Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu
Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada
Đã
xuất bản
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi
Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi
dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân
Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Trang
Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và
chuyển
về những
bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy
trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang
có đánh
số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu
trang Tin Văn.
Email
Nhìn
lại những trang
Tin
Văn cũ
1
2
3
4 5
Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ
để
sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái
[free]
Chân Dung Nga
Enrique
Vila-Matas
Luận
về tiểu thuyết
|
10.3.2012
Happy Birthday
to U, Jennifer.
Thơ Mỗi Ngày
ANTENNAS IN THE RAIN
Cột thu
thanh trong mưa
Lũ người vô
gia cư, không nhà cửa xúm quanh mấy cái lò sưởi ở nhà ga xe
lửa Sài Gòn
vào Tháng Chạp.
Bức họa của Vermeer, người đàn bà ngồi đan
thật là an toàn ở hiên nhà, đằng
sau, bên trong nhà tối thui,
đằng trước, con phố và ánh sáng.
Vô
phương hòa giải.
Mặt
trời làm đau, đứa bé ở công viên làu nhàu.
Gấu,
nói một cách trách móc: Tớ sống ở đó, bạn biết đấy, nhưng chưa bao giờ
tớ phán,
quá đủ rồi, Sài Gòn!
Mọi
thứ trở lại. Hứng khởi [Inspiration: Phiện thú lắm] khuyết lại
đầy, như
vầng trăng tới tháng. Ham muốn. Dục vọng.
Hài
kịch và Bi kịch; Simone Weil chỉ coi bi kịch.
Cây
thuốc
phiện đỏ và tuyết đen.
Nụ cuời của
người đàn bà, chẳng còn trẻ nữa, đọc sách trên xe lửa đi Warsaw
Ôi, sao em
chân dài, siêu sao, siêu đẳng, đến như thế?
Đền Delphi,
đầy những du khách, mở cửa cho những kỳ bí.
Biển tức giận
vào lúc nửa đêm: giận dữ, phải nói như vậy.
Và Bảo Tàng
Lò Thiêu ở Washington - tuổi thơ của tôi, những toa tầu của tôi, gỉ sét
của tôi.
Buổi chiều
Tháng Năm: Những cột thu thanh trong mưa.
Khu phố Lê Lợi,
Bùng Binh Chợ Bến Thành la lớn, GCC, tên chó đẻ, tên cà chớn!
Những con cá
heo gần Tân Cảng: chúng mê nhất, sự chuyển động cổ xưa, như biểu tượng
những nhà
học giả sử dụng như là những âm tiết của thơ.
Một nhà hát
quá nhỏ làm sao chiếu phim của Bergman?
Trốn chạy
nhà tù này, qua nhà tù tới.
Sau thông báo"zuruckbleiben",
tại một trạm xe điện ngầm ở Bá Linh, một khoảnh khắc im lặng - tiếng
động của sự vắng
mặt.
Chim én ở Sài
Gòn, cuống lên vì mùa hè, bèn huýt sáo inh ỏi.
Một động từ,
mệt lừ đừ, bèn chui trở lại cuốn từ điển vào ban đêm.
Mama luôn luôn
hé nhìn trang chót của cuốn tiểu thuyết - để biết chuyện gì xẩy ra tiếp
theo…
Sự thực thì
là Ky Tô, Catholic, sự tìm kiếm sự thực thì là Thệ Phản, Protestant
[W.H.
Auden].
Một vài chuyên
viên tiên đoán, vào cuối thế kỷ 21 con người sẽ đếch làm sao mà chết
được nữa.
Mở ra.
Trả tiền điện
thoại, khí đốt, trả sách, Gấu Cái ra lệnh.
TTT 2012
TTT
có hoa có cỏ và lệ đá
có tiếng xuân về gọi vang vang
có ai về gióng hồi chuông mới
khép lại một lần với lưu vong
Đài Sử
Trên Gió O có
hai bài viết về TTT.
Bài của NLV, (1) nhìn ra một cõi thơ khác, của
thơ TTT, nhân đọc 1 bài thơ Đường, và nhân gặp được "đảo xa"
Như thế chúng ta có 3 cõi
thơ TTT.
Liên [Đêm]
Đảo Xa
Cõi Tù.
*
Xin nói thêm
về những bức thư của thi sĩ viết gửi “Mon ile” cũng như gửi “Đảo xa.”
Tôi đã đọc
đi đọc lại khá nhiều lần, rồi bâng khuâng tự hỏi: Vì sao thi sĩ tự ví
mình như
một Crusoe thất lạc nơi hoang đảo? (nhân vật bi hùng Robinson [Crusoe,]
cũng là
nhan đề cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn người Anh, Daniel Defoe.)
Phải chăng, gửi “Mon ile,” gửi “Đảo xa,” là
gửi
cho Crusoe thất lạc?
Tức là gửi cho chính mình? Gửi cho cõi cô độc
riêng tây của
chính mình?
Như vậy, viết thư, như là một cách độc thoại. Một Crusoe
thất lạc,
tôi nghĩ, thi sĩ đã cảm nhận từ rất lâu cái mệnh hệ cô độc riêng tây ấy
của đời
mình. Cảm nhận, nhưng không cần nói ra, không cần bày tỏ với bất cứ ai,
bởi cái
phong cách kiêu bạt, bởi trò chơi ẩn ngôn khinh khoái của thi sĩ?
Tự
hỏi, rồi tự
trả lời một cách tự tin: Đúng vậy! Những khoảng lặng ngân dài. Thi sĩ
lắng nghe
trong im vắng: “Chưa bao giờ anh nghe mình du dương lạ thế. Anh nghe
vang hoài
Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng..." Đó cũng
chính là niềm hứng khởi từ cô liêu vọng lại để thi sĩ cảm ứng với Thôi
Hộ, tấu
lên “Sáu biến khúc quanh một đề thơ cổ.”
