Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 




*

*

Hang Dong Son


Thơ Mỗi Ngày

Sao không hát cho những bà mẹ già?

Câu chuyện Chế Linh dường như còn ẩn chứa những vấn đề “ khó nói” trên văn bản. Khó nói đến nỗi văn bản chính thức của Sở văn hóa – thông tin Thành phố chỉ ghi: “Chưa phù hợp với điều kiện của thành phố”.

Đỗ Thi Sĩ 

Đúng như thế!
Chưa phù hợp. Chẳng bao giờ phù hợp.

V/v anh ca sĩ Lính Chê này, chết là chết ở cái băng rôn, 30 năm tái ngộ.
Nó làm dân Mít nhớ liền tới cái cú 30 năm mới có ngày hôm nay, vui sao nước mắt lại trào.
Hà Nội cho phép thì được, vì dù sao mày cũng 1 thứ hàng thần ngơ ngáo, [giống như NMG ra trình diện Hà Nội với cuốn tiểu thuyết, và được Hà Nội gật đầu, không bỏ một chữ, hà hà!] từ Mẽo về, quỳ trước chúng ông, thì chúng ông cũng tha cho mày, sau khi mày chi đủ, thì cho mày hát.

Nhưng Sài Gòn, No!

Cho nó tái ngộ, thì đúng là nhổ nước miếng, hoặc nói như DTH, ị vào cái ngày 30 Tháng Tư ư?
Có thể anh Lính Chê này ngửi ra vấn đề nên mới té xuống mà bò vô nhà thương!
GCC về, là cũng phải đi theo cái kiểu của anh. Ghé Hà Nội trước, rồi mới dám ghé Sài Gòn.
Mong chóng hồi phục, rồi về lại Mẽo. Mục đích chuyến đi là coi như đạt được rồi.
Take Care. NQT



*

IN THE ENCYCLOPEDIAS,

NO ROOM FOR OSIP MANDELSTAM

 

In the encyclopedias once again no room for
Osip Mandelstam again he is
homeless still it's so difficult to find a flat
How to register in Moscow it's nearly impossible
The Caucasus still calls him Asia's lowland forest
 roars these days haven't arrived yet
Someone else picks up pebbles on the Black Sea beaches
This shifting investigation goes on though the uniform
is of a new cut and its wooden-headed tailor
almost fell over bowing
You close a book it sounds like a gunshot
White dust from the paper tickles your nose a Latin
evening is here it snows nobody will come tonight
it's bedtime but if he knocks at your thin door
let him in

Adam Zagajewski

Trong Bách Khoa Từ Ðiển, đếch có Osip Mandelstam

Trong những cuốn bách khoa toàn thư lại không có chỗ cho Osip Mandelstam
Chàng vưỡn không nhà, thật khó mà kiếm được 1 căn phòng ở Moscow
Làm sao mà đăng ký, chuyện khó bằng trời
Dân Caucasus vẫn gọi ông là vùng rừng thấp Á Châu
Gầm rống những ngày này chưa tới
Một người nào khác nhặt những viên sỏi ở bờ biển Hắc Hải
Cuộc điều tra dâu bể vẫn tiếp tục
mặc dù bộ đồng phục thì mới tinh,
và viên thợ may đầu giống như khúc gỗ, cúi đầu, tí nữa thì té.
Bạn đóng cuốn sách lại
Và cú đóng của bạn chẳng khác gì một tiếng súng.
Bụi trắng từ trong cuốn sách bay ra và làm buồn buồn hai lỗ mũi của bạn
Một buổi chiều Latinh thì ở đây,
Trời đổ tuyết
Tối nay chẳng ai tới
Tới giờ lên giường rồi
Nhưng nếu ông ta gõ cánh cửa mỏng dính của bạn
Hãy cho ông ta vô


*

Phương Xa

Nhổ neo rồi, thuyền ơi xin mặc sóng
Xô về Đông hay giạt tới phương Đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi

Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh

Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đời người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền xin ghé bên hoang sơ

Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt
Treo buồm cao cùng cao tiếng hò khoan
Gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan

Vũ Hoàng Chương: Thơ Say

Trang Thơ VHC

*

Note: Bài này mà đi với bài thơ Thuyền Viễn Xứ của 1 em Bắc Kít di cư bán vải Chợ Bến Thành thì đúng là Ðỉnh Cao Tuyệt Hảo! 

Sóng Ðà Giang thuyền qua xứ Người,

Chiều nay gửi tới Quê Xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa

Trời cao chìm rơi xuống Ðời
Biết là bao sầu trên xứ Người…. 

Quê Bắc của GCC đấy!


POETRY READING

To be a boxer, or not to be there
at all. O Muse, where are our teeming crowds?
Twelve people in the room, eight seats to spare-
it's time to start this cultural affair.
Half came inside because it started raining,
the rest are relatives. O Muse.

The women here would love to rant and rave,
but that's for boxing. Here they must behave.
Dante's Inferno is ringside nowadays.
Likewise his Paradise. O Muse.

Oh, not to be a boxer but a poet,
one sentenced to hard shelleying for life,
for lack of muscles forced to show the world
the sonnet that may make the high-school reading lists
with luck. O Muse,
O bobtailed angel, Pegasus. 

