Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 


*

Thủ Thiêm


Thơ mỗi ngày

FOREVER

Drifting outside in a pall of smoke,
I follow a snail's streaked path down
the garden to the garden's stone wall.
Alone at last I squat on my heels, see

what needs to be done, and suddenly
affix myself to the damp stone.
I begin to look around me slowly
and listen, employing

my entire body as the snail
employs its body, relaxed, but alert.
Amazing! Tonight is a milestone
in my life. After tonight

how can I ever go back to that
other life? I keep my eyes
on the stars, wave to them
with my feelers. I hold on

for hours, just resting.
Still later, grief begins to settle
around my heart in tiny drops.
I remember my father is dead,

and I am going away from this
town soon. Forever.
Goodbye, son, my father says.
Toward morning, I climb down

and wander back into the house.
They are still waiting,
fright splashed on their faces,
as they meet my new eyes for the first time. 

À TOUT JAMAIS

 

Je sors enveloppé d'une fumée épaisse
et je suis la piste brillante d'un escargot
jusqu'au petit muret qui borne le jardin.
Enfin seul, je m'accroupis sur les talons, comprends

ce qu'il faut faire, et me colle soudain
contre la pierre humide.
Je me mets à regarder lentement autour de moi
et à écouter, utilisant

tout mon corps comme l'escargot
utilise le sien, calme, mais attentif.
Sidérant! C'est une nuit à marquer
d'une pierre blanche. Après cette nuit 

comment pourrai-je jamais reprendre cette
autre vie? Sans quitter les étoiles
des yeux, je leur fais signe
avec mes cornes. Je reste là

des heures, me reposant, simplement.
Plus tard encore, la peine se dépose
en gouttes minuscules autour de mon cœur.
Je me souviens que mon père est mort,
et que je vais bientôt m'en aller de
cette ville. A tout jamais.
Adieu, fils, dit mon père.
Vers le matin, je redescends

 et je retourne nonchalamment dans la maison.
Ils attendent encore,
le visage barbouillé de peur,
quand leurs yeux pour la première fois rencontrent
                                                     [mes yeux neufs.
Raymond Carver:
Les Feux [Lửa]

Mãi mãi

Chuồn ra bên ngoài, ẩn thân sau lớp khói dầy,
Tôi đi theo vết đi sáng ngời của một ốc sên
Tới bức tường đá ở cuối vườn
Một mình, sau cùng, ngồi chồm hỗm, tôi biết,

sẽ phải làm gì, và bất giác
dán lưng vào bức tường đá ẩm,
Tôi chầm chậm nhìn quanh, lắng nghe, buông xả toàn thân,

như con ốc sên buông xả thân hình của nó, nhưng trong thế báo động.
Quái đản thật! Đêm nay làm đêm dấu ấn
của cuộc đời của tôi. Sau đêm nay,

làm sao tôi có thể trở lại
cái đời khác kia? Không rời mắt khỏi những vì sao, tôi vẫy vẫy chúng
bằng những khoé mắt. Tôi cứ thế
nghỉ ngơi, hàng giờ đồng hồ.
Dần dà, sau đó, nỗi đau bắt đầu đọng
thành giọt nhỏ quanh trái tim của tôi.
Tôi nhớ cha tôi đã chết,

và tôi chẳng mấy chốc sẽ rời
thành phố này. Mãi mãi.
Giã biệt, con tôi, cha tôi nói.
Gần sáng, tôi trèo xuống,

và lang bang trở về nhà.
Họ vẫn đợi, mặt mày ai nấy đều tỏ ra sợ hãi
Khi họ nhìn thấy cặp mắt mới của tôi lần đầu tiên. 


*

La romancière russe interroge l'incapacité de la dissidence soviétique à jouer un rôle dans la Russie postcommuniste. © ULF ANDERSEN / EPICUREANS

Russie

LUDMILA OULITSKAIA EN DISSIDENCE

Un roman aux allures de vieil album photo revient sur l'histoire de la contestation soviétique, mêlant personnages réels et imaginaires.