“Ngôi Nhà Đỏ,
Trăng Hồng” là câu chuyện tình hư hư thực thực không có kết thúc. Hãy
chịu khó
đọc lại hai câu thơ cuối trong biến khúc 6, cũng là 2 câu thơ cuối cùng
của bài
thơ:
Đừng ngoái
nhìn. Phơ phất khói sương thu.
Đừng ngoái
nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt.
Chỉ còn một
mình chàng với bóng đêm huyền ảo: “Phơ phất khói sương thu.” “Trăng
khỏa thân
xanh mướt.” Vậy thì, bảo chàng “Đừng ngoái nhìn” là tại sao? Để làm gì?
Nàng đã
đi đâu về đâu chẳng biết. Nàng đã tan vào cõi không hư. Phải chăng,
Chàng muốn
tự an ủi mình rằng Nàng vẫn còn ở đâu đó, có thể Nàng đang ẩn hiện
trong làn
khói sương thu phơ phất, có thể Nàng đang ẩn hiện trong ánh trăng khỏa
thân
xanh mướt. Vì sợ rằng, nếu Chàng ngoái nhìn, Nàng sẽ lập tức tan biến
đi? Lời
khuyên kia, thật ra, cũng là từ tâm thức Chàng dấy lên, vừa đinh ninh,
vừa mơ hồ.
Nàng vừa là ảnh thực, vừa là ảnh ảo trong tâm thức Chàng. Đây cũng
chính là sự
giằng xé, niềm ray rức khôn nguôi suốt đời của thi sĩ. Mượn một câu
chuyện tình
để nói lên thân phận mồ côi, bơ vơ của kiếp người. Câu hỏi không lời
đáp. Lời
đáp nằm ngay trong câu hỏi. Thôi Hộ, sau khi than vãn bên thân xác Nàng
đã chết,
chỉ còn chút hơi ấm, nhưng điều kỳ diệu đã giúp Nàng hồi sinh và trùng
phùng,
tái hợp với Thôi Hộ trọn đời. Nhưng câu chuyện ấy cũng chỉ là một huyền
thoại. Ảo!!!
Orphée sau khi bị đám nữ thần lên cơn ghen tức đâm chết, mới “gặp” lại
Erydice ở
cõi “bên kia” và “sống” với nhau trọn đời. Cũng chỉ là thần thoại.
Ảo!!! Hai
câu chuyện có hậu của huyền thoại và thần thoại, chỉ để làm thỏa lòng
người nghe
chuyện. Trở lại “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng,” câu chuyện tình hư hư thực
thực từ đầu
đến cuối, mở ra nhưng không khép lại, không có hậu. Chàng là “kẻ lạ
mặt”, Nàng
là một ảnh ảo, rất mơ hồ, đang quẩn quanh, đâu
đó. Chàng và Nàng ẩn hiện, bay, lướt, chìm, tan
trong âm vang và sắc
màu miên man bất tận. Sáu biến khúc “Thế có lãng mạn quá không?” - Câu
hỏi đầy
cảm xúc, hứng khởi của thi sĩ. Tôi thầm nhủ: “Quá đi chứ! Và còn rất,
rất siêu
thực nữa.” Một cảm xúc, hứng khởi trên cả tuyệt vời. “Ngôi Nhà Đỏ,
Trăng Hồng,”
với một thủ pháp cấu trúc, ngôn ngữ thơ thuộc loại bậc thầy! Đúng là
một “Âm
Vang Khác” rất lung linh, huyền ảo, rất Thanh Tâm Tuyền.
Thi tập “Thơ
Ở Đâu Xa” (Trầm Phục Khắc xuất bản, 1990, Hoa Kỳ,) cũng là một“Âm Vang
Khác” của
Thanh Tâm Tuyền. Những bài thơ làm trong chốn tù ngục, đọa đày khắc
nghiệt,
nhưng tâm hồn, thần thái của thi sĩ vẫn ung dung, tự tại, an nhiên chịu
đựng bi
kịch, tai ách, tuyệt không thù hận, oán than. Thơ trong tù được nghiền
ngẫm
trong trí nhớ, được lưu giữ trong óc, trong tim, mà vẫn mài sắc, cô
đọng ý tứ,
gây nhiều cảm xúc cho người đọc. Cái tầm, cái tâm của thi sĩ thật đáng
kính nễ.
Cuộc đời trần thế của thi sĩ tuy đã khép lại, nhưng phẩm cách con
người, tâm hồn
Thanh Tâm Tuyền, thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn mãi đẹp, như chính mong ước,
khát vọng
của ông:
“Sẽ chết như
sao rơi vào bất tận,
Sẽ mãi yêu
như giọt nước hân hoan.”
Nguyễn Lương
Vỵ
Calif., 03 -
04.03.2012
(Nhân kỷ niệm
lần thứ 76, ngày sanh [15.03] và lần thứ 6 ngày mất [22.03] của Thanh
Tâm Tuyền.)