In the first row, a sweet old man's soft snore:
he dreams his wife's alive again. What's more,
she's making him that tart she used to bake.
Aflame, but carefully-don't burn his cake! -
we start to read. O Muse.

Wistawa Szymborska

Ðọc Thơ

Là võ sĩ quyền Anh
Hay đếch thèm có mặt đó
Ôi Nàng Thơ, đám đông chật như nêm,
thính giả mê thơ của chúng ta đâu rồi?
Mười hai mống trong phòng chia nhau tám chỗ ngồi
Ðã đến giờ khởi sự cái áp phe văn hoá này rồi đấy.
Một nửa chui vô phòng, vì trời bắt đầu mưa
Còn thì là bà con. Ôi Nàng Thơ ơi.

Mấy mụ đàn bà ưa huyênh hoang, bốc phét
Nhưng đó là ở chỗ đấu quyền Anh.
Ở đây, họ phải bịt cái miệng lại.
Ðịa ngục Dante, đấu trường bây giờ
Thì cũng “cẩm” Thiên Ðàng của ông. Ôi Nàng Thơ.

Ôi, không phải võ sĩ, mà là thi sĩ
Kẻ bị kết án suốt đời phải “hard shelleying”
[GCC thua, không biết nghĩa là gì!]
Vì thiếu cơ bắp để trình ra cho thế giới
Bản sonnet có thể lọt vô danh sách dành cho học sinh trung học
Nếu may mắn lọt vô. Ôi Nàng Thơ,
Ôi thiên thần cụt đuôi, Pegasus. 

Ở hàng đầu, một ông già dễ thương nhẹ nhàng ngáy đều đều
Ông đang mơ bà vợ của mình sống lại.
Và hơn thế nữa
Bả sống lại và đang ở trong bếp, lui cui nướng bánh
Ðúng thứ bánh bông lan mà ông già thích ăn
Lửa bếp cháy hừng hực, ôi, coi chừng,
đừng làm cháy bánh bông lan của ta!
Chúng ta khởi sự đọc thơ. Ôi nàng thơ.

 

RAINBOW

I returned to Long Street with its dark
halo of ancient grime-and to Karmelicka Street,
where drunks with blue faces await
the world's end in delirium tremens
like the anchorites of Antioch, and where
electric trams tremble from excess time,
to my youth, which didn't want
to wait and passed on, perished from long
fasting and strict vigils, I returned to
black side streets and used bookshops,
to conspiracies concealing
affection and treachery, to laziness,
to books, to boredom, to oblivion, to tea,
to death, which took so many
and gave no one back,
to Kazimierz, vacant district,
empty even of lamentation,
to a city of rain, rats, and garbage,
to childhood, which evaporated
like a puddle gleaming with a rainbow of gasoline,
to the university, still trying clumsily
to seduce yet another naive generation,
to a city now selling
even its own walls, since it sold
its fidelity and honor long ago, to a city
I love mistrustfully and can offer nothing
except what I've forgotten and remember
except a poem, except life.

Adam Zagajewski

Cầu vồng

Tôi trở về Con Phố Dài,
Với cái quầng tối của lớp bụi đất lưu cữu của nó –
Với con phố Karmelicka, nơi bợm nhậu với những bộ mặt xanh lè
Ðợi ngày tận thế trong cơn vã rượu, như những ẩn sĩ Antioch,
Nơi những chiếc tàu điện run rẩy vì tàn tạ, quá đát.
Với tuổi trẻ của tôi, không chịu đợi, cứ thế dài ngoẵng ra,
Rồi chết đi trong trác táng, thức khuya, thiếu ngủ,
Tôi trở về với những con phố sau tối đen, và những tiệm sách cũ,
Với những âm mưu che giấu tình cảm và bội bạc,
Với sự lười biếng,
Với những cuốn sách, sự buồn phiền, lãng quên, trà, chết,
Chúng lấy thật nhiều và chẳng trả lại ai,
Với Kazimierz, quận lỵ trống trơn,
Trống trơn luôn cả lời than van nức nở
Với thành phố của mưa, chuột, và rác rến
Với tuổi thơ, bốc hơi như vũng nước
Lóng lánh chiếc cầu vồng dầu gasoline
Với đại học, vẫn cố gắng 1 cách vụng về dụ khị một thế hệ khác
Với thành phố bây giờ bán luôn cả những bức tường,
Kể từ khi nó bán sự trung thực, danh dự của nó từ thuở nào rồi,
Với thành phố mà tôi yêu một cách hồ nghi
Và chẳng có gì để mà cho nó, ngoại trừ điều tôi đã quên,
Và nhớ,
Ngoại trừ một bài thơ, ngoại trừ một cuộc đời.


Sebald

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”
W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim.

 even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải
lũ Bắc Kít?


Thơ JHV

Người ghi chú cô đơn: The Solitary Notetaker.

 *

*
Jasper Johns
Trang giấy viết này ngửi như mùi gỗ bào trong quan tài

Ui chao, đọc 1 phát, là nhớ bạn ta, tên thợ mộc Joseph Huỳnh Văn!


