Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày

*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]















 




Thơ mỗi ngày

Trần Anh Thái: Trong tập "Lửa Thiêng" chỉ có tám bài thơ lục bát, bài nào cũng toàn bích, nhà thơ có bí quyết gì?
Huy Cận: Ấy là bản năng thơ, tôi không có bí quyết gì, không có lý luận gì, thơ là thiên bẩm.
Source

đẹp xưa

Ngập ngừng mép núi quanh co,
Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang…
Vi vu gió hút nẻo vàng;
Một trời thu rộng mấy hàng cây cao. 

Dừng cương nghỉ ngựa non cao,
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon...

Đi rồi, khuất ngựa sau non;
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu...
Trơ vơ buồn lọt quán chiều,
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người

Note: Bài thơ này, sử dụng hệ thống tọa độ ba trục.
Trục hoành, thí dụ, thu rộng.
Trục tung: non cao
Trục thứ ba, là trục thời gian, và thời gian, như Brodsky phán:
Bao thơ tôi ít nhiều chi là về thời gian, về thời gian làm gì con người.

Những héo hon, lữ thứ, buồn theo hút người... là nói về "thời gian làm gì con người".

Cái tít "đẹp xưa" [đẹp cổ điển] là theo nghĩa đó.
NQT

Bài thơ trên Gấu chép lại từ tập Lửa Thiêng của nhà sách Sống Mới. Nhưng một độc giả TV cho biết mây nao mới đúng.
Trần Mạnh Hảo, trong bài viết về HC, ghi là mây nao.
Tks.  NQT

Cách giải thích bài thơ, như trên, là Gấu phịa ra, mượn ý niệm trục tọa độ, trong toán.

TMH viết:

Trong 50 bài "Lửa thiêng", chỉ có 8 bài thơ lục bát :" Buồn đêm mưa", " Trông lên", "Chiều xưa", "Đẹp xưa", " Thuyền đi", "Xuân ý ", "Thu rừng" và "Ngậm ngùi". Nhưng nếu không có 8 bài thơ lục bát này, "Lửa thiêng " dù có nhiều bài thất ngôn hay ví như "Tràng giang" thì cũng chưa thể làm nên một Huy Cận vượt thời gian như đã có. Nguyễn Du đại thiên tài lục bát, đã đưa nhịp sáu tám Việt Nam lên tới đỉnh mây trời nhân loại. Nguyễn Du từng ít nhiều ảnh hưởng lục bát ca dao, ảnh hưởng lục bát của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều để làm ra hàng nghìn câu thiên thu tuyệt diệu riêng mình. Thấm đẫm hồn thơ cha ông, Huy Cận đã hiện đại hóa câu thơ sáu tám Việt Nam. Ông như người kế thừa trung thành của phả hệ lục bát Nguyễn Du rồi phát triển nó về u tịch. Đọc thơ lục bát Huy Cận, cơ hồ như hồn Nguyễn Du phảng phất đâu đây, như thể bút thần xưa được hậu thế cầm lên viết tiếp, như bài " Đẹp xưa": 

"Ngập ngừng mép núi quanh co
Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang...
Vi vu gió hút nẻo vàng
Một trời thu rộng mấy hàng mây nao 

Dừng cương nghỉ ngựa non cao
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon

Đi rồi khuất ngựa sau non
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu
Trơ vơ buồn lọt quán chiều
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người..."

Câu thơ "Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang" trên của Huy Cận làm ta nhớ đến "Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia "của Tố Như xưa. Huy Cận lấy hồn muôn năm trước mà hiện đại hóa câu thơ lục bát bây giờ, như gió xưa vàng đẫm lá thu nay :" Vi vu gió hút nẻo vàng ". Ngọn gió Huy Cận mặc áo vàng nghìn thu mà hun hút, mà nghiêng nghiêng mái chữ, mái-hiên-người, cũng là mái thơ :" Mái nghiêng nghiêng gởi buồn theo hút người". Cũng như bài "Đẹp xưa", bài lục bát "Buồn đêm mưa" và bài "Chiều xưa" hay đến từng câu từng chữ. Cái buồn Huy Cận nơi đây đẹp đến rụng rời, đẹp đến ngơ ngác, hoang vu.