Và bài của VCC (2):
Di cư vào
Sài Gòn, năm 1955, Thanh Tâm Tuyền mới tròn 21 tuổi dõng dạc tuyên bố:
“Trong
cái quá trình cấu thành nhạc điệu của ‘thơ mới’ sau khi giải phóng khỏi
sự câu
thúc của thơ luật, người ta cũng cảm thấy sự nghèo nàn của điệu thơ lẩn
quẩn
trong bốn câu hay hai câu nối tiếp, nên đã dẫn đến sự sử dụng thể hỗn
hợp của
ca dao và thơ phá thể…Thơ phá thể chính là biểu hiện của thơ mới ở ngõ
cụt, nhạc
điệu của thơ phá thể là một thứ nhạc điệu nghèo nàn và giả tạo nhất…
Bởi thế
thơ hôm nay không dừng lại ở thơ phá thể, thơ hôm nay là thơ tự do”
Làm thế nào
để nhận dạng “thơ tự do”? TTT mạnh dạn giải thích ( về mặt hình thức):
…vần điệu
của thơ tự do là nó không gieo vần theo lối đồng âm đồng thanh, vần của
nó là vần
ẩn giấu cách xa (có thể đi tới khác âm, nghịch thanh), nhịp điệu của nó
là sự
phối hợp của một toàn thể không khuôn trong một số câu nhất định khiến
cho [hơi]
thơ tự do dễ kéo dài hơn các hơi thơ khác”.
Nhưng chỉ với hình thức, thì người
ta sẽ không nhận ra sự có mặt tất yếu của thơ tự do thời kỳ mới của
nghệ thuật.
Chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, TTT đã viện dẫn đến lập luận của
triết gia
Nietzsche để nói về sự cần thiết của dòng thơ ông đeo đuổi: “Khi nghiên
cứu về
bi kịch của Hy Lạp, Nietzsche đã phân biệt hai khuynh hướng đối chọi
nhau trong
nghệ thuật. Với quan niệm nghệ thuật Apollon, nghệ thuật phải đạt được
những
hình thức toàn vẹn, minh bạch vững vàng, một nghệ thuật của mơ mộng,
một cái Đẹp
kết lại được ở hình thức có mẫu mực: nghệ thuật bắt nguồn từ một nhân
sinh quan
bình yên nhìn ngắm và chấp nhận đời sống. TTT đồng cảm với Nietzsche để
cổ vũ
cho hướng thứ hai: quan niệm nghệ thuật Dionysos: “nghệ thuật phá vỡ
những hình
thức sẵn có hỗn loạn trong những niềm cảm xúc, một nghệ thuật của say
sưa, một
vẻ đẹp hãi hùng mọi rợ, nghệ thuật bắt nguồn từ một nhân sinh quan bi
thảm, đắm
chìm trong khổ đau không bao giờ chịu chấp nhận. Cái khuynh hướng thứ
hai này
thường bị hất hủi coi thường, nhất là trong cái xã hội ngưng đọngmấy
nghìn năm,
ở đây người ta giương mắt thản nhiên
nhìn ngắm những đau khổ.”
TTT xác nhận: “Chính từ sự phân biệt
của Nietzsche, tôi dùng làm khởi điểm để mở cho người đọc không thấy
được sự
cách biệt giữa thơ hôm nay với họ mà họ phải vượt qua, không phải là sự
cách biệt
tầm thường ngoài hình thức mà là chia cách từ căn bản của nghệ thuật,
của thơ”.
*
Theo như "truyền
thuyết" trong chốn giang hồ, thì nhân vật Hiền, là từ "đảo xa" mà ra.
Nhưng nếu đúng như thế,
thì Hiền tuyệt hơn nhiều so với ngoài đời.
Hiền tuyệt
tích giang hồ, sau khi được Kiệt đưa tới chỗ đó, và trở về với Thùy, bà
vợ thật
quá nghiêm, không làm chịu nổi 1 ông chồng có tới hai cuộc đời:
một đời thật, và một cõi riêng.
Thùy ngồi ngả
trong ghế. Ở đi văng xa, Kiệt đang xỏ giầy. Nàng nhếch mép khinh bạc.
Kiệt trừng
trừng, hung hãn, xong cúi buộc giây giầy. Ngửng lên hắn lại nhìn nàng.
Nàng giữ
nguyên vẻ mặt thách thức. Hắn thở phì, nhắm mắt rồi bỗng cười. Nụ cười
lặng lẽ,
mở rộng, lay động khuôn mặt ngẩn ngơ.
Phút ấy Thùy
tỉnh ngộ dưới mắt Kiệt nàng không là gì. Hắn cười trong cõi riêng. Từ
bao giờ hắn
vẫn sống trong cõi riêng, với nàng bên cạnh. Phát giác đột ngột làm
nàng tủi hận
nhưng giúp nàng cứng cỏi thêm trong thái độ lựa chọn. Hắn coi thường
nàng trong
bao lâu nay nàng không hay và hắn phải chịu sự khinh miệt rẻ rúng của
nàng từ
nay.
Source
Nhưng Kiệt
không thể nào ngờ được, sau khi chàng đi xa, thì Hiền từ “đảo xa”,
lại trở
về đời, và tung hê thư tình của chàng lên net!
Loạt bài của
VCC có nhiều ý lạ, những sự kiện chưa được biết tới, nhưng lỗi chính tả
nhiều
quá.
Ngõ cụ thay vì ngõ cụt, thí dụ.
Chính những
cái lỗi này làm hỏng loạt bài, vì nó làm người đọc suy ra, sự cẩu thả
của người
viết, và cùng lúc, nó ảnh hưởng những "ý lạ" của tác giả loạt bài: Cũng
cẩu thả
như những cái lỗi đầy rẫy trong bài viết.
Đã lâu rồi, một
vị độc giả, và cũng còn là 1 tác giả, thường nhận bài viết của GCC, qua
email,
cùng với nhều người viết khác, thường là ở trong nước, qua cái gọi là
mailing
list, đã nhận xét về GCC, qua hai bản text, và text revised liên tiếp
nhau: chỉ
khác nhau, chỉ có 1 dấu phảy!
Một khi mà bạn
post 1 bản văn đầy lỗi chính tả như thế, bản thân bạn đã coi thường nó!
