Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



Thơ Mỗi Ngày

Nguyễn Chí Kham
1944 -

Còn Lại

đêm ôm lấy nỗi mong đầy
tình chia mỗi giọng rượu say nửa hồn
đèn khuya hắt vắng chao buồn
chợt im lắng tiếng khuất nguồn vẻ xưa
tìm nhau qua mắt cơn mưa
nghe mờ xa hát bơ vơ ngọt ngào
còn bên nhau một buổi nào
phố hun hút chảy mưa dào dào tuôn.

( VĂN số 118 ngày 15 tháng 11 năm 1968 )

*

NCK & NQT & NDT
& Lý Kiến Cắn's
Văn Hoá Magazine, cc 2006

Nguyễn Tôn Nhan
1947 - 2011 

ĐÀ LẠT

Xuống đồi anh hái vội cành khô
Tặng cho em tượng đá chút sương mù
Hôm nay băng giá như hôm trước
Như hôm nào mưa rét bất ngờ
Rồi anh về thở chẳng ra hơi
Trời quá ư cao đến tím người
Và rừng thông ấy xanh non lắm
Anh chẳng làm sao hết mộng đời.

( Tuần báo KHỞI HÀNH )

Nguồn: Gió O

*

Ðiêu khắc gia Dương Văn Hùng & NQT & NTN
@ Chùa Tây Lai, Cali 3.08

*

*


September

-For Petr Král

I was in Prague looking for Vladimir Holan's house,
the prison-house where he spent fifteen years.
(I thought I'd find it easily, roosters
would guide me and an old priest
in a neatly mended cassock would say:
here lived the poet, and suffering slept here
like a stray cat, hiding once a week
in a fur coat's sleeve.)
                               The light already felt like fall,
the sun was a bit offended. September kissed the hills
and treetops like someone leaving
on a long trip who realizes only at the station
that he's lost his keys.
Inside the labyrinth tourists moved warily,
consulting the black void of their cameras.
The elms' flames floated over parks
like Saint Elmo's fire. Bonfires in gardens
and gray smoke above the earth, the wells.
But chestnut leaves, light and dry,
like a certain kind of unconcerned old age,
kept sailing higher.
What are baroque churches? Deluxe
health clubs for athletic saints.
They didn't want to help me. (Whoever seeks another's home, one handsome,
learned angel whispered,
will never find his own.) No one would help me.
Children shrieked happily
for no reason (full of cruelty just in case).
The wind was full of air, the air full of oxygen,
the oxygen held memories of a trip beyond the sea.
Was I right, were the palaces' walls, yellowed
as from nicotine, absorbed in border disputes?
I couldn't find Holan's house.
Life triumphed, as always, but the dead poet
dwelled in oblivion, in the sparks shooting
from beneath the welder's palm, in my growing exhaustion.
Nowhere, nowhere, nowhere at all.
He comes here, but only at night,
someone finally told me who wasn't there.

Adam Zagajewski: Mysticism for Beginners

Nowhere, nowhere, nowhere at all.
He comes here, but only at night,
someone finally told me who wasn't there.

Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..",

TTT: Trong Đất Trời Nhau


Le Parfum des humanités

Blog NL

Les humanités

Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au collège en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit ; car ce petit bonhomme est une ombre ; c’est l’ombre du moi que j’étais il y a vingt-cinq ans.

Il y a vingt-cinq ans, à pareille époque, il traversait, avant huit heures, ce beau jardin pour aller en classe. Il avait le cœur un peu serré : c’était la rentrée.
Pourtant, il trottait, ses livres sur son dos, et sa toupie dans sa poche. L’idée de revoir ses camarades lui remettait de la joie au cœur. Il avait tant de choses à dire et à entendre.

C’est ainsi qu’il traversait le Luxembourg dans l’air frais du matin. Tout ce qu’il voyait alors, je le vois aujourd’hui.
C’est le même ciel et la même terre ; les choses ont leur âme d’autrefois, leur âme qui m’égaye et m’attriste, et me trouble ; lui seul n’est plus.
C’est pourquoi, à mesure que je vieillis, je m’intéresse de plus en plus à la rentrée des classes”.

