Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



Cảnh đẹp VN
  Thu 2011

*

Ðường Lippincott, Toronto. Căn nhà bên kia đường, phía trước mặt, kế bên sân chơi của 1 ngôi trường, là nơi tạm trú đầu tiên của vợ chồng Gấu.

Gặp lại cô bạn ở đó. Cô tháo bao tay, bắt tay Gấu tự nhiên như người Hà Lội, nhưng Gấu lại nhớ đến cái lần cầm tay đầu tiên, trong 1 rạp chớp bóng Xề Gòn, khi “sắp sửa” đi lính, [trình diện Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ Quang Trung], được cô thương tình nhận lời đi ciné…

Thế là run lên như…  con thằn lằn đứt đuôi [hình ảnh này chôm của Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, của TTT, khi chàng lên cơn sốt, chạy dưới mưa, vô Bưu Ðiện Ðà Lạt, đánh cái điện cầu cứu cô học trò Oanh, SOS, SOS!...].

Gấu Cái giận run lên…

Hà, hà!

*

Căn nhà thuộc 1 cơ sở từ thiện, chuyên lo tiếp nhận người tị nạn. Có lần, cũng đã lâu lắm, Gấu có ghé, đứng bên ngoài nhìn vô, thấy thấp thoáng mấy người tị nạn vùng Ðông Âu có thể, tính vô gạ chuyện tào lao, hoặc nếu có thể đi lên lầu, vô căn phòng ngày nào chứa vợ chồng Gấu, đúng vào 1 đêm cực lạnh, sờ vô cái ống sưởi rất xưa, nhưng ngại sao đó, bèn bỏ đi.
Con phố nhỏ, ăn ra, phía trước mặt người đàn bà trong hình, con phố College, một phố chính của downtown Toronto. Có tiệm sách cũ mà Gấu vẫn thường ghé, từ những ngày đầu tới thành phố, 1994.
Lần này, ghé, chủ yếu là để kiếm cuốn này. Sách mới xb, chỉ ở đây mới có, của những người cần tiền, mua xong, đọc xong, là phát mại liền, để lấy lại vốn.
Cuốn này tác giả của nó, cũng là 1 cư dân của Toronto.

*

Cuốn trước Bịnh Nhân Anh, quá hay, không biết ở trong nước có dịch?
Cuốn này cũng thật tuyệt, theo giới điểm sách.
Và chắc là tuyệt thật.

Thực sự mà nói, Gấu không khoái Murakami. Không hiểu sao trong nước, và luôn cả thế giới mê ông này quá.

Một phần không ưa, là do không khoái những màn tả sex. NTV có lần nhận xét, không hề có tí hôn hít gì trong truyện của ông. Gấu bèn "phản biện", có cái xen cô học trò đang ăn, môi bóng nhẫy, Gấu thèm quá, hỏi xin, cô láu lỉnh trả lời:
Trời đánh còn tránh bữa ăn!
Bụi

Gấu tò mò đọc ông, chỉ vì cái câu, mà sau này biết, em Minh Tran Huy cũng rất mê, và viết cuốn tiểu thuyết đầu tay để vinh danh:

Nói rộng hơn, quyển tiểu thuyết là để vinh danh Murakami, và nhất là, những gì người Nhật gọi là "mono no aware", “nỗi buồn cháy da, cháy thịt của những sự vật”; (1) đó là cảm nhận xâm chiếm tâm hồn khi nhìn lá thu rơi, hay khi người thân đi tới một chỗ quẹo rồi biến mất. Tôi muốn câu chuyện «Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền» gợi lên một cảm nhận buồn man mác của những gì đã có và bây giờ không còn.

Phỏng vấn MHT

Tôi cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và “mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài ca của sự bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên kia - họ tự tử. (1)
Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết.
Murakami trả lời Le Magazine Littéraire

Minh Trần Huy phỏng vấn Murakami
*

(1) Thanh Tâm Tuyền, chắc chắn chẳng hề biết, và, chưa từng đọc Murakami, khi viết Một Chủ Nhật Khác, nhưng đã để nhân vật Kiệt của ông, đưa tiễn người tình, Hiền, tới "chỗ đó", rồi lại trở về. Độc giả Một Chủ Nhật Khác, dù tò mò cách mấy, cũng không hiểu được, và đều như Duy, bạn của Kiệt, đều muốn hỏi Kiệt, Hìền đâu rồi.
*
Sau này Duy hiểu buổi tối ấy đang hồi nguy kịch của đôi tình nhân. Họ quyết định chia tay vĩnh viễn. Họ đã không thể bình thường từ biệt nhau. Cũng không ai đủ can đảm rời bỏ trước. Mọi quyết định đều gian nan. Duy giúp họ lìa tách làm hai. Để họ một mình với quyết định đau đớn chưa rõ những ngày cuối của cuộc tình ấy như thế nào. Họ có thể liều lĩnh nhắm mắt lao tới như kẻ ngu ngốc, nhưng họ cũng có thể tháo lui vội vã như kẻ tội lỗi. Cả hai đường đều tồi tệ, phủ nhận những ngày họ đã sống, phủ nhận điều mà họ đã tin là tình yêu của họ qua bao năm tháng. Duy nghĩ thế...

Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….
Một Chủ Nhật Khác 

Lạ, là, sau khi BHD đi rồi, thì Gấu mới biết ra được, cái nỗi buồn cháy da cháy thịt, khi mất em.
Vào lúc mất em, thì chỉ tính bợp cho em vài cái, rồi bỏ đi.

Cái lần gặp sau cùng ở cổng trường Ðại Học Khoa Học, Sài Gòn.

Gấu phát hiện Murakami, là do đọc 1 bài viết về ông, trên tờ Người Nữu Ước, nhân lần bản tiếng Anh Ký Sự Chim Vặn Cót ra mắt độc giả. Khi đó, trong nước, và thế giới chưa mê ông như bây giờ.
Oe lúc đầu cũng chê Murakami, mãi sau này, mới chịu nổi, khi Murakami viết về những vấn đề xã hội Nhựt thực sự đang phải đương đầu.


The Opium Wars
Chiến tranh nha phiến

Be careful what you wish for
Hãy cẩn thận điều anh mong ước

“Who controls the past controls the future. Who controls the present controls the past.”
Kẻ nào nắm quá kh, nắm tương lai. Kẻ nào nm hiện tại, nắm quá khứ.
George Orwell

Note: Bài điểm thú quá.
Cái hình lại càng thú!


*

Trân trọng giới thiệu


Thơ Mỗi Ngày

BUTTERFLIES

Phan Hải-Đăng. Brodsky trong Bar Saigon. Những thánh ca…

Motets from Florida


VIA DEL TRITONE

In Rome, on the street of that name,
I was walking alone in the sun
In the noonday heat, when I saw a house
With shutters closed, the sight of which
Pained me so much, I could have
Been born there and left inconsolably. 

The ochre walls, the battered old door
I was tempted to push open and didn't,
Knowing already the coolness of the entrance,
The garden with a palm tree beyond,
And the dark stairs on the left.

Shutters closed to cool shadowy rooms
With impossibly high ceilings,
And here and there a watery mirror
And my pale and contorted face
To greet me and startle me again and again.

"You found what you were looking for,"
I expected someone to whisper.
But there was no one, neither there
Nor in the street, which was deserted
In that monstrous heat that gives birth
To false memories and tritons.

Charles Simic

VIA DEL TRITONE

Ở Rome, trên con phố cũng có tên đó
Tôi đi bộ một mình trong ánh mặt trời
Nóng ban trưa, và tôi nhìn thấy một căn nhà
Những tấm màn cửa thì đều đóng,
Nhìn một phát, là tôi cảm thấy quặn đau thốn dế
Mình có thể sinh ra tại căn nhà này,
Và bị bỏ mặc, không người an ủi.

Tường màu gạch son, cửa cũ, rệu rạo
Tôi tính đẩy cửa, nhưng không làm
Biết rõ cái lạnh lẽo sau cánh cửa, lối dẫn vào căn nhà,
Căn vườn với 1 cây sồi quá nó,
Và những cầu thang u tối ở phía trái.

Rèm cửa đóng dẫn tới những căn phòng lờ mờ
Trần hơi bị thật là cao
Và đâu đó, là một cái gương long lanh nước
Và khuôn mặt của tôi nhợt nhạt, méo mó
Ðón chào tôi, và làm tôi giật mình hoài

"Mi kiếm ra cái mà mi tính kiếm?"
Tôi uớc ao có ai đó thì thào
Nhưng làm đếch gì có một ai
Ðếch có ai, cả ở trên con phố hoang vắng
Vào cái giờ nóng khùng điên
Làm đẻ ra những hồi ức dởm
Và những con quái vật nửa người nửa cá


One poem is unlike any I've ever read-if it had appeared in the lineup, I might not have recognized it as Simic's. "Via Del Tritone" juxtaposes no surreal images. It begins simply: 

In Rome, on the street of that name,
I was walking alone in the sun
In the noonday heat, when I saw a house
With shutters closed, the sight of which
Pained me so much, I could have
Been born there and left inconsolably.

