Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Nhật ký | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tưởng niệm | Tiểu thuyết | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Lướt Tin Văn Cũ | Kỷ niệm, kỷ niệm
Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết |Ghi chú trong ngày|  Thơ Mỗi Ngày| Nhật Ký Cũ
*


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]
















 



 Ai Tín

(1942-2011)

Note: GNV có gặp NKL hai lần, qua NTV, ở Montreal. Ông học Văn Khoa Sài Gòn, cùng promo với PKT, hình như vậy.
Xin được phân ưu cùng gia đình và cầu chúc linh hồn ông sớm siêu thoát.

NQT


Jackie Memoir

*

Có 1 điểm trùng hợp lịch sử:
 Bà Nhu không hề nhắc tới cú đám tướng lãnh âm mưu làm thịt hai ông Diệm & Nhu.
Cũng thế là Jackie, khi đám con của bà đốt sạch hồ sơ vụ Kennedy bị ám sát


Thơ Mỗi Ngày

Tuesday, September 20, 2011 3:53 AM

Tưởng tượng khi mình là hạt bụi

Chủ nhật lên chùa dự cầu siêu
Khoanh chân ngồi dưới đất buồn hiu
Sau lưng những vành khăn tang trắng
Quấn hờ giữa sợi muối sợi tiêu 

Tưởng tượng mai kia thành tro bụi
Mình chắc vờn quanh nhành ngọc lan
Sẽ lăn giữa những vồng hoa cải
Sẽ theo suối đổ tự trên ngàn 

Mình sẽ lang thang như cánh bướm
Sẽ trôi như ngọn gió mùa thu
Sẽ nằm trên đỉnh thông cao ngất
Sẽ bơi theo tiếng sáo vi vu

Mình sẽ thả mình trên ngọn lúa
Sẽ sà bên bếp lửa ngày đông
Sẽ đậu trên nắng chiều sắp úa
Sẽ vào trong mộng một người dưng 

Mình sẽ nằm đầy phím dương cầm
Trong góc một căn phòng bỏ không
Góp nhặt từng âm thanh vất vưởng
Trên bốn bức tường đã lặng câm 

 Mình sẽ lơ mơ nhìn trăng chiếu
Trên mái hoàng thành một thuở xưa
Nghe rêu, nghe cỏ ru nhè nhẹ
Văng vẳng câu hò mái nhị đưa …  

Nhưng … lỡ như mình là hạt bụi
Dính trên lưng áo lính phương xa
Thấm giọt mồ hôi cay nắng gió
Nghe súng dồn theo nhịp nhớ nhà 

Nếu lỡ như mình là hạt bụi
Chờ khô trên má trẻ ngu ngơ
Đang ngồi đợi mẹ trên thềm đất
Một nắm cơm là một giấc mơ ... 

Một mai nếu khi mình nằm xuống
Muốn làm hạt bụi cũng không xong
Phật độ đưa về miền Cực Lạc
Lòng chắc buồn tênh, tội cõi trần ... 

Xếp lại tờ kinh trả lại chùa
Chuông mõ đã im từ bao giờ
Chỉ có khói nhang còn nhẹ tỏa
Và mình, hạt bụi đứng lơ ngơ

Đặng Lệ Khánh

“Remember me, whispers the dust”.

['Hãy nhớ tôi, hạt bụi DLK thầm thì']

Peter Huchel, Brodsky trích dẫn,
trong Ca Ngợi Buồn Phiền, In Praise of Boredom


Wednesday, September 21, 2011 11:20 AM

Lâu mới quay lại, thấy Tin Văn hôm nay thật phong phú, đầy giọng ông Gấu, dễ ghét và rất có giá trị, bèn gửi mấy hàng thăm ông và ca ngợi. Người có đầy người ngưỡng mộ, (fan) uy tín và nổi tiếng, như ông Gấu thì chẳng cần xem thêm / nghe thêm mấy lời tẹp nhẹp của một anh già vô danh, duy, tôi muốn nhờ ông chút chuyện nên cứ mạnh bạo viết lấy lòng (nhưng thật tình) như thế … xin ông ...

Số là, tôi mê bản dịch bài thơ Barbara của Jacques Prevert của ông anh TTT của ông mà nay tôi để lạc mất đâu đó không tìm ra bản dịch tài hoa ấy, chợt nghĩ chắc ông Gấu có thể giúp, bèn, xin ông post lên trang nhà của ông cho tôi được một lần nữa nhớ những xúc động thời trẻ dại được đọc tuyệt phẩm ấy.

Cảm ơn ông và kính chúc ông bà và bảo quyến an hảo.

Ða tạ.

