, gây họa cho cả thế giới.

Khủng khiếp thật!

Ðó là hai mặt, phải và trái, của cuộc chiến Mít.


Thủ Thiêm


Vợ Hổ

Luminous Fables in a Land of Loss

By MICHIKO KAKUTANI

Published: March 10, 2011

Những câu chuyện thần tiên chói lọi của một Miền Ðất Mất

Cuốn tiểu thuyết thần sầu đầu tay của em nhí, Téa Obreht, Vợ Hổ, là một tác phẩm được viết với một tham vọng, và một táo bạo thật là lớn lao, vẽ ra một bức tranh không thể nào tẩy bỏ đi được, về cuộc sống tại một xứ sở thuộc vùng Balkan không được đặt tên, một xứ sở vẫn mắc míu vào cái di sản của cuộc nội chiến. Cùng lúc, nó mở ra cái gọi là thật tinh tế, thật yếu tính, của nghệ thuật kể chuyện, và vai trò của nó, trong cuộc sống của con người, đặc biệt là khi họ bị cuộc chiến và những xáo trộn xã hội biến thành quỉ, cả một lũ, và cần, một cách nào đó, móc nối những sự kiện chẳng làm sao móc nối để mà hiểu chuyện gì đang xẩy ra quanh họ.

Cô Obreht, sinh ra tại xứ xưa kia có tên là Yugoslavia, và lạ thường thay, viết, thật bảnh, thật hoạt, và còn trình ra một khả năng khác người, di chuyển thoải mái, liền lạc giữa cõi chai sạn của đời thực và thế giới của những câu chuyện cổ tích hoang đường của 1 thời hoang sơ khởi thuỷ của loài người. Truyện của cô không đậm chất hiện thực huyền ảo, theo truyền thống Gabriel García Márquez hay Günter Grass, nhưng mà là một cuộc khai triển rất đỗi mềm dẻo sự thành lập ám dụ và huyền thoại, và những đường hướng, qua đó những chuyện kể  (dù dị đoan, niềm tin văn hóa, hay giai thoại siêu nhiên) làm lộ ra – và phản chiếu lại - căn cước cá nhân, hay cộng đồng: những giấc mơ, nỗi sợ, thiện cảm và thù hận.

Ở khung của câu chuyện, một vị bác sĩ trẻ tên là Natalia Stefanovic làm một chuyến đi với một người bạn, tới một thành phố nhỏ quá biên giới để đem thuốc tới 1 trại mồ côi. Bị bác sĩ thì bị luẩn quẩn với những hồi ức về người ông thân thương của cô, một y sĩ nổi tiếng, vừa mới chết, trong một chuyến đi bí ẩn tới một làng khác chỉ cách nơi cô tới chừng một giờ chạy xe. Quyết định trở thành bác sĩ của cô, một phần là do tình yêu dành cho người ông, một phần là vì mặc cảm của cô về cuộc chiến - bằng ao ước cứu trợ, hàn gắn những tổn hại, thấy mình có lỗi khi qua cuộc chiến gần như chẳng có tí sẹo, trong thành phố có tên là “the City”, và quyết tâm cùng chia sẻ với bạn bè, ‘đánh bại những phóng chiếu của những tờ nhật báo, khi chúng cho rằng, thế hệ hậu chiến của ‘the City” thì coi như là vứt đi, vô phương cứu chữa”.
*

Ui chao, không hiểu băng đảng Cờ Lăng có tí mặc cảm nào không, khi chúng “sống sót cuộc chiến”, lành lặn, cả tâm hồn lẫn thể xác, đến sợi lông chim cũng không bị sứt, và "sống sót lưu vong" nơi nước người, với cả một cơ ngơi đồ sộ, và hàng ngày nhớ quê nhà, bằng 1 bài bình loạn chính trẹo, chửi VC, và nếu cần, thì mượn đỡ 1 câu thơ của ông số 1, cũng là 1 cách tưởng niệm, hẳn thế.