Nothing reveals a poet's weakness like classic verse and that why it's so universally dodged
Brodsky [Intro to Anna Akhmatova's Poems, selected and edited by Lyn Coffin. Norton]

Không gì tố cáo cái yếu kém của một nhà thơ cho bằng thơ cổ điển, và chính vì thế mà mấy nhà thơ Mít dởm của chúng ta tránh nó như tránh... hủi!

Thơ lục bát: Một duyên phận long đong
TYT

Note: Tay này đặt ngược vấn đề!
Thơ lục bát không long đong, nhưng nhà thơ long đong, nếu đụng vô nó, mà không đủ nội lực.
Đây là nhận định của hơn 1 nhà văn, nhà thơ, trên thế giới, khi cho rằng, ‘truyền thống’, trong có lục bát, tất nhiên, là một thách đố, đối với những nhà thơ dởm, và chính vì nó, truyền thống [ở đây, là lục bát], mà đẻ ra ba thứ thơ nhảm nhí, như tự do, không vần, tân hình thức, những nhà thơ cách tân, canh tân, hậu vệ, mở miệng....!
Trong quá khứ, cũng có hơn 1 nhà thơ Mít, đụng vô lục bát, mà thành công, thí dụ, Cung Trầm Tưởng, [Bùi Giáng nữa, ở 1 số bài, thí dụ như khi ông dịch Apollinaire], Đồng Đức Bốn, Viên Linh, [nhớ đại khái vài cái tên]
TTT phải đến khi vô tù mới trở lại được với truyền thống, một phần là vì hoàn cảnh, cái khó nó bó cái khôn, nhưng theo Gấu, chính ở trong tù ông mới ngộ ra được truyền thống, một phần là do, cái gọi là bạo lực trong thơ của ông tới được cõi viên mãn của nó: thiền.
Source


GOOD FRIDAY IN THE TUNNELS
OF THE METRO

 Jews of various religions meet
in the tunnels of the Metro, rosary beads
spilled from someone's tender fingers. 

Above them priests sleep after their Lenten supper,
above them the pyramids of synagogues and churches
stand like the rocks a glacier left behind. 

I listened to the St. Matthew Passion,
which transforms pain into beauty. 

I read the Death Fugue by Celan
transforming pain into beauty. 

In the tunnels of the Metro no transformation of pain,
it is there, it persists and is keen. 

Thứ Sáu Thiêng ở đường hầm Metro

 
Do Thái từ nhiều tôn giáo khác nhau tụ tập
ở đường hầm Metro, những hạt màu hồng
tràn ra khỏi những ngón tay dịu dàng của một người nào đó. 

Ở bên trên họ, những thầy tu ngủ sau Bữa Ăn Tối Lenten
Ở bên trên họ, những tháp giáo đường, nhà thờ
đứng như những khối đá một băng hà để lại phía sau.

Tôi nghe  St. Matthew Passion,
Bản nhạc biến nỗi đau thành cái đẹp.

Tôi đọc Tẩu Khúc Của Thần Chết của Celan
Bài thơ biến nỗi đau thành cái đẹp

Ở nơi đường hầm Metro không có sự biến hóa nỗi đau,
nó ở đó, lì lợm, và gay gắt.

 

LIFE SENTENCE

Those sufferings are over.
No crying anymore. In an old album
you look at the face of a Jewish child
fifteen minutes before it dies.
Your eyes are dry. You put the kettle on,
drink tea, eat an apple.
You'll live.

Án Chung Thân

Những nỗi đau khổ đó thì xong rồi
Không khóc lóc nữa. Trong một cuốn album cũ
bạn nhìn vô mặt một đứa bé Do Thái
15 phút trước khi nó chết
Mắt bạn khô queo. Bạn đặt cái ấm nước lên,
uống trà, ăn 1 trái táo
Bạn sẽ sống.

A RIVER 

Poems from poems, songs
from songs, paintings from paintings,
always this friendly
impregnation. On the other bank
of the river, within range of being,
soldiers are marching. A black army,
a red army, a green army,
the iron rainbow. In between, smooth
water, an indifferent wave. 