Quand la radio soviétique annonce la mort de Staline, en 1953, Ilya, Mikha et Sania ont tout juste 13 ans et la vie ne les a pas encore éloignés. Mais, une fois leur scolarité terminée, chacun des trois amis suivra sa voie : Ilya sera photographe, Mikha instituteur dans une école pour enfants sourds et Sania musicologue. En tête des ventes à Moscou, « Le pavillon vert », derrnier récit de la romancière russe Ludmila Oulitskaïa (lauréate en janvier dernier du prix français Simone-de-Beauvoir pour la liberté des femmes), s'attache au destin des chestidessiatniki, ces intellectuels dissidents qui se sont dressés contre le système dans les années 1960. « L'histoire de ces trois personnages est celle de la dernière génération de l'intelligentsia soviétique », rapporte l'hebdomadaire Novaïa gazeta. Le site culturel Openspace.ru classe d'ailleurs le livre parmi les récits documentaires, tant les lecteurs peuvent reconnaître, à côté des personnaages de fiction, des figures réelles, dont certaines sommités de la dissidence : le physicien Andreï Sakharov, les écrivains Alexandre Soljenitsyne et Andreï Siniavski. Novaïa gazeta résume ainsi l'ouvrage: « Ilya et Sania choisiront l'exil; Mikha, lui, se suicidera. Des trois hommes, deux seulement auront des enfants : un garçon autiste, et une fillette séparée de son père trop jeune pour conserver le moindre souvenir de lui. Tous trois auront des parcours professionnels chaotiques: quelques articles épars sur la théorie de la musique, des revues clandestines manuscrites, des photographies qui finiront toutes confisquées par le KGB. »
Les dissidents du « Pavillon vert » sont dépourvus de l'aura romantique habituelle, note pour sa part Olga Romantsova dans les colonnnes du quotidien Gazeta : « Oulittskaïa nous rappelle combien ce mouvement a fédéré des individus aux convictions différentes. Il comptait aussi bien des défenseurs de l'idéologie communiste, qui reprochaient au gouvernement d'avoir terni leurs idéaux, que des partisans de la liberté de croyance ou de l'indépendance nationale de leur république d'origine. Il n'est pas étonnant, dans ces conditions, que la dissidence, en proie aux querelles internes, ait fini par éclater. »
Quant à savoir si les maux de la Russie d'aujourd'hui trouvent leur origine dans l'échec du mouveement, c'est une autre histoire. « Pourquoi cette génération de dissidents n'a-t-elle pas su former la relève?, s'interroge la journaaliste de Gazeta. Pourquoi des individus d'un tout autre genre que ces libres-penseurs se sont-ils imposés en maîtres de ce pays? L'auteur du "Pavillon vert" s'en tient au diaagnostic de la maladie dont souffre notre société. Elle n'apporte ni réponses, ni remèdes. » +


"Nhà phê bình cần tri thức và bản lĩnh. Tôi thấy mình có cả hai." Phạm Xuân Nguyên đã nói một câu rất ngạo như thế.
Nguồn Blog NDB

Bảnh thật. Phán như thế mới là phán, và chẳng cần “điều tiết” làm khỉ gì nữa. NQT

Hanoi Saigon 2002

Trường hợp TCS, nếu như điều TC nói được chứng minh, thì trong những liên tưởng xa gần, có thể khiến ta nghĩ đến trường hợp của nhà thơ Mỹ Ezra Pound (1885 – 1972) và nhà văn Pháp Louis-Ferdinand Céline (1894 – 1961). Cả hai người này đều đứng về phe phát xít trong Thế chiến II, đều bị kết án khi chiến tranh kết thúc. Nhưng những sáng tác có giá trị của họ không vì thế mà bị hạ thấp, bị bỏ ra ngoài lịch sử văn học của dân tộc họ. Họ vẫn được đề cao và tôn trọng ở tư cách nhà văn.
NDB.

V/v Céline:

**

Ông này thù Do Thái, đúng hơn. Thù tàn nhẫn, dã man, ma quỉ, monstrous, [chữ của Steiner].

Tờ Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Céline, cho biết, khi Nazi vô Paris, mời ông đi dự tiệc, “chính thức”, ông từ chối. Steiner, trong bài viết Le Grand Macabre, cho biết, ngay từ đầu tháng Tư 1933, Céline đã tiên đoán Hitler sẽ thống trị [dominate] Âu Châu, “Ngày mai cả Âu Châu sẽ là phát xít, còn Céline sẽ đi tù”.
Steiner coi trường hợp Céline là độc nhất vô nhị, không giống bất cứ ai, không thể so sánh với bất cứ 1 trường hợp nào trong lịch sử. Roberto Bolano cũng nghĩ như vậy. (1) Với Oe, nhà văn Nhật, Nobel văn chương, Céline là sư phụ của ông, và nhờ đọc Céline, ông ngộ ra địa ngục Hiroshima. TV sẽ giới thiệu mấy bài viết quan trọng này, một của Steiner, và một của Oe.
Sollers ban cho Céline cái nick: Chuyên gia về Địa Ngục,

(1)

Tuy nhiên, văn chương đâu thuần là một ngôi giáo đường cho tình cảm tốt. Nó còn là nơi ẩn náu của oán thù .
Bolano: Tôi chấp nhận điều đó. Nhưng có những tình cảm tốt đẹp ở trong đó, và điều này thì khỏi bàn. Borges phán, một nhà văn tốt là 1 con người tốt, và ông này thì chuyện gì cũng phán hết. Nhà văn tốt/con người không tốt, là ngoại lệ. Và tôi biết “1 trong 1” ngoại lệ như thế. Có lẽ đây là 1 thằng cha độc nhất vô nhị.
Ai vậy cà?
Louis- Ferdinand Céline. Một nhà văn tốt và 1 tên khốn kiếp. Đúng là 1 tên vô lại, đê tiện. Quái đản nhất là những khoảnh khắc lạnh lùng nhất của sự vô lại, đê tiện của ông ta thì lại được bao phủ bằng hào quang của sự phong nhã, cao cả, một thứ phong nhã gắn liền với quyền năng của ngôn từ.

