Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]


The Fading Dream of Europe
NOTES ON A VOICE: JOAN DIDION
Remembering the evils of the past: Keeping the flame
GOODBYE TO BRICKS AND MORTAR

Madame_NCK_Exile


Madame Nhu 1
2

"I've Done My Share”

Sác Lô @ Berlin

Nguyễn Quốc Chánh, Two Poems

A Deluge of New Vietnamese Poetry

 




Thăm Cha Brisson 10.8.2010

*

Jennifer @ Paris 2011



Thơ mỗi ngày

SUBMERGED CITY

That city will be no more, no halos
of spring mornings when green hills
tremble in the mist and rise
like barrage balloons-

and May won't cross its streets
with shrieking birds and summer's promises.
No breathless spells,
no chilly ecstasies of springwater.

Church towers rest on the ocean's floor,
and flawless views of leafy avenues
fix no one's eyes.

And still we live on calmly, humbly-from suitcases,
in waiting rooms, on airplanes, trains,

and still, stubbornly, blindly, we seek an image, the final form of things
between inexplicable fits
of mute despair-

as if vaguely remembering something that cannot be recalled,
as if that submerged city were traveling with us, always asking questions,

and always unhappy with our answers –
exacting, and perfect in its way.

Adam Zagajewski

Thành phố chìm

Thành phố đó không còn nữa, không còn những vầng hào quang
của những buổi sáng mùa xuân, khi những ngọn đồi xanh run rẩy trong sương mù
và dâng lên như những trái banh tạo thành 1 con đập –

và Tháng Năm đâu còn lướt qua những con phố của nó
với những đàn chim cười ngặt nghẽo và những hứa hẹn mùa hè.
Không say mê nghẹt thở,
không cực lạnh giếng nước ngầm.

Những tháp nhà thờ nằm nghỉ trên sàn biển,
Và những cái nhìn toàn mỹ những đại lộ rợp lá
sẽ chẳng bắt mắt ai.

Và chúng ta vưỡn sống ở đó, trầm lặng, khiêm tốn  - từ những chiếc va li
trong phòng đợi, trong máy bay, xe lửa,

và vưỡn, bướng bỉnh, mù lòa, chúng ta tìm một hình ảnh,
vóc dáng sau cùng của sự vật,
giữa những mẩu không làm sao giải thích được của sự chán chường câm nín -  

như thể mơ hồ nhớ một điều chi không thể nào nhớ lại được,
như thể thành phố chìm du hành cùng chúng ta, luôn luôn hỏi những câu hỏi
mà nó tkhông hài lòng với những câu trả lời của chúng ta –
đúng, hoàn hảo theo cách của nó.

Zagajewski on Rilke


Thời Sự Hình

Hãy cẩn thận, về điều này: Anh chiến đấu vì cái gì - và có thể nhờ vậy, anh sẽ có được nó.
Châm ngôn Nga.

D.M Thomas: Solz, thế kỷ ở trong ta

Ui chao, đúng là cái cảnh tượng đám tinh anh VC đi biểu tình: Chúng ăn cướp Miền Nam, là để được như thế!

Cảnh sát Ngụy chưa từng ngang nhiên đạp vô mặt người biểu tình như cớm VC. Chúng chưa đến nỗi mất hết nhân tính như thế.
Mấy tên VC nằm vùng nhìn hình có thấy nhục không?


ON PASTERNAK SOBERLY

TO THE MEMORY OF A POET

Like a bird, echo will answer me.
B.P. (Boris Pasternak) 

1.

That singular voice has stopped: silence is complete,
And the one who spoke with forests has left us behind.
He turned himself into a life-giving stalk of wheat
Or the fine rain his songs can call to mind.
And all the flowers that hold this world in debt
Have come into bloom, come forward to meet this death.
But everything stood still on the planet
Which bears the unassuming name. . . the Earth. 

2.

Like the daughter of Oedipus the blind,
Toward death the Muse was leading the seer.
And one linden tree, out of its mind,
Was blooming that mournful May, near
The window where he told me one time
That before him rose a golden hill,
With a winged road that he would climb,
Protected by the highest will.
1960

Akhmatova

Boris Pasternak: 1890-1960, renowned Russian poet and novelist.