Con sông

Những bài thơ từ những bài thơ, hát
từ hát, họa từ họa,
luôn luôn là sự chan hòa thân ái đó. Bờ bên kia
con sông, vẫn trong cõi người,
những binh sĩ quân hành. Ðạo quân đen,
đạo quân đỏ, đạo quân xanh,
một cầu vồng sắt. Và ở giữa,
dòng nước phẳng lặng,
con sóng vô tình

Adam Zagajewski: Without End

IN A LITTLE APARTMENT

I ask my father, "What do you do all day?" I remember.” 

So in that dusty little apartment in Gliwice,
in a low block in the Soviet style
that says all towns should look like barracks,
and cramped rooms will defeat conspiracies,
where an old-fashioned wall clock marches on, unwearied, 

he relives daily the mild September of '39, its whistling bombs,
and the Jesuit garden in Lvov, gleaming
with the green glow of maples and ash trees and small birds,
kayaks on the Dniester, the scent of wicker and wet sand,
that hot day when you met a girl who studied law, 

the trip by freight car to the west, the final border, two hundred roses from the students grateful for your help in'68,
and other episodes I'll never know,
the kiss of a girl who didn't become my mother, 

the fear and sweet gooseberries of childhood, images drawn
from that calm abyss before I was.
Your memory works in the quiet apartment - in silence,
systematically, you struggle to retrieve for an instant
your painful century.

-Adam Zagajewski
(Translated, from the Polish, by Clare Cavanagh)

The New Yorker, April 4, 2007

 Trong căn phòng nhỏ

Tôi hỏi cha tôi, cha làm gì cả ngày?
Nhớ!

Và như thế, trong căn phòng nhỏ bụi bặm ở Gliwice,
trong dẫy nhà thấp lè tè, xây theo kiểu Xô Viết,
theo nghị quyết, tất cả các thành phố đều phải giống như trại lính, hoặc trại tù,
với những căn phòng rúm ró, nhằm đập nát mọi mưu toan, diễn tiến hoà bình!
một căn phòng, trên tường, có một cái đồng hồ cổ lỗ sĩ,
cứ tí ta tí tách, chẳng hề mỏi mệt.
chẳng lo đói, chẳng lo bắt bớ! 

Ông sống lại từng ngày, những ngày giữa tháng Chín 1939,
những tiếng bom réo,
và khu vuờn Jesuit ở Lvov thì rực rỡ,
với đám phong xanh, cây tro, và những con chim nhỏ,
những con thuyền trên dòng Dniester, và mùi wicker, mùi cát ẩm,
một ngày trời nóng, đó là bữa cha tôi gặp một cô sinh viên luật,

Chuyến đi bằng xe tải tới phương tây, biên giới chót, hai trăm bông hồng, từ những sinh viên, cảm ơn sự giúp đỡ của ông vào năm 1968
Và những đoạn đời khác, tôi sẽ chẳng bao giờ biết,
nụ hôn của cô gái đã không trở thành mẹ của tôi

Nỗi sợ, và những trái gooseberries ngọt ngào của thời con nít, những hình ảnh chiết ra từ cái khoảng trầm lắng trước khi có tôi.
Hồi ức của ông làm việc trong căn phòng trầm lặng – trong im lặng,
một cách thật là hệ thống, cha tôi chiến đấu để níu lại, trong chốc lát,
nỗi đau thế kỷ của ông.

-Adam Zagajewski

*

2. Trần Hoài Việt: Thưa bà, giả như không có ngày 30 Tháng Tư, bà vẫn ở Việt Nam, có gia đình... liệu bà có viết văn, làm thơ hay không? Tks

DTL.com

Trần Hoài Việt, chắc tên dởm, và câu trả lời của TMT có vẻ như không nhận ra ngụ ý nằm trong câu hỏi này.
Trường hợp TMT làm thơ, và hay nhất của bà, là những bài thơ tình, khiến chúng ta nghĩ đến Biển của Miêng, [người đàn ông cả nhà chết trên biển khi vượt biển lầm vị nữ bồ tát là người vợ đã chết, và vị nữ bồ tát này cũng vô vai người vợ đã chết một cách rất ư là tự nhiên, như chấp nhận phần số “người” của mình],  Người Ðàn Bà Ngoại Tình của Camus, Trước Pháp Luật của Kafka…
Ngay từ khi mới ra hải ngoại, trong bài viết về TMT, Gấu đã nhận ra sự liên hệ này, và phán, người tình của TMT là Tiếng Mít.