Source

V/v Pound:

*

The Paris Review, tập IV

Tập 4 này gồm nhiều nhà văn hiện đang còn sống. Có bài phỏng vấn Pound, cũng thú, phải ngưng nửa chừng vì tình trạng sức khỏe.

Hỏi, khi lên đài phát thanh Ý lèm bèm trong thời gian chiến tranh, ông có nghĩ là ông vi phạm luật Mẽo không, Pound trả lời:

-Không. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Ông biết đấy, tôi có sự hứa hẹn đó. Tôi được tự do sử dụng cái micro hai lần một tuần. “Mi được yêu cầu không được nói điều gì ngược lại luơng tâm của mi, hay ngược lại bổn phận của mi, như là một công dân Mẽo”.
Tôi nghĩ tôi làm đúng như thế.

Ông không biết là luật phản quốc nói về điều “đem sự trợ giúp và sự thoải mái đến cho kẻ thù, và kẻ thù không phải là xứ sở mà chúng ta đang có chiến tranh vói họ ư?

-Tôi nghĩ là tôi chiến đấu vì một điểm liên quan tới hiến pháp. Có thể đúng là tôi khùng, nhưng rõ ràng là tôi cảm thấy mình không phạm tội phản quốc.
Tuyệt thật. Vậy mà điên, phản quốc cái quái gì cơ chứ!

Source

Cả hai trường hợp, không liên quan tới TCS.

V/v Bài viết của TC.

Gấu nghĩ, ông TC này hơi bị hoang tưởng

Trước 1975, TCS mê VC, nhưng nhát, không dám lên rừng như đám HPNT, ở lại với Ngụy, nhưng trốn lính, và cả cuộc đời của ông, thời gian trước 30 Tháng Tư, trốn chui trốn nhũi, “tham vọng” của ông, là làm sao thoát chết. Sau 1975, những ngày đầu, bị đám bạn thân bắt viết tự kiểm, bắt đi nông trường cải tạo, sợ quá, trốn về lại Sài Gòn, núp bóng Hồ Tôn Hiến, lấy đâu ra tham vọng chính trị?
Có thể, khi uống rượu say, lại được thổi ghê quá, TCS cũng có lúc muốn “nhập thế”, nhưng từ muốn đến tham vọng, rồi từ tham vọng đến thực hiện nó, là chông gai lắm, đâu có bảnh như TC được, muốn là làm, thích là chiều.
Chứng cớ, già rồi mà ông còn dám lấy 1 cô trẻ măng. Phải bảnh lắm mới dám thực hiện điều này, theo GNV.

Còn điều này nữa: Giả như thực sự TCS có tham vọng chính trị, thì TC phải viết ra điều này, khi TCS còn sống, để có sự đối chất. TCS nằm xuống đã quá lâu rồi, tại sao bây giờ mới khui ra?

Minh bạch lịch sử cái quái gì ở đây?

Một trong những điều rất cần “minh bạch lịch sử”, là cái cú 30 Tháng Tư 1975:  Giải phóng hay ăn cướp?
Nhưng cú này vượt quá tri thức lẫn bản lĩnh của NDB.

Hà, hà! NQT

Còn cái chuyện ăn thịt gà ăn trộm, Gấu tin là có thực, nhưng ý nghĩa của nó, “thường nhân” không hiểu được.

Đọc bài viết của TC, thì thấy, cái gọi là tham vọng chính trị của TCS chỉ là 1 huyền thoại, dù có thực, những toan tính này nọ. GNV này mà cũng còn có tham vọng chính trị, sau khi hết chiến tranh, làm 1 thằng dân quèn, thì cũng thế, với TCS, giả như ông nhạc sĩ được làm phó thủ tướng, dù chỉ một vài ngày, sau khi đất nước không còn tiếng súng: "mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui", niềm vui làm phó thủ tướng cũng vui đấy chứ.

Đúng ra, TC phải viết bài này, từ khi TCS còn sống. Đâu có gì ghê gớm mà đau khổ ôm lấy nó, đến khi bạn đã chết, có khi đi đầu thai rồi cũng nên, mới bật mí. Nếu TCS thực sự ngây thơ, như nhạc của ông thực sự đẹp, thì ông đi đầu thai rồi, còn nếu ông nhận ra cái tội lớn của ông, sử dụng thứ âm nhạc đó, để làm mồi cho cái ác VC, thì chắc chắn là còn đang nằm trong Lò Luyện Ngục, đúng 20 năm mới được thả ra!


Cruel Radiance

Tỏa Sáng Ðộc Ác

Nhân Gió-O 10 năm

Phải sau 1975, thì Gấu mới biết đến Borges, vào những ngày sắp bỏ chạy, và thoát, quê hương!
Đó là thời gian làm anh bán báo, tại sạp báo “nhà”, ngay trước chúng cư 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, mượn tên ông cán bộ VC nhà kế bên đăng ký kinh doanh. Trong khi bán báo, rảnh rang, đọc báo lai rai, Gấu vớ được 1 truyện ngắn của Borges, được dịch ra tiếng Việt, đăng trên tờ Văn Nghệ, chắc thế.

