Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

*

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]


Chân Dung Nga

Enrique Vila-Matas

Luận về tiểu thuyết

]
















 





*

*

Chúc Mừng sinh nhật Jennifer Thảo Trần
10.3.2012


Thơ Mỗi Ngày

ANTENNAS IN THE RAIN

The salesgirl in a shoe store on the rue du Commerce, Vietnamese,
she tells you kneeling, I come from boat people.
I switched on the shortwave radio: someone sobbing in Bolivia.
Christ's face in S. Luigi dei Francesi.
One thing is sure: the world is alive and burns.
He read Holderlin in a dingy waiting room.
Boat people-the only nation free of nationalism.

Bài thơ thần sầu này, GCC cứ lần lữa hoài, không dám dịch. Cứ sờ sợ, Cứ hồi hộp. Không hiểu tại sao.
Lại nhớ hồi còn con nít, ở xứ Bắc Kít, mỗi lần ăn cơm, được người lớn ban cho cục thịt, không dám ăn, cứ phải giấu xuống đáy bát, chờ đến giờ chót, thì mới đem ra ăn, và ăn thì cũng rất ư là dón dén, dè xẻn, chỉ sợ hết!
Ui chao, cái bài thơ hay quá làm nhớ đến cục thịt hồi còn nhỏ!
Hà, hà!

To K:

Không phải anh Gấu bad, nhưng anh sống thật với lòng mình quá, nghĩ gì là nói liền . Và cái tài liên tưởng thì khỏi nói .

Tks

NQT



  Huế Mậu Thân

@ London

Chez Tin Văn


TTT 2012

TTT
có hoa có cỏ và lệ đá
có tiếng xuân về gọi vang vang
có ai về gióng hồi chuông mới
khép lại một lần với lưu vong

Đài Sử


Szymborska


Ghi chú trong ngày

Có lẽ chưa bao giờ trong xã hội Việt Nam sự hấp dẫn giới tính của người phụ nữ được tinh giản thành công về hai bộ phận cơ thể, chân và ngực, như bây giờ.

PTH

Thú thực GCC không ngửi được câu văn trên.
Sự hấp dẫn giới tính là cái quái gì?

Văn của bà này rất độc, theo GCC.
Lạnh và độc.
Mấy bài mở blog của bà, chửi VC mà chẳng độc sao?

Khác hẳn GCC.
Hà, hà!

GCC chưa hề viết độc về VC.
Không lạnh, không độc, không thù, không hận, nhưng cay đắng, thì có.
Thê lương, cũng có.

Câu văn trên, ít ra viết như vầy:

Chưa bao giờ trong xã hội VN, cái đẹp cơ thể của người phụ nữ lại được đẩy lên đến cực điểm như bây giờ, nhất là ở hai bộ phận, chân và ngực [trật tự của hai từ này thì còn tùy].

Theo GCC, đây là sự thái quá của bây giờ, so với ngày xưa: Vào thời kỳ chiến tranh, phụ nữ Bắc, do phải thồ hàng nặng quá, nên người cứ lùn tịt xuống, mất cả ngực lẫn chân.

Tởm nhất, là mỗi lần Sến phán, là cả một lũ thi nhau hít hà, đăng đi đăng lại, blog này blog nọ.


Hoa cho Bùi Hằng

Cái bài viết của ông nhà văn Quê Choa đang được hải ngoại, trong có Bi Bì Xèo, bộ lạc Cờ Lăng, diễn đàn Hậu Vệ... khen nức nở, dởm, theo GCC.

Dởm nhất, là ở điểm này:
Tác giả sợ VC quá, sau khi viết lại càng sợ, bèn đóng cửa tiệm, viện lý do "cơm áo không đùa với khách thơ".