Anatole France, Le livre de mon ami, X. Les humanités

"Les Humanités", Gấu nhớ, đã từng được ai đó dịch là "Sự Tồn Cổ".
Cái đoạn văn đầu tiên mở ra bài viết của A France trên đây, đã có 1 thời. gần như bất cứ một học sinh Trung Học, trong có Gấu, thuộc lòng. Sau này, khi viết về BHD, Gấu lại thuổng, khi nhìn em tha thẩn trong vườn Bờ Rô, mỗi lần đưa cô em đến trường, trường Kiến Thiết, ở 1 con hẻm Phan Ðình Phùng gần Chợ Ðũi, trở về nhà. (1)

(1)

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.

Lần Cuối Sài Gòn

*

Bạn đang nhìn bức hình, thì đây là con đường băng qua vườn Bờ Rô, sau lưng bạn là đường Nguyễn Du,
Gấu đang chạy xe solex có em BHD ngồi phía sau, tới trường Gia Long, phía trước mặt. Hà, hà!
Bức hình này, đúng là thời gian đó, cỡ 1966-7.

Tôi sẽ nói cho bạn biết hàng năm bầu trời chập chùng mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ngọn đèn, những chiếc lá úa vàng trong những hàng cây run rẩy; tôi sẽ nói cho bạn biết điều mà tôi nhìn thấy khi băng qua vườn Lục Xâm Bảo những ngày đầu tháng Mười, trời thì hơi buồn nhưng đẹp như chưa bao giờ đẹp như thế;

Ui chao, hình như Gấu, hồi nảo hồi nảo, đã từng tập tành dịch…. 

Xưa rồi Gấu ơi!

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.


My hunger is infinite and my hands always empty.

Down city streets I carry at night the moon on my fingers
and leave my sadness under the windows of unhappy women. 

I would give everything and yet I have nothing.
My hunger is infinite and my hands always empty.

RADE DRAINAC
[1899-1943] 

Drainac was a famous Belgrade bohemian who spent his life in the taverns of the city often playing the violin. He served in the Serbian army in the First World War. His first book Purple Laughter was published in 1920. He wrote three more collections of poetry plus a novel and a war diary. He was influenced by Apollinaire, Cendrars and Esenin. He died of consumption. 

Cơn đói của tôi thì vô cùng, hai bàn tay của tôi thì trống trơn.

Dưới phố, tôi nhón mặt trăng bằng những ngón tay
và để nỗi buồn của tôi ở bên dưới cửa sổ những phụ nữ bất hạnh.
Tôi cho mọi thứ, tuy nhiên, tôi chẳng có gì.

Cơn đói của tôi thì vô cùng, và hai bàn tay của tôi thì trống trơn.


Thỉnh thoảng lại thấy mấy hạt sạn trên TV :

1.

The trembling finger of a woman
Goes down the list of casualties
On the evening of the first snow
The house is cold and the list is long.
All our names are included.

Ngón tay run rẩy của người đàn bà
Chạy dọc theo, không phải
danh sách chiến lợi phẩm,
mà là những mất mát, tổn hại.
Vào một buổi chiều đầu tuyết
Căn nhà thì lạnh, và danh sách thì dài.
Tên của tất cả chúng ta thì đều có trong đó.

List of casualties : Danh sách tổn thất (nhân mạng: những người chết , bị thương, mất tích .. .)

2. Trong một đoạn phỏng vấn Murakami, " To make up one's mind " có nghĩa là " quyết định" (làm một việc gì đó) chứ không phải "đổi cái đầu " . Đoạn ấy đâu rồi tìm không thấy trên mấy bài đang đăng nên không copy and paste được . (1)

Và một số khác, nhưng chừ quên rồi .

K

Tks. Sẽ sửa lại. NQT

Khi dịch “List of casualties”, và “made up your mind”, “lệch pha” như trên, Gấu bị THNM, và nghĩ đến đám… VC.
Chúng đâu cần biết tổn thất, mà chỉ nghĩ đến chiến lợi phẩm. Chúng làm sao "quyết định", nhưng giả như chúng "đổi cái đầu", vờ đi ít lâu văn học hiện thực xạo hết chỗ nói, may ra có khác đi chăng!