Câu chuyện một tay chủ tịch xã một buổi chiều tới gặp một nhà huyền thuật nổi tiếng, xin ông phù phép, ban cho cái chức chủ tịch huyện, đại khái như vậy. Hai người đang nói chuyện thì anh người nhà thông báo, bữa ăn chiều có món gà gô đặc sản Nam Bộ, đã sẵn sàng, xin cho biết, ông khách có cùng dùng bữa với chủ nhân hay là không. Chủ nhà xua tay, chờ chút, chờ chút…
Đúng lúc đó, thì người nhà ông chủ tịch xã hổn hển xuất hiện, kêu chủ về gấp, ông chủ tịch huyện ngỏm rồi, mọi người đang nhốn nháo kiếm ông, để ngồi vô ghế chủ tịt huyện! Nhà huyền thuật bèn mỉm cười, vậy là khỏi phù phép nhe, nhưng mà này, cái chức chủ tịch xã ông cho tôi nhe, để tôi cho thằng cháu. Ông tân chủ tịt huyện lắc đầu, chức đó, tôi đã ban cho thằng em trai mất rồi, sorry.
Câu chuyện này có tí giông giống chuyện con cá vàng và ông già câu cá, của Nga, cộng thêm chuyện “giầu sang chưa chín một nồi kê”, của Tầu. Bởi vì cảnh trên cứ thế lập đi lập lại, và sau cùng, khi ra về, ông chủ tịch xã vẫn chỉ là ông chủ tịch xã. Và nhà huyền thuật khi đó, kêu người nhà dọn cơm, miệng lẩm bẩm, bữa nay ăn gà gô một mình vậy!
Sau đó, Gấu tình cờ vớ được 1 bài thơ dịch qua tiếng Tây của Borges, viết về hạnh phúc, đọc thú lắm, thế là bèn loay hoay dịch, chắc cũng là lần đầu bày đặt “dịch dọt” như bà Huệ phán, và đưa cho anh bạn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn đọc, anh khen rầm trời, mày sao bảnh thế!
Bởi thế, khi ra hải ngoại, Gấu, nhớ lần gặp gỡ cũ, bèn dịch Borges, và được nhà dịch thuật Hoặc Ngữ, hay Hoặc Ngu “gì gì” đó, Gấu quên mất rồi, phán, dịch như sấm, [chữ này của SCN, ông ta muợn, và cũng là để vinh danh bà chủ sạp cá].
Tuy nhiên, cái duyên kỳ ngộ của Gấu với Borges, là ở chỗ khác, nơi khác, và nó liên quan tới… Thanh Tâm Tuyền!

**

Gấu mới xuống phố, ghé tiệm sách, mua tờ Người Nữu Ước, vì đọc cái tít “Quyền lực của những ý tưởng đi chôm của người khác”, nhưng cái tít bên trong thì đúng là thương hiệu của...  Gió O, là câu thơ của Mai Thảo, “Chế lấy mây và gây lấy nắng", tức “huyền thoại sáng tạo”, creation myth.
Gấu này thực sự tin là, không thể chế được mây, gây được nắng.
Chế lấy, đừng vay muợn của đất trời.
Nhưng “chôm”, thì được!
Còn số báo kia, là bài viết của Zadie Smith: “Thế nào tôi viết”.

Creation Myth

The more successes there are,” Simonton says, “the more failures there are as well”—meaning that the person who had far more ideas than the rest of us will have far more bad ideas than the rest of us, too.
Càng cao danh vọng, càng dầy gian nan. Có cứng mới đứng đầu gió.
Heidegger cũng phán như thế, về cái sự thất bại khi chơi với Nazi: Tư tưởng lớn lầm lạc lớn!

Ông bạn…của GNV cũng phán như thế, để giải thích cái sự không dám viết của mình: Tao chỉ sợ viết ra, mà, nếu mình lầm thì nhân loại bị diệt vong!

Vấn nạn “chế lấy mây gây lấy nắng này” làm Gấu nhớ tới một chuyện thần tiên, về 1 nàng công chúa, một buổi chiều ngồi bên song cửa, nhìn những hạt mưa rơi, long lanh như những viên ngọc, bèn thỏ thẻ với Đức Vua, con muốn có 1 chuỗi ngọc bằng những giọt mưa kia…

Vua ra lệnh cả nước “chế” chuỗi ngọc mưa… chỉ đến khi có thằng cha Gấu cà chớn xin gặp cô bé công chúa, OK, tui xâu được chuỗi ngọc, nhưng công chúa chạy ra đầu hiên lấy mấy hạt ngọc mưa cho tui!

Ngay trong cái bài tạp ghi đầu tiên của Gấu ở hải ngoại, Nước Cờ Hư Trúc, là Gấu đã đặt ra vấn nạn chôm hay không chôm rồi.