TTT 2011


The Gift

Trong một tiểu sử trung thực, thận trọng, quyền uy, Joseph Brodsky: Một đời văn, “Joseph Brodsky: A Literary Life” (Yale; $35; Jane Ann Miller dịch từ tiếng Nga), tác giả, Lev Loseff, bạn cũ của Brodsky đã nhấn mạnh tới cái sự bỏ học “đi hoang” của nhà thơ, với lập luận là, chính cái sự bỏ học này đã khiến nhà thơ không lâm vào tình trạng tẩu hoả nhập ma, khi bị nhồi nhét ba cái thứ, thí dụ, làm toán thì hôm nay làm thịt được mấy tên Mỹ Ngụy, làm thơ thì đường ra trận mùa này đẹp lắm, nói tóm lại, nhờ bỏ học đi làm, Brodsky đã thoát không bị tiêu ma, ruined, bởi sự “bội thực học”.
Brodsky cũng nghĩ như thế. “Sau đó, tôi lấy làm tiếc cho cái sự bỏ học sớm, nhất là khi thấy mấy đấng bạn quí leo cao trên những bậc thang xã hội, lặn sâu vào trong chính quyền,” ông viết, “Nhưng, tôi hiểu ra một điều mà họ không hiểu được. Sự thực, tôi cũng đi tới, đi lên, nhưng ngược chiều với họ, và có vẻ như, vừa đi ngược chiều, tôi vừa đi xa hơn họ”.
Cái chiều ngược này có thể gọi bằng nhiều tên: dưới hầm, chui, samizdat, hay tự do, hay Tây Phương.

Loseff mô tả lần đầu anh nghe Brodsky đọc thơ. Ðó là vào năm 1961. Trước đó ít lâu, một người nào đó đưa cho anh một xấp thơ của Brodsky, nhưng đánh máy thật khó đọc [bản thảo thơ dưới hầm, thơ chui thường được đánh máy hai ba tờ cùng 1 lượt], và Loseff không khoái những dòng thơ lộn xộn như thế. Tôi tìm cách chuồn, anh nhớ lại. Nhưng lần đó, cả đám chọn ngay căn phòng của vợ chồng ở để mà đọc thơ, thế là thua. Anh bắt dầu đọc bài ballad dài của anh, “Hills,” và Loseff sững sờ: “Tôi nhận ra chúng là những bài thơ mà tôi mơ tưởng mình sẽ viết ra được, ngay cả chưa từng bao giờ biết đến chúng…. Như thể 1 cánh cửa được mở bung ra một không gian mở rộng, một không gian chúng tôi chưa từng biết, hay nghe nói đến. Chúng tôi chẳng hề có 1 ý nghĩ, hay tư tưởng, về thơ Nga, ngôn ngữ Nga, ý thức Nga lại có thể chứa đụng những không gian như thế.”
Nhiều người cũng cảm thấy như vậy, khi đọc thơ Brodsky. Một người bạn bị KGB tóm, nhớ lại là khi bị chúng hỏi về Brodsky, đã thành khẩn cung khai, trong số tất cả những nhà thơ mà anh ta biết, thì Brosky thể nào cũng có ngày ẵm Nobel văn chương!
Ðó là 1 thời mà dân Nga đẫm mình trong hào quang ngày mai tươi sáng, chúng ta thể nào cũng xây dựng được cái nhà Nga to bằng năm bằng mười khi đánh chết cha lũ Mỹ Ngụy, hà hà, và một người nào đó phải ôm lấy tất cả những nghị lực, những hy vọng lớn lao, và một người nào đó, là… Brodsky! 

[Ui chao, lại nghĩ đến cái thời kỳ huy hoàng tương tự của cả Miền Nam ngay sau 30 Tháng Tư 1975. GCC khi đó ở trong tù VC, nghe “Con Kinh Ta Ðào” mà nước mắt dàn dụa vì hạnh phúc, “thúi” đến như thế, ”sướng” đến như thế!]

Ðiều quan trọng là thơ của Brodsky thì đương thời và địa phương [contemporary and local]. Và cũng còn quan trọng, là, như món nợ đối với chủ nghĩa hiện đại Anh - Mỹ, chúng [những bài thơ của Brodsky] nối kết một nhóm nhỏ của những nhà thơ Leningrad với thế giới lớn lao.
Nhưng trên tất cả, tối quan trọng, cực kỳ quan trọng, là, trong cái sự trung thành sáng tạo đối với truyền thống hình thức cổ xưa, lỗi thời, chúng kết nối thế hệ của ông với những nhà thơ lớn của quá khứ Nga. Nadezhda Mandelstam, bà vợ góa của thi sĩ, tuyên bố Brodsky là một Mandelstam thứ nhì.

Và rồi vào Tháng Mười 1962, Khrushchev đối đầu với Tông Tông Mẽo Kennedy về vụ hoả tiễn Nga ở Cuba, nhắm vô xứ Cờ Huê, và, đụng tên cao bồi hung hãn quá, Khrushchev ôm đầu máu bỏ chạy về Liên Xô cùng với giàn hoả tiễn, Người nhè đám nghệ sĩ quạt cho đỡ quê: Trong 1 cuộc trưng bày nghệ thuật của đám nghệ sĩ trẻ ở Moscow, Người gọi họ là lũ “pê đê”. Thời kỳ Băng Tan chấm dứt. Một năm sau, Brodsky bị bắt, bị buộc tội tên ăn bám, ăn hại xã hội, nhà nước nhân dân Nga.