Ða tạ. NQT

ps: Và “bà mẹ huyền thoại” của TCS, hẳn là thua bà mẹ trong bài thơ “Chiến Tranh” sau đây, của Charles Simic. (2)

Làm sao mà bằng Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy được !!!

K

Cả hai bà mẹ Mít, Mẹ “giao liên, huyền thoại, che mưa”… và Mẹ Gio Linh, đều thua Mẹ Serbia của Simic.
Một ông da vàng, hát nhạc vàng, mê nhạc đỏ… và một ông" đi và về cùng 1 nghĩa như nhau", cả hai đều lợi dụng thơ và nhạc cho mục đích, mục tiêu cá nhân, để “khuây khỏa” lòng dạ đen tối của họ.
Một, chạy tội, một, “bi thảm hóa thảm kịch”.
Thảm kịch đã khốn nạn rồi, vậy mà còn bi thảm hoá nó, để "ăn khách" hơn lên. "Em" TT, người đẹp trong truyện ngắn Cửa Sau của MT, chẳng đã thú tội trước bàn thờ, mỗi lần hát Mẹ Gio Linh, là mỗi lần khóc ư?

Làm sao so được với thứ thơ ca “thực”, được.

NQT

Cô Tư, trong Một Mối Tình, có phán 1 câu, áp dụng vô đây, thì thật là "thông minh và sáng tạo", để phân biệt giữa nước mắt, thực và giả, giữa giấc mộng đã tan sao ảo tưởng vẫn còn! 

Chợt nó hỏi:

-Sao Dì Út không lấy chồng, Dì ở vậy hoài Ngoại rầu lắm đó."

-Dì còn phải đi hát.

-Dì hát vui hay Dì lấy chồng vui?

Tôi cười, lấy chồng vui hơn, nhưng phải lấy ngay trân người mình thương kìa. Còn đi hát thì không vui không buồn, mơ hồ lắm, thấy cười ha ha chưa chắc đã vui, thấy rặn ra một đống nước mắt vậy mà hổng phải buồn. Có lúc đang ở nhà lại muốn đi, có lúc đang hát ở trên sân khấu vậy tự nhiên thèm về nhà. Bầu hỏi tôi thường đóng vai gì, tôi kể, nhiều lắm, hiền có, ác có, mà toàn vai phụ không thôi... Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng, tôi bảo, nhưng có một vai Dì thèm mà không ai cho đóng, vai gì hả, vai một người bình thường, có chồng, sống với nhau trong căn nhà xưa, cũ kỹ. Buổi sáng, chở mớ rau vườn ra chợ, mua ít thức ăn về nấu bữa cơm trưa, chiều phụ chồng mần cỏ rẫy, chạng vạng chờ chồng từ ngoài đìa vác một mớ bông súng bước vô nhà.... Và để được nghe con trai mình nói với mình những câu chuyện chỉ để dành nói cho má nó nghe thôi. Ừ, Dì chỉ ước có vai bình thường vậy....

Cái thứ nước mắt rặn ra cả đống đó, chính là cái mà đám nhà văn nhà thơ nhạc sĩ Mít mong muốn. Thảm như thế đấy. Ông TCS thì biết gì về bà mẹ huyền thoại. Ông PD thì cũng rứa. Cả đời cả hai ông không dám khóc “thật”, đành làm thứ “xướng ca vô loài” xin tí nước mắt của người đời!

Hai ông làm sao đóng vai một người bình thường?

Trong cái đời thường của nghệ sĩ, người đọc nhận ra họ cũng như mình, cũng có những nỗi đau khổ mình ên, và có những lúc, họ khóc thật, cho riêng họ. Ðây là cái sự khác biệt, cực khác biệt, giữa mũi tẹt và mũi lõ, và chính vì thế mà cái dạng văn học tiểu sử cũng rất được ưa chuộng ở Tây Phương, như qua những nhận định sau đây về Brodsky, trong bài viết The Gift:

Joseph Brodsy và những vận may của sự không may, Joseph Brodsky and the fortunes of misfortune.
Brodsky experienced all the struggles of his generation on his own hide, as the Russians say. His exile was no exception.
Brodsy kinh nghiệm tất cả những cuộc chiến đấu của thời đại của ông, mình ên, như người Nga nói. Cái sự lưu vong của ông thì cũng không ngoại lệ.

