Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu
Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada
Đã
xuất bản
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi
Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi
dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân
Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Trang
Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và
chuyển
về những
bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang
có đánh
số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.
Email
Nhìn lại những trang
Tin
Văn cũ
1
2
3
4 5
Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ
để
sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái
[free]
|
Thủ Thiêm
Gấu có những
kỷ niệm khủng khiếp về cái đói, khi còn là 1 thằng bé nhà quê Bắc Kít.
Có những
kỷ niệm, là của ông bố của Gấu. Thí dụ cái chuyện bà nội của Gấu, chồng
chết sớm,
nuôi đàn con, có nồi thịt, bắt con ăn dè ăn xẻn thế nào không biết, nồi
thịt biến
thành nồi ròi.
Vô Nam, phải
đến sau 30 Tháng Tư, Gấu mới được tái ngộ với cái đói, những ngày đi tù
VC.
Thê lương
nhất, và cũng
tiếu lâm nhất, có lẽ là lần Gấu Cái đi thăm nuôi, lần đầu,
sau mấy tháng mất tiêu mọi liên lạc với gia đình.
Cái tật
viết
tí tí, không bao giờ dám viết ra hết, kỷ niệm, hồi nhớ, tình cảm… nhất
là thứ kỷ
niệm tuyệt vời, nhức nhối.... là do cái đói gây nên!
Vợ chồng con
cái nhà Gấu, liền sau 30 Tháng Tư 1975:
Đói tàn khốc!
Câu chuyện tiếu lâm về Bác, do
Gấu phịa, và kể cho mấy anh quản
giáo Đồ Hoà nghe, là vào thời gian Gấu vừa thoát “khổ nạn trong khổ
nạn”, ra
khỏi tổ trừng giới, được trả về đội, và được đi lao động, và do có tí
tiền gia
đình gửi cho, bèn mua chức Y tế Đội, tối tà tà đi từng lán, ghi tên
trại
viên khai bịnh, sáng hôm sau, sau khi chào cờ, đọc tên, dẫn qua khu
bệnh xá.
Nhờ lần thăm nuôi đầu tiên, nhờ
tiền gia đình gửi cho, cuộc đời tù của
Gấu thay đổi
hẳn. Buổi tối, Gấu thường la cà mấy lán, dự tiệc trà, thường là do mấy
trại
viên ban ngày có gia đình thăm nuôi mời. Để đáp lại, Gấu bèn trổ nghề
kể chuyện
tiếu lâm, quay phim chưởng. Danh tiếng vượt khỏi đội, tới mấy đội khác,
rồi tới
tai mấy ảnh. Và được mấy ảnh mời, cho ngồi nhậu chung, kể chuyện tiếu
lâm.
Câu chuyện về Bác, có thể là còn đầy dư âm những ngày “tù trong tù”,
tức những
ngày ở tổ trừng giới. Thế là bèn xổ ra, cứ nhè Bác mà thọi! Vì Bác mà
nên nông
nỗi này!
So với câu chuyện về Bác, của
NQL, cùng một một dòng, "hậu quả của hậu
quả”, nhưng chuyện của Gấu, thì quá thường, so với của NQL.
Nay xin kể ra đây, cho rảnh nợ!
Trước
khi kể Gấu cũng rào đón với mấy Quan quản giáo, đúng hơn, mấy Đấng
TNXP, đừng có bắt tội thằng kể, và được OK.
Theo như truyền kỳ, thuở đó,
thuở đó, Miền Bắc có một đội banh vô địch, đánh
đâu thắng đó, và lần đó, qua Âu Châu dự World Cup, mang được Cup về cho
xứ Mít.
Trong bữa tiệc chia tay, ông bầu, bị đám báo chí Tây Phương phục rượu,
xỉn quá,
bèn phụt
ra bí quyết:
-Mỗi khi ra trận, tui kêu cả
đám cầu thủ tới, dặn một câu... thế là tụi nó đá
như điên.
-Câu gì mà ghê thế ?
-Thì biểu tụi nó, tưởng tượng trái banh là đầu Bác H!
*
Bảnh nhất, là mấy anh quản giáo Đỗ Hoà.
Tha cho anh già!
*
Chuyện của NQL, Đóng vai Bác Hồ!
(1), theo Gấu, phải những tay mê viết văn, mê tạo ra những nhân vật,
tức những
mặt nạ, những thế thân... đọc, mới sướng. Bí quyết của nó, là nằm trong
giai
thoại Trang Tử nằm ngủ hóa Bướm, tỉnh dậy, không biết Bướm là Trang Tử,
hay
Trang Tử là Bướm.