 Paul Auster


The Gift


Greene: Reflections


Trăm Năm Văn Chương

UNDER EASTERN EYES

Có một cái gì đó mang tính quốc hồn quốc tuý, đặc Nga ở trong đó, và nhất quyết không chịu bỏ nước ra đi.
Khi dịch câu trên, Gấu nghĩ đến Nguyễn Huy Thiệp, Văn Cao.
Nhất là NHT, và câu chuyện do anh kể, “tớ” đã từng đi vượt biên, nửa đường bỏ về, bị tay dẫn đường “xém” làm thịt!
Nhớ luôn cả cái tay phỏng vấn Gấu, và câu mở đầu cuộc phỏng vấn, “off-record”, lần Gầu trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách:
Tôi cũng đi vượt biên, mấy lần, mà không thoát.
Nhưng, nhớ, nhất, là, Quê Người của Tô Hoài. 

Dưới con mắt Đông phương 

 Có một nghịch lý về thiên tài văn chương Nga. Từ Pushkin đến Pasternak, những sư phụ của thơ ca và giả tưởng Nga, thuộc về thế giới trọn một gói. Ngay cả ở trong những bản dịch què quặt của những vần thơ trữ tình, những cuốn tiểu thuyết và những truyện ngắn, chúng vẫn cho thấy một điều, không có chúng là không xong. Chúng ta không thể sẵn sàng bầy ra cái bảng mục lục những cảm nghĩ của chúng ta và của nhân loại nói chung, nếu không có chúng ở trong đó. Ngắn gọn, khiên cưỡng, theo dòng lịch sử, chỉ có văn học cổ Hy Lạp là có thể so đo được với văn học Nga, nếu nói về tính phổ quát. Tuy nhiên, với một độc giả không phải người Nga, khi đọc Pushkin, Gogol, Dostoevsky, Mandelstam, họ vẫn luôn luôn là một kẻ đứng bên lề, một tên ngoại đạo. Họ có cảm giác mình đang nghe trộm, đọc lén một bản văn, một cuộc nói chuyện nội tại, rõ ràng thật dễ hiểu, sức truyền đạt cao, sự thích hợp phổ thông, vậy mà giới học giả, phê bình Tây phương, cho dù ở những tay sắc sảo nhất, vẫn không tin rằng họ hiểu đúng vấn đề. Có một cái gì đó mang tính quốc hồn quốc tuý, đặc Nga ở trong đó, và nhất quyết không chịu bỏ nước ra đi. Tất nhiên, đây là một vấn đề liên quan tới ngôn ngữ, hay chính xác hơn, đến những gam, những mảng quai quái, hoang dại của ngôn ngữ, từ tiếng địa phương, của giới quê mùa cho tới thứ tiếng nói của giới văn học cao và Âu Châu hóa được những nhà văn Nga thi thố. Những trở ngại mà một Pushkin, một Gogol, một Anna Akhmatova bầy ra, nhằm ngăn chặn một bản dịch tròn trịa, giống như một con nhím xù lông ra khi bị đe dọa. Nhưng điều này có thể xẩy ra đối với những tác phẩm cổ điển của rất nhiều ngôn ngữ, và, nói cho cùng, có một mức độ, tới đó, những bản văn lớn lao viết bằng tiếng Nga vượt qua (Hãy tưởng tượng "quang cảnh quê ta" sẽ ra sao nếu thiếu Cha và Con, hay Chiến tranh và Hòa bình, hay Anh em nhà Karamazov, hay Ba chị em). Và nếu có người vẫn nghĩ rằng, không đúng như vậy, rằng Tây phương, khi quá chú tâm vào một bản văn thì đã làm méo mó, sai lạc điều mà một nhà văn Nga tính nói, thì không thể chỉ là do khoảng cách về ngôn ngữ.

Văn học Nga được viết dưới con mắt cú vọ của kiểm duyệt. Người Nga cũng là giống dân đầu tiên đưa ra nhận xét có tính chuyện thường ngày ở huyện này. Lấy đơn vị là một năm, thì, chỉ chừng một năm thôi [là phai rồi thương nhớ], mọi thứ “sĩ” của Nga, thi sĩ, tiểu thuyết gia, kịch tác gia, người nào người nấy, viết, với con mắt dòm chừng của nhân dân, thay vì với tự do suy tư. Một tuyệt tác của Nga hiện hữu “mặc dù” chế độ. Nói rõ hơn, dưới chế độ độc tài kiểm duyệt, nhìn chỗ nào cũng thấy có cặp mắt của…cớm, vậy mà Nga vưỡn có tuyệt phẩm! 