Simic goes on to describe the interior, as he imagines it, a garden with a palm tree, dark stairs leading to cool rooms with high ceilings. "'You found what you were looking for,' / I expected someone to whisper." Never, in his previous work, has Simic expressed the pain of his exile in such a straightforward way. His outsider's status was always an advantage, teaching him that life was unpredictable and that anything might happen, as the antic careening of his poetry suggests. In this poem his pain and loss blossom like the most fragile of tea roses. He hasn't found what he was looking for. How can you reclaim a childhood that never was? Simic, unlike Nabokov, has no Eden to recall. His are "false memories," phantasms of heat. And as the war rages on in the place where his childhood should have been, salvage becomes less possible. The poet's cries flutter up from the page: "Help me to find what I've lost, / If it was ever, however briefly, mine."

Lisa Sack: Charles the Great: Charles Simic’s A Wedding in Hell 

Bài thơ này thật khác với những bài thơ của Simic. Không có sự trộn lẫn những hình ảnh siêu thực.
Via Del Tritone  mở ra, thật giản dị:

Ở Rome, trên con phố cũng có tên đó
Tôi đi bộ một mình trong ánh mặt trời
Nóng ban trưa, và tôi nhìn thấy một căn nhà
Những tấm màn cửa thì đều đóng,
Nhìn một phát, là tôi cảm thấy quặn đau thốn dế
Mình có thể sinh ra tại căn nhà này,
Và bị bỏ mặc, không người an ủi.

Sau đó, tác giả tiếp tục tả bên trong căn nhà, như ông tưởng tượng ra…Chưa bao giờ, trong những tác phẩm trước đó, Simic diễn tả nỗi đau lưu vong một cách thẳng thừng như ở đây. Cái vị thế kẻ ở ngoài lề luôn luôn là lợi thế, nó dạy ông rằng đời thì không thể tiên liệu trước được và chuyện gì cũng có thể xẩy ra. Ở đây, nỗi đau, sự mất mát của ông nở rộ như những cánh trà hồng mảnh mai nhất. Ông làm sao kiếm thấy cái mà ông kiếm, một tuổi thơ chẳng hề có? Simic, không như Nabokov, chẳng hề có Thiên Ðàng để mà hồi nhớ. Chỉ là hồi nhớ dởm, do cái nóng khùng điên tạo ra. Và chiến tranh tàn khốc xẩy ra ở cái nơi đáng lý ra tuổi thơ xẩy ra, làm sao có cứu rỗi? Và tiếng la thét của nhà thơ vọng lên từ trang giấy:
Hãy giúp tôi tìm cái mà tôi đã mất/Cho dù nhỏ nhoi, cho dù chốc lát, cái tí ti đã từng là của tôi.


Thơ JHV

So với TTT, thì JHV quá mờ nhạt, và có thể, anh muốn như thế. Cõi thơ của anh, phải đến lúc gần mất Miền Nam thì mới trình ra, giữa một dúm bạn bè và một dúm độc giả của Tập San Văn Chương.
Anh biết, chúng "kén" độc giả?

Anh nhận xét về Gấu, lụy tình cảm. Anh than với NLV trong những lần nhậu giữa hai người, “Tội thằng Trụ, tội thằng Trụ quá”.
Bà Trẻ của Gấu cũng nhận xét y chang, mày lụy vì tình, nếu không, đi tu được, thành con, thành đệ tử của Phật được
Ui chao, chính tình cảm làm lụy Gấu, nhưng cũng chính nó, lại cứu Gấu vào lúc chót đời.

Sau 1975, có 1 thời gian Gấu hay gặp JHV, khi làm 1 anh đi mua thứ nước uống có mùi bia, ba thứ Nắng Mới, Lúa Mới gì gì đó, nhan nhản khắp thành phố Sài Gòn, trong khi chờ đợi đất nước xuống hố sâu thêm một mức nữa, là cái thời kỳ mở cửa về kinh tế, nhưng hãy bịt miệng mà sống, mà uống Hê Nê Ken, XO…

Chả là lúc đó, có ông cán bộ, nhà ở phía bên ngoài chung cư 29/8D, trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, mở một quán nhậu, cần một người đi lấy ba thứ bia dởm nói trên. Con bé lớn thì đứng bán hàng, nó cũng giống mẹ, tức Gấu Cái, nghĩa là cũng có tí nhan sắc, thế là cũng có khá nhiều khách lui tới, Gấu Cái lúc này do làm ăn ba thứ giấy tờ dởm, bị Cớm VC truy lùng, đưa vô danh sách “Most Wanted”, đâu dám về nhà. Một trong những cơ sở sản xuất bia cà chớn trên, gần xưởng mộc của nhà thơ JHV. Thế là Gấu, sau đi nộp đơn, chờ đến phiên mình, cho thằng con trai đứng vô hàng, còn Gấu ghé thăm JHV.