NQT
Book
Description
Publication
Date: November 20, 1989
Mary is a
gripping tale of youth, first love, and nostalgia--Nabokov's first
novel. In a Berlin rooming house filled
with an
assortment of seriocomic Russian émigrés, Lev Ganin, a vigorous young
officer
poised between his past and his future, relives his first love affair. His memories of Mary are suffused with the
freshness of youth and the idyllic ambience of pre-revolutionary Russia. In stark contrast is the decidedly unappealing
boarder living in the room next to Ganin's, who, he discovers, is
Mary's
husband, temporarily separated from her by the Revolution but expecting
her
imminent arrival from Russia.
Book Review
Putting
my
obsession for Nabokov and for first novels in general aside, reading
this was
still pure bliss. Sometimes narrative breaks for the author to sneak in
some
philosophical musing about memory, but somehow it fits. Immature writer
syndrome, I suppose, which i've caught in my own work.
It is a book
about first love, and losing her, and then finding her again, but
engaged to
another man, who's not half the man you are. Nabokov questions how much
you're
in love with only the memory, and whether finding the flesh and blood
girl
again will ever fill the hole that your memory and desire have dug.
[Source: net]
Bỗng nhớ cô Hiền, trong Một Chủ
Nhật Khác. NQT
Đọc những lời
giới thiệu, điểm cuốn Mary, đối chiếu
với Một Chủ Nhật Khác, Gấu sợ rằng,
khi dịch cuốn này, Mary, Tình Một
Thuở, TTT cũng muốn tìm lại cô Hiền ở trong
MCNK, Tình Ðầu, Tình Một Thuở, Tình Thơ Dại….
Kim Dung có 1 nhân vật cực
đẹp, xuất hiện để rồi đời đời biến mất, là Khúc Phi Yến,
trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.
Ðộc giả TTT, đọc MCNK, thì
đều như Duy, đều tính hỏi
Kiệt: Hiền đâu rồi?
*
Em nên hiểu,
em ráng hiểu một chút… Anh có tội một cách vô tội, em vô tội một cách
có tội… Lần
này quả thật là người tình cũ… Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một
người
đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như
thế…
Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất
đất rồi.
Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa
nàng đến
đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….
Duy muốn hỏi
Kiệt: Hiền đâu? Hiền ra sao?
Source
Hiền đâu?
Hiền đang tung hê thư tình
gửi cho "đảo xa" lên net!
PRÉFACE
POUR LA
NOUVELLE ÉDITION
ANGLAISE
(Mars 1995)
Qu 'une vie
d 'homme puisse se jouer de facon décisive en l'espace
de quelques jours, voilà un mythe auquel je ne croyais pas
dans ma jeunesse. Mais à présent, quand je repense à
l'expérience que j'ai vécue il y a trente-deux ans, entre le début
et le plus fort de l'été, je suis bien obligé de reconnaitre
que ce genre de choses est tout à fait possible. De le
reconnaitre avec un sentiment de terreur sacrée.
Cette année-là,
j'avais vingt-huit ans, et en tant que jeune romancier je peux dire que
j'étais
en train, à la suite du succès de mes débuts, d 'édifier ma carrière.
En tant
qu 'essayiste également : je jouais le role de porte-parole de la jeune
génération
- celle qui, confrontée à la défaite au moment de l'adolescence, avait
vécu sa
jeunesse à l'époque où la démocratie était en plein essor au Japon. Et
pourtant,
en tant qu 'écrivain, je me sentais déja dans l'impasse.
Ghi chú về
Hiroshima
Tựa cho bản
tiếng Anh mới, Tháng Ba, 1995
Kenzaburô Ôé
Rằng, đời
người có dịp thoải mái tới đỉnh, trong khoảng vài ngày là một huyền
thoại mà
tôi chẳng hề tin khi còn trẻ. Nhưng bây giờ, sống lại cái kinh nghiệm
đã từng
trải qua vào đầu một mùa hè cực hè, thì tôi đành phải thú nhận một
chuyện như
thế là hoàn toàn có thể xẩy ra. Và cảm nhận nó với tất cả niềm kinh
hoàng thần
thánh, thiêng liêng.
Năm đó, tôi 28 tuổi. và, như là một nhà
văn, thì
tôi đang xây dựng sự nghiệp của mình tiếp theo một cú khởi đầu rất ư là
thành
công của những tác phẩm đầu tay. Như là một tiểu luận gia nữa chứ: tôi
đóng vai
phát ngôn viên của thế hệ trẻ - một thế hệ, đối mặt với sự thất trận ê
chề vào
lúc niên thiếu, đã sống cái tuổi trẻ của họ vào lúc dân chủ đang nở rộ
ở Nhựt bổn.
Tuy nhiên như là nhà văn, tôi ngửi ra tuyệt lộ của mình, rằng tôi đang
ở trong
một ngõ cụt.
Giấc Ngủ
Lỡ... đụng
vô em rồi, đành phải bệ về!
Một em chừng
ba chục. Có chồng, có một đứa con. Buổi sáng, em đi shopping, đi chợ,
đi búa,
và lo bữa ăn. Xế chiều em đi bơi. Em sống đời của em như một người máy.
Nhưng đêm xuống, khi mọi người ngủ, em tự làm cho em 1 ly cô nhắc, ăn
tí sô cô
la, và đọc đi đọc lại “Nàng Kha Lệ Ninh”.
Đêm, em tái khám phá lạc thú.
Mười
bẩy đêm không ngủ…
Xử VC
The New York Times
April 19,
2011, 5:00 am
The Pulitzer
Eddie Adams Didn’t Want
By
DONALD R.
WINSLOW
Eddie
Adams và bức ảnh đoạt giải Pulitzer mà ông đã không mong muốn
Tình cờ thấy
bài trên, đã được Blog Ba Sàm dịch.
Post lại ở
đây, và nhớ ra là bài viết của Faas cũng chỉ được dịch có một nửa!