Làm gì có sáng tạo, bởi vì sáng tạo chỉ là lập lại cái đã được nói rồi, nhưng thay đổi đi 1 chút, cho hợp với thời của mình. Thay đổi cái thực đơn, cái công thức, là ra cái mới, bằng cách vay mượn những ý tưởng đã có. Người ta đã chẳng cho rằng, Marx lật ngược Hegel, ra chủ nghĩa mang tên ông. Lịch sử văn học cho thấy, mỗi lần có đại tác phẩm xuất hiện, là đám phê bình chăm chú đọc nó, coi nguồn của nó ở đâu, thầy của thiên tài mới xuất hiện này là ai.
Thành thử mới có câu, làm gì có những tuyệt tác vô danh.
Tuy nhiên, Borges nhận ra, trò khám phá ra Thầy.

Chỉ đến khi ra được hải ngoại, đọc và dịch bài viết của Borges, “Những người đi trước Kafka”, thì Gấu mới hiểu ra được một trong ba búa Trình Giảo Kim mà ông anh nhà thơ truyền lại cho Gấu [mi hãy đọc, đọc, đọc… và sẽ có ngày kiếm thấy ông Thầy của mi], là từ Borges .
“Gậy ông đập lưng ông”, nhân đọc được 1 câu của 1 Tây mũi lõ, Gấu đặt câu hỏi về Bếp Lửa, trong bài viết trên Văn, từ năm 1973:
Trong một vài trường hợp, chính học trò khám phá ra thầy. Phải chăng đó cũng là trường hợp của “bậc thầy” Thanh Tâm Tuyền.

TTT một lần ngồi Quán Chùa với thằng em đưa ra nhận xét, những nhà văn Mít thường chết non, viết xong cái tuổi trẻ của mình là ngỏm. Trong nhận xét đó, có cái ý, không kiếm ra Thầy của mình, do thiếu đọc, thiếu sống, không đủ kiên nhẫn tìm ra ông Thầy.
Nhưng trên hết, chính là cái tính phách lối dởm, tao mà cần phải đọc ai, tao viết cho thiên hạ đọc, khiến văn chương Mít không thể nào khá được.
Thiên tài NTHL theo Gấu cũng thuộc loại này, nếu đúng như những lời khen của bà Huệ, nhà thơ thiên tài móc tim ra viết, không thèm chôm của Tầu, như Nguyễn Du, hay của tụi mũi lõ, như Phạm Công Thiện.



Notes About Brodsky

ON PASTERNAK SOBERLY


UNDER EASTERN EYES
Dưới con mắt Đông phương

Có một nghịch lý về thiên tài văn chương Nga. Từ Pushkin đến Pasternak, những vị sư phụ của thơ ca và giả tưởng Nga, thuộc về thế giới, như trọn một gói.  Ngay cả ở trong những bản dịch què quặt của những vần thơ trữ tình, những cuốn tiểu thuyết và những truyện ngắn, chúng vẫn cho thấy một điều, không có chúng là không xong. Chúng ta không thể sẵn sàng bầy ra cái bảng mục lục những cảm nghĩ của chúng ta và của nhân loại nói chung, nếu không có chúng ở trong đó. Ngắn gọn, khiên cưỡng, theo dòng lịch sử, chỉ có văn học cổ Hy Lạp là có thể so đo được với văn học Nga, nếu nói về tính phổ quát. Tuy nhiên, với một độc giả không phải người Nga, khi đọc Pushkin, Gogol, Dostoevsky, Mandelstam, họ vẫn luôn luôn là một kẻ đứng bên lề, một tên ngoại đạo. Họ có cảm giác mình đang nghe trộm, đọc lén một bản văn, một cuộc nói chuyện nội tại, rõ ràng thật dễ hiểu, sức truyền đạt cao, sự thích hợp phổ thông, vậy mà giới học giả, phê bình Tây phương, cho dù ở những tay sắc sảo nhất, vẫn không tin rằng họ hiểu đúng vấn đề. Có một cái gì đó mang tính quốc hồn quốc tuý, đặc Nga ở trong đó, và nhất quyết không chịu bỏ nước ra đi. Tất nhiên, đây là một vấn đề liên quan tới ngôn ngữ, hay chính xác hơn, đến những gam, những mảng quai quái, hoang dại của ngôn ngữ, từ tiếng địa phương, của giới quê mùa cho tới thứ tiếng nói của giới văn học cao và Âu Châu hóa được những nhà văn Nga thi thố. Những trở ngại mà một Pushkin, một Gogol, một Anna Akhmatova bầy ra, nhằm ngăn chặn một bản dịch tròn trịa, giống như một con nhím xù lông ra khi bị đe dọa. Nhưng điều này có thể xẩy ra đối với những tác phẩm cổ điển của rất nhiều ngôn ngữ, và, nói cho cùng, có một mức độ, tới đó, những bản văn lớn lao viết bằng tiếng Nga vượt qua (Hãy tưởng tượng "quang cảnh quê ta" sẽ ra sao nếu thiếu Cha và Con, hay Chiến tranh và Hòa bình, hay Anh em nhà Karamazov, hay Ba chị em). Và nếu có người vẫn nghĩ rằng, không đúng như vậy, rằng Tây phương, khi quá chú tâm vào một bản văn thì đã làm méo mó, sai lạc điều mà một nhà văn Nga tính nói, thì không thể chỉ là do khoảng cách về ngôn ngữ.