Một tuyệt phẩm như thế, nó chửi bố chế độ, nó mời gọi lật đổ, nó thách đố, hoặc trực tiếp, hoặc với một sự mặc cả hàm hồ nào đó, với chính quyền, hoặc Chuyên Chính Nhà Thờ, hoặc Mác Xít Lê Nin Nít, Xì Ta Lít. 

Bởi vậy mà Nga có 1 thật câu thật hách [thật oách, cho đúng tiếng Bắc Kít], nhà văn nhớn là một “nhà nước thay đổi, xen kẽ, đổi chiều”, “the alternative state”. Những cuốn sách của người đó, là một hành động chủ yếu - ở nhiều điểm, độc nhất - của sự chống đối chính trị.

Trong trò chơi mèo chuột khó hiểu như thế đó, và nó gần như không thay đổi, kể từ thế kỷ 18, Viện Cẩm Linh cho phép sáng tạo, và có khi còn cho phát hành, quảng bá những tác phẩm nghệ thuật hiển nhiên mang tính nổi loạn, phản động. 

Với dòng đời trôi qua, thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, những tác phẩm như thế đó - của Pushkin, Turgenev, Chekhov - trở thành cổ điển, chúng là những cái van an toàn chuyển vào miền tưởng tượng một số những đòi hỏi thay đổi, đổi mới chính trị, mà thực tại không cho phép. Cuộc truy lùng, săn đuổi những nhà văn-từng người, tống vào tù, cấm đoán sách của họ, là 1 phần của sự mà cả giữa đôi bên. 

Một kẻ ở bên ngoài, không phải Nga, chỉ có thể biết đến cỡ đó. Anh ta nhìn vào nỗi đau khổ của Pushkin, sự chán chường của Gogol, hạn tù của Dostoevsky ở Siberia, cuộc chiến đấu thống khổ chống lại kiểm duyệt của Tolstoi, hay nhìn vào bảng mục lục dài những kẻ bị sát hại, mất tích, nó là cái biên nhận về sự thành tựu văn học Nga thế kỷ 20, và anh ta sẽ nắm bắt được “cơ chế”: Nhà văn Nga xục xạo, dính líu vào đủ thứ chuyện. Chỗ nào nhân dân Nga cần, là có nhà văn Nga. Anh ta dí mũi vào đủ thứ, khác hẳn thái độ buồn chán, và dễ dãi của đồng nghiệp Tây phương. Thường xuyên, trọn ý thức Nga được truyền vào ngòi viết của anh ta. Và để đổi lại, là mạng sống của anh ta, nói cách khác, anh ta trải đời mình, len lỏi đời mình, suốt địa ngục. Nhưng cái biện chứng tàn nhẫn này thực sự cũng không nói trọn sự thực, nó vẫn giấu đi ở trong chính nó, một sự thực khác, mà bằng trực giác, nó thì thật là hiển nhiên giữa những đấng nghệ sĩ Nga, nhưng kẻ bên ngoài đừng hòng nắm bắt được. 

Lịch sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao hiểu được, hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì hèn hạ - nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái gì độc nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển dịch vào một thành ngữ của “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là, Nga là một xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể có 1 xứ nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi Người trở lại với trần gian. 

G. Steiner 

Bài viết này thật là thần sầu. 

Một cách nào đó, Gấu bị lừa, vì một “thiên sứ” dởm, bởi vậy, khi Chợ Cá vừa xuất hiện là Anh Cu Gấu bèn cắp rổ theo hầu SCN liền tù tì.

Gấu đọc NHT là cũng theo dòng “chuyện tình không suy tư” như vậy: “chấp nhận” Tướng Về Hưu, "thông cảm" với ông ta, sau khi góp phần xây dựng xong xuôi Ðịa Ngục Ðỏ của xứ Mít, bèn về hưu, sống nhờ đàn heo, đuợc vỗ béo bằng những thai nhi của cô con dâu Bắc Kít...