NQT

TV post lên đây, hy vọng có độc giả nào còn giữ được bản dịch Barbara của TTT.
Trong khi chờ đợi chúng ta đọc bản dịch của TTS

BARBARA
Jacques Prévert

( Bản dịch : Thân Trọng Sơn )

Barbara hỡi, em hãy nhớ
Cơn mưa dầm trên thành phố Brest ngày xưa
Em bước đi sũng ướt
dưới mưa
Cười tươi tắn hân hoan rạng rỡ
Barbara hỡi, em hãy nhớ
Hôm trên thành phố Brest mưa triền miên
Ta gặp em ngoài phố đường Xiêm
Em nở nụ cười rạng rỡ
Và ta cũng rạng rỡ nụ cười
Barbara hỡi, em hãy nhớ
Em với ta chưa từng gặp gỡ
Em với ta chẳng hề quen nhau
Em hãy nhớ
Ngày xưa ấy dẫu sao
Em hãy nhớ, đừng quên.

Có chàng trai trú trước cổng nhà
Réo gọi tên em
Barbara
Em chạy đến dưới làn mưa xối xả
Mình đẫm ướt vui tươi hớn hở
Ngã vào tay chàng trìu mến thương yêu
Chuyện này, Barbara hỡi, em hãy nhớ
Và đừng phiền lòng khi ta dịu dàng
xưng gọi anh – em
Với người ta yêu, ta luôn nói
tiếng ngọt mềm
Dẫu chỉ mới một lần gặp gỡ
Và ta thân thiết với mọi kẻ yêu nhau
Dẫu ta với họ đã quen biết gì đâu.

Barbara hỡi, hãy nhớ
Em đừng quên
Cơn mưa ngoan hiền hạnh phúc đó
Trên khuôn mặt em hân hoan
Trên thành phố bình an
Cơn mưa trên mặt biển
Trên xưởng tàu
Trên con tàu ven đảo Ouessant.

Hỡi Barbara
Cuộc chiến tranh xuẩn ngốc xiết bao
Còn em giờ đã ra sao
Dưới trận mưa lửa thép
Dưới trận mưa máu trào
Và người từng siết chặt em trong tay
Tha thiết ngày nào
Hiện sống còn đã mất hay biền biệt âm hao
Hỡi Barbara.

Brest hôm nay trời vẫn mưa triền miên trên phố
Như cơn mưa dầm thuở đó
Nhưng chẳng giống ngày xưa , nay sụp đổ cả rồi
Mưa bây giờ tang thương áo não
Đâu còn là cơn mưa giông bão
Mưa sắt thép máu đào
Mà chỉ là mây tự trời cao
Mây lụi tàn
Như những con chó mất dạng
Dưới làn nước trong thành phố Brest
Rồi giụi chết ở nơi xa
Xa, xa hẳn Brest
Thành phố chẳng còn lại chút dấu vết. 


*

Ông Nguyễn Khoa Điềm viết trên blog Quê Choa:

Lập thân mến,
Mình có xem bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Hà Vũ mới vẽ tặng Đại tướng nhân dịp ông tròn 100 tuổi. Bức tranh đẹp, rất xúc động. Mình có làm bài thơ gửi trang mạng “Quê... Đại tướng” của Lập.
Chúc an vui. NKĐ

BỨC CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH GIÀ

Những giọt nước mắt
Thật buồn
Thật lặng lẽ
Trước bức chân dung
Người lính Điện Biên vừa tròn trăm tuổi
Của một người tù.

Trận chiến Lịch Sử
Đã phá tung mọi xiềng xích?

Người họa sĩ trẻ
Từ sau song sắt
Vẫn bình tâm
Dành lòng biết ơn
Không dứt
Cho một người lính già.

19.9.2011
Nguyễn Khoa Điềm

*

Đỗ Trung Quân bình:
Bức chân dung của đại tướng Võ Nguyễn Giáp được vẽ bởi một tay thực sự chuyên nghiệp. Anh Cù Huy Hà Vũ. Anh rất có tài!
Bài thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm, rất tiếc phải nói thật lòng, xin ông đừng giận. Đấy chỉ là những dòng “cảm tưởng có vần”, thường thấy ghi trong những sổ cảm nghĩ đám ma hay đám cưới.
Thưa ông!
Nó không phải là thơ ạ!

Đỗ Trung Quân
Sài Gòn tháng 9/2011

Bình loạn của Gấu Cà Chớn

Bài thơ trên rất hay, và đứng về phiá lề trái, phản động.
Con số 100 năm, 1 đời người, là “chìa khoá” của bài thơ.
Võ tướng quân tròn 100 tuổi.
Cả cuộc đời của Người dâng hiến cho Cách Mạng

Thề Phanh Thây Uống Máu Quân Thù:
Ðứng Vùng Lên Gông Xích Ta Ðập Tan.

Như thế thì làm sao còn có người tù trẻ?

Võ tướng quân mà đã thế, thì TNXP như nhà thơ họ Ðỗ, “hậu huệ của hậu duệ”, chưa đáng đệ tử của Võ, là đám Bộ Ðội Cụ Hồ, thì bao nhiêu 100 năm?