Về ba thứ này, Borges là bậc thầy!
Như là một độc giả, rồi, như là một tác giả.
Source
Thư tín 1
Saturday, August 23, 2008 1:05 PM
NQL tả chân quá siêu. Liên minh
các chế độ hà khắc tạo ra những
con người ẩn ức, để mặc bản năng hướng dẫn, đọc thấy thương, không thấy
tục.
*
NQL theo Gấu, cũng một thứ đệ tử Freud, coi libio là lực sáng tạo, thúc
đẩy
bánh xe lịch sử.
Tuy nhiên, phải nhìn ở tầng cao hơn, và đọc NQL song song với "Ba thằng
lăng nhăng" của Tô Hoài, thí dụ, thì mới nhìn ra cái toàn thể. Đây là
cuộc
chiến giữa vai rớt Mác Xít và vai rớt Libido!
Và đọc đối chiếu với Võ Phiến, chẳng hạn.
Nhân vật VP, sở dĩ theo CS, là muốn huỷ diệt virus libio bằng vai rớt
Mác Xít.
Khi biết thất bại, ông về thành, từ bỏ con người tập thể, tìm lại con
người như
một cá thể, viết những truyện ngắn, tìm cách đào sâu cái phần libio như
lực
đẩy…
Đọc ông khi còn trẻ, Gấu lần ra Zweig, thầy của ông.
VP có những xen thật là khủng khiếp, thí dụ, hai cha con đóng vai Lã
Bố, Điêu
Thuyền, hay anh chàng cù lần ra đồng, đào miếng đất có bàn chân của bà
vợ bỏ đi
theo trai, về thờ...
Mailer, mới đây thôi, cũng toan tính giải thích virus Nazi bằng...
libido, khi
tưởng tượng ra một thời thơ ấu loạn luân của Hitler, trong Lâu Đài
ở trong
Rừng.
Thơ mỗi ngày
NGUYỄN LƯƠNG
VỴ
CHUYỆN VÃN
Gửi NQT
Có những bài
thơ viết muộn
Vì không thể
viết sớm hơn
Ngặt nỗi
thương thầm gió ruộng
Vẫn còn vuốt
mắt sương thôn
Vì đâu núi
xương sông máu?!
Cơ tâm bặt
tiếng lâu rồi
Cơ trí gầm gừ
cơ khí
Ba trăm
năm…? Hỏi mà chơi!
Hỏi ông trời
- Ổng cắc cớ
Hỏi Như Lai
- Ngài mím chi
Hỏi Giê-Su -
Cây thập giá
Thi sĩ! Cứ mần
thơ đi
Thật sự là
thơ đã ngủm
Nên mần thơ
là đám ma
Đám ma đám
người một bụm
Đứng trông
thiên cổ khóc òa…
2/2005
NLV
Simic:
The Invisible
Trong vương quốc của những
người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu
đâu...
2
Don't the shadows know
something about it?
The way they, too, come and go
As if paying a visit to that other world
Where they do what they do
Before hurrying back to us.
Just
today I was admiring the one I cast
As I walked alone in the street
And was about to engage it in conversation
On this very topic
When it took leave of me suddenly.
Shadow, I said, what message
Will you bring back to me,
And will it be full of dark ambiguities
I can't even begin to imagine
As I make my slow way in the midday sun?
Charles
Simic
Liệu những bóng đen biết gì về
nó?
Cái cách mà chúng, cũng thế, tới và đi
Như làm 1 cú viếng thăm vương quốc của những người đã chết
Nơi chúng làm điều chúng làm
Trước khi vội vã trở lại với chúng ta
Đúng ngày hôm nay Gấu trầm trồ
chiêm ngưỡng một cái bóng đen mà Gấu
tóm được
Trong khi đi một mình trên con phố Nguyễn Du tưởng tượng
Và Gấu vừa mới mon men gạ chuyện
Thì bóng đen này đã bất thình lình rời bỏ Gấu
BHD đó ư, Gấu gọi theo?
Thông điệp nào em mang về cho anh cu Gấu?
Liệu nó thì đầy những hàm hồ u tối
Gấu không thể nào mà biết được, dù tưởng tượng cách mấy,
Trong khi lừ đà lừ đừ giữa trưa, một ngày nắng ấm Sài Gòn?