Có một cái gì đó mang tính quốc hồn quốc tuý, đặc Nga ở trong đó, và nhất quyết không chịu bỏ nước ra đi. 

Khi dịch câu trên, Gấu nghĩ đến Nguyễn Huy Thiệp, Văn Cao.
Nhất là NHT, và câu chuyện do anh kể, “tớ” đã từng đi vượt biên, nửa đường bỏ về, bị tay dẫn đường “xém” làm thịt!
Nhớ luôn cả cái tay phỏng vấn Gấu, và câu mở đầu cuộc phỏng vấn, “off-record”, lần Gầu trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách:
Tôi cũng đi vượt biên, mấy lần, mà không thoát.

Nhưng, nhớ, nhất, là, Quê Người của Tô Hoài.


Steiner có hai bài viết trên tờ The New Yorker, [sau in lại trong Steiner @ The New Yorker] về văn học Nga, thật tuyệt. Một, “De Profundis”, về Gulag, và một về Solz và những nhà văn Nga khác: Dưới cái nhìn Ðông phương, Under Eastern Eyes.

Steiner viết, những đòi hỏi của Solz, ở những người Nga đọc lén lút ông [bao nhiêu độc giả?], và khối độc giả bao la ở Tây Phương, thì thật là dữ dằn, nghiệt ngã. Ông biết, và coi khinh sự đáp ứng dễ dãi của người đọc Tây Phương, và cái khiếu thưởng ngoạn về sự khổ đau ở xa, distant suffering, của họ. Ông rành chúng ta, hơn là chúng ta rành ông. Và như thế, ông là một tác giả hướng ngoại, a searcher-out, một thứ chó săn ăn tìm sự yếu ớt về thể xác của con người. Và, vẫn như thế, ông là 1 tác giả gây bực.

Every time a human being is flogged, starved, deprived of self-respect, a specific black hole opens in the fabric of life. It is an additional obscenity to depersonalize inhumanness, to blanket the irreparable fact of individual agony with anonymous categories of statistical analysis, historical theory, or sociological model-building. Consciously or not, anyone who offers a diagnostic explanation, however pious, or even condemnatory, erodes, smoothes toward oblivion, the irremediable concreteness of the death by torture of this man or that woman, of the death by hunger of this child. Solzhenitsyn is obsessed by the holiness of the minute particular. As happens with Dante and Tolstoy, proper names cascade from his pen. He knows that if we are to pray for the tortured dead, we must commit to memory and utter their names, by the million, in an incessant requiem of nomination.

Mỗi một sự sỉ nhục, mỗi một sự tra tấn giáng lên một con người là một trường hợp riêng lẻ không thể giản đơn và không thể đền bù được . Mỗi khi con người bị đánh đập, bị bỏ đói, bị tước đoạt nhân phẩm thì một lỗ hổng đen ngòm lại mở toạc ra trên tấm dệt đời. Đây là một sự bẩn thỉu bồi thêm, làm cho sự phi nhân không còn có tính cá biệt, và phủ lên sự vô phương sửa chữa, về cơn hấp hối của từng cá nhân, bằng đủ thứ phạm trù vô danh về nghiên cứu thống kê, về lý thuyết lịch sử, hay xây dựng mẫu mã xã hội. Cố ý hay không, bất cứ người nào tìm cách đưa ra một lời giải thích chẩn đoán, dù có đầy thiện ý cách nào, hoặc ngay cả chỉ trích đi nữa, cũng làm tiêu hao, bào nhẵn đến gần như quên béng đi tính cách cụ thể không thay đổi được về cái chết do sự tra tấn của ông này, bà kia, hoặc cái chết vì đói khát của em bé nọ. Solz. bị ám ảnh bởi sự linh thiêng của khoảnh khắc đặc biệt, dị thường. Như đã từng xẩy ra với Dante, và Tolstoy, tên riêng của con người trào ra như thác dưới ngòi viết của ông. Ông biết, nếu chúng ta cầu nguyện cho những người chết vì tra tấn, chúng ta phải nhập tâm và thốt lên tên của họ, trong dòng kinh cầu hồn không ngừng, từng tên một, hàng triệu tên.


Russia: Miền Đông Hoang Dã

Yevgeny Kupchenko

Cư dân lâu đời nhất của Trại Tù Norilsk, Yevgeny Kupchenko bị bắt năm 1936 và bị buộc tội làm do thám cho Nhật. Vào lúc đó, ông là một nông dân mù chữ. Ông là 1 trong những nhóm đầu tiên ngược dòng Yenisei River tới Norilsk. Vào giữa thập niên 1930, Liên Xô vẫn còn huênh hoang bá láp về triết lý cách mạng cải tạo, phục hồi nhân phẩm, thông qua lao động và niềm vui được là những“công nhân” thực thụ.