Trong khi đó, chúng ta đâu thấy ông PD “vật lộn” với những cuộc vật lộn của thời của ông? Kháng chiến, ông đi, được mấy ngày, bỏ về, vì chịu không nổi cái đói, cái khổ. Ông TCS thì cũng thế, trốn lính, mê VC, sau 30 Tháng Tư, bèn tưởng tượng ra bà mẹ huyền thoại che mưa cho đàn con, trong không có ông, để trình ra cho Hồ Tôn Hiến thấy, để đổi lấy vài ly rượu!

Chẳng ông nào ‘mình ên’ đau cái đau 1 mình, nhưng mà là của chung một thời đại của mình cả.

NQT

Bài viết này, Cô Tư cũng kinh nghiệm tất cả những cuộc chiến đấu của thời của mình, mình ên!

 Tháng Tư

 
Bỗng nhớ tới Simenon.

Cái câu chuyện Simenon nhờ nữ sư phụ Colette phán cho một câu, mà trở thành nhà văn, Gấu đọc, như một giai thoại, vào thời mới lớn, mới tập tành viết, và cứ gật gù mãi, ấy là vì, Simenon học chỉ một chiêu mà thành đạt ghê gớm như vậy, trong khi Gấu được ông anh, thay mặt Trình Giảo Kim trong Thuyết Đường truyền cho tới ba chiêu búa thần, chẳng lẽ không nên cơm cháo gì sao! Bây giờ, vớ được bài phỏng vấn, thì mới thủng chuyện.
Georges Simenon.
Chỉ một mẩu khuyên, a piece of advice, từ một nhà văn mà thật quá có ích cho tôi. Đó là từ Colette. Tôi đang viết truyện ngắn cho tờ Matin, Buổi sáng, và Colette thì là nhà biên tập văn học vào lúc đó. Tôi nhớ là tôi đưa cho bà hai truyện ngắn, và bà quẳng lại, và tôi lại thử nữa, nữa, và cứ thế, cứ thế. Sau cùng, bà nói, Coi nè, nó quá văn chương, luôn luôn quá văn chương. [Look, it is too literary, always too literary]. Vậy là tôi theo lời khuyên của bà. Và đó là điều tôi làm khi viết, và là công việc chính của tôi, khi tôi viết lại, the main job when I rewrite.
Ông muốn nói gì với từ ‘too literary’? Những gì ông cắt bỏ, một số từ này, từ nọ?
Tính từ, trạng từ, bất cứ một từ có đó để tạo hiệu ứng, effect. Mọi câu có đó chỉ như là câu. Every sentence which is there just for the sentence. Bạn biết không, bạn có một câu đẹp, cắt! Mỗi khi tôi thấy một câu như thế ở trong một trong những cuốn tiểu thuyết của tôi, là cắt.
Ông đọc lại theo kiểu đó?
Hầu hết là như vậy.
Chứ không phải chuyện coi lại, chỉnh lại tình tiết [revising the plot pattern]?
Ô, chẳng bao giờ tôi làm chuyện đó. Đôi khi tôi thay đổi tên nhân vật…
Ông phóng viên cho biết, trong phòng ông, có đủ thứ niên giám điện thoại, chỉ để ông tìm tên cho nhân vật
 

Có thể nói, cõi văn thơ nhạc... Mít, thì đều lâm vào tình trạng “ăn mày ăn xin nước mắt”, hơi 1 tí là vãi linh hồn, lúc nào cũng chờ dịp ca sáu câu vọng cổ cả!

Bỗng nhớ những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, thời gian đang đợi thanh lọc. Phúc đức làm sao, nhờ dạy Anh Văn, một đấng học trò một bữa mang tới tặng Thầy cuốn “Hai mươi năm văn học Miền Nam”, của Nguyễn Ðông Ngạc xb, còn có cái tên thật bảnh là “Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta”. Trong có truyện Mộ Tuyết của Gấu Nhà Văn.

