Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản |
Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|
Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ

Nhật Ký
1


*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 




Thơ mỗi ngày

Prison Guards Silhouetted
Against the Sky

I never gave them a thought. Years had gone by.
Many years. I had plenty of other things
To worry about. Today I was in the dentist's chair
When his new assistant walked in
Pretending not to recognize me in the slightest
As I opened my mouth most obediently. 

We were necking in some bushes by the riverbank,
And I wanted her to slip off her bra.
The sky was darkening, there was thunder
When she finally did, so that the first large
Raindrop wet one of her brown nipples. 

That was nicer than what she did to my mouth now,
While I winced, while I waited for a wink,
A burst of laughter at the memory of the two of us
Buttoning ourselves, running drenched
Past the state prison with its armed guards
Silhouetted in their towers against the sky.

Charles Simic

Bóng Quản Giáo
 In trên Nền Trời

Tôi chưa từng để ý đến chúng. Những năm tháng qua đi
Rất nhiều năm. Tôi có quá nhiều điều
để lo lắng. Bữa nay, tôi ngồi trong chiếc ghế của nha sĩ
Khi viên phụ tá mới của ông ta bước vô
Làm ra vẻ chẳng thèm nhận ra tôi
Khi tôi ngoan ngoãn há miệng ra.

Chúng tôi đắm đuối hôn nhau trong mấy bụi cây ở bờ sông
Và tôi muốn nàng lột xú chiêng
Trời thì tối, có tiếng sấm
Khi nàng lột xú chiêng, vào lúc đó, những hột mưa lớn đầu tiên nhè vú của nàng mà rớt,
làm ướt một trong hai cái núm vú màu nâu


Ðiều đó thì thật là dễ chịu, so với điều mà nàng làm
với cái miệng của tôi, bây giờ
Trong khi tôi nhăn nhó, trong khi tôi chờ đợi một cái nháy mắt
Một tiếng cười bật ra khi nhớ lại một kỷ niệm của cả hai chúng tôi
Tiếng cười cài mấy cái nút quần áo của cả hai,
Chạy dài, ướt sũng,
Quá trại tù, với những tên quản giáo súng ống trong tay
Những cái bóng của chúng trong chòi gác thì in lên nền trời

Causework
The poet's authority in the age of utopia

ANDREW KAHN

2. Trần Hoài Việt: Thưa bà, giả như không có ngày 30 Tháng Tư, bà vẫn ở Việt Nam, có gia đình... liệu bà có viết văn, làm thơ hay không? Tks

DTL.com

Trần Hoài Việt, chắc tên dởm, và câu trả lời của TMT có vẻ như không nhận ra ngụ ý nằm trong câu hỏi này.
Trường hợp TMT làm thơ, và hay nhất của bà, là những bài thơ tình, khiến chúng ta nghĩ đến Biển của Miêng, [người đàn ông cả nhà chết trên biển khi vượt biển lầm vị nữ bồ tát là người vợ đã chết, và vị nữ bồ tát này cũng vô vai người vợ đã chết một cách rất ư là tự nhiên, như chấp nhận phần số “người” của mình],  Người Ðàn Bà Ngoại Tình của Camus, Trước Pháp Luật của Kafka…
Ngay từ khi mới ra hải ngoại, trong bài viết về TMT, Gấu đã nhận ra sự liên hệ này, và phán, người tình của TMT là Tiếng Mít.
Và chính cái biến cố 30 Tháng Tư quyết định số phận nhà thơ.
Nếu không xẩy ra biến cố 30 Tháng Tư, chúng ta không thể tưởng tượng ra được bà sẽ làm thơ, viết văn như thế nào.

All literature carries exile within it, whether the writer has had to pick up and go at the age of twenty or has never left home.
Mọi văn chương, nếu đúng là văn chương, đều cưu mang trong nó, cái gọi là lưu vong, cho dù nhà văn khăn gói lên đường bỏ chạy quê hương vào lúc hai mươi, tóc còn xanh mướt, hay cả đời chưa rời nhà.

Whereas a writer outside his native country seems to grow wings.
Nhà văn ở ngoài quê nhà của mình, thì đều mọc cánh.

Roberto Bolaño: Exile


Nhà văn người Nhật Kawabata, Nobel văn chương 1968, trong bài mở đầu tập truyện "Những truyện ngắn ở trong lòng bàn tay", viết: Những người viết, khi trẻ thường làm thơ. Tôi, thay vì làm thơ, viết những truyện trong lòng bàn tay.... Tinh thần thi ca những ngày trẻ thơ của tôi sống mãi ở trong chúng".