*

Trong giới trí thức, sau đó, nhiều người tin rằng, do niềm tin [a point of faith], nếu không muốn nói, niềm tự hào, nhà nước Liên Xô phát giát ra thiên tài Brodsky, “sớm” hơn tất cả, khi bắt ông. Trong một bài viết về Brodsky, ký giả Mẽo của tờ The New Yorker, David Remnick [Gấu biết đến Brodsky là qua bài viết này, vừa đọc xong là đi 1 đường giới thiệu liền trên tờ Văn Học của NMG] viết, ngay cả bây giờ, một vài sử gia vẫn còn tự hỏi tại sao chính quyền Cộng-sản bắt đầu cuộc thanh trừng bằng cách bắt giữ một nhà thơ 23 tuổi chưa được nhiều người biết tới. Nhưng đó chỉ là một bí mật đối với người nào còn nghi ngờ bản năng của thú dữ khi nhận ra đâu là nguy cơ lớn lao nhất đối với chế độ. Và bắt lầm còn hơn bỏ sót.
Tuy nhiên, trong cuốn tiểu sử về bạn, Loseff đả phá mọi luận cứ như thế. Thực sự, theo anh, sự khui ra và đưa đến bắt giữ Brodsky, là từ tay trưởng khóm, hoặc trưởng phố, hay công an khu vực [the head of a community-watch group], tay này biết đến tiếng tăm của Brodsky ở trong khu vực hắn, dưới quyền uy của hắn.
Chỉ có vậy!
Chỉ là 1 tai nạn mà chính quyền Liên Xô đã tóm được 1 trong những thiên tài thi ca lớn lao nhất của đất nước Nga, của ngôn ngữ Nga!

Vụ án, ra toà của Brodsky gồm hai đợt, cách nhau vài tuần lễ, vào Tháng Hai và Tháng Ba 1964, và giữa hai lần, Brodsky nằm nhà thương tâm thần, ở đó, ông được giới y sĩ nhà nước chứng nhận, chẳng bịnh tật gì hết, dư sức ra tòa, nhận án. Vụ án là trò hề, án tòa thì đã có sẵn, trước khi có vụ án, và có cái tên là “Vụ án tên ăn hại, ăn bám Brodsky”, như cái biển gắn bên ngoài phòng luận tội.
Bên trong, tất cả đám nhà nước, ông tòa, những người đại diện nhân dân Nga, chẳng ai quan tâm, hoặc có tí hiểu biết, hay đã từng đọc thơ của ông. Brodsky khi đó chưa in thơ, và sống bằng việc dịch dọt, đám người buộc tội muốn biết, làm sao ông có tiền, và liệu ông có lợi dụng những người cộng sự của ông. Họ muốn biết dịch có phải là  1 nghề không, nếu nó đem đến tí ti, hoặc chẳng 1 tí ti tiền:

Nhân dân buộc tội số 1:
Chúng tôi đã kiểm tra, Brodsky nói, hắn ta có được 150 rúp từ 1 công việc làm, nhưng thực sự chỉ có 37 rúp.
Brodsky:
Ðó là tiền a-văng, tiền đưa trước, tiền đặt cọc [hiểu chưa thằng ngu!]

Ông khi đó chưa được 24 tuổi đầu, hà, hà!

Rein, bạn của Brodsky nhớ lại, đợt ra tòa lần thứ nhì rơi đúng vào dịp lễ Maslenitsa, hay Butter Week, lễ truyền thống đợp bánh pancake, và hậu quả là, vào đúng ngày tòa xử, Rein cùng đám bạn rủ nhau tới khách sạn làm 1 chầu, và tới 4 giờ cả bọn kéo tới tòa án. Chẳng đấng bạn nào ngửi ra cái mùi trầm trọng của sự kiện.
Nhưng Brodsky thì lại ngửi ra. Suốt thời gian của vụ án ngắn ngủi, ông tỏ ra nghiêm trọng, serious, trầm lặng, kính nể, respectful, và chắc chắn, vững như bàn thạch, về cái điều, ông được sinh ra là để “deal” với 1 trường hợp như thế:
Ông Tòa: Hãy trả lời trước Tòa, tại làm sao giữa những cái jobs, anh không làm việc mà lại dông dài sống như 1 tên ăn hại?
Brodsky: Tôi làm việc giữa những cái jobs chứ. Tôi làm cái điều mà tôi làm: Tôi làm thơ.
Anh viết “cái mà” anh gọi là thơ? Thế thì anh có làm cái gì tỏ ra có ích giữa những lần thay đổi liên tục những cái jobs của anh?
Brodsky: Tôi bắt đầu làm việc khi 15 tuổi. Cái gì thì cũng thích thú đối với tôi, nghĩa là, tôi quan tâm đến mọi cái gì. Tôi thay đổi việc làm là vì tôi biết, muốn học nhiều về cuộc đời, về mọi người.
Anh làm cái gì cho Ðất Mẹ?
Tôi làm thơ. Ðó là công việc của tôi. Tôi tin tưởng… Tôi tin rằng cái mà tôi viết thì có ích cho mọi người không chỉ bây giờ mà còn cho thế hệ tương lai.
Như vậy là theo anh, cái mà anh gọi là thơ đó thì có ích cho mọi người?
Tại làm sao mà ông gọi thơ của tôi là “cái gọi là”?
Tòa gọi như thế, vì Tòa đếch biết cái mà anh làm đó là cái chó gì!