2
Oedipe aveuglé guidé par sa fille,
La muse l'a conduit jusqu'à sa mort.
Un tilleul fou, auprès de ma fenêtre
A fleuri seul en ce mai de douleur,
Juste à l'endroit où il m'avait confié
Qu'il voyait serpenter devant ses yeux
Un sentier d'or aux ailes déployées
Où le gardait la volonté des cieux

Traduction Michel Aucouturier. Revue des Belles-Lettres, mars 1996.

Pasternak, ed Quarto Gallimard

Tưởng nhớ một nhà thơ

Like a bird, echo will answer me.
Như một con chim, tiếng dội sẽ trả lời tôi
B.P. (Boris Pasternak)

1.

Cái giọng đặc dị đó đã ngưng: im lặng tất.
Và người từng trò chuyện với những rừng cây đã bỏ chúng ta lại phía sau.

Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa mịn màng mà nh
ững bài hát của chàng làm nhớ về.
Và tất cả những bông hoa đã cầm giữ thế gian này như món nợ
đồng nở bung ra và đồng tới với cái chết đó
Nhưng mọi vật thì vũ như cẩn trên hành tinh
mang tên Trái Ðất.

2.

Như cô con gái của Oedipus mù,
Bà Chúa Thơ dẫn nhà tiên tri tới cái chết,
Và một bông đoan, như phát khùng,
Nở rộ, vào Tháng Năm đau buồn đó,
Ở gần nơi cửa sổ, nơi nhà thơ đã có lần tâm sự với tôi,
Trước mặt nhà thơ mọc lên một ngọn đồi vàng
Một con đường vòng vèo,
với những cánh mở rộng,
nhà thơ có thể leo lên nó,
được che chở bằng một ý chí thần thánh.

D.M.Thomas cho biết, Hamlet, ngay từ thoạt kỳ thuỷ của thời đại Stalin, đã bị cấm. Tuy không chính thức, nhưng đám cận thần đều biết, Stalin không muốn Hamlet được trình diễn. Trong một lần tập dượt tại Moscow Art, Stalin hỏi, có cần thiết không, thế là dẹp. Vsevolod Meyerhold, đạo diễn, người ra lệnh Pasternak dịch Hamlet, đành quăng bản dịch vô thùng rác, nhưng ông tin rằng, nếu bất thình lình, tất cả những kịch cọt đã từng được viết ra, biến mất, và may mắn sao, Hamlet còn, thì tất cả những nhà hát trên thế gian này đều được cứu thoát. Chỉ cần diễn hoài hoài kịch đó, là thiên hạ ùn ùn kép tới đầy rạp. Tuy nhiên, cả đời ông, chẳng có được cơ may dựng Hamlet.

Nguyễn Huy Thiệp phải đợi 30 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, phải đợi chính đứa thân yêu của ông ngập vào ma tuý, mới nhìn ra vóc dáng ông hoàng Đan Mạch, và sứ mệnh bi thảm của hắn: Giết bố!
Ui choa, chẳng lẽ cái cảnh biểu tình, là để… giết ông bố Bắc Kít?
Amen!


"Un homme est passé

"FADING LIGHTS IN MUMBAI

Diễm Xưa @ Mumbai

Note: Ðọc bài viết này, thì lại nhớ những ngày mới vô Sài Gòn, và những rạp ciné của nó

Rushdie's Mumbai


Thủ Thiêm


The Thousand and One Nights

Trên Blog Gỗ Mun có dịch một đoạn bài viết về Ngàn Lẻ Một Ðêm của Pamuk.
Gấu có đọc bài này. Cách đọc của Pamuk thua xa cách đọc của Borges, và bài của Borges là 1 trong những tuyệt vời viết về tuyệt tác này.
Gấu đọc Ngàn Lẻ Một Ðêm từ hồi còn con nít, thì ai chắc cũng vậy, và còn giữ được hai kỷ niệm thật là tuyệt vời về nó.
Một, là về "Ali Baba và 40 tên trộm", về anh chàng biết được mật mã mở kho tàng của 40 tên trộm, "Hạt Vừng Mở Ra", « Sésame, ouvre-toi !».
Vô nhìn thấy vàng bạc châu báu nhiều quá, lo nhặt nhạnh thu gom nhiều quá, mê quá, đến nỗi quên mẹ mất mật mã, và đành chờ đám cướp về…

Có vẻ như Gấu bị chuyện này ám ảnh khủng khiếp đến nỗi sau này, mỗi khi có dịp "Hạt Vừng Mở Ra", về bất cứ thứ gì, tình yêu, sex, tri thức...  là đều luôn luôn cảnh giác, nè, coi chừng, đừng để bội thực, quên mẹ mật mã!
Ngay cả cái chuyện “nhớ” cũng thế; cái gì cần nhớ thì Gấu mới nhớ, cái gì nghĩ không cần, là cho quên luôn, vì chỉ sợ nhớ nhiều quá, thành.. khùng!