  Biển, của Miêng cũng thuộc loại truyện lòng tay. Đọc, tôi nghĩ, ngoài tinh thần thi ca ra, còn có những giọt nước cam lồ nhỏ xuống cho cả một thế hệ: một người đàn bà khóc thương một người đàn ông mất trí nằm trong bệnh viện và trong những giờ phút cuối cùng, người đàn ông lầm vị nữ bồ tát với người vợ đã chết, cùng với con cái, trong lần vượt biển.

 Lầm lẫn, có lẽ không phải như vậy. Hoặc đây là giá trị biểu kiến của truyện. Trong cuốn Chữ và Vật, Michel Foucault cho rằng người điên, hay Kẻ Khác (l'Autre), là một người nhìn tất cả sự vật đều giống nhau, khác với người bình thường, hay Kẻ Vẫn Thế (le Même). Cũng trong cuốn sách, ông cho rằng tự tử là phán đoán sáng suốt cuối cùng của một con người bình thường. 

  Nếu chúng ta chấp nhận hành động vượt biển như là phán đoán sáng suốt sau cùng, như vậy người đàn ông sống sót trong khi vợ con chết hết, đã thực sự tin rằng người đàn bà đang nhỏ lệ là vợ của ông. Cũng tương tự như vậy - và đây là ý nghĩa đích thực của truyện ngắn theo tôi - "sự thực" xuất hiện, khi người đàn bà gọi điện thoại cho chồng: "... Xong rồi anh ạ... trong tay em".

  Camus có truyện ngắn "Người đàn bà ngoại tình", câu chuyện về một người đàn bà, đêm đêm, sau khi làm xong hết bổn phận của người vợ, trong cuộc lữ của cả hai vợ chồng, đã len lén thoát ra ngoài, để ngắm trời ngắm sao... Đây là một đề tài lớn của dòng văn chương hiện sinh, theo tôi, thoát thai từ truyện ngắn "Before the Law", của Kafka.

  Đây là câu chuyện một người nhà quê ra tỉnh, tới trước "Pháp Luật", tính vô coi cho biết, nhưng bị người lính gác cản lại. "Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu nữa đi". Chờ hoài chở hủy, chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước khi chết, anh nhà quê phều phào hỏi, tại sao chỉ có một mình anh tính vô chơi, coi cho biết; người lính gác nói: cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi đứng đây, cũng chỉ vì anh; nhưng bây giờ anh đâu cần tới nữa, và tôi cũng xong bổn phận ở đây. Nói xong anh bỏ đi.

  Trong truyện ngắn Evelyne của James Joyce, trong tập "Những người dân thành phố Dublin", người lính của Kafka xuất hiện qua anh chàng thuỷ thủ tầu viễn dương. Một người yêu thương, và có đủ điều kiện để đưa cô gái Evelyne tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn; nhưng tới giờ phút chót, cô gái quyết định "ở lại".

  Truyện ngắn Biển, của Miêng, bằng những tình cảm độ lượng thoát thai từ tinh thần Phật giáo, theo tôi, đã đưa ra một đề nghị chót cho vấn nạn người đàn bà ngoại tình. Bằng hành động "trong tay em", người đàn bà đã vượt quá "Luật Pháp", ôm cả hai cuộc đời, bên trong và bên ngoài cánh cửa (lưu đầy và quê nhà?), nhập làm một.

Linh Hồn Của Biển 


Tức mình muốn chửi thề

Đăng ngày: 06:27 19-04-2011

Tôi thỉnh thoảng gửi bài dịch cho Da Màu. Rất nhiều lần Da Màu nhờ tôi dịch bài này bài kia, tôi vui lòng nhận lời. Có khi tôi dịch cũng sai vì không hiểu hết, vì láu táu không kỹ, không đọc lại. Da Màu chỉnh sửa, edited, thường thường tôi cũng vui lòng không nói gì. Gần đây tôi được nhờ dịch truyện của Angie Châu. Dịch xong tôi có đưa cho ông bố của cô Angie đọc lại. Ông cũng góp ý sửa chữa tôi làm theo, bản dịch tôi thấy hài lòng. Không dám nói là hay nhưng nếu đã được nhờ dịch nhiều lần thì chắc cũng tạm ổn. Ai mà đi nhờ người dịch mình không vừa ý bao giờ. Lần này tôi được bảo là Da Màu sẽ đăng bản dịch vào tuần thứ Hai tháng 4 sau khi soandso xem lại. Hôm nay đi làm về tôi nhận được e-mail bảo tôi như thế này:

“Chị HH,
Em đã dành rất nhiều thời gian để edit cho hoàn hảo. Mỗi ngày em làm khoảng 1 tiếng suốt hơn hai tuần lễ đó chị. 
Em gởi chị bản đã edit nhé, chị em mình cùng tham khảo nhé.”