Nhưng, điều này mới khốn nạn, thay vì ông ta, và những phần tử tinh anh của Bắc Kít, Trung Kít… như ông, quay mặt nhìn vào lăng Bác Hồ, và sau đó điểm mặt Bắc Bộ Phủ, chúng ông sẽ cho tụi bay 1 trận, thì ông ta… nhờ, vái... Ông Giời:

Trời đã thấy rất rõ điều đó. Họ có thể coi khinh sự phỉ nhổ của nhân dân nhưng họ không thể không sợ trời. Và nhất định trời sẽ cho họ một hậu vận thảm hại. Nhất định là như thế, lưới trời lồng lộng, họ làm sao mà chạy thoát.  Chị hãy tin như vậy đi và hãy nở một nụ cười.

Một lũ vô thần mà kêu Ông Giời, tiếu lâm như thế, chửi bố thiên hạ như thế, mà cũng khen um lên.
Kêu Ông Giời, thì cũng có nghĩa là chịu thua lũ ác, đành để cho nó muốn làm gì thì làm.
Nhè VC mà phán, chúng không thể không sợ trời!


Hannah Arendt đã từng cảnh cáo đám “vừa đéo vừa run” [xin lỗi nói tục, vì ông này nổi tiếng trên chốn giang hồ do & nhờ viết tục] như ông Quê Cha này rồi:

 
Salvation or Ruin?
Cứu Rỗi hay Điêu Tàn? 

Trong một xã hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể tránh khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu tàn mới là điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng làm sao tiên đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý chí của con người. 

[Mô phỏng Hannah Arendt, trong Franz Kafka: A Revaluation, trong Essays in Understanding 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New York: In a dissolving society which blindly follows the natural course of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the liberty and the will of men]. 

Chỉ một khi thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu chuộc được.
NQT

Source

Nhân chuyện Quê Choa, GCC bỗng nhớ đến 1 đoạn trong Đông Ki Xốt, do Manguel kể, trong A Reading Dary, và “phiếm”:

Don Quixote, trên đuờng hành hiệp, thấy 1 thằng bé bị chủ trói vô gốc cây, đánh đập tàn nhẫn. Hỏi, người chủ nói, nó bị đánh vì lười biếng, chứ không phải vì đòi tiền luơng chủ không trả. Don ra lệnh cỏi trói, và trả tiền lương cho thằng bé, thì chủ than, không mang theo tiền, chờ về nhà lấy. Thằng bé biết, nếu theo chủ về nhà, không có Don, thì từ chết đến bị thương.
Và đúng như thế, Don vừa lên ngựa đi, là thằng bé lại bị buộc vô cây ăn đòn tiếp.
27 chương sau đó, Don gặp lại thằng bé, và Người bèn khoe khoang với bàn dân thiên hạ, về vụ giải cứu, thằng bé năn nỉ Don, lần sau đừng làm chuyện như vậy nữa, nếu lại thấy nó gặp chuyện không may.
Anh bồi Sancho bèn tặng thằng bé 1 mẩu bánh mì, một miếng phó mát, trước khi từ giã, và nói, hãy cầm lấy, bởi vì cái sự rủi ro của mi, có phần trách nhiệm ở tụi này.
Manguel “phiếm”: Cái bất công, cái ác thì tràn lan, và chúng ta thì bất lực, không làm sao thắng nổi, đó là ‘vấn đề’.

Và ông kết luận bằng câu của Gide, khi nghe tin Gandhi bị ám sát:
“Như thể Chúa bị đánh bại”.
"It is as if God had been defeated."

Theo GCC, câu than của Gide, là đúng vào trường hợp nước Mít. Cả cuộc chiến đẹp đẽ như thế, đẻ ra lũ khốn kiếp như thế, chẳng đúng là Ông Giời bị đánh bại, là gì?
Tụi mày làm thịt tao rồi, bây giờ lại vái tao ư?

Hà, hà!



*

Bài viết "Cette Guerre", "Cuộc chiến này", chưa từng in ấn của Thomas Mann làm nhớ... TTT:

“À plus de trois mille lieuses de distance, un Allemand s'obstine en vain à se demander ce que peuvent penser ses compatriotes..”
Cách hơn ba ngàn dặm, 1 trong những đứa con tư sinh của một miền đất, khăng khăng tự hỏi, cái lũ VC Bắc Kít, chúng nghĩ gì! 

Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu? [Tựa BL]

*

Vào cuối thập niên 1930, thủ đô Paris, miếng mồi ngon của những hồ nghi và của quỉ sứ, en proie aux mêmes doutes et démons, như phần còn lại của Cựu Lục Địa, nhưng còn là đất hứa, bếp lửa trí thức, un foyer intellectuel, của những nhà văn chọn lưu vong, như Walter Benjamin.

GCC tưởng tượng ra cái cảnh TTT ngồi thư viện Hà Nội, đọc Mác xít, chờ “di tản”, (1) và cảnh GCC, ngồi thư viện Gia Long Sài Gòn, liền sau đó, những ngày sau 1954, chờ...  cuộc chiến hứa hẹn những điều khủng khiếp, và trong khi chờ, đọc Hồ Hữu Tường, “Con thằn lằn chọn nghiệp”, đọc… Trần Đức Thảo, [mấy thứ này là sách cấm, cũng như sách Mác Xít mà TTT đọc ở thư viện HN, bà cụ Chất biểu Gấu, nó đọc Mác Xít nhiều quá, đến nỗi bị ghi tên vào Sổ Đen. Nên nhớ TTT là giáo sư dậy Mác Xít ở Đại Học Đà Lạt], thực sự là chép, những trang tiếng Tây, như chép Kinh Phật, Bí Kíp… vì làm sao mà đọc, cuốn Phénoménologie et matérialisme dialectique (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng). [Minh Tâm. Paris 1951].
Ui chao hồi đó sướng thật, chỉ tiếc 1 điều, tiếng Tây tệ quá!
Và tất nhiên, nhớ BHD!
Hà, hà!

(1)

Bếp Lửa, "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.

Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa "vô thường", và chút hơi ấm của nỗi chết (l'existence de notre acceptation entre la vanité et la tièdeur de mort). Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra...

“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”

Quỳnh Giao.

Hai cái tít Ung Thư, và Nỗi Chết Không Rời, như trên cho thấy, là từ câu của Malraux, G nhớ đại khái, hình như trong La Voie Royale, mais accepter vivant la vanité de son existence, comme un cancer, vivre avec cette tièdeur de mort dans la main.

Tuy nhiên, cái tít Mắt Bão, tên một cuốn tiểu thuyết mà ông tính viết, như trong thư riêng gửi “đảo xa” của nhà thơ, cho biết, là của… Gấu!

Nhớ, lần ngồi Quán Chùa, GCC nói với ông anh, mình sẽ viết 1 cuốn tiểu thuyết đặt tên là Mắt Bão, trung tâm của bạo động, nhưng bất động, đúng cái cảnh GCC ở trên đỉnh cồn, là Đài Liên Lạc VTD thoại quốc tế, gửi hình chiến sự trên toàn cõi Miền Nam, đi khắp nơi trên toàn thế giới, tức là ngồi ở mắt bão..., ông anh gật gù, gợi ý thêm, mi phải đọc sách...  địa lý, thì mới khui ra được những cái tít thần sầu.

Chắc là thấy thằng em chẳng viết viếc [làm đệ tử Cô Ba mà viết khỉ gì nữa], ông anh bèn lấy cái tít và tính viết giùm thằng em chăng?

Chắc là không, vì cuốn mà ông tính viết, như thư riêng gửi “đảo xa” cho thấy, thì vẫn là thời của ông, và Hà Nội, trước 1954.

Một câu hỏi, có tính 'tâm linh', liên quan tới cái việc cắt bỏ những năm tháng cải tạo của TTT, trong đời ông, khi đưa cây thơ TTT vô Văn Miếu.
Liệu đây là một việc làm tuyệt vời, theo nghĩa, thơ của ông, nhất là những dòng thơ ở đâu xa, khi hoàn thành, là hoàn toàn thoát ra khỏi cõi đó, cõi tù, hay hơn cả cõi đó, cõi đời?
Chúng, như hạc vàng "đi mất từ xưa", như rồng "được điểm nhãn", "nhất khứ bất phục phản"?