Cái đoạn David Remnick, ký giả Mẽo của tờ Người Nữu Ước viết về Brodsky ra tòa mới thật là tuyệt vời, và nhìn ra được vai trò của ông, sinh ra là để đóng cái vai của mình, dù đếch có muốn.
Nên nhớ, Brodsky rất tởm đóng vai nhà văn, nhà thơ, tuẫn nạn, tuẫn niếc, [Đối với ông, chỉ là thi ca, không phải anh hùng ca. Remnick], nhưng nếu Ông Giời khốn kiếp bắt ta đóng, thì ta sẽ đóng, và đóng 1 cách tuyệt hảo.
Bởi thế mà bài viết của Remick mới có cái tít Ðỉnh Cao Tuyệt Hảo, Perfect Pitch, và khi được in vô sách, cuốn sách có tiểu tít là “vấn đề cái ác” của thế kỷ. Ông viết:

Có nhiều nhà thơ có tài, có thể ở vào chỗ anh ta khi đó, Efim Etkind viết. Nhưng số phận đã chọn đúng anh ta, và ngay lập tức anh hiểu trách nhiệm về địa vị của anh - không còn là một con người riêng tư, nhưng trở thành một biểu tượng, như Akhmatova đã trở thành một biểu tượng quốc gia của người thi sĩ Nga, khi bà bị số phận lọc ra giữa hàng trăm nhà thơ, năm 1946. Thật quá nặng cho Brodsky. Ông có một bộ não tệ, một trái tim tệ. Nhưng ông đã đóng vai ông tại tòa án một cách tuyệt vời.

Thế đấy. Theo nghĩa thế đấy, cái vai tuyệt vời mà Ông Giời dành cho thi sĩ mê gái HC, là, khi bị Tố Hữu bắt viết tự kiểm, thì bèn phán, ông đếch viết, được không.
Của ông Nobel Toán, là cầm cái bửu bối dí vào Lăng Bác, hô, biến!

Cái gì gì, "Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư", Cao Bá Quát phán, là cũng theo nghĩa đó: Trời sinh ra hào kiệt không phải để thối nát ra, như ông HC, như ông NBC.

Trời sinh ra GCC là để mê…  BHD, nhưng khi rảnh rang thì lèm bèm về Cái Ác Bắc Kít!
Việc nào ra việc đó!
Hà, hà!


Kỷ niệm 100 năm sinh của Milosz

FRUIT

 For Czeslaw Milosz

How unattainable life is, it only reveals
its features in memory,
in nonexistence. How unattainable
afternoons, ripe, tumultuous, leaves
bursting with sap; swollen fruit, the rustling
silks of women who pass on the other
side of the street, and the shouts of boys
leaving school. Unattainable. The simplest
apple inscrutable, round.
The crowns of trees shake in warm
currents of air. Unattainably distant mountains.
Intangible rainbows. Huge cliffs of clouds
flowing slowly through the sky. The sumptuous,
unattainable afternoon. My life,
swirling, unattainable, free.

Adam Zagajewski

Trái Cây

Làm sao mà tó được cuộc đời
Nó chỉ ló ra ở trong hồi ức
Trong cái không có, không hiện hữu
Làm sao tó được những xế trưa chín mũm, xốn xang,
Những chiếc lá cây nổ đánh đùng một phát, ứa nhựa ra;
Những trái cây căng phồng
Những tiếng xột xoạt của những cánh áo lụa mềm lưng phố,
Ở bên kia đường
Những tiếng la hét của đám học trò rời trường lớp.
Thua. Không tó được.
Trái táo giản dị nhất, bí hiểm, tròn vo.
Những chiếc vương miện, là những chòm lá cây
Ấm áp trong lòng gió
Những ngọn núi xa xa, làm sao tóm?
Những chiếc cầu vồng làm sao sờ được?
Những thành, vách mây bay lừ đừ trên trời
Buổi xế trưa, ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung, sao mà lộng lẫy, sao mà tó?
Cái cuộc đời của tớ, phơi phới, tự do, làm sao tóm?

Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]
Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski

Ông là nhà thơ của thông minh lớn và tuyệt cảm lớn [a poet of ‘great intelligence and great ecstasy’]; thơ của ông sẽ không thể sống sót nếu thiếu hai món này. Thiếu thông minh, là sẽ rớt vào trò cãi tay đôi với một trong những đối thủ này nọ, rồi cứ thế mà tủn mủn, tàn tạ đi [bởi vì, những con quỉ của thế kỷ 20 này, chúng đâu có thiếu khả năng biện chứng, chẳng những thế, chúng còn tự hào về những “biện chứng pháp” duy này duy nọ…]. Thiếu tuyệt cảm, làm sao vươn tới được những ngọn đỉnh trời? Thiếu nó, là sẽ chỉ suốt đời làm một anh ký giả tuyệt vời! Ông tự gọi mình là một tay bi quan tuyệt cảm [ecstatic pessimist], nhưng chúng ta cũng sẽ vấp vào những hòn đảo nho nhỏ của sự tuyệt cảm mà Bergson coi đây là dấu hiệu khi chạm tới được một sự thực nội tại.