Tham khảo cái con mẹ gì. Nghe mà hết hồn. Làm mình nghĩ dịch gì mà dở đến độ người ta phải hoàn hảo hóa nó đến mức tốn thì giờ đến thế. Nghe giống như bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ “nè mụ kia, mụ xấu quá phải sửa cặp mắt, lỗ mũi, bụng mụ mỡ không phải cắt lớp mỡ ấy đi, ngực mụ lép quá phải bơm silicon vào, môi kia phải bơm cho đầy, bàn tay phải bơm cho mất gân, tôi phải mất thì giờ, năm chục ngày trên bàn mổ, và 500 ngàn đô la cho mụ trở nên hoàn hảo trong mắt tôi. Chân mụ ngắn tôi sẽ ghép một khúc xương, đầu mụ méo tôi sẽ niền kim cô cho nó tròn."

Xong rồi chễm chệ ký tên soandso hiệu đính. Chuyện dịch sai sửa cho đúng thì tôi cám ơn, chứ lấy chữ này thay cho chữ kia vì nghĩ là nó hay hơn thì không ổn. Chuyện hay dở là chuyện perception. Cô thấy chữ cô hay nhưng tôi thích chữ tôi dùng. Tôi thích cái khiếm khuyết xấu xí của tôi. Nếu chê tôi xấu thì đừng mời tôi thi hoa hậu. Còn nếu muốn đánh rớt tôi thì cứ đánh rớt. Tôi muốn giữ cái vẻ tự nhiên của tôi. Văn mình vợ người. Mình thấy văn mình hay nhưng người ta không thích thì sao? Nói thật, tôi chưa lần nào đọc những bài thơ hay bản dịch của cô. Cô dựa vào đâu mà nghĩ là bài dịch của cô hay hơn bài dịch của tôi? May mà dịch không ăn tiền. Chảnh gì mà chảnh dữ a. Từ rày tôi sẽ không gửi bài dịch cho Da Màu nữa đâu nhé. Quí vị cứ tha hồ tự biên tự diễn. Hồi đó đến giờ tôi bị một hai lần như thế. Mình cong lưng dịch, thiên hạ sửa rồi tự ý thêm vào nhuận sắc và hiệu đính. Mỗi lần như vậy là tôi phát sùng nhưng nghĩ bụng chuyện chơi mà hơi sức đâu mà giận, nhưng riết rồi cũng phát cáu. Thấy dở thì đừng đăng. Cứ đợi người ta làm cực khổ rồi nhào vô ăn có. Ai cũng biết người đọc sau khi người ta dịch luôn có lợi thế ở chỗ đánh bóng bản dịch. Làm văn chương gì mà cướp sức lao động của người ta trắng trợn thế. Chẳng những ít tốn sức lao động còn được lên giọng là ta đây giỏi hơn. Nói phét thì cũng vừa phải thôi. Tôi dịch trung bình nửa giờ một trang, một đoạn truyện năm sáu trang như thế này tôi chỉ mất hai ba giờ đồng hồ để dịch, thế mà phải sửa đến 14 giờ, bộ vừa đọc vừa đánh vần đấy nhỉ? Tôi đánh vần vẫn còn nhanh hơn thế. Lưu manh!
ĐM!
Xin lỗi độc giả, vì tôi tức quá nên chửi cho hả giận!

Blog HH

Note:
Rất thông cảm. NQT

Trong quá khứ, chỉ có mỗi PCL, bà chủ VHNT trên net là bảnh nhất. Không bao giờ bà làm ba cái chuyện khốn nạn đó. Không bao giờ hiệu đính bài của cộng tác viên. Hơn thế nữa, không bao giờ dạy đời, hay tự thổi, nhờ tui mà không biết bao nhiêu là thiên tài đã ra đời!
Có 1 lần, đọc, Gấu thấy bài của Gấu có 1 chữ bị hiệu đính. Hỏi, bà cho biết, đó là chuyển font.
Gấu chưa từng viết cho diễn đàn nào được lâu, 1 phần là do đám ngu này. Cứ tưởng mình có cái diễn đàn là ghê gớm lắm, đâu có biết, không có người cộng tác, thì có ma vô đọc.