Theo cái nghĩa mà Bonnefoy nói về thơ, D.M. Thomas nhận định về Dr. Zhivago.
Hay, TTT nói về cõi thơ tù.


“  ...There is another, more recent poetry which aims at salvation. It conceives of the Thing, the real object, in its separation from ourselves, its infinite otherness, as something that can give us an instantaneous glimpse of essential being and thus be our salvation, if indeed we are able to tear the veil of universals, of the conceptual, to attain to it".
["Có một thứ thơ khác, gần đây thôi, nhắm sự cứu rỗi. Nó cưu mang Sự Vật... trong sự tách rời của nó ra khỏi chúng ta... trong cõi khác vô cùng của nó... nếu cần phải xé toạc bức màn vũ trụ, bức màn quan niệm để có cho được."
Bonnefoy

Bác sĩ  Zhivago không chính trị một cách lộ liễu, như nhiều người tại Tây Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền Xô Viết nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người đối với chế độ. Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết sức lớn lao, thực hơn nhiều, so với bất cứ  một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely greater and more truthful than any political system, let alone a creed built on millions of deaths, slave labor, and a dead and a meaningless language].
D.M. Thomas: Solz, thế kỷ trong ta

Đẫm mình trong thời gian "không lịch sử", hay đúng hơn, lịch sử ở bên ngoài, người ta khám phá ra rằng, những ngày, những tháng đều không phương hướng, không mục đích, trần trụi. Tuyệt đối trần trụi. Sự không hiện hữu (inexistence) của cuộc sống đem đến sự bình an ở bên trong. Cõi thơ êm đềm ngự trị ở bên trên sự bình thản của vũ trụ. Từ đó, mỗi bài thơ là một thời gian khép kín, tách ra khỏi chuyển động của cuộc sống. Thời gian bất thần, của nỗi kinh hoàng, trở thành thời gian cô đọng; chẳng có chi khác biệt, giữa kìm hãm, và bay bổng.

Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù

Source

Cũng cái ý của Quỳnh Giao, trên, Steiner viết về tác phẩm 1984, của Orwell, và về mẫu tự cảm tính "K", của Kafka.

Bằng cách chọn cái tít 1984, Orwell ký tên và lấy 1 mẩu thời gian cho mình.
[By opting for Nineteen Eighty-Four, George Orwell achieved an uncanny coup. He put his signature and claim on a piece of time. G. Steiner: Killing Time]

Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người. (1)

Và nếu như thế, thì TTT cũng đã xén một mẩu thời gian, 1954, để ký tên tác phẩm của ông.



*

GCC có gần như đủ sách truyện của ông này. Cuốn mới tậu gọn nhẹ, đi đâu dễ mang theo. Trong có bài về Kẻ Xa Lạ của Camus, GCC chưa được đọc!  

Thực sự, có hai lý do khiến GCC vồ liền cuốn của Vargas Llosa: Ngoài bài về Camus, còn 1 bài về Lolita. Đọc thoáng đã thấy đã, và có thể, còn làm giầu thêm, nhiều, cho 1 "BHD vs Lolita"  của GCC sắp xuất hiện trên Tin Văn.

Bởi vì cho đến bây giờ, chưa ai nhìn ra, Lolita, như 1 tuổi thơ Nga đã mất của Nabokov, như 1 BHD và xứ Bắc Kít của Gấu già!



Già mà vẫn còn nói dóc quá xá

Thursday, March 8, 2012 1:57 AM

FROM:

TO:

Tình cờ lang thang trên Google tìm tài liệu về Lolita, đọc được 1 câu từ trang Tin Văn:
"Bởi vì cho đến bây giờ, chưa ai nhìn ra, Lolita, như 1 tuổi thơ Nga đã mất của Nabokov, như 1 BHD và xứ Bắc Kít của Gấu già!"