Và chính cái biến cố 30 Tháng Tư quyết định số phận nhà thơ.
Nếu không xẩy ra biến cố 30 Tháng Tư, chúng ta không thể tưởng tượng ra được bà sẽ làm thơ, viết văn như thế nào.

All literature carries exile within it, whether the writer has had to pick up and go at the age of twenty or has never left home.
Mọi văn chương, nếu đúng là văn chương, đều cưu mang trong nó, cái gọi là lưu vong, cho dù nhà văn khăn gói lên đường bỏ chạy quê hương vào lúc hai mươi, tóc còn xanh mướt, hay cả đời chưa rời nhà.

Whereas a writer outside his native country seems to grow wings.
Nhà văn ở ngoài quê nhà của mình, thì đều mọc cánh.

Roberto Bolaño: Exile


Carlos Fuentes: Women
on
Sister Benedicta & Anna Akhmatova & Simone Weil

The word martyr, etymologically speaking, means witness.


NBC [Toán] vs Thơ


TTT

*

Steiner có hai bài viết trên tờ The New Yorker, [sau in lại trong S. @ The New Yorker] về văn học Nga, thật tuyệt. Một, “De Profundis”, về Gulag, và một về Solz và những nhà văn Nga khác: Dưới cái nhìn Ðông phương, Under Eastern Eyes.

Steiner viết, những đòi hỏi của Solz, ở những người Nga đọc lén lút ông [bao nhiêu độc giả?], và khối độc giả bao la ở Tây Phương, thì thật là dữ dằn, nghiệt ngã. Ông biết, và coi khinh sự đáp ứng dễ dãi của người đọc Tây Phương, và cái khiếu thưởng ngoạn về sự khổ đau ở xa, distant suffering, của họ. Ông rành chúng ta, hơn là chúng ta rành ông. Và như thế, ông là một tác giả hướng ngoại, a searcher-out, một thứ chó săn ăn tìm sự yếu ớt về thể xác của con người. Và, vẫn như thế, ông là 1 tác giả gây bực.

Solz là 1 tay vô chính phủ thần quyền, a theocratic anarchist, (vẫn theo S.), ít coi trọng lý trí, lý lẽ, reason, đặc biệt là thứ lý trí, lẽ phải ở đám ‘trí thức’, ở những người làm cho đời họ, nhiều hoặc ít, khô đi, bớt đam mê đi, dispassion. Trước phi nhân, lý trí chẳng là cái chó gì, một thứ tác nhân nhảm nhí, làm chúng ta bật cười, in the presence of the inhuman, reason is often a small – indeed, a laughable – agent.

 
*

Tôi sẽ giơ cao tờ chứng minh thư Đảng,
Là toàn tập thơ bônsêvích tôi làm

Mayakovsky

Bùi Ngọc Tấn trích dẫn, trong Chuyện Kể Năm 2000, trang 106

Lenin never liked Mayakovsky, and the next generation leaders expected a spokesman rather than prophet. The betrayal of the Socialist utopia led to his suicide, an act that was itself wide regarded as a betrayal. In a fascinating chapter, Cavanagh shows how Mayakovsky’s biographer, the Polish poet and critic Wiktor Woroszylski, long gripped by his youthful commitment to Mayakovsky as an insurrectionary ideal, sidestepped the question of his suicide by compiling his massive biography out of a collage of quotations. Eventually as his own disillusion with Soviet rule increased, his resistance to the truth of Mayakovsky's tragedy ebbed away.
Causework
The poet's authority in the age of utopia
ANDREW KAHN

Lênin đếch khoái Mayakovsky và mấy ông Trùm Ðỏ sau đó muốn có một phát ngôn viên của Ðảng VC Liên Xô hơn là một nhà thơ tiên tri. Sự phản bội của chủ nghĩa không tưởng Xã Hội khiến ông tự làm thịt mình, một hành động, tự thân nó, cũng bị coi là 1 sự phản bội, bởi đám đông...