Cái này là ăn theo Mít:
Nhà sách Nhã Nam mới đi 1 đường “Hội
Hè Miên Man”, Tây bèn cho in lại. Cái tít tiếng Tây, Paris là 1 ngày
hội, nay
trở thành, Hemingway là 1 ngày hội
L' ENTRETIEN
de François Busnel
Lire, Avril 2011
Bernard Pivot,
ông Hàn Goncourt, và còn là ông Trùm hai chương trình văn học TV nổi
tiếng của
Tây, Apostrophes và Bouillon de Culture
Profession :
gratteur de têtes
Nghề nghiệp:
Xoa đầu thiên hạ.
Khi tôi xoa
đầu hụt một tác giả, qua chương trình của tôi, thì tôi có thể tự nhủ,
mai mốt, kỳ tới, thể nào cũng kiếm được một
thằng
cha khác. Nhưng làm một ông Hàn, thua!
Tôi không chỉ
có 1 mình mà còn phải làm sao chọn được 1 tay độc nhất để mà cùng nhau
xoa đầu!
Autrefois, vous étiez seul
à choisir
vos invités. Aujourd'hui, votre choix n'est plus souverain et peut être
contrebalancé par les neuf autres membres du jury Goncourt. Comment
vivez-vous
cette situation inédite pour vous ?
B.P. Oui,
c'est un paradoxe assez étonnant. Du temps d'Apostrophes ou de Bouillon de
culture, j'étais le seul responsable du choix des livres, et
j'avais le
sentiment que si j'avais raté un bon livre, je pourrais en découvrir un
autre
... Il y avait donc une sorte d'équilibre. Tandis qu'à l'Académie
Goncourt, je
ne suis pas seul. .. Mais il s'agit de mettre un livre, un seul, sous
les feux
de l'actualité.
Fiona Greene viết về
nhà thơ Mẽo Elisabeth Bishop
TLS 15 Avril
2011
"Nhà
phê bình cần tri thức và bản lĩnh. Tôi thấy mình có cả hai." Phạm Xuân
Nguyên đã nói một câu rất ngạo như thế.
Nguồn Blog
NDB
Bảnh thật.
Phán như thế mới là phán, và chẳng cần “điều tiết” làm khỉ gì nữa. NQT
Hai
bài viết
của NDB, về Ngọc Giao, và về Trịnh Cung [trong vụ ‘tham vọng chính trị
của TCS’],
đều có vấn đề.
Những minh họa đưa ra để bảo vệ lập luận của NDB, đều… không
thành công, nói rõ hơn, khập khễnh, hay dùng
từ của VC, bị “vênh”, so với mặt phẳng bài viết!
Từ từ, Gấu sẽ giải thích
sau, và sẽ minh họa, bằng chính những kỷ niệm
mà Gấu
đã kinh qua, thí dụ như cái vụ mân mê “bảo vật Nga” tuyệt vời!
!
Vietcong Execution, Saigon,
1968
Photo by Eddie Adams
The photo of the execution at
the hands of Vietnam's police chief,
Lt. Colonel Nguyen Ngoc Loan, at noon on Feb. 1, 1968 has reached
beyond the
history of the Indochina War - it stands today for the brutality of our
last
century.
The Saigon
Execution
October 2004
by Horst
Faas
Minh bạch lịch
sử.
Làm sao minh
bạch được, chỉ một bức hình?
Qua câu phán
của Faas, trưởng phòng hình ảnh AP, Sài Gòn, trước 1975:
Bức hình làm
thịt anh VC vượt quá lịch sử cuộc chiến Mít. Vào những ngày này, nó là
biểu tượng
của sự tàn bạo của thế kỷ vừa qua của chúng ta.
Hay, câu của
Adams, tác giả bức hình:
Ông Tướng, với
khẩu súng, bắn chết tên VC, còn tôi, với bức hình, bắn chết ông Tướng.
Quản giáo,
cai tù Pol Pot, giống như của Stalin, có cái thú trước khi làm thịt ai
thì cho
chụp hình làm kỷ niệm
"Who
are you who will read these words and study these photographs, and
through what
cause, by what chance, and for what purpose, and by what right do you
qualify
to, and what will you do about it?"
"Perhaps
the camera
promises a festive cruelty", Judith Butler has
suggested, of the images of Abu Ghraib; she writes provokingly of "the
moral indifference of the photograph, coupled with its investment in
the
continuation and reiteration of the scene as a visual icon". Thus are
Sontag's theories dealt with. Butler's are still cuurrent. Linfield
joins a
select company.