Ông nói thế thì nói dóc quá xá. Cái ý đó có từ khuya rồi. Ông ít đọc mà ông lại coi trời bằng vung.
Ông thử gõ hàng chữ "lost childhood" nabokov lolita lên Google thì sẽ thấy ngay 12,100 kết quả.

Trên mạng bán sách Amazon ở Canada người ta cũng đã viết công khai:
"Humbert does not actually love Lolita herself, but he loves her for the fact that she resembles his lost childhood love"
http://www.amazon.ca/Lolita-Vladimir-Nabokov/dp/0679723161

Ở một trang mạng khác người ta cũng viết:
"Nabokov is at pains to point out that his sorrow is not for loss of his estate and fortune, but for the loss of his childhood"
http://www.ardis.co.uk/fiction/nabokov.htm

Hôm nay tôi đọc cuốn "Figurations of Exile in Hitchcock and Nabokov" của Barbara Straumann, ở trang 52 cũng có viết:
The nostalgia for a "perfect childhood" also underpins the refrigeration of exile as a loss of childhood in Speak, Memory (and in The Real Life of Sebastian Knight and Lolita).
Thôi đi ông. Già rồi, hết chuyện gì làm hay sao mà nói dóc quá xá vậy?
A.L
[Canada]

Phúc đáp:

Cám ơn bạn. Đúng như bạn viết, đây là do ít đọc, coi trời bằng vung, chứ không phải là nói dóc.
Sự thực, Gấu chỉ tính nói đùa.
Bởi vì, trên TV đã từng viết về Nathalie Sarraute, và cái tuổi thơ Nga đã mất của Bà, và cái ý nghĩ tuổi thơ đã mất của Nabokov, là Gấu “thuổng” từ đó. (1)
Chưa kịp viết ra thì đã được bạn nhắc nhở.
Đây cũng còn là do ỷ y. Giả như vô Google thì đã biết rồi.
Trân trọng

NQT

(1)

Kỷ Niệm

Đọc số báo đặc biệt về Đứa bé & Nhà văn, [Phụ trang văn học của tờ Le Monde], Gấu thấy Gấu, ở trong thằng bé chưa thành nhà văn Camus: cũng có một ông bố bỏ đi mất tiêu. Số phận ông bố của Camus thì quá rõ ràng, ông tử trận. Còn ông bố của Gấu thì bị một đấng học trò thủ tiêu, nhưng thực sự ra sao, thì chẳng ai hay. Thế rồi Gấu lại thấy tuổi thơ của mình sao giống của ‘em’ Nathalie Sarraute, bị một miền đất chôm mất!

Đọc, bồi hồi nhận ra, hình dáng trong trí tưởng tượng về một BHD, là từ cái tuổi thơ bị Miền Bắc giam cầm đó.
Một cách nào đó, có thể nói, BHD bước ra từ cái bóng của… Lolita.

1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần Cuối Sài Gòn
*
Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó!
Khủng khiếp nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em miệt vườn làm vợ, cái xứ Bắc Kít trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một em Bắc Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD của mi ở trong em đó!
*
Un Exil Fondateur
Một Lưu vong, Trùm.
Dans toute l'œuvre de Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée.
Trong tất cả tác phẩm của Nathalie Sarraute vang vọng lên tuổi trẻ Nga của bà, bị chôm mất!

Ui chao, không lẽ đây là BHD?
Alors, cette petite fille a un réflexe très étrange: elle tue sa mémoire. On lui a volé son pays, eh bien, elle tue les souvenirs de son pays. C'est fini pour elle. Elle est morte, haute comme trois pommes.
Và nàng có một phản ứng thật lạ: nàng làm thịt hồi ức của nàng. Người ta chôm mất của nàng một xứ sở, vậy thì nàng làm thịt tất cả những kỷ niệm về miền đất đó!
*
Un Exil Fondateur
Dans toute l'œuvre de Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée.