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 
PHỐ CŨ DƯƠNG CẦM THU

Lá vàng rơi thương tưởng Dương Cầm Thu
Phố ươm nắng vàng câm. Âm biếc nắng
Bờ bến gọi. Thức tròn mùa xa vắng
Em đi đâu?! Dương cầm réo sông xa

Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
 Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Dương Cầm Thu tóc xõa Dương Cầm Nâu
Phố khuya hát ngàn sông. Rêu nhớm rễ
Âm níu Nhạc. Ngàn sông bay nắng xế
Để ngàn khuya tan theo Dương Cầm Thu

Muốt tay em mềm hết dấu sương mù
Phố điêu khắc. Dương Cầm Thu chín đỏ
Lá say hết âm vang chìm đáy mộ
Nắng vàng câm. Âm biếc nắng nhớ nhau

Nắng vàng câm. Vang bóng đến ngàn sau
Phố ngực nõn dậy thì trăng ướt mượt
Phím chất ngất. Dương Cầm Thu hẹn ước
Trăng gọi nước xuôi ngàn. Đàn vang bước em đi…
 8/2005

Quả là một khúc thần sầu. Chất viril [chất đực], chất eros [chất huê tình], chất sauvage [dã man, tàn bạo]... nhưng cũng thật thơ mộng:
Em đi đâu, cỏ ướt khúc tình sầu.
Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Rõ nhất, là Joseph Huỳnh Văn, rồi tới Bùi Giáng, rồi tới Thanh Tâm Tuyền [chất đàn ông, hung bạo mà cả hai đấng kia không hề có].
Có lần, Gấu thú thực, chưa tìm ra chìa khoá vô cõi thơ NLV. Có NTN, lần anh viếng thăm Mẽo, và nhà thơ này gật gù, đúng, mỗi cõi thơ là mỗi chìa khoá. Thơ của tôi, chìa khoá nằm ở mãi cõi Thơ Đường.
Nói chung, thơ của mấy ông này, chìa khóa thì đều nằm trong Cõi Điên cả.

Trừ Joseph HV, cõi thơ Ky Tô, giống của Brodsky.
Trừ TTT, cõi thơ trí tuệ, gần cõi thơ Milosz, nhưng lại thiếu cõi quê của Milosz.

Cõi quê như chính ông tâng bốc:
It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.

Với TTT, thì đây là Đất Bắc mà ông đã từ bỏ, và khi trở về, thì như một tên tù:

Chiều cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78
(Thơ ở đâu xa)

Note: Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Chúng ta phải hiểu câu này, trong cái dòng của câu của Dos, như bài điểm cuốn Dead Souls, dưới đây:
Chúng ta đều chui ra từ Chiếc Áo Khoác của Gogol:
The famous remark often attributed to Dostoevsky that "We all emerged from Gogol's overcoat" (a reference to Gogol's story of 1842) remains more accurate.

Thơ  NLV quả là đã chui ra từ cái áo khoác, là cõi thơ Miền Nam, tụ vào mấy đấng Joseph Huỳnh Văn, Bùi Giáng, và TTT.
Tại sao trong cõi thơ đó, không có, thí dụ TTY?
Thơ TTY, là dòng thơ cảm khái, có từ ngàn đời, và đời nào cũng có. Nhà thơ giáo chủ Tân Hình Thức gọi, đây là thơ biên tái, biên đình.
*
Nhà thơ Milosz viết, trong bài viết ‘Về Brodsky’ trong “Bắt đầu nơi tôi là”:
Điều sâu thẳm nhất mà ông ta [Brodsky] nói về Akhamatova, và có lẽ đây là những từ sâu thẳm nhất, chưa từng được nói ra, về cái gọi là tiến trình sáng tạo nói chung, là, rõ ràng là bà quá đau khổ khi viết Kinh Cầu. Nỗi đau con bị tù của bà là thực, nhưng khi viết về nó, bà cảm thấy như giả đò, giả vờ, gượng gạo, [falsehood], chính là do bà phải vận nỗi đau của mình thành vần thành điệu [she had to shape her emotions into forms]. Và chính cái gọi là “form”, sử dụng tình cảm đau thương cho mục đích của riêng nó, làm tê liệt nó, như nó vẫn là như vậy.

Source

Akhmatova bị ông con trai từ, vì 'phổ thơ' nỗi đau khổ của gia đình, là cũng theo nghĩa đó.