Tỏa Sáng Ðộc Ác
Anh
là thằng chó nào, kẻ sẽ đọc những từ này, nghiên cứu những bức hình
này, và qua
lý do gì, bởi cơ may nào, và vì mục đích chi chi, và bằng cái quyền chó
nào mà
anh cho phép xứng đáng, đủ tiêu chuẩn để làm những chuyện như trên?
Và
sau đó, anh sẽ làm cái chó gì về tất cả chuyện đó?
Bị chiếu tướng
Note: Bài viết
này, về "bị chụp hình", tuyệt!
There is
something predatory about all photography. The portrait is the
portraitist's
food. In a real-life incident I fictionalized in Midnight's Children, my
grandmother once brained an acquaintance with his own camera for daring
to
point it at her, because she believed that if he could capture some
part of her
essence in his box, then she would necessarily be deprived of it. What
the
photographer gained, the subject lost; cameras, like fear, ate the soul.
Có cái gì tựa
như là “ăn sống con mồi”, nếu nói về chụp hình. Bức hình là thức ăn của
nhiếp ảnh
gia [hãy nhớ câu của Eddie Adams, trên].
Cái mà anh thợ chụp hình vớ được thì là cái
mà kẻ bị chụp mất; máy chụp hình, giống như sự sợ hãi, “ăn” linh hồn.
Ui chao, nhìn
cái hình vợ chồng con cái Gấu, thì mới ngộ ra chân lý: VC ăn, thịt
sống, còn
anh thợ chụp hình ăn, linh hồn!
Nhân
Gió-O 10
năm
Phải sau
1975, thì Gấu mới biết đến Borges, vào những ngày sắp bỏ chạy, và
thoát, quê hương!
Đó là thời gian
làm anh bán báo, tại sạp báo “nhà”, ngay trước chúng cư 27 Nguyễn Bỉnh
Khiêm,
mượn tên ông cán bộ VC nhà kế bên đăng ký kinh doanh. Trong khi bán
báo, rảnh
rang, đọc báo lai rai, Gấu vớ được 1 truyện ngắn của Borges, được dịch
ra tiếng
Việt, đăng trên tờ Văn Nghệ,
chắc thế.
Câu
chuyện một tay
chủ tịch xã một buổi chiều tới gặp một nhà huyền thuật nổi tiếng, xin
ông phù
phép, ban cho cái chức chủ tịch huyện, đại khái như vậy. Hai người đang
nói
chuyện thì anh người nhà thông báo, bữa ăn chiều có món gà gô đặc sản
Nam Bộ, đã
sẵn sàng, xin cho biết, ông khách có cùng dùng bữa với chủ nhân hay là
không.
Chủ nhà xua tay, chờ chút, chờ chút…
Đúng lúc đó, thì người nhà ông chủ tịch xã
hổn hển xuất hiện, kêu chủ về gấp, ông chủ tịch huyện ngỏm rồi, mọi
người
đang nhốn nháo kiếm ông, để ngồi vô ghế chủ tịt huyện! Nhà huyền thuật
bèn mỉm cười, vậy là khỏi phù phép nhe, nhưng mà này, cái chức chủ tịch
xã ông cho tôi nhe, để tôi cho thằng cháu. Ông tân chủ tịt huyện
lắc đầu, chức đó, tôi đã ban cho thằng em trai mất rồi, sorry.
Câu chuyện này
có tí giông giống chuyện con cá vàng và ông già câu cá, của Nga, cộng
thêm chuyện
“giầu sang chưa chín một nồi kê”, của Tầu. Bởi vì cảnh trên cứ thế lập
đi lập lại,
và sau cùng, khi ra về, ông chủ tịch xã vẫn chỉ là ông chủ tịch xã. Và
nhà huyền
thuật khi đó, kêu người nhà dọn cơm, miệng lẩm bẩm, bữa nay ăn gà gô
một mình vậy!
Sau đó, Gấu
tình cờ vớ được 1 bài thơ dịch qua tiếng Tây của Borges, viết về hạnh
phúc, đọc
thú lắm, thế là bèn loay hoay dịch, chắc cũng là lần đầu bày đặt “dịch
dọt” như
bà Huệ phán, và đưa cho anh bạn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn đọc, anh khen
rầm trời,
mày sao bảnh thế!