Một bà xồn xồn, mê viết văn, đã từng có truyện ngắn đăng trên LV, qua GNV viết thư gửi gấm NNN, bèn mượn đọc, xong, bĩu môi, truyện viết về người em trai tử trận mà bói không thấy 1 giọt nước mắt, chẳng biết "hay nhất" ở chỗ nào!

Gấu viết truyện đó, đúng thời gian lậm Faulkner, trong có những câu gần như thuổng nguyên xi Thầy, và khi chọn, đưa vô tuyển tập, là cũng nghĩ, liệu sau này có người nào nhận ra, đây đúng là thứ văn Mít đang...  thiếu: Một dạng văn học, bề ngoài có vẻ như là 1 thứ báo cáo, report, phóng sự, reportage, gạt bỏ hết "ê mô xườn", emotion…

Sau này đọc Sebald, nhất là những bài có tính chất ký, pha tiểu luận văn học, nhận ra cùng 1 dạng.

Gấu qua được thanh lọc, một phần, là nhớ cuốn sách này.(1)

How many languages do you know?
(Anh biết mấy ngôn ngữ?)

Do đến trại tị nạn sau “tử điểm”, tức là sau thời hạn được “tự động” coi là tị nạn chính trị, những người như tôi phải trải qua một cuộc thanh lọc, qua đó nhà chức trách nước tạm dung sẽ quyết định coi đủ tư cách tị nạn chính trị, hay chỉ là di dân kinh tế.

Thời gian chờ đợi thanh lọc thường trên dưới một năm. Với chúng tôi, nó còn là thời gian “chạy thuốc”: liên lạc thân nhân ở nước ngoài, nếu có, hoặc bạn bè, cơ quan, đơn vị cũ… để xin tiếp tế và lo giấy tờ xác nhận, hoặc làm hồ sơ bảo lãnh.
Nhân đọc một số báo (hình như của lực lượng kháng chiến Hoàng Cơ Minh) ở trong trại, thấy tên nhà văn Trùng Dương, tôi viết thư tới bà, qua địa chỉ toà soạn.

“Thư của bạn tới tôi sau khi đã đi gần hết nửa vòng trái đất,” bà viết thư trả lời, từ một địa chỉ Hồng Kông, do đang được học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa. Bà than giùm, “Bạn qua trễ quá!”
Kèm, là thư của Nguyễn Ngọc Ngạn (khi đó là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại), gửi cho Trùng Dương, chứ không phải cho tôi, “Bạn nhờ tôi can thiệp cho một ông bạn nào đó, nhưng lại quên không cho địa chỉ…”.
Tôi liên lạc. Anh trả lời, gửi tặng sách (cuốn Ý Trời, nguyên tác tiếng Anh, anh là tác giả, The Will of Heaven, chắc là muốn dặn dò khéo: hãy cố lo học tiếng Anh!).
Kèm giấy xác nhận. Là hội viên Văn Bút Việt Nam từ trước 1975.
Sau này gặp, anh cho biết, đã phải nhờ một  tờ báo địa phương lo in giùm, chỉ bốn giấy chứng nhận, với tiêu đề Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thật tuyệt. Bốn tờ xác nhận, cho bốn người, lúc đó đang ở trại tị nạn vùng Đông Nam Á. Ở Thái Lan, có ký giả Hồ Ông và tôi.
Có thể, việc xác nhận là “bổn phận” của anh, với tư cách đương kim chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh loay hoay nhờ cậy người này người nọ “vẽ” giùm cho một “tác phẩm” đẹp tuyệt vời như trên, thật là đáng quí.
Thật sự, nếu gặp một người khác, không phải anh, có thể mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Chả là, trước 1975, do viết ba thứ phê bình điểm sách, khi tuổi còn trẻ, ngựa non háu đá, như các cụ nói,  Gấu tui gây không ít ân oán giang hồ. Cứ nghĩ, nếu gặp một ông, hay một bà, đã từng bị Gấu tui phạng, chưa chắc người đó đã xử sự như Nguyễn Ngọc Ngạn. Hơn nữa, tôi còn nhớ, đúng thời gian đó, một số nhà văn hải ngoại đang vận động ký tên danh sách yêu cầu nhà nước Việt Nam thả nhà văn Dương Thu Hương [thời gian 1990 -1992, hình như vậy]. Trên tờ Làng Văn, có bài viết về trường hợp này, của Nguyễn Ngọc Ngạn. Anh cho rằng, cái việc khóc người hàng xóm, trong khi bà con thân nhân của mình đang bị kẹt ở trại tị nạn, và có nhiều nguy cơ bị trả về cho ông nhà nước xi-xi, là một việc làm cần xét lại.