Vào thời đại của Beckett, một nhà văn lớn lao, dí dỏm, và cũng rất ư là sầu muộn, Milosz bảo vệ chiều hướng tông giáo của kinh nghiệm của chúng ta, bảo vệ quyền được vuơn tới cõi vô cùng của chúng ta. Bức điện tín của Nietzsche, thông báo cho những con người ở Âu Châu, rằng Thượng Đế đã chết, bức điện đã tới tay Milosz, nhưng ông không từ chối ký nhận, và cứ thế gửi trả cho người gửi.


Cali 8, 2011

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

HỐT NHIÊN

Gửi Nguyễn Đình Thuần

Màu gọi màu như anh gọi em
Tường hoang rịn nắng nhớ lưng mềm
Một đêm hư vắng chìm sương khói
Gió thoảng hiên ngoài hư vắng thêm 

Màu gọi màu giây phút gọi nhau
Dẫu tàn phai chất ngất thương đau
Vẫn em xanh thẳm trong tà nguyệt
Đâu biết xa vời rợn bể dâu

Màu gọi màu nhan sắc gọi tên
Nhói trong tinh thể tím vang rền
Lóng xương vũ trụ  rung đường nét
Đỏ hết càn khôn trong một đêm

Màu gọi màu ảo hóa gọi ma
Vàng thu xưa ứa nguyệt quê nhà
Ứa thêm nhan sắc ngàn sông mộ
Nhấp nháy môi đèn ánh lửa xa…

10/2006

 *

Màu gọi màu như anh gọi em
Tường hoang rịn nắng nhớ lưng mềm
Một đêm hư vắng chìm sương khói
Gió thoảng hiên ngoài hư vắng thêm

[Thuần & Hương @ Tiểu Sài Gòn] 

*

“Tiền thân” của Sáng Tạo: Encounter [Gặp gỡ], Xịa chi địa, funded by CIA.
Số 1, Tháng 10, 1953, có bài của Camus, viết về những điêu tàn La Mã, Roman ruins, tại Bắc Phi Châu.
Policy của báo: Những quan điểm được phát biểu ở Encounter, thì thuộc về nhà văn, không phải về thằng bỏ tiền, sponsors.


Hãy Ðói. Hãy Ðiên

Hãy luôn khao khát, hãy cứ dấn thân

… “Stay hungry. Stay foolish.” Nhiều dịch giả trên mạng đã dịch lời khuyên bất hủ này sang tiếng Việt là,
Hãy luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ.”

Đây là một điểm khá thú vị, về mặt dịch thuật cũng như về khía cạnh văn hóa.
Thúy nghĩ người Việt, hoặc có lẽ người Á Đông nói chung, không có khái niệm “foolish/điên” tương đương như cách mà Steve Jobs muốn diễn tả, vì văn hóa của chúng ta không đề cao những chuyện bốc đồng, lập dị hay điên rồ…

DTBT

Folish/Ðiên không liên quan đến văn hóa, mà tới 1 đoạn đời, nhất là tuổi mới lớn, và nếu như thế, thì nhận định “văn hóa của chúng ta không đề cao những chuyện bốc đồng, lập dị hay điên rồ…”, theo GCC, không đúng.

Ui chao lại nhớ đến BHD, và lần em đội mưa chạy xe từ Ðại Học Y Khoa, mãi bên Chợ Lớn, về cái quán hủ tíu ở Chợ Ðũi, và mấy cô bạn lắc đầu, mi điên rồi. (1)

Nhưng từ “điên" qua “dấn thân”, [Hãy luôn khao khát, hãy cứ dấn thân] thì lại dài hơn quãng đường Chợ Lớn – Sài Gòn, rất nhiều!

Dấn thân, là tiếng Mít, thường dùng để dịch từ “engager” của đám hiện sinh.
Khao Khát mà đi với Dấn Thân, thì lại bị “lệch pha” mất!
Hungry, đói, mà dịch là khát khao, thì vẫn đói như thường.
Dịch “mot-à-mot”, là hay nhất, theo Gấu Cà Chớn:

Hãy Ðói. Hãy Ðiên!

Tuyệt cú mèo!

Hà, hà!

Từ 1 cái link trong bài viết, GCC đọc được câu này:
Khi 17 tuổi, tôi [Steve Jobs] đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng".

Câu trên, của James Dean.
Tay này cũng đúng là 1 trường hợp "Hãy Ðói, Hãy Ðiên", và chết vì Ðiên, vì "La Fureur De Vivre".
Chàng phán thật bảnh:
“Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today.”
Hãy mơ mộng như bạn sống hoài hoài. Hãy sống như bạn sẽ chết ngày hôm nay.

(1)

Sau này, anh nghe cô kể lại:
Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn.
Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái , về Hà Nội, độc và đẹp...
Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.