Khủng đến nỗi, là Gấu đọc bất cứ cái chi chi, là cái máy “gạt” hoạt động liền tức thì, và liền lập tức lọc giùm Gấu, cái gì không cần nhớ, không cần giữ!
Sau này, khi biết đến cái gọi là rác, là spam… của PC, thì Gấu bật cười mà gật gù, cái này ta biết từ lâu rồi.

Kỷ niệm thứ nhì liên quan đến một bà bạn của bà cô, cũng Me Tây.

Một trong những câu chuyện mở ra Ngàn lẻ, thuật hai anh kẻ trộm, cùng quyết định đi ăn hàng ở một nơi khác, xa hẳn cối xay đã từng ăn quẩn. Và cả hai thế nào lại trọ chung 1 quán, và mến nhau đến độ cùng nhau dùng bữa, và đến lúc lôi đồ ăn mang theo ra bày lên bàn, thì lạ làm sao, mỗi đấng có 1 nửa con gà quay, ghép lại thì thành 1 con gà.
Hóa ra là hai anh trộm, một trộm ngày, một trộm đêm, có cùng 1 bà vợ!

Bà bạn của bà cô của Gấu, me Tây như cô của Gấu, có hai ông chồng Tây, bà ở với 1 ông từ đầu tháng tới giữa tháng, nửa tháng sau thì qua ông chồng thứ hai!

Bà này là bà con của cái gia đình mà mỗi tháng Gấu tới đó lấy tiền trả tiền cơm, thời gian ở trọ bên Thủ Thiêm, học trường Hồng Lạc ở đường Sương Nguyệt Anh. Lớp Ðệ Nhị. Thi Tú Tài 1, đậu, vô trường công, học Ðệ Nhất, lớp B.8, ngay ở cổng trường, nhà trường là 1 cái góc đất sau trường Chu Văn An, gọi là Xóm Nhà Lá, sau trở thành Trung Tâm Học Liệu.

Thú vị là, hai anh sau đó thi tài, đứa nào nhất thì được quyền lãnh trọn cô vợ!

Năm học Ðệ Nhất B. 8 đó, Gấu quen bạn C, em nhà thơ TTT. Bạn đưa về nhà giới thiệu, thấy ông anh ngồi ở 1 góc phòng khách, co cả hai chân lên cái ghế, chẳng thèm để ý đến chuyện gì khác, Gấu giật mình, nhìn ra tương lai của mình: Sau thì ta cũng thế!
Và thế thực!