Tôi gặp Hồ Ông tại trại cấm Sikiew, do anh tới trại trước, và đã trải qua thanh lọc. Anh dặn tôi, khi đi thanh lọc, phải nổ. Và nổ thật dữ. Đừng khiêm tốn. Không được quyền khiêm tốn!
Anh lấy thí dụ, tay thanh lọc đã hỏi anh:
-Ông có nghĩ, ông là một ký giả nổi tiếng, chống Cộng, và rất nguy hiểm cho chế độ hiện thời ở Việt Nam?
Hồ Ông trả lời:
-Đúng như vậy. Riêng về trường hợp nổi tiếng, tôi có thể chứng minh liền lập tức. Khi thuyền tị nạn chúng tôi tới bờ biển Thái Lan, đài truyền hình địa phương đã cho phóng viên tới gặp, và phỏng vấn tôi.

Ngoài tờ giấy xác nhận của Văn Bút, tôi có thêm được một tài liệu quí giá cũng chẳng kém: cuốn "Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam", còn có tên thật nổ là "Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta", do Nguyễn Đông Ngạc xuất bản. Trong, có hình tôi, và vài dòng tiểu sử. Cuốn này tôi cũng tình cờ gặp được ở trong trại. Chủ nhân cuốn sách, một học trò học tiếng Anh của tôi, đã tặng luôn cho thầy, làm tài liệu thanh lọc.

Phỏng vấn thanh lọc, thường do một sinh viên luật Thái Lan đảm trách, với một thông dịch viên,thưòng là một người Việt ở Thái Lan. Như đa số ở đây, họ đều có cảm tình với miền bắc. Nhà thường có treo hình ông Hồ. Nhưng cảm tình hay không cảm tình, nói chung, họ cố dịch trung thực những gì họ nghe, và hiểu được.

Trong cuộc phỏng vấn thanh lọc, có mấy chi tiết thật lý thú liên quan tới “văn chương” có lẽ cũng nên viết ra ở đây, để bạn đọc cùng thưởng thức.

Nói chung, thường rất khó mà hiểu được, người phỏng vấn tin hay không tin, những câu trả lời. Và thường ra, họ giữ một bộ mặt hết sức khách quan, phải nói là dửng dưng, lạnh lẽo, suốt buổi hỏi cung. Riêng trường hợp của tôi, khi nghe tôi nói là nhà văn, anh sinh viên luật nhìn phần lý lịch ghi trên tờ phiếu cá nhân trong hồ sơ Cao Uỷ Tị Nạn, và không qua thông dịch viên, hỏi thẳng bằng tiếng Anh:
-Anh nói anh là nhà văn, nhưng anh viết thứ gì?
Nhớ lời dặn của Hồ Ông, tôi cho tới luôn:
-Tôi viết truyện ngắn, và phê bình văn học.
Anh nhìn lại tờ lý lịch và nói:
-Tôi cho anh nói lại. Ở đây, thấy ghi anh học hết trung học, có một văn bằng đại học. Anh nói anh làm thơ, viết truyện ngắn, tôi tin. Nhưng phê bình văn học, tôi không tin. Tôi cho anh nói lại.
-Tôi mê văn chương từ hồi nhỏ, lại may mắn biết chút ngoại ngữ, nên có đọc văn chương thế giới, và có chút khiếu về phê bình văn học.
-Anh học tiếng Anh ở đâu, bao nhiêu năm?
-Tôi học hồi trung học, và sau đó có làm cho một cơ quan thông tấn nước ngoài.
-Anh nói, anh có chút hiểu biết về ngoại ngữ, anh biết mấy thứ tiếng?
-Tôi biết ba thứ tiếng.
-Trong này chỉ ghi tiếng Anh?
-Tôi biết tiếng Pháp nữa.
-Như vậy mới có hai, làm sao anh nói ba?
Tới lúc đó, tôi cũng hết còn bình tĩnh, và hỏi lại:
-Ông quên tiếng mẹ đẻ của tôi ư?
Anh ta chợt mỉm cười.
Tôi nghĩ, trong số những người bị phỏng vấn, có lẽ tôi là người độc nhất được hưởng một nụ cười như vậy!
[Sách Quí 2]