GCC đang
tính chơi cú chót, thật là bảnh, trước khi đi xa, - cái gì gì, "Bản
chúc
thư trên ngọn đỉnh trời", [bắt chước ông số 2], thuổng cái tít của Mai
Thảo:
Dịch những bài viết, truyện ngắn có liên quan tới cuộc chiến Mít, dưới
mắt của
Gấu Nhà Văn, còn là thằng thợ máy Bưu Điện, ngồi ở “Mắt Bão”, tức ngọn
đỉnh trời,
đỉnh cồn, tầng lầu chót, building số 5 Phan Đình Phùng, kế ngay bên Đài
Phát
Thanh Sài Gòn, vừa đọc sách, vừa viết văn, vừa gửi hình cho hãng tin
Mẽo, UPI,
đi toàn thế giới.
Bạn nào rảnh, giỏi tiếng Anh, làm ơn ới 1 tiếng qua email, nhe!
Trân trọng
NQT
Cái hình GCC
ngồi gửi hình cho UPI, tay trái chưa cử động OK, vì mìn VC mà chẳng
bảnh sao?
Shell-shocked US
marine, Hue, Vietnam,
February 1968.
Photograph: Don McCullin
Don McCullin's most
celebrated image is his portrait of a
dazed American soldier, entitled Shellshocked
US Marine, Hue, Vietnam. It was
taken during the battle for the city of Hue in 1968 and, in its
stillness and
quiet intensity, says as much about the effects of war on the
individual psyche
as many of McCullin's more graphic depictions of conflict and carnage.
The eyes
that stare out beneath the grimy helmet are not staring at the camera
lens, but
beyond it, into nowhere.
Surprisingly, when I ask McCullin about the photograph,
which features in this retrospective of his reportage in Manchester, he
grimaces. "It kind of gets on my nerves now," he says, "because
it has appeared everywhere. It's like the Eddie Adams shot of the
execution of
a Vietnamese prisoner."
Lính Mẽo
kinh hồn bạt vía vì pháo VC.
Hai con
mắt
thất thần, nhìn xuyên qua ống kính, tới hư vô!
Bức
hình trở
thành “thương hiệu” của McCullin. Nhưng khi nhắc tới, ông
nhăn mặt: Nó làm tôi đau đầu.
Bởi vì nó xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chẳng khác chi bức hình xử VC của
Eddie
Adams.
Những dòng
chữ viết tay trong nhật ký cho thấy Eddie đã thừa nhận ông rất muốn
được giải
Pulitzer cho bức ảnh ông chụp đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy đang
giơ tay
đón lấy lá cờ Mỹ được gấp lại mà người ta trao cho bà tại lễ tang Tổng
thống
John F. Kennedy vào tháng 11 năm 1963.
Source
Surprisingly,
when I ask McCullin about the photograph, which features in this
retrospective
of his reportage in Manchester, he grimaces. "It kind of gets on my
nerves
now," he says, "because it has appeared everywhere. It's like the
Eddie Adams shot of the execution of a Vietnamese prisoner."
Source
Hình Eddie
Adams chụp tướng Loan khử VC, và
hình MC Culllin chụp anh GI chết sững vì
pháo VC, hai cái hình bổ túc cho nhau.
Cả hai nói
lên nhận xét của Rushdie:
There is
something predatory about all photography. The portrait is the
portraitist's
food. In a real-life incident I fictionalized in Midnight's Children,
my
grandmother once brained an acquaintance with his own camera for daring
to
point it at her, because she believed that if he could capture some
part of her
essence in his box, then she would necessarily be deprived of it. What
the
photographer gained, the subject lost; cameras, like fear, ate the
soul.
Source
Có cái gọi
là ăn thịt sống, làm thịt sống, ăn tươi nuốt sống con mồi, trong chụp
hình. Bức hình là thức ăn của người chụp hình. Bà
tôi đã có lần cầm cái máy chụp hình của chính nạn nhân, để đập bể đầu
anh này, một gã quen biết, vì dám đưa
cái máy về phía bà, bởi vì bà tin rằng, nếu anh ta có thể xén một phần
nào của
cái tinh túy ở nơi bà, và đưa vô cái hộp đen, thì bà sẽ mất đi cái phần
đó. Cái
mà bức hình có, thì người bị chụp, mất; máy chụp hình, giống như sự sợ
hãi,
"ăn" linh hồn.
Ghi
chú
trong ngày
Lolita
vs BHD
Trong một
bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và
cô bé
kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ.
NQT: Lần Cuối Sài
Gòn
Không phải bị
đau đầu, mà là đau dây thần kinh vùng xương sườn (intercostal
neuralgia: liên
quan đến một thứ hay được gọi là "ribs" :d), hồi đó là cuối 1939, đầu
1940, khi Nabokov còn ở Paris.
Blog NL
Cái sự lầm lẫn,
“cái nhói ở nơi con chim”, ở "hai hòn bi", thành “cơn đau đầu” của GCC,
mãi sau này thì Gấu hiểu
ra, nó liên quan tới một nhận định của Todorov về hồi nhớ, GCC đọc qua
Cynthia
Ozick khi bà viết về Anne Frank, đại khái như vầy:
Con người chỉ nhớ, sao có lợi
cho hiện tại. Sao cho tiếp tục sống [sót], một cách thoải mái.
Làm sao mà
nhớ đến BHD mà lại cảm thấy đau nhói ở nơi con chim cho được?
Thành thử,
ngay khi đọc bài viết, là GCC dã đọc sai, đọc lầm 1 cách cố tình rồi!