Gấu viết cho VHNT mấy năm trời, chẳng bao giờ bực mình cả, và chỉ ra ở riêng khi VHNT gặp trouble với server, tức cơ quan mà PCL là nhân viên, và VHNT là 1 diễn đàn free, và trang TV thì lại là free của free, theo nghĩa, PCL cho riêng Gấu 1 account, tha hồ tự tung tự tác.

Như đã lèm bèm nhiều lần, Gấu viết cho tờ Văn Học của NMG được 2 năm, cũng rất dễ chịu, lâu lâu, họa hoằn lắm thì ông chủ chi địa mới hiệu đính, 1, hoặc 2 từ, hoặc bỏ hẳn vài viết, vì 1 lý do nào đó, thí dụ cái bài xoa đầu [hay bợ đít thì cũng thế] HPNT, Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân.

Chỉ tới khi Gấu tính giới thiệu Steiner, thì NMG mới lắc đầu, tay này cao quá, độc giả Văn Học chưa đọc được. Thế là Gấu mới nghỉ viết, tự kiếm đường đưa Steiner, tức Lò Thiêu, tới cho độc giả Mít thưởng thức, và so sánh với Lò Cải Tạo của Bắc Kít.

Và thế là Gấu bèn gửi bài cho PCL, và để làm 1 cú test, gửi đúng cái bài về HPNT.

PCL gửi mail, anh cho bài khác, nhân vật này đang gây tranh cãi, sợ xui cho cái duyên văn nghệ giữa anh và VHNT.

Suốt thời gian viết cho VHNT, thời gian đầu, khi còn phải gửi bài, chỉ có 1 lần độc nhất, bị từ chối. PCL muốn đăng, nhưng BBT không chịu, vì đó là 1 bài viết về 1 tác giả trước là 1 thành viên của nhóm, nhưng sau tách ra.
PCL viết, tôi thật tình muốn đăng, nhưng chiều ý đám đông.

Theo như Gấu được biết, PCL tính cho VHNT tái xuất hiện, nhưng không có được sự thoả thuận của cả nhóm, nên lại thôi, và sau đó, cô mất vì bịnh.
Bao nhiêu "thiên tài" đã từ VHNT mà ra, nào PNH, TTCD, TN... Vậy mà có bao giờ bà chủ diễn đàn khoe khoang về mình, hay chơi cái trò khốn nạn hiệu đính đâu?

Nói như vậy, chẳng lẽ không có cái vụ hiệu đính?
Có, nhưng đây là công việc của BBT, hoặc thư ký tòa soạn. Họ chỉ làm công chuyện này, khi gặp lỗi chính tả, hoặc câu sái văn phạm. Họ sửa, và đưa cho tác giả đọc, nếu đồng ý, thì sẽ đăng. Không ai có quyền hiệu đính bài viết, theo cái nghĩa, sửa văn của người cộng tác, nếu không được sự đồng ý của tác giả.



NBC [Toán] vs Thơ


TTT

Steiner có hai bài viết trên tờ The New Yorker, [sau in lại trong S. @ The New Yorker] về văn học Nga, thật tuyệt. Một, “De Profundis”, về Gulag, và một về Solz và những nhà văn Nga khác: Dưới cái nhìn Ðông phương, Under Eastern Eyes.

Steiner viết, những đòi hỏi của Solz, ở những người Nga đọc lén lút ông [bao nhiêu độc giả?], và khối độc giả bao la ở Tây Phương, thì thật là dữ dằn, nghiệt ngã. Ông biết, và coi khinh sự đáp ứng dễ dãi của người đọc Tây Phương, và cái khiếu thưởng ngoạn về sự khổ đau ở xa, distant suffering, của họ. Ông rành chúng ta, hơn là chúng ta rành ông. Và như thế, ông là một tác giả hướng ngoại, a searcher-out, một thứ chó săn ăn tìm sự yếu ớt về thể xác của con người. Và, vẫn như thế, ông là 1 tác giả gây bực.

Solz là 1 tay vô chính phủ thần quyền, a theocratic anarchist, (vẫn theo S.), ít coi trọng lý trí, lý lẽ, reason, đặc biệt là thứ lý trí, lẽ phải ở đám ‘trí thức’, ở những người làm cho đời họ, nhiều hoặc ít, khô đi, bớt đam mê đi, dispassion. Trước phi nhân, lý trí chẳng là cái chó gì, một thứ tác nhân nhảm nhí, làm chúng ta bật cười, in the presence of the inhuman, reason is often a small – indeed, a laughable – agent.