Il était une fois Nathalie Sarraute. Il était cette petite fille, le front droit, les yeux attentifs, Nathalie, quelque part en Russie.
Le début du siècle. Sa Russie est là, de tous les côtés, autour d'elle. Par-dessus la barrière de bois peinte en vert et les gros soleils aux pétales jaunes et aux graines noires, il y a, dans la maison de bois découpé comme une dentelle, derrière la fenêtre aux rideaux très blancs, un chat noir qui ne dort pas, mais qui fait semblant, et, dans une grosse bonbonne sombre transparente, la confiture de fraises, les fraises ronndes ou pointues nagent, aussi netttes que des billes, dans le sirop rouuge. Sous les rayons penchés du soir, la couche de neige bleu et rose est l'édredon qui garde au chaud l'herrbe de la route, parce que la route, à Ivanovo, n'est pas de pavés ni de terre, mais tout en herbe.
Dans la maison, aux murs faits de troncs d'arbre tout ronds et gris posés les uns sur les autres, plane un silence d'une qualité inoubliable, un silence poudreux, céleste, et sur ce silence, les paroles se posent en douceur, comme en secret: «Mam, gdié ? .. », «Vot, tak ... », « Potchimou ... » ...
Et, d'un coup d'un seul, la petite fille se retrouve dans la chambre sans vie, sans couleur, d'un appartement, dans une rue qui n'a pas le moindre caractère, à Paris. Les sons y cassent les oreilles.
Alors, cette petite fille a un réflexe très étrange: elle tue sa mémoire. On lui a volé son pays, eh bien, elle tue les souvenirs de son pays. C'est fini pour elle. Elle est morte, haute comme trois pommes.
Mais elle est là, encore, avec son front droit et ses yeux attentifs, assise par terre, jambes repliées, dans un coin de la chambre noire et, comme rappelle Nathalie Sarraute qui aime bien les phrases toutes faites parce qu'elles sont plus humbles, «petit poisson deviendra grand ».
A partir de ce jour-là, la petite fille dépaysée, dépossédée, l'enfant déportée, se ferme presque une fois pour toutes à plusieurs franges d'ondes, plusieurs franges de sensations. Elle ne perçoit plus les gens, les choses de la vie que dans un vide de limbes, fantomatique. Et, désormais, un seul «phénomène» va lui parvenir, va l'atteindre, la toucher, la blesser, la surprendre: c'est les mots qu'elle entend. Les mots qui sont dits près d'elle.
Tout se passe comme si ces paroles « précipitaient» en elles-mêmes, agglutinaient en elles-mêmes, phagocytaient l'ensemble des autres sensations visuelles, tactiles, gustatives, et même auditives, que Nathalie Sarraute s'interdit, dont elle se prive volontairement puisqu'on l'a privée de ses confituures de fraises et du chat noir dans la fenêtre, de sa neige rose et bleu et du silence de son isba.
Ce ne sont pas les mêmes paroles. Ce n'est pas du russe, c'est du français. Ce sont des mots plus secs, aux arêtes plus coupantes, et lui chantent moins. Et ces paroles tombent de partout, montent de partout, comme si les gens, ici, ne savaient vivre que par elles, aller et venir que par elles, se sentir être que par elles. Nathalie est révulsée et aimantée par ces paroles, qui occupent le champ entier de ses facultés perceptives.
Il faut bien reconnaître que l'une des choses les plus étonnantes de la vie, c'est lorsque vous surprenez, dans la rue, dans un autobus, dans un café, deux personnes qui parrlent, qui parlent d'affilée, sans pause, de n'importe quoi, comme des machines, sans presque s'écouter l'une l'autre, comme si le nœud crucial, le nerf central du corps humain, et de la conscience, c'était ça : produire à tout prix des mots, et avoir à portée de la main quelqu'un pour les écouter. Comme si les paroles, même creuses, même inutiles et nulles, existaient plus que les personnes, avaient pris leur place, ici bas.
Et il y a, partout, sans cesse, mille autres situations, mille autres emplois, des paroles: les paroles de piège, de tentative d'investissement, de blessure maligne, de farfouillage indiscret ...
A lire Nathalie Sarraute, oui, nous saisissons mieux qui nous sommes, et comment nous nous y prenons pour nous débrouiller dans nos jours. Mais, avant tout, nous tombons sous l'emprise de la voix unique de Nathalie Sarraute, une voix plutôt lente, plutôt calme, d'un rythme assez régulier, comme si elle «parlait pieds nus» dans un chemin de campagne, épousant les formes vivantes du sol.
Il semble pourtant que l'emprise de la voix de Nathalie Sarraute, il semble, disons carrément les choses, que notre amour de Nathalie Sarraute, tienne à une autre raison: c'est que dans chaque page, dans la plus petite page qu'elle écrit, se serrent, blottis, muets, tremblants, bruissants, souriants ou en larmes, tous les souvenirs qu'elle a tués, toute cette enfance qui lui fut volée, et que, même dans son livre nommé Enfance, elle n'a pas dite. Chaque fois que Nathalie Sarraute aura desserré les lèvres, elle les aura gardées fermées sur un secret, sur la plus grande souffrannce. Chaque fois qu'elle a parlé, elle s'est tue.
MICHEL COURNOT (23 juillet 1986)