Đó
cũng là lý
do, tại làm sao GCC, tuy mang theo Lolita
khi bỏ chạy Sài Gòn, nhưng lại không thể nào đồng nhất BHD -như là hình
ảnh của
1 miền đất đã từng bỏ chạy, cái nhà tù giam giữ thời thơ ấu - với 1 em
Lolita mà
tiền thân của em, là cái em xém bị HH làm thịt ở bãi biển, dưới sự
chứng kiến của
cặp mắt kiếng màu của 1 du khách bỏ quên trên cát, và cuộc làm thịt
không thành,
vì 1 con người tiền sử từ dưới biển xuất hiện, với bộ râu rậm như của
Dos!
Nabokov quả
đúng là 1 nhà văn, một đại văn hào, nhưng nhà văn nhớn này có 1 khiếm
khuyết trầm
trọng, là không hề biết đến nỗi đau của đồng loại. Ông cũng là 1 thứ
nhà văn
"dễ dãi và sung sướng", như nhà thơ NS của Mít chúng ta. Nghe nói NS
thù VC vì VC làm thịt mất ngôi trường vĩ đại của ông ở Sài Gòn, y hệt
Nabokov
than thở bao nhiêu của cải gia đình đành bỏ lại cho VC Nga.
Nabokov
than, nếu
không có cuộc cách mạng vô sản của đám VC Nga, thì ông vẫn ở Nga, vẫn
mê săn bắt
bướm, và chẳng bao giờ viết văn hết.
Lời than thở
này đúng là phút nói thật của ông
Chính là do
khiếm khuyết này mà ông không làm sao đọc nổi Tội Ác và Trừng Phạt của Dos, Don
Quixote của Cervantes. Ông còn không
biết đến cái phần u tối ở nơi con người, thành ra không làm sao chịu
nổi cái
xen tả cuộc gặp gỡ giữa 1 con điếm, 1 anh sinh viên nghèo mơ giết người
để cải tạo xã hội, và Thánh Kinh ở trong Tội Ác.
Cái cô Thanh trong Bếp Lửa của
TTT có thể ảnh hưởng từ Sonia của Dos.
TV post ở
đây, đoạn Nabokov lèm bèm về Tội Ác và Hình Phạt trong Littérarures/2
của
ông.
Tội Ác và
Hình Phạt
Crime et
Chatiment
(1866)
C'est à
cause de ce suspense, de ces sous-entendus, que les écoliers et les
écolières
russes lisaient avec avidité Dostoievski, au même titre que
Fenimore Cooper,
Victor Hugo, Dickens et Tourgueniev. Je devais avoir
douze ans lorsque j'ai lu Crime et Chatiment pour la première
fois, il y
a quarante-cinq ans. Je trouvai ce livre remarquablement puissant et
captivant.
Je le relus lorsque j'avais dix-neuf ans et que la Russie était plongée
dans l'horreur
de la guerre civile. II me parut alors interminable, terriblement
sentimental
et mal écrit, Je le relus à vingt-huit ans, parce que j'analysais
Dostoievski
dans un de mes ouvrages. Je le relus encore quand j'inscrivis
Dostoievski au
programme de mes cours universitaires. Mais ce n'est que tout récemment
que j'ai
compris ce qui clochait véritablement dans ce livre.
Do cái tính
giật gân nghẹt thở, và những hiểu ngầm, nghe một nửa nói một nửa, ngụ
ý, mà những
cô cậu học sinh Nga đọc ngấu nghiến Dos, cũng 1 điệu như với những tác
giả như Fenimore
Cooper, Victor Hugo, Dickens và Tourgueniev. Tôi lúc đó ắt hẳn 12 tuổi,
khi đọc Tội Ác lần đầu,
cách đây 45 năm, và cảm thấy cuốn sách mãnh liệt, cuốn hút. Tôi đọc lại
nó, vào lúc 19 tuổi, khi
nước Nga ngập chìm trong ghê rợn của cuộc nội chiến. Khi đó, tôi thấy
cuốn sách
dài lê thê, vãi linh hồn, vãi cả nước mắt, nước mũi, và nước gì gì đó,
và viết dở như hạch. Tôi đọc
lại nó vào lúc 28 tuổi, bởi vì tôi nghiên cứu Dos trong 1 trong những
tác phẩm
của tôi. Tôi đọc lại nữa khi đưa Dos vô chương trình của những cours
giảng dậy
của tôi ở đại học. Nhưng, chỉ mới đây tôi thì tôi mới sửng sốt đến ngớ
người,
khi nhìn ra bộ mặt thật của nó: Có 1 cái gì đó thật là cà chớn [khập
khễnh, què
quặt], ở trong cuốn sách.
Với Nabokov,
hình bóng của cô bé Lolita lần đầu tiên xuất hiện, như thế, là khi ông
cũng đã có
tuổi, và nó làm nhức dây thần kinh vùng sương sườn, khác hẳn GCC, khi
gặp BHD,
và miền đất đã mất, lost domain, xuất hiện.
Nhưng phải đến khi trở lại
Đất Bắc, khi nghe kể về cái chết thê lương của Cô Hồng
Con, cô con gái 1 địa chủ, bị cả một vùng đất bỏ chết đói, thì GCC mới
cảm nhận
ra được rằng, trong BHD còn có bóng dáng của Cô Hồng Con này. Cô Hồng
Con là tiền
thân của BHD.
Còn cái vụ
nhức nhối con chim, như của Nabokov, GCC cũng đã kinh qua, khi về già,
rất nhiều
lần, khi chợt nhớ lại, một lần nào đó, để xổng con mồi….
Hà, hà!
DẠY ĐỜI TÍ
ĐÊ
Trên Tiền vệ
có một loạt bài vạch ra những lỗi dịch thuật tiếng Pháp của Cao Việt
Dũng. Beo
đánh giá đây là loạt bài hết sức tốt, thậm chí có thể coi như cour miễn
phí, về
tiếng và về văn hóa Pháp, cho những người học tiếng Pháp.
