Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu
Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada
Đã
xuất bản
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi
Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi
dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân
Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Trang
Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và
chuyển
về những
bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang
có đánh
số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.
Email
Nhìn lại những trang
Tin
Văn cũ
1
2
3
4 5
Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ
để
sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái
[free]
|
Chúc
Mừng
Năm Mới 2012
Đồn anh đóng
bên rừng Mai. Nếu Mai không nở thì anh đâu biết Xuân về hay chưa...
Bản nhạc
trên, thằng em trai của Gấu ưa lầu bầu những lần về phép, trước khi đi
xa.
Khi còn đi học,
hồi chưa vô lính, thì mê bản “Em đẹp nhất đêm nay” [La plus belle pour
aller
danser], chắc là cũng bày đặt mê nhạc Pháp, ca sĩ Pháp, Sylvie Vartan,
thí dụ.
Có 1 dạo, thời
gian sau khi thằng em mất ít lâu, Gấu không chịu nổi cả hai bản nhạc
trên, khi ở
Trại Tị Nạn Thái Lan, ghi lại trong Lần
Cuối Sài Gòn:
"Sao
không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời,
tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước
mắt.
Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến
điêu đứng,
rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm
chán. Nhớ
những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình
Phùng gần
nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra,
hớt hải lắc
đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường
Gia Long.
Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt
nhìn người
yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha
thẩn giữa
những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu
trên vai
cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu
mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường
nghêu
ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời
chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền
Bắc lì lợm,
dai dẳng.
Trong mỗi
chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi đốt lên cục than hồng của
tôi, để
cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Saigon Tết Nhâm Thìn 2012
Thơ Mỗi Ngày
POETS PHOTOGRAPHED
Poets
photographed,
but never
when
they truly
see,
poets
photographed
against a
backdrop of books,
but never in
darkness,
never in
silence,
at night, in
uncertainty,
when they
hesitate,
when joy,
like phosphorus,
clings to
matches.
Poets smiling,
well-
informed, serene.
Poets
photographed
when they're
not poets.
If only we
knew
what music
is.
If only we
understood.
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Thi sĩ
chụp
hình
Thi
sĩ chụp
hình,
chẳng
bao giờ
khi
họ
thực sự
nhìn
thi
sĩ chụp
hình
bìa
sau sách,
chẳng
bao giờ
trong bóng tối
chẳng
bao giờ
trong câm lặng
vào
ban đêm,
trong bất trắc,
khi
họ ngại
ngần,
khi
niềm
vui, thì như ánh lửa ma trơi
lập
loè, cố
trụ lại.
Thi
sĩ mỉm
cười,
rất
được thông
tri về thời của mình, rất tâm linh, thanh thản,
giá
như ngồi
bên tách cà phê nữa, thì lại càng số dách.
Thi
sĩ chụp
hình
khi
họ đếch
phải là thi sĩ.
Giả
như Gấu
biết,
Nhạc
sến đã
đời ở chỗ nào, khi nào, nhỉ?
Giả
như Gấu
hiểu.
SELF-PORTRAIT
MAY 2008,
AFTER SEEING
ERIC
FISCHL'S SELF-PORTRAIT
Keeps
growing older. Frayed costumes. Reads a lot,
sometimes vanishes
in books
like Indians in trackless jungles. Repeats himself,
everything repeats, yellow
notebook in his pocket, music's
great summons.
Evenings he
moves to the window in a rumpled shirt and
yawns.
Looks a
little different in each picture-his father's face
invades his own, slightly
melancholy face; the short white
beard,
his enemies
insist, must signify capitulation.
The eyes
gaze at the lens with hope. Growing older.
Likes water,
flat sleepy rivers, and the green ocean:
swimming, his body disappears in the
dark currents
as if temporarily testing another mode of being.
The wind
takes his breath, night bestows absolute peace
(the only absolute we've got, a
friend scoffs,
they've been
arguing for a decade).
A citizen,
he thinks of his injured country,
the garden of a childhood that never was.