Source

Gấu già, sắp xuống lỗ, sau khi BHD đã bỏ đi xa, không chỉ một, mà tới hai lần, vào một lúc thất thần, [xuất thần thì cũng rứa], bỗng giải ra được cái nghi án, tại làm sao mà vào phút cuối cùng bỏ chạy quê hương [Sài Gòn], lại cố mang theo cuốn Lolita của Nabokov.

Il était une fois Nathalie Sarraute. Il était cette petite fille, le front droit, les yeux attentifs, Nathalie, quelque part en Russie.

Ngày xưa có cô bé BHD, có vầng trán thông minh, có làn da đen nhẻm, có chiếc răng khểnh, có cặp mắt nhìn tra hỏi, tại làm sao mà mi yêu ta, mà đúng là mi yêu ta, nhìn cặp mắt lé của mi là ta biết liền…

Hà, hà!


Alexander the Great

“What if we gave countries their freedom, then conquered them again?”
Hay là chúng ta cho tụi Ngụy tự do, rồi lại mở thánh chiến, để cứu… Đảng?


Beckett: Storming for Beauty
March 22, 2012
John Banville

Banville điểm “Thư Gửi Bạn Ta” của Beckett

Seventeen copies sold, of which eleven at trade price to free circulating libraries beyond the seas. Getting known.
—Krapp’s Last Tape

In 1969, when news came that her husband had been awarded the Nobel Prize for Literature, Suzanne Beckett is said to have exclaimed, “Quelle catastrophe!” She knew her man.

“Ever tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better.”
Worstward Ho

Note: Cái tít này, Worstward Ho, NTV đã từng dịch là “Tiến Lên Tàn Mạt.”

Nhưng Ho, ở đây, làm liên tưởng đến Bác Hồ, và những tiếng la trên toàn thế giới, vào thời kỳ đó, "Ho, Ho, Ho!", và như thế, cái tít còn tiên đoán sự tàn mạt của xứ Mít.

Lạ thay là sự liên tưởng!
[To K. NQT]

« Đúng là 1 thảm họa », Gấu Cái than, khi GCC được Nobel.
Hà, hà!

Tôi muốn tình tôi

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Bản tiếng Anh của chính tác giả:
I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me

Bản của Gấu:

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu

Beckett một thoảng nhớ
Tôi muốn tình tôi


*

The death of chick lit?

Như mọi thứ văn học ô mai dành cho tuổi hồng, lúc thoạt đầu thì nhộn lắm. Nhưng 10 năm không gặp là tình đã cũ, và văn chương cho tớ 1 cái vé đi...  nhà thổ nổi lên thay thế.
Một cách nào đó, mảng văn học dành cho thiếu nữ tuổi choai choai, kể như quá đát.