(1)

 Như lính giữa rừng

Tôi và N. ngồi giữa vườn cây trong lúc hai bà len lỏi giữa lối đi thời gian dẫn về một làng da đỏ tại vùng Bắc Mỹ 500 năm trước đây với tất cả nền văn minh, lối sống của họ, nay được thu nhỏ lại để trình bày cho du khách. N. trước năm 75 là một giáo sư trung học, ngoài ra còn viết văn, làm xuất bản. Thời gian tụi này ở trại cấm Thái Lan, anh thường gửi tiền, và cùng một vài người bạn can thiệp, vận động mong cho tụi này qua được thanh lọc.
Tuyển tập truyện ngắn do anh xuất bản năm 1974, trong có bài, hình ảnh cùng vài dòng tiểu sử tụi này tình cờ gặp được trong đám người chung số phận, không ngờ thật hữu ích khi thanh lọc. Tấm hình Cao Lĩnh chụp vào một buổi chiều tại Sở Thú Sài-gòn là tấm hình độc nhất đánh dấu những ngày cá nhân tôi mê mải với những chữ.

N vẫn còn phong độ, nghĩa là vẫn đẹp trai, vẫn còn những nét lỉnh kỉnh như cái ống vố, cách bập bập thuốc, như để giữ ấm hơi đời, ở cõi người lạnh giá này. Và anh vẫn còn đam mê làm nhà xuất bản, vẫn muốn có dịp qui tụ một số cây viết, trong một cuốn sách có những dòng chữ đẹp như những bức hình của Cao Lĩnh ngày nào. Tôi nói với anh, có những cuốn sách tạo nghiệp. Cuốn trước, trong lời tựa, anh coi đây là vốn liếng một đời cho quê hương, cho bạn bè. Chưa đầy một năm, Cộng Sản thôn tính Miền Nam.
Bây giờ anh lại lăm le làm xuất bản, biết đâu cái nghiệp lần này khá hơn, tụi mình lại có dịp ngồi lai rai ở Quán Cái Chùa, tại Sài-gòn.

Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người.


Thảo Trường, giỗ đầu

*

Thảo Trường by Choé


Murakami par Obs

Haruki Murakami's cult trilogy 1Q84 poised to take the west by storm
US stores open late to cope with demand for translation of Japanese author's 1,000-page book
When Haruki Murakami's trilogy IQ84 was first published in Japan, it sold more than 1m copies in two months.


TTT 2011


Cali 8, 2011

*

Lãng & Quyên, cc 2003

Trong danh sách những món ngon Bắc Kít, Gấu quên hai món, bún chả, và chả giò.
Chị Giậu, bà chị họ của Gấu, vợ nhà văn nhà báo Nguyễn Hoạt, Hiếu Chân, gần như suốt những năm ở Miền Nam, nuôi gia đình, nhờ sạp bún chả, trước là ở Chợ Vườn Chuối, sau dời về Chợ Trương Minh Giảng, khi chuyển nhà tới Cổng Xe Lửa Số 6, đường này.
Còn cái món chả giò, thằng em trai của Gấu mê lắm, thành thử mỗi lần giỗ, bà cụ không bao giờ quên món này, sau thành lệ.


A Critic at Large
The Gift
Joseph Brodsky and the fortunes of misfortune.

by Keith Gessen May 23, 2011

A Note on Brodsky and Ukraine

А что до слезы из глаза—нет на нее указа, ждать до дргого раза.

Meaning, roughly: “As for the tears in my eyes/ I’ve received no orders to keep them for another time.”




*