Takes many
trips-April in Belgrade, the pockmarks of a
recent war,
the swollen
Danube recalls its carefree early years in Germany;
Jerusalem in May, more
scars of war, but holiness
drifts above
the mythic city like the scent of magnolias.
A journalist's questions seem
oddly familiar.
Strangeness
grows. Always the same: early breakfast, after
lunch
a long
stroll. Slowly becoming a fixed object.
Dreams drag
him underground, dawn deftly rescues him.
But it is I,
still I, ever searching
and
shapeless, always I, every morning opens
a shining
new chapter and can't finish it, it is I,
on the
street, at the station, I hearing a child's cry, students
laughing,
a starling's
shriek, the I of ignora.nce, uncertainty, desire,
expectation, and wild joy,
the I who understands nothing,
answers insults, hesitates, starts afresh,
guards
himself in conversations, in despair, in learned debates,
in a winter
day's quiet, it is I, bored, resigned,
unhappy, haughty, it is I, daydreaming
like a
teenager, dead tired like the aged,
I in the
museum, at the seashore, on Krakow's main square,
yearning for a moment that
won't show, that hides
like
mountain peaks on cloudy afternoons, brightness
finally arrives, and I suddenly
know all, know it is not I.
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Chân
Dung Tự Họa
Cứ tiếp tục già thêm ra.
Chạy đua với Thần Chết.
Quần áo luộm thuộm, già, lùn, lé: Có sao đâu!
Đọc khẳm.
Lâu lâu biến mất vào trong những cuốn sách, như 1 nhân vật của Cô
Tư nhé, chịu không?
Hay như những tên mọi da đỏ, vào trong những cánh rừng không dấu
vết.
Tự lập lại chính mình.
Mọi chuyện thì đều lập đi lập lại, cuốn sổ tay màu vàng trong túi
quần, những ngày ngồi quán cà phê túi Sài Gòn, đọc La Nausée, thấy câu
nào hay
bèn chôm, bèn ghi vô cuốn sổ tay, giấu thật lẹ, khi nhìn thấy bóng dáng
BHD
xuất hiện, hà, hà!
Nhạc nữa chứ, nhất là nhạc sến,
“Đôi khi lầm lỡ, đánh chết ân tình cũ”!
Buổi chiều tối tà tà đến bên cửa sổ, trong cái cộc tay cháo lòng,
làu nhàu, thủng lỗ, (2) và bèn há to họng, ngáp 1 cái bể trời!
(1)
Có 1 giai thoại liên quan tới bản nhạc này. BHD có lần ngân nga,
đúng thời gian bản nhạc thịnh hành, cái gì gì, "đường vào tình yêu có
trăm
lần vui có vạn lần buồn", nhưng hát trại đi, "đôi khi lầm lỡ, đánh
chết nhân tình cũ…"
Và bèn cười!
Bi giờ thì hiểu ra.
Em quả đánh chết thằng cha Gấu thiệt!
Hà, hà!
(2)
Brodsky
có tấm hình, mặc áo thun thủng lỗ, do tàn thuốc lá, trong "Chuyện trò
với
B." của Volkov.
Thời gian viết mướn ở Bưu Điện, Gấu có mỗi một cái áo cộc tay, khi nào
dơ quá, đêm
về, cởi ra giặt ngủ trần, sáng mặc vô, đi viết muớn tiếp.
Đó là thời gian gặp lại “bạn quí”. Người đi bỏ thư, lỡ gặp, kẹt quá,
bèn hẹn, “tối
ghé tao nhé”. Ghé chứ. Làm sao không? Bạn quí kêu Bà Chị Hai lấy
cho 1
cái áo cộc tay cũ, người nhận thì quên mẹ, người cho thì nhớ hoài, đúng
bạn
quí!
Hà, hà!
Cái bà Chị
Hai này, cũng có giai thoại. Thủng thằng kể tiếp.
Đúng
là “đánh chết ân tình cũ”!
Hà,
hà!
NQT
|
|