*

NQT & NTK

Café Hương Xưa 1972

Cả 1 thời làm đệ tử Cô Ba, nhờ bạn NTK mà còn được tí kỷ niệm tuyệt vời này!
Lần đó, hẳn là tháp tùng ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son, dự tiệc gì đó, ra về ghé quán cà phê.
Bởi là vì ít khi GCC phải thắt cà vạt lắm, những ngày ở Sài Gòn.
Hương Xưa?
Hình như 1 quán ở Gò Vấp.

Bài viết của NXT quên không giải thích “căn nhà mặt trời mọc” nghĩa là gì. Như trong Wiki cho biết, thì đây có thể chỉ nhà tù, nơi người tù là người đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc, hoặc, cũng nhà tù nhưng dành cho gái điếm bị giang mai, cũng là nơi điều trị bịnh.

The real house

Various places in New Orleans, Louisiana have been proposed as the inspiration for the song, with varying plausibility. The phrase "House of the Rising Sun" is often understood as a euphemism for a brothel, but it is not known whether or not the house described in the lyrics was an actual or fictitious place. One theory speculated the song is about a daughter who killed her father, an alcoholic gambler who had beaten his wife. Therefore, the House of the Rising Sun may be a jail-house, from which one would be the first person to see the sun rise (an idea supported by the lyric mentioning "a ball and chain," though that phrase has been used as slang to describe marital relationships for at least as long as the song has been in print). Because the song was often sung by women, another theory is that the House of the Rising Sun was where prostitutes were detained while they were treated for syphilis.

Nhưng nhà thơ quên, và điều này thật đáng tiếc, bản nhạc này, và GI, và cuộc Mít.
GCC nghe nó đúng vào thời kỳ này, dính “ken” đậm, và gặp lại nó, trong nhà tù VC, qua 1 anh bạn, cũng mê bản nhạc phải nói là thật khủng khiếp. Anh này còn là nhạc sĩ [không phải nhạc sĩ NP, bạn GCC, đã mất, quen nhau ở nhà tù Bangkok trên TV đã từng nhắc tới]. Chuyên chơi nhạc phục vụ GI trong các snack bars, ghiền nặng như GI cũng vì vậy.
Anh ta thuộc lời nhạc, và đã từng thủ thỉ hát cho Gấu nghe.
Bạn nghe nó ở trong tù VC thì mới đã.
Vừa nhớ cuộc chiến, vừa nhớ những thú đau thương mà nó mang lại, vừa nhớ Sài Gòn, vợ con, gia đình.


Đám thanh thiếu niên ồn ào, náo động là lũ chúng tôi đó dần dần rã ra cùng với mùa hè kết thúc, và rồi những cơn bão lodos chợt tới với thành phố, quất túi bụi lên những bến cảng vào mỗi tháng Chín, đuổi chạy có cờ mấy chiếc thuyền buồm, ghe máy chậm chân. Trong khi mưa cứ thế trút xuống, Bông Hồng Đen, lúc này đã mười bẩy tuổi, chẳng biết làm gì cho qua thì giờ, bèn ghé thăm căn phòng mà tôi thường ngồi vẽ, vào những giờ phút trọng đại như thế, tôi ban cho nó một cái tên thật xứng đáng với nàng: xưởng họa của tôi. Tất cả những bạn bè của tôi cũng thỉnh thoảng ghé, cũng bầy đặt thử tài hội họa, này, đưa tao cây bút chì, cho tao tờ giấy vẽ, trong khi nhìn với cặp mắt đầy nghi ngờ những cuốn sách của tôi, và chuyện này thì cũng chẳng có gì là lạ, so với tai tiếng của Gấu. Như tất cả hầu hết đám chúng tôi sống ở Thổ nhĩ kỳ thời kỳ này, giầu hay nghèo, nam hay nữ, Bông Hồng Đen cũng cần chuyện vãn để cho qua ngày, và đỡ buồn.

Tình Đầu

26.6.2010

Đọc "Istanbul"  bỗng dưng thấy nhớ Việt Nam, nhớ những ngày xưa kinh khủng.

HÂ.

Tks. NQT

*