PCT ra đi

Simone Weil: A Genius of the Spiritual Life

Note: PCT có thể là thiên tài đời thực, đời thường, khác Simone Weil, thiên tài của đời sống tinh thần. Bởi thế PCT có tới mấy bà vợ, còn SW thì nhịn ăn tới chết.
Cũng có thể vì vậy, PCT đọc Weil, khi vừa mới vào đời, là bị dội?
GNV này nghe kể lại là, khi ông còn dạy học ở Ðà Lạt, hay ghé xóm, đến nỗi thấu tới trường, tới học trò của ông, và có thể vì vậy, ông bèn mướn nhà ở ngay khu phố này, thế là chẳng còn ai thắc mắc nữa!
Gấu cứ lăm le dịch bài viết trên hoài, nhưng cứ lu bu ở đời thường hoài, hết đụng ông Nobel Toán, lại đụng bà Hảo, ông Cù...


Mémoirs

**

Whoever wishes to remember must trust to oblivion, to the risk entailed in forgetting absolutely, and to this wonderful accident that memory then becomes.
-Maurice Blanchot
Kẻ nào mong nhớ lại thì phải tin vào lãng quên, rủi ro quên tiệt, và sự tình cờ tuyệt vời mà hồi nhớ trở thành
I seek the crucial region of the soul where absolute Evil and fraternity clash.
-Andre Malraux
Tôi tìm vùng chủ yếu của linh hồn, nơi Cái Ác tuyệt đối và tình anh em đụng độ

Gấu mua cuốn trên lâu lắm rồi, từ cái hồi còn cái tiệm Britnell nổi tiếng nhất, lâu đời nhất, của Toronto, kế bên thư viện hách nhất thành phố, Toronto Reference Library, cũng là thư viện đầu tiên Gấu tới thăm, liền sau khi tái định cư một, hai bữa, khi còn ở trung tâm tiếp nhận người tị nạn, nơi gặp lại cô bạn lần đầu tiên, sao bao ngày xa cách, kể từ khi cô lấy chồng, thì cứ nói như thế cho tiện việc sổ sách.

Văn chương hay Cuộc đời. Bị cái tít, như “tường lửa ngăn chặn”, Gấu cứ nghĩ đây là 1 cuốn tiểu luận, cho đến bữa nay, tình cờ vớ được nó, trong đống sách ngổn ngang do dọn nhà, giở ra đọc, quá tuyệt, vì được viết theo cái kiểu hồi tưởng, giai thoại, về những ngày ở Lò Thiêu.

Chương 9, "Ô Saisons, Ô Châtaux.." viết về Milena,và Thư gửi Milena, của Kafka, thí đụ, đọc thật cảm động.

Cũng vớ được số Granta, Bad Company, Summer 2002, trong có bài của Kundera, Cuộc Trở Về Vĩ Ðại. Bài này mà có thì giờ dịch tặng nhà văn Mít lưu vong, “vĩ đại trở về”, khóc rưng rức khi nhìn hai lỗ đạn Tây mũi lõ để lại trên thân thể Hà Nội, thì thật tuyệt!

*

*

1968: Bạn tưởng tượng, con phố Lê Lợi, Mậu Thân, và Cao Bồi, đứng trên terrace, phía bên dưới là tổng hành dinh của Tướng Givral, coi đồng hồ, ra lệnh Tổng Tấn Công!


damau bị tường lửa công kích
*

Công kích là tấn công & đả kích, nghĩa là phải sử dụng, một diễn đàn nào đó để làm hai việc này.
Tường lửa chỉ làm được có 1 việc là tấn công thôi, theo nghĩa, làm cho không ai vô đọc được damau.
Gấu thấy cái tít này từ lâu lắm rồi, cũng chẳng tính xía vô, nhưng chẳng thấy ai ngứa mắt cả, đành phải ngứa miệng đả kích! NQT

Monday, April 18, 2011 10:57 PM
Bác Gấu kính,
Theo Từ Điển tiếng Việt của Hoàng Phê (xuất bản 1997, trang 200), công kích là động từ, có 2 nghĩa, 1: tấn công bằng vũ khí; 2: phản đối, chỉ trích gay gắt.
Kính.
Một độc giả ở Hà Nội

Tks. NQT

Việt Nam Từ Ðiển, của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ, nhà sách Khai Trí. Công kích: đt (động từ). Áp đánh, đánh phá: Ðịch bị công kích phải rút lui. Bài bác, cự, chống báng: công kích ông Hội trưởng giữa phiên họp; Viết bài công kích trên báo.