Hà Nội và Gấu

Ui chao quả là nhìn đâu cũng thấy BHD thật.
Kỳ tới GCC sẽ lèm bèm tiếp về “dịch dọt như mơ mộng”.

Thúy nghĩ người Việt, hoặc có lẽ người Á Đông nói chung, không có khái niệm “foolish/điên” tương đương như cách mà Steve Jobs muốn diễn tả, vì văn hóa của chúng ta không đề cao những chuyện bốc đồng, lập dị hay điên rồ…
DTBT

"Em" này, nghe nói lớn lên ở ngoài này, mà biết gì nhiều về "văn hóa của chúng ta không đề cao những chuyện bốc đồng, lập dị, điên rồ"?
Viết như thế, là hư liền những nhận định khác, vì người đọc sẽ không tin tưởng khả năng lập luận của người viết.

Tiếng Việt đâu có dễ, là vậy.
Nói chung thì tiếng nào cũng không có dễ. Bạn viết ra, là người ta biết, sức bạn tới đâu.

Khi Chợ Cá khai trương, Gấu rất mừng, bèn đi mấy đường về dịch thuật. Sến đọc mê quá, viết mail cám ơn rối rít, anh ban cho tụi này nhiều cái nick tới quá, nào tên biệt kích văn hóa, nào dịch là cướp, nào dịch là chết ở trong hồn một tí…

Ấy là vì GCC khi đó nghĩ, Mít rất cần dịch, nếu không là muôn đời trầm luân trong tà thuyết, trong cõi không tưởng, đời đời đi dưới bảng chỉ đường của tổ sư Marx. Thơ thì cứ xung phong, xung phong. Văn thì chỉ có thứ văn “chính nuận”.
Cũng đâu đợi đến Chợ Cá, bởi vì vào những năm còn Miền Nam, khi cùng bạn bè làm tờ Tập San Văn Chương, Gấu, trong lời phi lộ, đã viết, nhà văn là 1 kẻ được thông tri đầy đủ, mieux informer, về cái thời của anh ta.
Muốn mieux informer, thì phải đọc, phải dịch để có cái mà đọc.

Dịch Là Cướp
Dịch Là Chết
Dịch Là Số

Đối với Thúy, mục đích của dịch thuật bao hàm một ý nghĩa thơ mộng, cởi mở. Nghĩa La-tinh của chữ "translator" là người băng qua khoảng trống.
DTBT

Dịch giả, kẻ mơ mộng?
Ðâu chỉ dịch giả. Ai mà chẳng mơ mộng, cứ gì dịch giả.
Vả chăng, băng qua khoảng trống chưa chắc đã cần tới mơ mộng, mà cần sự tỉnh táo, bởi vì mất mạng dễ như chơi, ở cái khoảng trống đó.

Trong bài "Nhân Văn" ("Humane Literacy", trong "Ngôn ngữ và Câm lặng"), George Steiner viết:
"Đọc tới nơi tới chốn, là chấp nhận hiểm nguy. Điều gọi là căn cước, sự tự chủ của chúng ta có thể bị thương tổn. Trong những biểu hiện khởi đầu của chứng động kinh, có một giấc mơ thật đặc trưng; Dostoevsky nói về nó. Con người như bị nhấc bổng ra khỏi thân thể của mình; người đó nhìn ngoái lại và cảm thấy một nỗi sợ bất thần, khùng điên; một hiện hữu khác đang đi vô chính cái thân thể của mình đó, và chẳng còn đường nào để mà trở lại. Nỗi sợ khủng khiếp làm cho cái đầu cố bật dậy, tỉnh giấc. Cũng vậy, khi chúng ta cầm trong tay một tác phẩm lớn lao, văn chương hay triết học, tưởng tượng hay đề thuyết. Nó có thể hoàn toàn chiếm hữu chúng ta, khiến chúng ta [phải] bỏ đi lang thang, sợ hãi ngay chính mình, không còn nhận ra mình. Người nào đọc "Metamorphosis"("Hóa Thân") của Kafka, và nhìn vào gương không rùng mình, người đó có thể đọc bản in, theo nghĩa kỹ thuật của từ "đọc", nhưng thực sự là mù chữ, theo đúng nghĩa của việc đọc."
Đọc đã vậy, nhưng chưa nguy hiểm bằng dịch. Không chỉ chết ở trong hồn một tí, mà có khi còn mất tiêu luôn linh hồn.
Theo nghĩa đó, ở một chỗ khác, George Steiner khẳng định, "Không thể có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận." Một hiện hữu khác, một linh hồn khác đang dọn vô "căn nhà hữu thể" (ngôn ngữ), của mình.
*

Chẳng cứ dịch, mà khi bạn “sáng tác” bằng tiếng mẹ đẻ, nếu đúng là sáng tác, thì cũng là dịch rồi.
Ðây là ý của Kafka, như GCC trích dẫn, trong lần trả lời 1 độc giả Hợp Lưu, khi đấng này phán, mi hiếp dâm tiếng Việt, chứ đâu phải dịch! (1)

(1)

"Những cuốn sách lớn được viết bằng một thứ tiếng nước ngoài"
(Great books are written in a kind of foreign language. Proust, Contre Sainte-Beuve, Daniel W. Smith và Michael A. Greco dịch qua tiếng Anh).