Trong Chuyện trò với Volkov, Brodsky phán, tụi mũi lõ Tây Phương có thể hiểu được Dos, và chính vì thế mà ông rất ‘phổ thông’, đại chúng ở đó. Nhưng sức mấy mà hiểu được Akhmatova.
Nhân đó, ông nói về cái sự khác biệt giữa thường nhân và nghệ sĩ, thứ như Akhmatova, mà, “Như một thi sĩ, qua cái miệng bị tra tấn của người đó, hàng trăm triệu con người than khóc… bà [Akhmatova] đã ghi nhận chuyện từng ngày của những năm tháng khủng khiếp. Thật nguy hiểm khi viết ra bài thơ [Kinh Cầu]. Trên 5 năm trời, bài thơ được ghi vội vào những mẩu giấy nhỏ, được ghi vào ký ức của những người bạn tin cẩn, rồi đốt bỏ những mẩu giấy. Trở thành mục tiêu chiến dịch khủng bố mang tính ý thức hệ, do Stalin đề xướng vào năm 1946, bà bị đối xử tàn tệ đến khi Stalin chết."

Source: Nơi Người Chết Mỉm Cười

Chúng ta có thể suy ra trường hợp PD chỉ tới đỉnh, khi phổ nhạc thơ.
GCC gọi, đây là hiện tượng doping.
Mấy thứ làng nhàng kia, là nhờ gái. Cũng doping vậy, Cứ mỗi lần làm thịt một em là có 1 tuyệt tác để đời.
GCC ngu quá, coi BHD như... thánh nữ, thành ra chẳng có tác phẩm lớn, cho dù chính em… xúi, cái thứ tình yêu chỉ có "chiêm ngưỡng và kính trọng" làm H. sợ!

Hà, hà!

Ông bạn thân từ hồi còn đi học, nick Lủng, mail, cho biết, đã đọc hết Những Ngày Ở Sài Gòn, chỉ chịu được có mỗi 1 truyện Những Con Dã Tràng, và phán BHD của mi cũng thứ xoàng, tình thuở mới lớn, không có gì mà ầm ĩ!

Ui chao, GCC cũng nhiều khi nghĩ như thế, và nghĩ quá như thế, và cũng lầm về em, chỉ đến khi em đi rồi, thì mới ngộ ra, không phải như vậy. Em quyết định tất cả, nhìn ra tất cả, luôn cả cái kết thúc thê lương, liên quan cuộc đời của cả hai.
Có 1 anh bạn, cũng bạn văn, cũng rất thân, quen từ hồi mới bắt đầu viết, nhận xét về BHD: Rất trẻ con, nhưng lại quá già dặn, rất giống cái cô gái bé tí trong phim Les Dimanches de Ville d’Avray.
Có lẽ thế thật.

Trang TV, sở dĩ viết hoài còn hoài, là nhờ BHD. Mỗi lần Gấu đuối quá, là em xuất hiện, thui mà, viết tiếp đi... Cũng được đề nghị đầu thai mấy lần rùi, nhưng I'll Be Right Here Waiting For U!

*

Pilote de guerre en Indochine, Pierre croit avoir tué une petite fille en bombardant un village. Quelques années plus tard, sur le quai de la gare de Ville-d'Avray où il accompagne son amie Madeleine, il rencontre Françoise, une fillette de 12 ans, abandonnée par sa mère et que son père a placé dans une institution religieuse. Se faisant passer pour lui, Pierre prend l'habitude de la sortir tous les dimanches. Une tendre et pure amitié s'établit entre eux. Mais les braves gens s'inquiètent...

Trong bài viết về Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Chân Cửu cho biết 1 chi tiết về JHV thợ mộc:

Năm 1976, tôi dỡ nhà dẫn vợ con đi kinh tế mới. Rồi không sống nổi nên về lại Quy Nhơn đi làm. Năm 1981 tôi đưa vợ con về lại Sài Gòn, cất lại căn chòi trên nền đất nhà cũ gần ga xe lửa Gò Vấp. Những người sáng tác còn lại ở Sài Gòn rất thương mến nhau, trừ những người tay đeo băng đỏ,. Lúc này cứ 2-3 ngày một lần thì Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Mộng Giác… Có khi có Cung Tích Biền, họa sĩ Khánh Trường lại hẹn đến căn chòi của tôi, cùng mang theo đồ nấu ăn, uống rượu “Cây Lý”. Thấy cảnh gia đình tôi không có giường nằm, Nguyễn Lương Vỵ cho một giường sắt cũ, anh Joseph Huỳnh Văn làm thợ mộc, chở về tặng một chiếc đi-văng... Từ đó, cứ chiều tối là Tuấn đến nhà tôi tá túc trên chiếc giường sắt. Riết rồi chiếc giường sắt nhỏ đó như dành riêng cho Hoàng Ngọc Tuấn. Anh tha hồ nằm nút liên tục những điếu “thuốc củi”, nghe tiếng tàu chạy, nghĩ ngợi vu vơ. Thuốc củi là tên gọi loại thuốc điếu do người nghèo Sài Gòn sáng chế bằng cách quấn lá đu đủ khô trong giấy tập, một bó 50 điếu, đem bán đầy đường. Tôi kỹ lưỡng hơn nên chịu khó quấn thuốc rê trong giấy pơ-luya. Chắc mầm bệnh ung thư thanh quản khởi nguồn từ thuốc củi ?


TTT 2011


Trang thơ Tomas Transtromer

Nobel 2011

Night Thoughts


Ghi chú trong ngày


DTH par Minh Tran Huy


*

DTH trả lời Minh Tran Huy trên tờ Books, Sept 2011:
Tôi tháo mẹ mấy cái bù long tượng Bác H.

Nhìn hình, biết ngay Bắc Kít!
Hà, hà!

Câu trên, Gấu thuổng VTH, nói về GCC, qua 1 anh bạn Bắc Kít, hồi ông mới ra hải ngoại, ngạc nhiên khi có người hỏi ông về dòng văn học hải ngoại:
-Có cái đó ư?

Anh bạn nhà thơ ra đi từ Miền Bắc gửi cho VTH mấy bài viết của Gấu, đề nghị ông đọc, ông mail trả lời, tôi bận lắm, đâu có thì giờ.
Sau, chắc có liếc qua, và mail tiếp:
-Thằng khốn này chắc chắn phải là Bắc Kít!
TV sẽ post và dịch bài phỏng vấn, sau.

Cấm xb tại tại VN, nhà ly khai DTH cho ra mắt tại Pháp cuốn mới của bà Giáo đường của con tim. Bà trình bày, và phát triển ở trong đó, những mâu thuẫn, xung đột của những thế hệ tiếp nối nhau, trong một xã hội càng ngày càng tan rã, rách mướp.Và, lại một lần nữa, bà giải thích, bằng hạnh phúc, tâm hồn một xứ sở, chẳng bao giờ thoát ra được cơn chấn thương của cuộc chiến

Cuốn tiểu thuyết mới của bà, Giáo đường của con tim, trình ra một thiếu nữ, bỏ nhà đi hoang, rồi buông mình làm điếm. Liệu đó là cách bà miêu tả Việt Nam đương thời?

Giáo đường con tim nói về 1 đề tài muôn thuở: những liên hệ gia đình, chúng giữ 1 vị trí quan trọng ở Á Châu. Việt Nam đã nhiều năm sống trong chiến tranh, như bạn biết, và sự trở lại bình thường làm bật ra những hiện tượng cũ xưa, gần như không còn nhớ, như những cuộc mâu thuẫn xung đột giữa những thế hệ. Rất nhiều con cái của đám chức sắc, Trùm CS ngập vào rượu, ma tuý, bê tha, trụy lạc, đĩ điếm. Những đứa khác thì ăn thịt lẫn nhau, có thể nói như vậy. Ðó là thực tế, thực tại, sự thực. Ðặt ra 1 vấn đề như thế, nhưng tôi không muốn tác phẩm của mình như là 1 tác phẩm báo chí, mà là tiểu thuyết. Cái đề tài sự "trở về của đứa con hoang đàng" thì vĩnh hằng; tôi chỉ giản dị đưa nó vô xã hội Việt Nam. Huyền thoại này ám ảnh tôi từ khi tôi còn là 1 đứa bé 16 tuổi, một lần nhìn thấy 1 tấm tranh Nga xô, về đề tài này. Tôi viết Giáo đường của con tim là để giải phóng mình ra khỏi nỗi ám ảnh đó. Vả chăng, cuốn sách còn là miêu tả những người đàn bà nổi loạn chống lại sự thống trị của ý thức hệ phụ quyền. [Nói theo kiểu của thằng cha Gấu “nào đó”, thì đây là cuộc nổi loạn của gái Bắc Kít chống lại thằng bố Bắc Kít]. Những thằng đàn ông Việt Nam lâu nay xử sự như là người-khỉ: những tên già thì có quyền làm chuyện dâm ô với những phụ nữ tuổi chỉ đáng con, đáng cháu của chúng. Và điều này không gây sốc cho bất cứ ai. Chuyện thường ngày ở huyện VC là như thế. Và đàn bà không có quyền lên tiếng...
Những độc giả Việt Nam bảo thủ thường chỉ trích tôi, họ cho rằng tôi đã dành 1 chỗ rộng lớn cho sex, cũng như chuyện riêng tư, chuyện phòng the, và như thế là vô đạo đức, mất phẩm hạnh. Những lời chỉ trích như thế thoát thai từ 1 thứ tâm lý Á Châu, về sự sử dụng 1 thứ ngôn ngữ “lưỡi gỗ”, phổ biến từ lâu ở vùng đất này. Theo tôi, đây là giả đạo đức, và hèn nhát. Tôi giữ vững lập trường của mình, viết những gì, như là chúng xẩy ra.


Cùng số báo, có bài này, cũng thú: "Xâm Lăng Prague, 68"

*

Viết thêm về… ăn cướp.

Trên Blog THT có giới thiệu cuốn trên, và có lời “cảnh báo”, ai muốn trích lại những entries thì phải nói qua với “khổ chủ”. 
Cho đến nay, trang TV có mặt trên net trên 10 niên, và chưa từng được một ai trích dẫn mà hỏi xin phép “khổ chủ” cả.

Cuốn trên, Miền Nam trước 1975, Lý Quốc Sỉnh đã dịch, là, “Những cuộc phiêu lưu trên lưng ngỗng”.
Ðây là 1 cuốn mà Gấu hơi bị ấn tượng suốt 1 thời mới lớn.
Trong có mấy xen nhớ đến già. Thí dụ, cái xen Nils cố cứu con đại bàng, hay chim ưng Góc Gô [?] gì đó, bị con người săn bắt được, nhốt trong Sở Thú, cho con nít coi, hình như vậy. Và anh đại bàng, thay vì bay trên trời cao, vượt đỉnh trời này tới đỉnh trời khác, khi bị nhốt, cũng vẫn bay, nhưng ở trong những giấc đại mộng, và khi Nils cố cắt lưới, cho anh đại bàng ra được bên ngoài với tự do, thì anh thoạt đầu lắc đầu... Anh Góc Gô đó, là Gấu, cho đến khi ra được hải ngoại.
Xen thứ nhì là Nils lạc vào 1 thành phố ở dưới biển, đi lang thang shopping, và khi thấy 1 món đồ kỷ niệm đẹp quá, tính mua, thì gần như tất cả cư dân của nó mở mắt lớn ra nhìn, nhưng sau cùng Nils lắc đầu, vì quên bóp ở nhà!
Hoá ra đây là 1 thành phố bị Chúa nguyền, vì tha hoá, và chỉ 1 khi có 1 người nào bỏ tiền ra mua, chỉ 1 món đồ, do cư dân của nó lao động làm ra, thì lời nguyền của Chúa mới được gỡ bỏ.

Cả hai xen trên, theo Gấu, đều như nhắm vào cái xứ Bắc Kít, và những con người của nó, không phải đám thứ dân, hay những kẻ nghèo khổ mà là tầng lớp tinh anh, gần như ai cũng có tí mùi chiến lợi phẩm....

Ðể bóp ở nhà mà bắt người khác phải xin phép!

30.4.2010

Si tu lis les premières pages du Manifeste communiste, c'est le plus fameux éloge du capitalisme qu'on ait jamais vu.
Nếu bạn đọc những trang đầu tiên của Tuyên ngôn CS, thì đó là những trang vinh danh hiển hách nhất chủ nghĩa tư bản mà người ta đã từng đọc.
Hannah Arendt

Cái cú 30 Tháng Tư 1975, ngay VC thổi nào là những đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử…. gì gì đi nữa, cũng chưa xứng với nó!
Dân Mít, Bắc Kít, đúng hơn, được ông Trời cho phép có mặt ở trên cõi đời này, là để có giấc mơ này, và làm sao thực hiện nó.
Chỉ đến khi thực hiện được nó, thì mới hỡi ơi, vì đúng lúc đó, mất nó!

“Nó” liên quan đến cái cực tốt, và cái cực xấu của cái gọi là Bắc Kít.
Cái cực tốt của Bắc Kít tạo ra hình ảnh Thiên Sứ của Sến Cô Nương. Nhờ nó có giống dân Bắc Kít, ở kế ngay tên Đại Hán[g] Gian Ác mà vẫn trường tồn!
Cái cực xấu, là Cái Ác Bắc Kít, tạo ra Lò Cải Tạo!
Tạo ra…  Anus Mundi, mang cái thúi Bắc Kít đi reo rắc cùng khắp thế giới, biến cả thế giới thành bãi đánh hàng, khiến cả thế giới khiếp sợ gọi là họa Hoàng Quỉ.
Và sau cùng hủy diệt giống Mít!

Giống dân nào, được nhân loại nằm mơ, sáng ngủ dậy, biến thành nó: Bắc Kít.
Giống dân nào, ngủ dậy thấy mình biến thành bọ: Bắc Kít!

Biến cả thế giới thành bãi đánh hàng; “bầy chim bỏ xứ” đếch ai chứa, Mẽo chứa, đến lúc VC giơ bịch tiền đô ra nhử là bỏ về, không 1 tiếng cám ơn; mở blog thì dùng server chùa, ngay đến cái Nobel thì cũng được mũi lõ nuôi nấng dậy dỗ mà có được, vậy mà phải xin phép khổ chủ đấy nhé!
Coi blog của tụi mũi lõ, có thằng nào khốn nạn như thế không? Chúng chỉ yêu cầu, nếu lấy, thì nhớ ghi nguồn.
Tờ NYRB, trước, cho đọc hết tờ báo giấy, sau bị giới báo giấy cằn nhằn, mới thôi.
Chúng muốn nói, thằng nào có tiền, mua, OK, thằng nào muốn đọc free, tha hồ.
 

Cái cuộc chiến vừa qua, ngay đám Bắc Kít, thì cũng chưa có một tên nào nhìn ra cái đẹp thần sầu của nó. Cái đẹp thần sầu này là kết tinh của tất cả những gì làm nên con người Mít, và khiến cho giống dân này còn trường tồn cho đến ngày này, trong khi nhiều giống dân bảnh hơn nó, tạo ra những nền văn minh hiển hách hơn nhiều so với cái thứ văn minh sông Hồng, đỉnh cao của nó là cái Nobel Toán, vậy mà cũng chìm vào quên lãng.
Chính cái làm cho nó không bị tiêu diệt, đến đúng ngày 30 Tháng Tư, trở thành cái tiêu diệt nó, hai mặt của một đồng tiền, là vậy.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.
Gấu cũng có thể nói như thế [Bảnh thật!]: Tớ mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải chúng!

Gấu đọc ba cái “nhìn lại cuộc chiến” của chúng là thấy tởm, là vậy!

*

"HE GRABBED THE BOY AND TOSSED HIM ... INTO THE AIR."

THE WONDERFUL ADVENTURES OF NILS

… there was a city on this shore, called Vineta. It was so rich and so fortunate, that no city has ever been more glorious; but its inhabitants, unluckily, gave themselves up to arrogance and love of display. As a punishment, says Bataki, the city of Vineta was overtaken by a flood, and sank into the sea. But these inhabitants cannot die, nor is their city destroyed. And one night in every hundred years, it rises in all its splendour up from the sea, and remains on the surface just one hour."
"Yes, it must be so," said Thumbietot, "for this I have seen."
"But when the hour is up, it sinks again into the sea, if, during that time, no merchant in Vineta has sold anything to a single living creature. If you, Thumbietot, had only had ever so tiny a coin to pay the merchants, Vineta might have remained up here on the shore; and its people could have lived and died like other human beings."
"Herr Ermenrich," said the boy, "now I understand why you came and fetched me in the middle of the night. It was because you believed that I should be able to save the old city. I am so sorry it didn't turn out as you wished, Herr Ermenrich."
He covered his face with his hands and wept. It wasn't easy to say which one looked the more disconsolate – the boy, or Herr Ermenrich.

Source

GCC lướt internet, mò ra cái xen nói trên. Hoá ra là anh cu Nils có “mission” cứu thành phố Hà Lội, bị Chúa nguyền phải sa xuống “đáy địa ngục” [chữ này của Tạ Tỵ], nhưng "vấp ngã" [chữ này của cớm & biên khảo gia & nhà thơ], chán thế!
Oe, lần đi Stockholm lãnh Nobel, cứ nghĩ mình đang ở trên lưng một chú ngỗng, như Nils.
Người được trao cho sứ mạng, cứu, không chỉ 1 thành phố Hà Lội, hay Xề Gòn, mà cả 1 dân tộc, đất nước Mít, là ông có cái "bỉu bói" Nobel.
Chỉ ông ta, "đỉnh của đỉnh" của văn minh Sông Hồng, mới làm được điều này.
Nhưng không hiểu sao, Bắc Bộ Phủ biết được, ra đòn trước, bằng cách lấy cái nhà ra nhử, thế là ô hô ai tai.
Trả lời Minh Tran Huy, DTH cho biết, bà cũng được Nguyễn Văn Linh đưa cái nhà ra “dzụ”, nhưng bà lắc đầu.


 Monster manager
Quản Ðốc Quỉ 


Cuốn tiểu thuyết đầu tay chưa có của GCC


Ghi chú trong ngày

New Bond girl introduced, new Bond title revealed.

Người đẹp cho cuốn phim James Bond mới nhất, thứ 23 trong bộ, Skyfall, đã trình làng

Ngàn Lẻ Một Ðêm