Mở ngoặc,
Beo đọc được sách Pháp ngữ nguyên bản chứ không cảm tính khi đứng về
phía ông
Hà Thúc Lang.
Beo Blog
Bà Beo Béo này
nhiều chuyện, nhưng hình như không nắm được câu chuyện.
Lại còn thòng
thêm cái mở ngoặc nữa chứ, trong khi bên trên, bà viết tiếng Tây,
“cour” miễn
phí.
Hay là bà nhầm “cour” với cua… Beo, cua gái? [Fair la cour]
Hà, hà!
Cái chuyện dịch
sai được người đọc chỉ ra những chỗ sai, là 1 điều vạn hạnh, cho dù bất
cứ lý
do, trường hợp nào.
Ở đây, người sửa sai tính nắn gân dịch giả, vì có hẳn cả 1
chiến dịch, mỗi lần CVD ra cuốn dịch nào, là bèn được chiếu cố.
Cũng tốt thôi.
Nhưng vì người sửa sai
chẳng có tí tốt bụng, chẳng để tên thực [khi thì HTS, khi
thì HTL…]
thành thử, cứ đi một đường cám ơn, và, sẽ sửa những chỗ dịch sai, lần
xb tới.
Chấm hết.
NQT
Chính những
dòng khen tặng nức nở HTL, hoá ra làm hại ông này/bà này: “loạt bài hết
sức tốt,
thậm chí có thể coi như cour miễn phí, về tiếng và về văn hóa Pháp, cho
những
người học tiếng Pháp”.
Nếu như vậy,
thì HTL, là một độc giả rành tiếng Pháp
chỉ cho dịch giả CVD một số sai sót trong khi dịch, hay là 1 nhà phê
bình điểm
nguyên tác của 1 anh Tẩy mà GCC không làm sao ưa nổi, hay là một vì
giáo sư mở
“cour” dậy tiếng Tây miễn phí online?
Đọc những gì
HTL phán loạn cào cào về anh Tây tác giả mới tức cười. Viết 1 bài viết
nhỏ, chỉ
ra những chỗ dịch sai cũng không nên thân, chỉ vì do đố kỵ, muốn hạ
nhục người
khác, có khi còn muốn làm bể nồi cơm nhà người ta, vậy mà cũng có kẻ
khen nức nở,
mà còn phân bua, tôi cũng biết tiếng Tây, không phải vì cảm tính…
Kể cũng rách
việc, nhưng lâu lâu cũng vác ngà voi, chơi!
NQT
Ẩn dụ, âm Hán-Việt, xuất
phát từ chữ Hán: 隐
喻. Ẩn là bí mật, là giấu giếm. Dụ là
tương tự, ví von. Còn được gọi là ám dụ 暗喻.
Cũng như
ẩn, ám là giấu giếm, bí ẩn. Nói ẩn dụ hay ám dụ, nghe bí hiểm. Thực ra,
ẩn dụ
đơn giản chỉ có nghĩa là so sánh ngầm.
THT: Da Màu
Theo như thường dùng trong tiếng Việt, thì ẩn dụ là muốn nói đến từ
metaphor.
Còn ám dụ, allegory.
Hai từ này, ở bên tiếng Anh, khác nhau.
Câu phán, "thực ra ẩn dụ chỉ có nghĩa là so sánh ngầm", theo GCC,
nhảm.
Bởi vì ẩn dụ, như được biết, phải được coi như là một phép tu từ.
Và như thế,
thì đâu chỉ ẩn dụ là… so sánh ngầm. Tất cả mọi hình tượng tu từ thì đều
là so
sánh ngầm hết!
Note:
GCC sẽ viết
tiếp về đề tài này, theo hướng sau đây:
Ẩn dụ như là
1 hình tượng tu từ
Ẩn dụ không
phải là ám dụ.
Ẩn dụ vs Ảnh
tượng.
Cùng lúc viết
về Thơ, Bếp Lửa, Một Chủ Nhật Khác... và TTT .
Ẩn dụ không
phải là so sánh ngầm. Cái định nghĩa, ẩn dụ là 1 từ hoa nhờ đó lý trí
áp dụng để
chỉ vật này, cho vật khác, do 1 tính chất chung làm chúng sát gần nhau,
theo
GCC, đúng hơn.
Hơn nữa, ẩn
dụ còn liên quan rất nhiều tới liên tưởng. Nhìn cái này nhớ cái
kia, thì đâu có phải
là so sánh ngầm?
Nhất Linh tả cả 1 buổi trưa hè, Dũng nhìn qua hàng xóm, thấy 1
cánh áo trắng bay phấp phới trong nắng, thoạt đầu ngỡ ngàng tự hỏi, áo
ai nhỉ,
và bèn nhớ ra là áo của Loan, và bèn còn nhớ ra là Loan đi học Hà Nội,
nghỉ hè,
về quê, và còn ngộ ra là mình yêu Loan, cả 1 dẫy hình ảnh, ẩn dụ, ám
dụ… như thế,
đâu phải để…. so sánh ngầm?
Thực sự mà nói,
THT không biết viết tiểu luận, một phần do cái sự ham đọc, ham trích
dẫn… mà
ra. Phô hàng ra nhiều quá, người đọc không làm sao chọn được hàng xịn.
Một
bài viết dài thòng, cuối cùng, nhảm.
Chỉ cần 1 hình ảnh thôi, 1 vision,
cho 1 bài
viết, là đủ.
Cả 1 chuỗi hình
ảnh mà NL miêu tả trên, chỉ để tụ vào 1 hình ảnh: cánh áo trắng bay
phất phơ gió,
trong 1 buổi trưa hè xứ Bắc Kít, là một ẩn dụ, để "nói lên" cái giây
phút
mặc khải
“anh yêu em”, của Dũng.