UNDER EASTERN EYES

Và cuộc lưu vong, phát vãng xứ người, ra khỏi khối u, hộp đau, cục uất đó, bây giờ ám ảnh Solzhnitsyn. Với con người mãnh liệt bị ám ảnh này, có một cảm quan thực, qua đó, sự nhập thân nơi Gulag đem đến vinh quang và sự miễn nhiễm ở Tây Phương. Solz ghét Tây Phương, và cái sự la làng lên của ông về điều này thì chỉ khiến người ta dửng dưng và… vô tri. Cách đọc lịch sử của ông theo lý thuyết thần học Slavophile thì cực rõ. Cuộc cách mạng Pháp 1789 thăng hoa những ảo tưởng thế tục của con người, cuộc nổi loạn hời hợt của nó chống lại Chúa Ky Tô, và mạt thế luận. Chủ nghĩa Mác là hậu quả tất nhiên không thể nào tránh được, của cái thứ tự do bất khả tri này. Và chính con vai rớt, khuẩn trí thức, “đặc mũi lõ” đó, được đám trí thức mất gốc, phần lớn là Do Thái, cấy vô máu Gấu Mẹ vĩ đại, là nước Nga Thiêng, the Holy Russia. Gấu Mẹ vĩ đại sở dĩ nhiễm độc là do những rất dễ bị tổn thương, và hỗn loạn của hoàn cảnh, điều kiện một nước Nga sau những khủng hoảng quân sự lớn 1914. Chủ nghĩa CS là một nhạo nhại của những lý tưởng thực sự về đau khổ, tình anh em đã làm cho nước Nga được Chúa chọn. Nhưng 1914 chứng kiến một nước Nga nhếch nhác, thảm hại tàn khốc, và vô phương chống lại cơn dịch của chủ nghĩa duy lý vô thần.
Từ đó, chúng ta nhận ra tầm quan trọng khủng mà Solz đánh vào năm đầu của cuộc Thế Chiến, và sự giải quyết của ông, để làm bùng nổ ra mọi khía cạnh vật chất và tinh thần của 1914 [một mùa Thu năm qua cách mạng tiến ra], và của những sự kiện đưa tới [Tôi nói đồng bào nghe rõ không] Tháng Ba, 1917, trong một dẫy những “sự kiện- giả tưởng” khổng lồ.
Nhưng trong cái khoa nghiên cứu quỉ ma này, Lenin đặt ra 1 vấn đề mà Solz cũng đã từ lâu quan tâm tới. Chủ nghĩa Mác có thể là thứ bịnh [quỉ] của Tây Phương và Hê-brơ [Do Thái], nhưng Lenin là một Trùm Nga, và chiến thắng Bôn sê vích chủ yếu là của ông ta. Rõ ràng, trong những bản viết đầu tay của Solz đã có những dấu vết chứng tỏ, một cá nhân con người, như là tác giả những bài viết, chống lại 1 hình tượng như là Lenin.
Trong một nghĩa chỉ có tí phần có tính ám dụ, Solz hình như cảm ra được rằng, ý chí, ước muốn kỳ quặc và viễn ảnh của riêng ông có gì xêm xêm của Lenin, và, cuộc chiến đấu cho linh hồn và tương lai của nước Nga, sẽ là cuộc tử đấu giữa ông và người tạo ra hệ thống Xô Viết: Trời cho mi ra đời là để dựng nên Xô Viết, còn ta, để huỷ diệt nó. Và tiếu lâm thay, đúng như 1 cú của định mệnh, thiên đường không đi, mà cả hai cùng hẹn nhau, không cùng lúc mà là trước sau, lần lượt: Solz thấy mình ở Zurich, cũng trong tình trạng lưu vong, với Lenin, là trước cú tận thế 1914. Solz đã đi 1 chương về Lenin trong “Tháng Tám 1914”, và còn dư chất liệu cho những tập kế tiếp mà ông đặt tên là “Knots". Nhưng cú tính cờ Zurich thì quá giầu có để mà bỏ đi. Từ đó, xuất hiện Lenin ở Zurich (nhà xb Farrar, Strauss & Giroux).

Kết quả thì không tiểu thuyết mà cũng chẳng luận văn chính trị, mà chỉ là một bộ, set, những điểm xuyết nặng ký, in depth. Solz nhắm “lên sơ đồ, hoạch định, tìm ra” những sở đoản, điểm bại, tử huyệt của Lenin. Tin tức về Cách Mạng Nga đến với Lenin trong kinh hoàng, theo nghĩa, ông hoàn toàn ngạc nhiên đến sững sờ. Ðầu óc thiên tài quỉ quyệt với những âm mưu gây loạn của Lenin khi đó chỉ nhắm tạo bất ổn ở Thuỵ Sĩ và đẩy đất nước này vào 1 cuộc chiến.

Ngồi ăn sáng mà Lenin buỗn nẫu ruột. Người quậy tứ lung tung cố moi ra tiền vỗ lớn cái bào thai cách mạng. Người nhức đầu vì một người đàn bà khác trong cuộc đời khổ hạnh của Người, nàng Inessa Armand cực phấn kích, làm rùng mình, và chấp nhận “lệch pha ý hệ” ra khỏi nàng, và điều này có nghĩa là một đệ tử của Thầy bị ăn đòn!
Trên hết, như Solz, đích thị xừ luỷ, Người nhận thấy cái sự khoan thứ, rộng luợng đã đư
ợc khử trùng và trở thành trong suốt của chủ nhà Thụy Sĩ khiến Người trở nên khùng:

Cả Zurich, chừng ¼ triệu con người, dân địa phương , hay từ các phần khác của Âu Châu, xúm xít ở dưới đó, làm việc, trao đổi công chuyện, đổi tiền, bán, mua, ăn nhà hàng, hội họp, đi bộ, lái xe lòng vòng, mỗi người mỗi ngả,   mỗi cái đầu thì đầy những ý nghĩ, tư tưởng chẳng có trật tự, chẳng hướng về đâu. Trong khi đó, đứng trên đỉnh núi, Người biết cách hướng dẫn họ, và thống nhất thành một mối ước muốn của họ.