Bởi thế, khi
ra hải ngoại, Gấu, nhớ lần gặp gỡ cũ, bèn dịch Borges, và được
nhà dịch
thuật Hoặc Ngữ, hay Hoặc Ngu “gì gì” đó, Gấu quên mất rồi, phán, dịch
như sấm, [chữ này của SCN, ông
ta muợn, và cũng là để vinh danh bà chủ sạp cá].
Tuy nhiên, cái
duyên kỳ ngộ của Gấu với Borges, là ở chỗ khác, nơi khác, và nó liên
quan tới…
Thanh Tâm Tuyền!
Quỳnh
Giao đến
với nghệ thuật âm nhạc từ thuở ấu thơ: lên bảy hát cho Ban Nhi Đồng
trên Đài
phát thanh Sàigòn, lên tám học dương cầm và nhạc lý và tốt nghiệp thủ
khoa.
Là ái nữ của
cụ Ưng Quả, học giả uyên thâm và mô phạm nghiêm túc từ dòng Tuy Lý
Vương, với
[và] nữ danh ca Minh Trang nổi tiếng từ buổi bình minh của nền tân
nhạc, Công Tằng
Tôn Nữ Đoan Trang được nuôi nấng với [bằng âm] nhạc trong không khí
nghệ thuật.
Từ năm 1962, nghệ danh Quỳnh Giao xuất hiện trên đài phát thanh rồi
truyền
hình, bên [với] các ban nhạc hàng đầu và trong hầu hết chương trình tân
nhạc của
các đài phát thanh và truyền hình miền Nam. Với [Theo] nhạc sĩ Vũ
Thành, nổi tiếng
thận trọng khi thẩm định nghệ thuật ca nhạc, Quỳnh Giao là một trong
những danh
ca hiếm có của Việt Nam.
Quỳnh Giao
không chỉ thành công qua tiếng hát trong sáng với [và] kỹ thuật tinh
tế, cô còn
được giới thưởng ngoạn trân quý vì cảm thông sâu đậm và thấu đáo với
[thừa chữ
này] nhiều lãnh vực nghệ thuật.
Sau khi tốt
nghiệp về nhạc pháp và dương cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Việt Nam
năm 1963,
Quỳnh Giao đã trình tấu dương cầm với nhiều danh cầm Việt Nam và ngoại
quốc
cùng Dàn Nhạc Giao Hưởng của trường Quốc Gia Âm Nhạc dưới sự điều khiển
của nhạc
trưởng Đỗ Thế Phiệt, và nhiều lần xuất hiện trong các chương trình hòa
nhạc tại
Đông Nam Á. Ngoài ra, Quỳnh Giao còn soạn nhạc và thực hiện các chương
trình giới
thiệu nhạc trên đài phát thanh của miền Nam từ đầu thập niên 1970 cho
tới 1975.
Định cư tại
Hoa Kỳ từ 1975, Quỳnh Giao tiếp tục dạy dương cầm tại nhà và xuất hiện
trong
các buổi trình diễn chọn lọc. Người yêu nhạc còn được nghe nghệ thuật
Quỳnh
Giao trong khoảng hai chục băng hay đĩa nhạc do cô thực hiện để phổ
biến trong
giới thẩm âm. Từ đầu thập niên 80, Quỳnh Giao đến với văn chương, viết
truyện
ngắn, tiểu luận văn học hay âm nhạc cho [qua] tạp chí Văn Học và Thế Kỷ
21 tại
Hoa Kỳ. Từ năm 2005, Quỳnh Giao cộng tác cùng nhật báo Người Việt trong
mục
"Tạp Ghi Quỳnh Giao" xuất hiện hàng tuần trên trang báo và Người Việt
Online.
DM
Cái từ “với”,
đúng ra phải là “và”, theo thói quen của người Việt.
Là ái nữ của
cụ Ưng Quả và nữ danh ca…
Từ ‘với’ thứ
nhì, với Mít đặc, thì chúng dùng từ “bằng”: nuôi dưỡng bằng âm nhạc....
BBT /DM chắc
đều là Mít ngoại?
Sử dụng tiếng
Mít quái chiêu quá!
Đúng là phất
phơ giới từ!
Gấu nhớ, khi
còn ở trại tị nạn Thái Lan, nói chuyện với một em Đầm, và than, tiếng
Tẩy, giới
từ khó nhá quá, em phán, vờ nó đi!
Sư Tử Hà
Đông
Carlos
Fuentes: Women
on
Sister Benedicta &
Anna
Akhmatova & Simone Weil
|
|