VC đếch có 1 tay  thực sự mê Cách Mạng như Mayakovsky, lại càng không có 1  tay vỡ mộng VC, và tự tử như ông.
VC chỉ có những thi sĩ viết tự kiểm xin Tố Hữu tha tội chết, tha cho về gặp gia đình, vợ con mà thôi.


Mémoirs

**


Whoever wishes to remember must trust to oblivion, to the risk entailed in forgetting absolutely, and to this wonderful accident that memory then becomes.
-Maurice Blanchot

Người nào mong mỏi hoài nhớ chắc hẳn đã tin rằng có lãng quên, tin rằng có sự rủi ro tiếp đó là sẽ quên tuốt tuột, và chính từ sự ngẫu nhiên tuyệt vời này mà kỷ niệm được hình thành.

Người ta biết rằng sẽ quên, không chừng quên tuốt, nên biến những gì đáng nhớ thành ký ức, để sau này khỏi quên đó mà .

K


I seek the crucial region of the soul where absolute Evil and fraternity clash.
-Andre Malraux

Tôi tìm vùng chủ yếu của linh hồn, nơi Cái Ác tuyệt đối và tình anh em đụng độ

Gấu mua cuốn trên lâu lắm rồi, từ cái hồi còn cái tiệm Britnell nổi tiếng nhất, lâu đời nhất, của Toronto, kế bên thư viện hách nhất thành phố, Toronto Reference Library, cũng là thư viện đầu tiên Gấu tới thăm, liền sau khi tái định cư một, hai bữa, khi còn ở trung tâm tiếp nhận người tị nạn, nơi gặp lại cô bạn lần đầu tiên, sau bao ngày xa cách, kể từ khi cô lấy chồng, thì cứ nói như thế cho tiện việc sổ sách.

Văn chương hay Cuộc đời. Bị cái tít, như “tường lửa ngăn chặn”, Gấu cứ nghĩ đây là 1 cuốn tiểu luận, cho đến bữa nay, tình cờ vớ được nó, trong đống sách ngổn ngang do dọn nhà, giở ra đọc, quá tuyệt, vì được viết theo cái kiểu hồi tưởng, giai thoại, về những ngày ở Lò Thiêu.

Chương 9, "Ô Saisons, Ô Châtaux.." viết về Milena, và Thư gửi Milena, của Kafka, đọc thật cảm động. Có thể nói, chương nào cũng như thế. Cứ như thể, đây là món quà của 30 Tháng Tư năm nay, của bao nhiêu người đã chết, gửi nhắn lại.

Sự run rủi tuyệt vời từ đó phát sinh kỷ niệm.

Tks. NQT

Cũng vớ được số Granta, Bad Company, Summer 2002, trong có bài của Kundera, Cuộc Trở Về Vĩ Ðại. Bài này mà có thì giờ dịch tặng nhà văn Mít lưu vong, “vĩ đại trở về”, khóc rưng rức khi nhìn hai lỗ đạn Tây mũi lõ để lại trên thân thể Hà Nội, thì thật tuyệt!

*

*

1968: Bạn tưởng tượng, con phố Lê Lợi, Mậu Thân, và Cao Bồi, PXA, bạn GNV, đứng trên terrace, phía bên dưới là tổng hành dinh của Tướng Givral, coi đồng hồ, ra lệnh Tổng Tấn Công!