Ngoại trừ điều này:  Người đếch có tí quyền lực cần thiết. Người có thể đứng trên đỉnh Zurich, hay nằm trong mồ, nhưng không thể thay đổi Zurich. Người đã sống hơn một năm ở đó, mà mọi cố gắng của Người đều vô ích, chẳng có gì thay đổi.

Và, kìa, chúng lại sắp hội hè nữa kìa!

Lenin trở về Nga, trong cái “xe đóng khằn” trứ danh, vi sự đồng lõa của nhà cầm quyền hoàng gia Ðức, và bộ tướng lãnh (họ mong làm sao chiến tranh đừng xẩy ra tại Nga). Nhưng Lenin chẳng hề có tham vọng này. Nó là từ cái đầu của Parvus, alias Dr. Helphand, alias Alexander Israel Lazarevich. Mặc dù cả một cuốn tiểu sử hoành tráng của Z.A. Zeman và W.E. Scharlau, “Tên mại bản cách mạng”, "The Merchant of Revolution", chúng ta chẳng biết chi nhiều, và rõ ràng, về ông này. Một nhà cách mạng a ma tưa, nhưng tầm nhìn đôi khi vượt cả của Lenin. Một tay gây vốn thiên tài cho Bolsheviks, nhưng còn là gián điệp nhị trùng, tam thùng, đi đi lại lại giữa các phần tử, đảng phái Thổ Nhĩ Kỳ, Ðức, và Nga. Ăn diện bảnh bao, dandy, người của muôn phương, cosmopolite, chàng bèn liền lập tức bị mất hồn và sướng điên lên vì chủ nghĩa khổ hạnh đến cuồng tín của những đường hướng của Lenin. Tòa villa sang trọng, giầu sang mà Parvus xây cho chính ông ta ở Berlin, và vào năm 1942, chết ở đó, sau này được Himler sử dụng để đi một đường “giải pháp chót” [nhổ sạch cỏ] cho giống dân Do Thái.

*

Bài điểm cuốn sách mới nhất về Solz, trên tờ Điểm Sách London, 11 Sept, 2008
Nhiệm vụ của Solz: Solz's Mission.
Nhiệm vụ gì?
Chàng ra đời, với số mệnh làm thịt Xô Viết, cũng như Lenin, ra đời, để xây dựng nó!
Like any prophet - like Lenin... he knew himself born to a historic destiny... In the end, his mission, like Lenin, succeeded. In fact, one might say that it succeeded at Lenin's expense, a triumphant negation of Lenin's success.
Cuốn sách khổng lồ, về tiểu sử Solz: gần 1 ngàn trang, với những tài liệu mới tinh, từ hồ sơ KGB.

Một David vs Soviet Goliath
What a fighter!
Chàng dũng sĩ tí hon chiến đấu chống anh khổng lồ Goliath Liên Xô mới khủng khiếp làm sao. Niềm tin của chàng mới ghê gớm thế nào: Tao lúc nào cũng đúng!
Chính trại tù đã làm nên Solz. Nhờ lao động cải tạo mà ông được cứu vớt, mất đi niềm tin Mác xít Lêninít, và tìm lại được niềm tin Chính thống giáo khi còn nhỏ, và nhận ra lời gọi [the calling]: ta sẽ là một ký sự gia của trại tù và kẻ tố cáo hệ thống Xô viết [the camps’ chronicler and the Xoviet system’s denouncer]
Đây có lẽ là cuốn tiểu sử mới nhất, đầy đủ nhất [sửa chữa những sai sót trước đó về Solz]. Và tuyệt vời nhất. Tin Văn sẽ scan bài điểm hầu quí vị!
*
Nhìn ra số mệnh của Solz như thế, và gắn nó với số mệnh của Lenin như vậy, thì thật là tuyệt. Mi sinh ra là để hoàn thành Xô Viết, còn ta sinh ra để huỷ diệt nó, và tố cáo với toàn thế giới cái sự ghê tởm, cái ác cực ác của nó.