Học Tập Cải tạo? Ai? Tù nhân. Học bằng dùi cui, không phải bằng chữ. Tại sao nói với tù nhân, nói để làm gì cơ chứ, và nói cái gì? Bạn nghĩ chúng sẽ nói: “Chúng ông sẽ dạy cho chúng mày trở thành những người CS tốt?” Chẳng bao giờ chúng, những tên quản giáo nói với chúng tôi. Chẳng có ma nào nói với chúng tôi. Có một ban “giáo dục văn hóa” ở trại tù, ở đó, họ trao cho chúng tôi những lá thư của chúng tôi. Tôi phải đưa tất cả thư từ cho “ban” này để chúng đọc, và nếu chúng thích, thì chúng sẽ cho phép gửi đi. Nhưng ý nghĩ, chúng cố cải tạo chúng tôi – làm điều gì cho chúng tôi vui lên, khuyến khích chúng tôi với những lời giải thích, xứ sở của chúng ta mới thực tình cần đến kim loại làm sao, và như thế, như thế - làm gì có chuyện đó. Chúng tôi là những kẻ nô lệ. Thú vật. Trâu bò. Nông dân Ukraine đã từng làm trâu bò như vậy để cầy ruộng. Và làm trâu bò thì trở thành trâu bò, những con người trong tình trạng như vậy trở thành câm nín, và cúi đầu. Chúng tôi không hề thốt ra lời, ra tiếng. Chúa gìn giữ chúng tôi khỏi bất cứ một cuộc trò chuyện nào về nhà cầm quyển, hay là về chính trị. Nơi nào cũng có chỉ điểm, ăng ten, ngay cả trong trại tù. và bạn sẽ bị còng đầu lôi tới an ninh, công an, và chẳng ai nhìn thấy bạn trở lại lán tù nữa. Không chỉ trong những năm tù, mà ngay cả khi đã được ra khỏi trại tù, trở về làng, tôi không nói một lời. Về những gì đã xẩy ra. Không một lời. Ngay cả với vợ. Bây giờ thì có vẻ có nhiều chuyện để nói ra – Brezhnev là một người xấu, và đại loại, nhưng vào thời gian đó, không. Nếu một tờ báo có hình Stalin được thấy dục bỏ đâu đó, hay nằm phất phơ, lớ ngớ ở dưới mặt đất, thì một người nào đó sẽ được tìm ra, để trừng phạt. Trước khi ra tòa án nhân dân, thì bạn đã bị đánh đập tàn nhẫn, và sau đó là 10 năm tù.
 

Jadwiga Malewicz

Khi còn là một đứa nhỏ mười mấy tuổi, Jadwiga Malewicsz chứng kiến quân đội Xô-viết xâm lăng Ba-lan; rồi tới Đức Quốc-xã. Qua lớp cỏ dầy, cô cũng đã nhìn cảnh tàn sát tập thể người Do-thái địa phương. Khi Hồng quân trở lại vào năm 1945, cô bị bắt vì "phản bội đất mẹ". Mười năm tại Norilsk. 

Tôi lấy người cai tù. Một người cai tù có gốc. Tôi thực không biết chuyện đó xẩy ra như thế nào. Anh ta luôn nhìn tôi. Đăm đăm nhìn. Trong lúc đưa chúng tôi đi lao động, anh ta nói: "Đội Trưởng, tôi sẽ lấy cô". Tôi trả lời: "Vô lý, quản giáo. Anh không thể làm điều đó". "Để rồi coi". Bạn tưởng tượng nổi không? Anh ta cai tôi hai năm trời. Và tôi không hề đáp lại. Tôi thực không thích bạn. Anh ta đợi tôi thêm ba năm. Tôi vẫn quay lưng. Rồi cái ngày ấy tới. Lao động về, tôi nhìn thấy giấy ra trại trên chiếc gối. Đau đớn làm sao. Tôi nghĩ: Đi đâu bây giờ? Họ đưa bạn tờ giấy, dẫn bạn ra ngoài, và bạn chẳng có một căn phòng, chẳng có gì hết. Muốn đi đâu thì đi, nếu có thể. Chuyện như vậy đó, bạn biết không. Nếu tôi có một nơi để mà đi... nhưng làm sao tôi rời đi. Tôi ngồi trên giường, gỡ băng "Đội Trưởng" đưa cho người khác. Tôi bảo cô ta đừng nói cho anh cai tù mê tôi, tôi được thả. Nhưng tới cổng, anh đợi tôi ở đó. Tôi ôm cái bị nhỏ, món quà mừng ngày được tha. Gia tài chút xíu. Anh trờ tới: "Đội Trưởng, để tôi mang giùm." "Tôi đâu còn là đội trưởng nữa", nhưng tôi đưa anh cái bị, và bạn biết đấy, ngu đần như con cừu, tôi đi theo anh. Anh đã xoay xở được một căn phòng. Khi tới, úi trời, tôi thấy người quản giáo. Ông mướn phòng chung sống với người đàn bà quản trại tôi. Bà ta nói: "Lúc nào cũng nghe anh khoe, anh chài được cô gái xinh đẹp, bây giờ cô ta đây này!" Họ bắt đầu uống. Những ngày đó, ngoài uống ra đâu còn gì. Họ uống. Tôi không làm sao uống nổi: họ đưa tôi nhấp thử một hụm và tôi gần nghẹt thở. Họ cười nhạo tôi. Người đàn ông "của tôi" kiếm chỗ nằm, và người đàn bà nói: Còn cô này nữa, ngồi đây làm gì? "Bà nói chi?"
Tôi ngồi bàn suốt đêm. Nhưng, là anh ta. Biết làm sao khác? Tôi cũng quen dần. Tôi chịu đựng cắn rứt, dằn vặt ròng rã ba mươi năm. Cuối cùng ly dị. Anh tìm về làng cũ ở vùng Trung Nga, và chết ở đó. Anh uống tới chết. Còn trơ tôi ở đây.