Bây giờ là đầu tháng Tư. Người Việt nào ở hải ngoại cũng như đang lên cơn sốt, một cơn sốt lây lan ra từ bang nọ đến bang kia, từ quốc gia này sang quốc gia khác, không có thuốc chủng nào ngăn được.
Những cánh rừng

Nhà văn lớn là người kết hôn với đất nước của họ.
Và câu này, cũng đã được tôi sử dụng, khi đọc Nhất Linh. Mối tình lớn của Nhất Linh với Miền Bắc, bật ra, khi ông, trong nhân vật thế thân của mình, là Dũng, buổi trưa hè "ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung" đó, đó, vô tình nhìn thấy cái áo cánh trắng bên vườn hàng xóm, tự hỏi, của ai đấy nhỉ, và chợt nhớ ra là nghỉ hè, và Loan đi học ở tỉnh trở về nhà.

Nhưng với TMT, còn hơn thế nữa. Bà chỉ có thể kết hôn với ngôn ngữ, bởi vì quê hương của bà không còn.

Đây cũng là điều Brodsky nói ra, khi được hỏi, và ông trả lời, tôi hết còn tin vào cái xứ sở đó.

Nhưng, khác Brodsky, những người như TMT, họ chứng kiến cái giây phút hấp hối của xứ sở, khi ngoái nhìn lại, những ngày 30 Tháng Tư 1975. Kinh nghiệm này, Kundera cũng đã từng sống vào năm 1968, khi Liên Xô xâm lăng xứ sở của ông, và ông bảo, nó đau như là một trận cháy nhà. [Trong Le Rideau, Bức Màn]

 
Nhà văn người Nhật Kawabata, Nobel văn chương 1968, trong bài mở đầu tập truyện "Những truyện ngắn ở trong lòng bàn tay", viết: Những người viết, khi trẻ thường làm thơ. Tôi, thay vì làm thơ, viết những truyện trong lòng bàn tay.... Tinh thần thi ca những ngày trẻ thơ của tôi sống mãi ở trong chúng".

  Biển, của Miêng cũng thuộc loại truyện lòng tay. Đọc, tôi nghĩ, ngoài tinh thần thi ca ra, còn có những giọt nước cam lồ nhỏ xuống cho cả một thế hệ: một người đàn bà khóc thương một người đàn ông mất trí nằm trong bệnh viện và trong những giờ phút cuối cùng, người đàn ông lầm vị nữ bồ tát với người vợ đã chết, cùng với con cái, trong lần vượt biển.

 Lầm lẫn, có lẽ không phải như vậy. Hoặc đây là giá trị biểu kiến của truyện. Trong cuốn Chữ và Vật, Michel Foucault cho rằng người điên, hay Kẻ Khác (l'Autre), là một người nhìn tất cả sự vật đều giống nhau, khác với người bình thường, hay Kẻ Vẫn Thế (le Même). Cũng trong cuốn sách, ông cho rằng tự tử là phán đoán sáng suốt cuối cùng của một con người bình thường. 

  Nếu chúng ta chấp nhận hành động vượt biển như là phán đoán sáng suốt sau cùng, như vậy người đàn ông sống sót trong khi vợ con chết hết, đã thực sự tin rằng người đàn bà đang nhỏ lệ là vợ của ông. Cũng tương tự như vậy - và đây là ý nghĩa đích thực của truyện ngắn theo tôi - "sự thực" xuất hiện, khi người đàn bà gọi điện thoại cho chồng: "... Xong rồi anh ạ... trong tay em".

  Camus có truyện ngắn "Người đàn bà ngoại tình", câu chuyện về một người đàn bà, đêm đêm, sau khi làm xong hết bổn phận của người vợ, trong cuộc lữ của cả hai vợ chồng, đã len lén thoát ra ngoài, để ngắm trời ngắm sao... Đây là một đề tài lớn của dòng văn chương hiện sinh, theo tôi, thoát thai từ truyện ngắn "Before the Law", của Kafka.

  Đây là câu chuyện một người nhà quê ra tỉnh, tới trước "Pháp Luật", tính vô coi cho biết, nhưng bị người lính gác cản lại. "Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu nữa đi". Chờ hoài chở hủy, chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước khi chết, anh nhà quê phều phào hỏi, tại sao chỉ có một mình anh tính vô chơi, coi cho biết; người lính gác nói: cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi đứng đây, cũng chỉ vì anh; nhưng bây giờ anh đâu cần tới nữa, và tôi cũng xong bổn phận ở đây. Nói xong anh bỏ đi.