Someone
loved me.
Someone was
you!
Hà, hà!
Nhưng phải đến
chót đời thì GCC mới hiểu ra được, trong ‘ẩn dụ’, trong “liên tưởng” -
lấy cái
này, để chỉ cái kia; cái này làm nhớ tới
cái kia - còn có cái gọi là ‘nhân quả” của Phật Giáo: cái này, là nhân,
cái
kia, là quả, hay, ngược lại.
Gấu phát giác ra, cái gọi
là lý thuyết nhân quả, trong ẩn dụ, trong liên tưởng, khi đi tù VC.
Cali
Tháng Tám 201
Đám cưới Gấu,
Gấu tự biên tự diễn. GCC mua 1 cái
hụi, đem tiền xuống nhà gái, lo đám cưới, chẳng thèm nhờ cậy ai. Gia
đình
họ hàng
chẳng ai bằng lòng. Cả họ không bằng
lòng. Rồi cả
họ vô nhà đẻ, coi, thằng bé có giống thằng Gấu không.
Gấu Cái đau
lòng lắm, nhưng sau này, mỗi lần nhớ lại, thì một lần gật gù, đúng rồi,
không
thằng nào làm được chuyện như mày làm hồi đó.
Mày lấy tao, bị tất cả bạn
bè, họ hàng từ bỏ. Vậy mà vẫn khăng
khăng... chọn tao, trong khi thừa sức lấy “con nhà lành, con nhà giàu,
con nhà tử
tế….”.
Lần về lại Sài Gòn, lần
đầu, 2001, gặp lại bà cụ C, cụ còn nói, thằng
Tg
nó bỏ, nếu không, đâu có đến lượt mày!
Gấu Cái thì cũng nói như
thế.
Phải chi mi bỏ ta hồi
đó, thiếu gì thằng cưới ta!
Hà, hà!
Đó cũng là sự thực. Ở nhà
quê, làm gì có nhiều cô đậu Tú Tài 2
như Gấu Cái!
Thiệp cưới, là Gấu Cái
“năn nỉ”, ta cần cho chúng bạn.
Gấu chẳng báo cho ai Gấu lấy vợ, nhưng cả Sài Gòn biết. Ông Thư Trung,
tức TPG
còn đi 1 đường Tin văn vắn trên Văn, chắc để “thông báo” cho đám nữ độc
giả chăng?
Nhưng rõ ràng là ông này chẳng có thiện ý, nhưng Gấu Cái lại thật là
hài lòng về
mẩu tin. Chỉ để khoe, [hay rửa mặt] với bằng hữu, họ hàng, cái này thì
để hỏi lại.
Hà, hà!
Hồi GCC lấy
vợ, thì bà cụ còn cái nhà ở trên Phú Nhuận. Hai vợ chồng với thằng cu
Tuấn ở
căn nhà nhà nước cấp ở cư xá Bưu Điện số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn,
gần Sở
Thú.
Đám bạn bè vẫn
thường xuyên kéo tới đánh phé, như khi chưa lấy vợ.
Một bữa, một
đấng bạn quí, thua sạch túi, bèn hỏi mượn chủ nhà là Gấu Cái, để đánh
tiếp.
Bả từ chối.
Thế là anh ta đi vòng vòng quanh phòng, nhìn thằng bé đang nằm ngủ
trong nôi kế
đó, nói:
-Nè Gấu, sao thằng bé chẳng giống mày tí nào!
Cái ông bạn quí này, sau xin GCC tiền cọc mua căn nhà ở cư xá báo chí
trên Thủ
Đức.
Gấu Cái kể
cho bà cụ nghe. Cụ nói, sao không tống cổ nó ra khỏi nhà!
V/v nhà thơ
& đầu nậu sách, và cuốn "Khiêu Vũ Với Tử Thần".
Ông này mướn
GCC dịch. Đưa trước 1 tí tiền, Dịch xong, ông chê dịch dở.
GCC cũng
bỏ qua, không bỏ qua thì làm gì nhau?
Thế rồi một
bữa đẹp trời, Gấu nhìn lên sạp báo của mình, mình đang đứng bán ở trước
cổng cư
xá số 29 NBK Sài Gòn nhà mình, thì thấy cuốn sách của mình dịch, trong
số những
cuốn Gấu Cái mới mang về.
Thế là bèn
chỉ cho bả thấy.
Thế là bà bèn
tức tốc xuống nhà xb Văn Học, nơi anh đầu nậu kiêm thi sĩ làm việc,
dưới quyền
nhà văn VC Hoàng Lại Giang.
Bả cũng lịch
sự mời ông đầu nậu ra quán nước phân bày.
Vừa nghe anh
ta nói, “cái thằng Gấu ghiền xì ke…” là Gấu Cái bèn phát điên
lên, đang cầm
ly nước
trà nóng quạt hết vô mặt anh ta, mày là thằng nào mà dám gọi chồng tao
là thằng
xì ke? Mày mướn chồng tao dịch sách cho mày, mày chê không in, sao bây
giờ cuốn
sách nằm chình ình trên các sạp sách báo?
Hóa ra là
anh ta không in, nhưng bạn anh ta lại thấy dịch được quá, đem in, cả
hai đều đếch
thèm biết đến thằng dịch, là Gấu Xì Ke!
Ông bạn của
anh đầu nậu, nghe chuyện, hoảng quá, bèn lập tức tới nhà đưa tiền cho
Gấu Cái,
xin lỗi rối rít.
Chuyện tới
tai HLG, ông cho mời Gấu Cái tới, và trước mặt ông, ông bắt tên người
làm, tên Ngụy,
đầu nậu kiêm nhà thơ, phải xin lỗi.
Hà, hà!
|
|