Kỷ Niệm

Raymond Carver

Enright on Carver

Raymond Carver's 'Fat' is simple but deadly, says Anne Enright
Giản dị, nhưng chết người, đó là truyện ngắn Fat, của RC

“Fat" is a great example of how little a short story has to do in order to work – the entry wound is so small, you could say, and the result so deadly. Like many of Raymond Carver's stories, this one seems very simple. An unnamed waitress tells her friend, Rita, about serving a very fat customer. She likes the guy, despite his girth. She likes serving him. Their relationship, though ordinary, and brief, and formal, is quite tender – and, like a love story, it happens in the face of opposition from the rest of the world. The small love the waitress feels – this moment of empathy she has for the fat man – becomes briefly amazing later that evening, when she is in bed with her boyfriend, Rudy, and the waitress is left with an uneasy, hopeful intimation of change.

I ask often ask students to read "Fat" because it also seems to talk about what a story is. A story is something told – as the waitress tells her friend Rita about the fat man – it is something that really needs to be said. But though we feel its force and resonance, it is often hard to say what a story means. The most we can say, perhaps, is that a short story is about a moment in life; and that, after this moment, we realize something has changed. 

Carver coi câu của Pound như là 1 thứ kinh nhật tụng:
“Thơ, ít ra thì cũng phải cố viết cho thật bảnh như là văn xuôi”!

Chiều tối

 Tôi câu cá 1 mình
vào buổi chiều tối mùa thu tiều tụy đó,
Màn đêm cứ thế mò ra.
Cảm thấy,
mất mát ơi là mất mát
và rồi,
vui ơi là vui,
khi tóm được một chú cá hồi bạc,
mời chú lên thuyền
nhúng 1 cái lưới bên dưới chú.
Trái tim bí mật!
Khi tôi nhìn xuống làn nước xao động,
 nhìn lên đường viền đen đen của rặng núi
phiá sau thành phố,
chẳng thấy gợi lên một điều gì,
và rồi
tôi mới đau đớn làm sao,
giả như sự chờ mong dài này,
lại trở lại một lần nữa,
trước khi tôi chết.
Xa cách mọi chuyện
Xa cả chính tôi

Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó! 

Khủng khiếp nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em "miệt vườn" làm vợ, cái xứ Bắc Kít trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một em Bắc Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD của mi ở trong em đó!

Cuộc tình chót đời, vào lúc sắp xuống lỗ, đơn phương, của Gấu, là... tưởng tượng ra 1 em Bắc Kít, lấy chồng ngoại, và khi được hỏi, tại sao không lấy Mít, và, tại sao không lấy 1 tên Bắc Kít, Em trả lời, tụi khốn đó đâu có biết trọng đàn bà, nhất là đàn bà đã có 1 đời chồng mất đi vì cuộc chiến!
Thế là Gấu bèn tưởng tượng tiếp, ta sẽ là tên Mít đó, tên Bắc Kít đó, và ta nói, ta yêu Em, và chắc chắn em sẽ tin.

Nói tiếng Vịt, tất nhiên:
Anh "thươn" EM!
[Em gốc “rau muốn”, thành “giá sống”, từ 1954]

Ui chao, Em tin thiệt!

Gấu nhận được cái mail sau cùng của Em, chắc là trong mơ, mới tuyệt vời làm sao:

Tui bận lắm, đâu có thì giờ rảnh mà trả lời mail của anh.
Nào chồng, nào con, nào công việc chùa chiền, nào.. ‘viết’ nữa.
Nhưng cũng ráng viết vài dòng… 

Ui chao GNV lại nhớ đến nhân vật của Camus, lo hết cuộc đời trần tục này, rồi nếu có tí dư, thì dành cho… trăng sao, và cho Gấu!

Tks. Take Care. Plse Take Care.

NQT

James Joyce có lần nói, tất cả các tiểu thuyết gia chỉ có mỗi một chuyện, và họ nói đi nói lại hoài, mỗi chuyện đó.
Gấu cũng đã từng bị mấy đấng độc giả quen biết phán, chỉ có mỗi chuyện Mậu Thân, đứa em trai tử trận, và BHD, kể đi kể lại hoài!

Tuy nhiên, quái đản nhất, là chuyện BHD: mọi cuộc tình của Gấu, đều chỉ để lập chuyện tình BHD!

Khủng khiếp quá.

Đúng là sự trả thù ngọt ngào, bi thương, và cũng dã man, tàn nhẫn, của xứ Bắc Kít!