Theo nghĩa đó, bất cứ một bản dịch nào cũng có phần "tồi tệ, lủng củng", nhất là khi đụng tới một hệ tư tưởng khác, thí dụ như hệ tư tưởng Âu Châu, mà G. Steiner là một trong những người đại diện đích thực của nó.
Trong một bài viết khác, Steiner khẳng định: "Chẳng có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận".
Ngôn ngữ ngoại, mà Proust nói, theo triết gia Gilles Deleuze giải thích, còn là hiệu quả của văn chương đối với ngôn ngữ. Nó mở ra một thứ ngôn ngữ ngoại bên trong một ngôn ngữ… một ‘trở nên-khác’ của ngôn ngữ. G. Deleuze trích dẫn Kafka, khi để cho một nhà vô địch bơi lội nói: "Tôi nói cùng một ngôn ngữ với ông, vậy mà tôi không hiểu dù chỉ một từ ông nói." (I speak the same language as you, and yet I don’t understand a single word you’re saying).

Nguồn

Ðọc cái phần dịch dọt của em này qua tiếng Anh, thì có vẻ như em chỉ thích dịch đám nhà văn nhà thơ VC, em chơi với băng đảng WJC. GCC đề nghị, thử dịch Thơ Ở Ðâu Xa, hay Ta Về, hay Nguyễn Bắc Sơn, thí dụ, nếu không, là ngay cái "nội dung" dịch của em, dù dịch ra tiếng mũi lõ, thì cũng đếch có ngửi được!
Cũng là 1 cách đi ăn cướp, "lần thứ nhì", hoặc, vừa đánh trống vừa ăn cướp. (1)

(1)

Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.

Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.
Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.

Dịch Là Cướp

Không phải tự nhiên mà TV lại giới thiệu những tác giả như W.G. Sebald.
Cũng thế, phản ứng của 1 anh bạn văn VC ở Hà Nội, sao cứ lải nhải hoài về Lò Thiêu, mắc mớ gì đến Mít.
Hay của 1 độc giả TV, mi bị THNM rồi, nhìn đâu cũng thấy VC.
May mà có em BHD, không thì mi biến thành quỉ VC từ khuya rồi!

Cũng thế, không phải tự nhiên “em” DTBT, ưa mơ mộng, thích vượt khoảng trống dịch thơ LTMD, người đẹp của HPNT, thí dụ.
Trong bài phỏng vấn, do khả năng chắc cũng hơi hạn hẹp của cả hai, cho nên chẳng người nào đề cập đến sự nguy hiểm của dịch dọt.
Nếu không bị đám khốn xúm lại đánh, ngay khi GCC mặt dày xin viết không công cho Chợ Cá, [sự đánh đấm này còn có sự tiếp tay của Sến, em giả đò thương hại, khi có vài độc  giả CC lên tiếng bênh Gấu, sao anh không chịu đích thân trả lời, hết xí oát rồi hả…]  thì Gấu đã tiếp tục loạt bài về dịch, nay nhân cơ hội, bèn viết tiếp loạt bài bở dở.


Ghi chú trong ngày

The Day of the Hunter

In the late Sixties, Wiesenthal wrote about an incident that took place when he was imprisoned in the Janowska concentration camp. Sent with other prisoners to Lwów on a labor detail, he was put to work moving heavy equipment in the courtyard of the technical university, which had been converted into a military hospital for wounded German soldiers. A German nurse insisted that Wiesenthal follow her upstairs and left him alone in a room with a shape lying on the bed that turned out to be a German soldier wrapped from head to toe in bandages. 

The soldier asked whether Wiesenthal was a Jew, and when Wiesenthal said yes, the soldier went on to tell him that he was a member of the SS and that his unit had participated in an atrocity—setting fire to Jews packed into a house—in a village in Ukraine. He asked Wiesenthal to forgive him so that he might die in peace. After a pause for reflection, Wiesenthal left the room without a word.

Một ngày của tên săn người

Vào cuối thập niên 1960, Wiesenthal kể, khi ông là tù nhân tại trại tập trung Janowska, cùng với 1 số tù nhân khác, ông được phái tới Lwów, làm việc nặng tại sân 1 trường đại học kỹ thuật được cải biến thành 1 bịnh viện cho thương binh Ðức. Một em y tá năn nỉ ông đi theo em, tới 1 căn gác xép tít trên thượng tầng nhà thương. Ở đó, nằm trên 1 cái giường, là 1 một thương binh Ðức đang hấp hối, mặt mày băng kín. Anh ta  hỏi, ông có phải là 1 tù nhân Do Thái, và khi ông gật đầu, anh ta bèn thú thực là đã làm thịt hơi bị nhiều Do Thái, xin ông tha thứ, để được chết yên ổn, và được đi đầu thai kiếp khác, không thì khốn khổ khốn nạn, không làm sao đi được như Cao Bồi, bạn ông Gấu, hay như Võ Tướng Quân.
Sau khi suy nghĩ một tua, chuyên gia săn Nazi bỏ đi, đếch thèm nói 1 tiếng!