  Trong truyện ngắn Evelyne của James Joyce, trong tập "Những người dân thành phố Dublin", người lính của Kafka xuất hiện qua anh chàng thuỷ thủ tầu viễn dương. Một người yêu thương, và có đủ điều kiện để đưa cô gái Evelyne tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn; nhưng tới giờ phút chót, cô gái quyết định "ở lại".

  Truyện ngắn Biển, của Miêng, bằng những tình cảm độ lượng thoát thai từ tinh thần Phật giáo, theo tôi, đã đưa ra một đề nghị chót cho vấn nạn người đàn bà ngoại tình. Bằng hành động "trong tay em", người đàn bà đã vượt quá "Luật Pháp", ôm cả hai cuộc đời, bên trong và bên ngoài cánh cửa (lưu đầy và quê nhà?), nhập làm một.

Linh Hồn Của Biển

Bài đọc Biển của Miêng, Gấu đọc lại, và thấy khác hẳn, bản được in trong Lần Cuối Sài Gòn, và đoạn viết về TMT, mất tiêu luôn.
Scan lại ở đây, toàn bài viết, như được in trên giấy.

*

*

Bài đọc sách này, được đăng trên Văn Học của NMG, và ông chủ chi địa, chắc cũng ngại sau cái cú "cái tai người", bèn "hiệu đính" cụm từ “nữ bồ tát”, và thay bằng vị “nữ tu”!

Trong bài điểm có nhắc tới câu của Adorno, khiến VD, nhà văn hàng đầu hải ngoại bực, phán, tay này “vung tay quá trán”, chứng cớ sau Lò Thiêu vẫn có Ðêm Tận Thất Thanh, một đóa kỳ hoa dị thảo, của PNN! (1)

(1)

GNV là người đầu tiên giới thiệu tới độc giả Mít, "hơn một" tác giả mũi lõ, đa số họ, GNV biết tới, là nhờ đọc tờ Partisan Review. [Kundera, Gấu cũng là thằng đầu tiên giới thiệu, khi giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG: Mùa Thu những di dân].

Kỷ niệm thú vị có lẽ cũng nhiều, để nhẩn nha nhớ lại, nhưng 1 trong số đó, là, lần giới thiệu Adorno và câu nói nổi tiếng của ông: “Làm thơ sau Auschzitz thì thật là dã man”. Nhà văn hàng đầu hải ngoại Võ Đình bực lắm, phán, thằng cha Adorno này là ai mà vung tay quá tr[ch]án. Và ông chứng minh, sau Lò Thiêu vẫn có thơ, và đó là thơ của Phan Nhật Nam: Đêm tận thất thanh! (2)

Tuy nhiên, không chỉ một Võ Đình bực vì câu nói của thằng cha Adorno. Czeslaw Milosz cũng nực. Trong bài viết ngắn, viết về ‘hậu môn của thế giới’, ông cho biết, chính là vào cái năm ông ở hậu môn thế giới, ở Ba Lan, ông làm được thơ, và thơ cũng không tệ.
Cái tác phẩm của bậc thầy về Lò Thiêu vừa mới tái khám phá ra được, A lost master of the Holocaust, chính là tác phẩm được viết khi tác giả của nó ở… Lò Thiêu!

(2)
Đêm Tận Thất Thanh.

Văn Học số Xuân Đinh Sửu [129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ viết: "... rằng sau Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ thì thật là dã man' (sic), và 'mọi văn hóa sau Auschwitz chỉ là rác rưởi'.

Tôi chưa từng được quen biết, trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không lạm bàn rông rài. Chỉ "trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ như... "vung tay quá trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"?  Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz là những nhánh kỳ hoa bung lên từ bãi dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?
Đêm Tận Thất Thanh  là một nhánh kỳ hoa đó...
Tôi không may mắn (?) từng đọc tác giả Adorno nói trên....
Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu, ở Việt Nam
Võ Đình

Trên đây trích từ bài viết của Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam. Trong cuốn sách bạn ta tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với lời đề tặng:
Của Ông Sơ Dạ Hương với tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên.