*
Notes



2













*

Đọc TMT
'Chiếc cây bị bứng khỏi đất cũ, nhưng không héo úa'

Tôi là thi sĩ
Giọt Mưa Trời Khóc



Một trong những tính chất cực kỳ quí hiếm, ở thơ của Trần Mộng Tú, theo tôi, là, những dòng cực hiếm quí của bà, được che giấu thật kỹ, bởi những dòng thơ ‘đôn hậu’! (1)
Nhưng có lẽ phải dùng cái từ mà một ông chủ báo ở Cali, sử dụng: Khi thấy Gấu khen thơ TMT, ông ta bực mình:
Cái thứ thơ "luân lý giáo khoa thư" đó, mà NQT khen ư?
Ông khen thơ đó, là mất tiếng nhà đại phê bình sa đích đi!
*
Điều này, "làm thơ để giấu thơ", Gấu ngộ ra, là nhờ chính thi sĩ TMT! (2)

(1) Có lẽ phải "mô phỏng" Gide, thì chúng ta mới hiểu được vấn đề chúng ta đang bàn tới ở đây:
Cái thứ tình cảm đôn hậu chỉ làm nên một thứ văn chương thi ca tồi!
*
Quả là có cái gọi là tình cảm đôn hậu trong thơ văn TMT, nhưng phải coi đây là “thuốc ngừa” cái mầm tà ma ác quỉ của một miền đất! (3)
Đúng ý Brodsky, khi dùng thơ của Tsvetaeva, nữ sư phụ của ông, để nói về Tsvetaeva:
To your insane world,
But one reply – I refuse.

Về cái cây bị bứng, theo Gấu, trong trường hợp TMT, thì phải hiểu như vầy:
I learn love through the pain all down my body.
Nói rõ hơn, không có cái sự bứng đi không bị khô héo ở đây. Chính nỗi đau ngày nào làm cái cây không khô héo. Gặp đất tốt, nó còn tươi tốt hơn so với đất cũ, quê cũ.

(2)
"Ba mươi năm ở Mỹ làm được dăm bài thơ, viết được vài truyện ngắn. Lập gia đình vốn liếng được ba đứa con (2 trai, 1 gái: các cháu 22, 20, 19), một căn nhà để ở.... lúc nào tôi cũng nghĩ tôi là người giầu có lắm.... trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở. Thấy Trời rộng lượng với mình quá. Mấy chục năm trước Trời có lấy đi nhà cửa người thân. Bây giờ Trời lại đền bù. Còn quê hương thì lúc nào cũng thấy ở trong tim, chắc khó mà mất được..."
Cái bài thơ ở trong túi đang làm dở đó, phải đợi tới lúc dòng thơ cực kỳ hiếm quí mò tới, đánh thức nó dậy...
(3)
Cô Rơm là người Hà-nội. Theo như tôi biết, hay tưởng tượng rằng mình biết, cô có tên mộc mạc này, là do bà mẹ sinh ra cô trên một ổ rơm, khi gia đình chạy khỏi thành phố Hà-nội, những ngày đầu "Mùa Thu".
Kim Dung cho rằng thiên nhiên khi "bịa đặt" ra một tai ương, thường cũng bịa đặt ra một phương thuốc chữa trị nó, quanh quẩn đâu gần bên thảm họa. Ông kể về một thứ cỏ chỉ có ở một địa phương lạnh khủng khiếp, và người dân nghèo đã dùng làm giầy dép. Những người dân quê miền Bắc chắc không thể quên những ngày đông khắc nghiệt, và để chống lại nó, có ổ rơm. Tôi nghĩ Trần Mộng Tú tin rằng "rơm" là phương thuốc hữu hiệu, không chỉ để chống lại cái lạnh của thiên nhiên, mà còn của con người.
Ít nhất, chúng ta biết được một điều: tác giả đã mang nó tới miền Nam, rồi ra hải ngoại, tạo thành thứ tiếng nói hiền hậu chuyên chở những câu chuyện thần tiên.

"Sức khỏe" ngôn ngữ đó - thật thiết yếu, cho một xã hội đang còn sống. Văn chương là nơi ngôn ngữ luôn bị thách đố, và cần được gìn giữ nhất. The health of language is essential to the preservation of a living society. It is in literature that language is most truly challenged and guarded. G. Steiner, Chủ nghĩa Mác và Phê bình văn học - phải chăng được Cô Rơm gìn giữ, giùm cho tất cả chúng ta?
Thư bạn
*
-ÐQAThái: Tôi không nhớ có một người nào đó đã nói rằng, chất liệu làm cho một văn nghệ sĩ có được tác phẩm lớn là nỗi khổ đau, hay nói một cách khác, tố chất của người nghệ sĩ là họ phản ảnh nỗi khổ đau của con người. Nếu mà sống trong một hoàn cảnh bình an quá, hạnh phúc quá thì liệu một tác phẩm có đủ sâu sắc để trở thành một tác phẩm lớn không?
-Nhà văn Phạm Xuân Ðài: Cái đó tôi thấy cũng có lý. Phải sống trong những nỗi đau khổ thật lớn thì mới có tác phẩm lớn. Nhưng mà đó là những trường hợp tác phẩm thật lớn kia, còn như là Trần Mộng Tú chẳng hạn thì chúng ta có một nhà thơ, nhà văn rất đáng yêu đối với cộng đồng của chúng ta và có lẽ cũng của người đọc Việt Nam nói chung trên khắp thế giới.

Cái nỗi đau lớn không có đẻ ra cái tác phẩm lớn đâu, theo Brodsky.
Ông phán:
Có một giả tưởng quái đản cho rằng có đau khổ mới có nghệ thuật lớn, Đau khổ làm cho người ta mù lòa, điếc lác, tàn hại, và thường khi, sát nhân. [It’s an abominable fallacy that suffering makes for great art. Suffering blinds, deafens, ruins, and often kills]. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách mạng. Cũng vậy, là Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ, đếch cần đến cái cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng lên đầu dân Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm [gifted].
Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử.
Joseph Brodsky: Ai điếu Nadezhda Mandelstam [1899-1980].
Cơ bản, tài năng đếch cần lịch sử. [Basically, talent doesn’t need history]. Hãy nhớ lại những tài năng tiền chiến, đếch cần tới Mùa Thu Lịch Sử sau đó. Thê thảm hơn, họ bị nó nghiền nát bấy, biến thành, hoặc đao phủ hoặc nạn nhân. Người đọc chẳng đã sửng sốt vì những cái độc cái ác đầy rẫy ở trong sổ Ghi của Trần Dần, chúng đâu làm cho tài năng của ông lớn thêm lên đâu? Một cách nào đó, phải coi hành động tiêu diệt nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như là một hành động sát nhân.
Đọc thơ
Joseph Huỳnh Văn, 1975
Akhmatova, 1917

*
Cái “mỹ tưởng”, “làm thơ để giấu thơ,” làm nhớ đến Xuân Diệu!
 Trong "Chân Dung và Đối Thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu.
*
"Còn nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:
- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!
Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:
- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.
- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? Còn phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ. Còn bây giờ có cái gì, cứ phải quăng ra đã. Nhà đang cháy thì cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp gì thì cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...). Nhà cậu đang cháy, mà cậu còn ngồi nhặt nhạnh của nả hả?
Tôi im tịt chẳng nói được gì. Đầu óc dường như mụ lị. Đúng thật. Sao mình lại ngu thế nhỉ. Ai lại chọn lọc của cải khi mà nhà đang cháy. Mãi đến lúc thoát ra khỏi cái mê cung của Xuân Diệu rồi, đạp xe đi một quãng xa rồi, tôi mới sực tỉnh, mới nhận ra một điều quá ư là đơn giản: in thơ tập, và cháy nhà là hai việc rất khác nhau."

Như trên đã nói, văn chương bắt đầu bằng những từ: "là" (Em là gió, là mây...), "hình như" (là tình yêu), "như" ("sáng nay Nga như một con mèo ngái ngủ...", "buổi sáng sớm tinh sương như một vết thương mới lên da non"...). Tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, thậm xưng, cường điệu....) đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Chúng ta tự hỏi: tại sao Xuân Diệu lại so sánh chuyện cháy nhà với chuyện làm thơ? Và cảm giác "mụ lị" của Trần Đăng Khoa, và thái độ "phản tỉnh" (tự kiểm thảo?) sau đó, có thể hiểu như thế nào?

Liệu có thể có một nối kết giữa con sói ở góc rừng, nỗi sợ của cậu bé, chuyện cháy nhà (chiến tranh, B.52, chủ nghĩa toàn trị sẽ phần thư tất cả, chỉ để lại những câu vè...), nỗi sợ của Xuân Diệu, con sói giả tưởng của ông...
Cả hai nhà thơ, Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa đều nhận ra một sự thực: có những câu thơ của Xuân Diệu đã vươn tới cõi thơ Đường, đã trở thành tự nhiên như cây cối, như sỏi đá, người đọc mê luôn, và chẳng cần biết tác giả là ai. Nhưng để cho những câu thơ tồn tại, phải quăng vào đó, một mớ váy đụp... Như một nhà thơ, Xuân Diệu biết rõ, thời gian qua đi, chủ nghĩa toàn trị sẽ qua đi, sẽ bị huỷ diệt, tới lúc đó, nàng công chúa sau giấc ngủ dài, rũ khỏi lớp váy đụp, vươn vai tỉnh dậy...

Là thi sĩ, làm sao ông không biết bài ca dao vịnh Phượng Hoàng:
Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ mưa thuận gió hòa,
Rũ lông, rũ cánh, lại ra phượng hoàng.
(Tôi viết lại theo trí nhớ).

Chen Yun (Trần Vân), kinh tế gia, thuộc đảng bộ Bắc Kinh, trước khi mất vào tháng Tư, 1995, đã so sánh chính sách kinh tế Thị Trường Mới (New Market economy) của Trung Quốc như một con chim tư bản lớn lên ở bên trong cái chuồng xã hội chủ nghĩa (a capitalist bird growing up inside a socialist cage). Liệu đã tới lúc con phượng hoàng thơ vỗ cánh thoát ra khỏi cái chuồng giam giữ nó?
Đọc Chân Dung & Đối Thoại

Chính những câu thơ ‘đôn hậu’ giấu những câu thơ thần, ở bên dưới cái đạo đức “luân lý giáo khoa thư” là sức khoẻ của ngôn ngữ.

Mắt xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người, nhưng văn cũng để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn Tuân, là để giấu con người thực của ông. Người đọc sướng điên lên, vỗ đùi bành bạch, vì nét tài hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt mắt xanh của ông, phải là độc giả của những câu văn nhẹ khôn kham: "cứ đến ngồi đây là mình lại nhớ đến nó. Không hiểu sao."
Một chuyến đi

PXD:
Cái đó tôi thấy cũng có lý. Phải sống trong những nỗi đau khổ thật lớn thì mới có tác phẩm lớn. Nhưng mà đó là những trường hợp tác phẩm thật lớn kia, còn như là Trần Mộng Tú chẳng hạn thì chúng ta có một nhà thơ, nhà văn rất đáng yêu đối với cộng đồng của chúng ta và có lẽ cũng của người đọc Việt Nam nói chung trên khắp thế giới.

Gấu sợ rằng, chính “nhà thơ, nhà văn rất đáng yêu đối với cộng đồng của chúng ta và có lẽ cũng của người đọc Việt Nam nói chung trên khắp thế giới” là...  mặt ngoài, để che giấu “nhà thơ mắt xanh”, với những câu thơ thần, chỉ thi sĩ thứ thật, thứ xịn mới làm được, đúng thứ “thơ để trao cho thi sĩ” mà Borges đã từng nói tới.

Hay, như Graham Greene, khi phải nhận xét về cuốn The Heart of the Matter của ông:
“Thành công. Một thành công theo một cái nghĩa dung tục lớn lao của từ này”!
[‘a success in the great vulgar sense of that term’]

Đọc TMT
'Chiếc cây bị bứng khỏi đất cũ, nhưng không héo úa'

Tôi là thi sĩ
Giọt Mưa Trời Khóc
borges

Tôi không muốn làm nhà thơ. Mà chỉ muốn làm một anh văn nghệ làng nhàng. Một thằng nói, chứ không hát.
Xin lỗi vì đã trần tình như vậy, nhưng là một Tư Mã Giang Châu đã quá hân hạnh ở trên cõi đời này rồi.
R.L. Stevenson
*
Là một nhà thơ chứ, lẽ dĩ nhiên!
Một nhà thơ vụng về, nhưng một nhà thơ.
[Borges trả lời phỏng vấn]

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 
PHỐ CŨ DƯƠNG CẦM THU

Lá vàng rơi thương tưởng Dương Cầm Thu
Phố ươm nắng vàng câm. Âm biếc nắng
Bờ bến gọi. Thức tròn mùa xa vắng
Em đi đâu?! Dương cầm réo sông xa

Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
 Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Dương Cầm Thu tóc xõa Dương Cầm Nâu
Phố khuya hát ngàn sông. Rêu nhớm rễ
Âm níu Nhạc. Ngàn sông bay nắng xế
Để ngàn khuya tan theo Dương Cầm Thu

Muốt tay em mềm hết dấu sương mù
Phố điêu khắc. Dương Cầm Thu chín đỏ
Lá say hết âm vang chìm đáy mộ
Nắng vàng câm. Âm biếc nắng nhớ nhau

Nắng vàng câm. Vang bóng đến ngàn sau
Phố ngực nõn dậy thì trăng ướt mượt
Phím chất ngất. Dương Cầm Thu hẹn ước
Trăng gọi nước xuôi ngàn. Đàn vang bước em đi…
 8/2005

Quả là một khúc thần sầu. Chất viril [chất đực], chất eros [chất huê tình], chất sauvage [dã man, tàn bạo]... nhưng cũng thật thơ mộng:
Em đi đâu, cỏ ướt khúc tình sầu.
Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Rõ nhất, là Joseph Huỳnh Văn, rồi tới Bùi Giáng, rồi tới Thanh Tâm Tuyền [chất đàn ông, hung bạo mà cả hai đấng kia không hề có].
Có lần, Gấu thú thực, chưa tìm ra chìa khoá vô cõi thơ NLV. Có NTN, lần anh viếng thăm Mẽo, và nhà thơ này gật gù, đúng, mỗi cõi thơ là mỗi chìa khoá. Thơ của tôi, chìa khoá nằm ở mãi cõi Thơ Đường.
Nói chung, thơ của mấy ông này, chìa khóa thì đều nằm trong Cõi Điên cả.
Trừ Joseph HV, cõi thơ Ky Tô, giống của Brodsky.
Trừ TTT, cõi thơ trí tuệ, gần cõi thơ Milosz, nhưng lại thiếu cõi quê của Milosz.
Cõi quê như chính ông tâng bốc:
It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.
Với TTT, thì đây là Đất Bắc mà ông đã từ bỏ, và khi trở về, thì như một tên tù:

Chiều cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78
(Thơ ở đâu xa)

Note: Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Chúng ta phải hiểu câu này, trong cái dòng của câu của Dos, như bài điểm cuốn Dead Souls, dưới đây:
Chúng ta đều chui ra từ Chiếc Áo Khoác của Gogol:
The famous remark often attributed to Dostoevsky that "We all emerged from Gogol's overcoat" (a reference to Gogol's story of 1842) remains more accurate.

Thơ  NLV quả là đã chui ra từ cái áo khoác, là cõi thơ Miền Nam, tụ vào mấy đấng Joseph Huỳnh Văn, Bùi Giáng, và TTT.
Tại sao trong cõi thơ đó, không có, thí dụ TTY?
Thơ TTY, là dòng thơ cảm khái, có từ ngàn đời, và đời nào cũng có. Nhà thơ giáo chủ Tân Hình Thức gọi, đây là thơ biên tái, biên đình.
*
Nhà thơ Milosz viết, trong bài viết ‘Về Brodsky’ trong “Bắt đầu nơi tôi là”:
Điều sâu thẳm nhất mà ông ta [Brodsky] nói về Akhamatova, và có lẽ đây là những từ sâu thẳm nhất, chưa từng được nói ra, về cái gọi là tiến trình tạo nói chung, là, rõ ràng là bà quá đau khổ khi viết Kinh Cầu. Nỗi đau con bị tù của bà là thực, nhưng khi viết về nó, bà cảm thấy như giả đò, giả vờ, gượng gạo, [falsehood], chính là do bà phải vận nỗi đau của mình thành vần thành điệu [she had to shape her emotions into forms]. Và chính cái gọi là “form”, sử dụng tình cảm đau thương cho mục đích của riêng nó, làm tê liệt nó, như nó vẫn là như vậy.

Tôi nghĩ Trần Mộng Tú thoạt tiên là người của Thơ... không, không phải là của thơ, mà bản chất Tú chính là Thơ, rồi từ đó tất cả các thuộc tính khác của đời Tú như văn chương, tính tình, rồi đến vai trò người tình, người vợ, người mẹ v.v... đều do từ cái Nguồn Thơ ấy phân phối ra. Ít có một con người nào nhất quán như Tú. Nhìn từ góc cạnh nào cũng nhận ra cái bản chất chung thì rất đôn hậu nhưng lại mới lạ nhạy bén trong sáng tạo, giản dị trong đời thường nhưng phức tạp trong văn chương, tình cảm... Nhưng dù có mới lạ, nhạy bén, phức tạp bao nhiêu cũng không rời xa nét đằm thắm của sự đôn hậu.
Phạm Xuân Đài
Văn chương của Trần Mộng Tú phản ánh thật sáng và rõ một tâm hồn rất nhậy cảm trước những nét đẹp đẽ, tha thiết cũng như xót xa, đau khổ của cuộc sống. Đặc biệt là khi những nét đời ấy được đặt trong khung cảnh của Việt Nam, trong mắt nhìn và trong tấm lòng sóng sánh đầy những thiết tha và nhân ái của người nhìn ngắm chúng. Có sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.
Bùi Vĩnh Phúc
*
Có một khoảng cách rất lớn giữa những nhận xét trên, với một hai câu thơ “xuất thần” của TMT. Nhận xét của PXĐ như đã manh nha 'một cái gì đó', khi viết:
Nhìn từ góc cạnh nào cũng nhận ra cái bản chất chung thì rất đôn hậu nhưng lại mới lạ nhạy bén trong sáng tạo, giản dị trong đời thường nhưng phức tạp trong văn chương, tình cảm..
Nhưng chính TMT nhận rất rõ về mình, khi viết:
"… trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở."

Như thế, tất cả đều chỉ là những bài thơ làm dở, rồi, bất thình lình, thơ bật ra.
*

Gấu bỗng nghĩ đến anh chàng điệp viên James Bond, trong cuốn Tiểu Sử Không Được Phép.
"James Bond: The Unauthorized Biography of 007" by John Pearson.

Bond, chỉ đến "sát na" chót, ở "biên giới của tử sinh", thì mới tìm ra cho mình một đường sống.
*
Có lẽ, sáng tạo nào cũng phải được hiểu như vậy.
Và đều nguy hiểm chết người như vậy !

Nếu đằm thắm, đôn hậu, mà thôi, thì giỏi lắm, cũng chỉ đạt tới "những tình cảm tốt đẹp", và nếu như thế, chúng ta có, câu của Gide, khi đi Liên Xô tham quan trở về:
Tất cả những tình cảm tốt đẹp chỉ đẻ ra một thứ văn chương tồi. Văn chương xã hội chủ nghĩa, viết dưới ánh sáng của Đảng.
*
Cuốn James Bond, Tiểu sử không được phép  Gấu đọc những ngày ở trại tị nạn Thái Lan, khi đã đậu thanh lọc, và chờ gặp phái đoàn, để xin đi tái định cư, và là một trong những cuốn sách đầu tiên làm quen lại với tiếng Anh.
Một trong những xen mà Gấu còn nhớ mãi, xẩy ra khi Cách Mạng Hung bùng nổ, Bond được phái tới Budapest để cứu một nữ điệp viên Anh bị kẹt.
Đến, bị bắt tại trận, ngay khi gặp cô bạn, vì người yêu của cô này là điểm chỉ viên nằm vùng của KGB, và chuyến đi của Bond là chỉ để lọt vô bẫy của họ.
Vào những giờ phút thành phố lọt vào tay cách mạng, đám điệp viên Nga Xô phải rút đi, họ nhốt Bond và cô bạn vô một chuồng..  gấu, trong sở thú Budapest.
Mấy con thú cũng đang phát cuồng, cứ thế tiến đến phía hai người. Và Bond tìm ra cơ may sống sót, đúng vào lúc đó, khi anh chợt nhớ ra là loài gấu, cũng như loài khỉ, có thói quen bắt chước con người. Thế là chàng lùi dần tới chấn song chuồng giam, làm bộ kéo kéo giật giật mấy thanh sắt, như muốn làm chúng doãng ra, để lọt người qua.
Mấy con gấu bắt chước, và, lao ra khỏi chuồng, Bond dắt tay cô bạn gái chuồn theo.

Gấu đã kể chuyện trên một lần, nay kể lại, để tưởng niệm Cách Mạng Hung, những ngày này cách đây 50 năm.

Và để vinh danh một giọt mưa.


Có sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.

Đây là thứ văn không thể quên thời đi học và những bài luận mẫu, văn chương huề vốn, ba phải, "vãi linh hồn".
Chính cái tính chất vãi linh hồn này dễ làm cho người viết tưởng mình là thi sĩ !
Không phải Gấu, mà là Kundera đã chỉ ra, và mượn cây gậy của Kafka để mà phạng.
Con tim khô héo luôn ngụy trang bằng thứ văn phong ướt đẫm tình cảm.
[Sécheresse du coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments].
Di chúc Kafka


Sự lầm lẫn - tưởng mình là thi sĩ, với những dòng văn đầy nước mắt nước mũi, như trên, theo Gấu, khá nhiều nhà văn nhà quê của chúng ta mắc phải, nào là thì thầm với thơ, nào là ra biển gọi thầm [la lớn còn chẳng ăn ai, ở giữa biển cả, nữa là thầm với thì] - là do không phân biệt được, thế nào là trữ tình, lyrique, thế nào là thơ ca, poétique.
Mỗi khi hơi bị bé cái lầm, cứ tưởng mình là thi sĩ, hãy nhớ câu này của Borges: Thơ là để trao cho thi sĩ.
Hay câu này, của Rilke, [theo Coetzee]:
Rilke chiến đấu cả đời để là một nhà thơ - không phải nhà thơ thuần túy, nhưng thuần túy nhà thơ [not a pure poet, but purely a poet], bởi vì ông cảm thấy.... thơ chỉ có thể viết bởi một người nào đã là nhà thơ [because he felt... that poetry could only be written by someone who was already a poet].
Nguồn
*
Một trong những tác giả tôi đọc sớm sủa nhất, và viết về người đó đầu tiên, khi mới ra hải ngoại, là TMT. Sự say mê tiếng Việt của bà làm tôi sững sờ, khi đó, và viết ra điều này, trên tờ Văn Học của NMG, người tình của bà là tiếng Việt.
Mãi sau này, nhìn lại, tôi mới hiểu điều tôi nói đó, là từ một câu khác, đã đọc từ lâu, và ăn sâu vào tiềm thức.
Câu đó như vầy:
Nhà văn lớn là người kết hôn với đất nước của họ.
Và câu này, cũng đã được tôi sử dụng, khi đọc Nhất Linh. Mối tình lớn của Nhất Linh với Miền Bắc, bật ra, khi ông, trong nhân vật thế thân của mình, là Dũng, buổi trưa hè "ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung" đó, đó, vô tình nhìn thấy cái áo cánh trắng bên vườn hàng xóm, tự hỏi, của ai đấy nhỉ, và chợt nhớ ra là nghỉ hè, và Loan đi học ở tỉnh trở về nhà.
Nhưng với TMT, còn hơn thế nữa. Bà chỉ có thể kết hôn với ngôn ngữ, bởi vì quê hương của bà không còn.
Đây cũng là điều Brodsky nói ra, khi được hỏi, và ông trả lời, tôi hết còn tin vào cái xứ sở đó.
Nhưng, khác Brodsky, những người như TMT, họ chứng kiến cái giây phút hấp hối của xứ sở, khi ngoái nhìn lại, những ngày 30 Tháng Tư 1975. Kinh nghiệm này, Kundera cũng đã từng sống vào năm 1968, khi Liên Xô xâm lăng xứ sở của ông, và ông bảo, nó đau như là một trận cháy nhà. [Trong Le Rideau, Bức Màn]