Bạn đọc bài thơ rồi đọc câu kinh Koran dưới đây, Borges trích dẫn, làm đề từ cho Phép Lạ Bí Ẩn

Và Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261

Cũng là 1 thứ phép lạ bí ẩn, cuộc đời của Người. (1)

Cách đọc bài thơ của Ðỗ quân khác Gấu. Chuyện bình thường. Tuy nhiên, Gấu nhận thấy cách xoa đầu họa sĩ họ Cù hơi bị lạ. Họa chắc chỉ là trò tiêu khiển của Vũ. Nghề của ông là chửi VC. Là luật sư. Chuyên nghiệp luật sư, đâu phải họa sĩ?

(1)

Vào năm 1946, ông Hồ cảnh cáo người Pháp, khi ló mòi cuộc chiến: "Các ông có thể giết 10 người của tôi, so với 1 người của các ông. Nhưng chênh lệch như thế, chúng tôi vẫn thắng".
Người Mẽo có vẻ như tin rằng, khí giới ghê gớm của họ sẽ bẻ gẫy ý chí của kẻ thù. Nhưng, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói với tôi [Karnow], vào năm 1990 tại Hà Nội, điều quan tâm chính của ông ta, là chiến thắng. Khi tôi hỏi, bao lâu, "Hai chục năm, có thể 100 năm - lâu cỡ nào cũng được, chết bao nhiêu cũng được", ["Twenty years, maybe 100 years - as long as it took to win - regardless of cost"].

Con số người chết thật là khủng khiếp. Chừng ba triệu người hai miền, cả binh sĩ và thường dân.


Gấu sợ rằng NKD lo lắng cho Võ Tướng Quân, khi làm bài thơ: Người không làm sao mà đi chuyến tầu suốt được! Người họa sĩ họ Cù thì vưỡn bình tâm ngồi trong tù vẽ tranh, nhưng Võ Tướng Quân thì chắc không được bình tâm như vậy.

Ông bạn của Gấu là Cao Bồi, đi cũng khó khăn vô cùng.
Gấu cũng thấy lo cho Võ Ðại Tướng!
Cũng muốn, như NKD, “nhỏ những giọt nước mắt buồn và lặng lẽ”, nhưng không làm sao nặn ra được 1 giọt!
Sorry abt that! NQT


*

VHC by Vũ Bằng


TTT 2011

*

NYRB, March 1, 2007

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

TTT, 12 1956


*

Claude Simon: Nobel vô danh, bà con của Faulkner & Proust

Bạn không thể không Thầy mà thành nhà văn được. Bài học TTT dạy Gấu, càng về già càng thấm. Ông nói, nhà văn thì hằng hà sa số, nhưng dòng văn thì đếm trên đầu ngón tay. Mày cứ đọc búa xua, vớ được ông nào cũng đọc, và tới 1 lúc nào đó, mày tìm ra ông Thầy của mày. Ðúng như thế. Vừa đọc mấy dòng đầu mở ra Absalon, Absalon!, của Faulkner, là Gấu biết ngay, đây là Thầy của mình!

Quái nhất, là nếu Gấu vớ phải 1 cuốn khác của Faulkner, thì chưa chắc đã nhận ra Thầy.
Bởi vì cái đoạn mở ra đó, ứng đúng vào thằng Gấu cà chớn!
Sau này, đọc Cô Tư, còn nhận ra toàn bộ tác phẩm của cô cũng bước ra từ cái bóng của Faulkner, từ cái khúc dạo đầu mở ra Absalon, Absalon!

Khủng thực!

Ðòn Trình Giảo Kim trên, TTT truyền lại cho Gấu, Gấu áp dụng đúng vào bài viết Ðọc Bếp Lửa của TTT, đăng trên Tập San Văn Chương, sau đăng lại trên Văn: Học trò khám phá ra Thầy, không phải ngược lại.
Phải đến khi ra được hải ngoại thì mới biết đây là ý của Borges, trong bài viết về Kafka. Chắc TTT khi đó chưa đọc Borges, chí lớn gặp nhau là vậy.

The Map and the Territory by Michel

Houellebecq Houellebecq vs. Wikipedia

V/v Ðạo văn.

Trên Guadian, trong bài viết về Michel Houellebecq, giải Goncourt của Tây, có nhắc tới vụ ông chôm [include, copy-and-pastes], vài mẩu của Wiki trong cuốn tiểu thuyết mới của mình. Ông trả lời, chỉ mấy thằng ngu si đần độn, hoặc mấy tên cớm thì mới coi đó là đạo văn [Houellebecq was rather persuasively dismissive about the allegations, retorting that his detractors understood very little about either literature or his writing methods: chúng chẳng biết gì về văn chương, hay về phương pháp viết của tôi.] 

Lots of people have done it. I was especially influenced by [Georges] Perec and [Jorge Luis] Borges. Perec could do it even better than me, because he doesn't rework the fragment at all, which always creates a very strong linguistic discrepancy. Me, I can't manage that kind of discrepancy, so I rework the text a bit to make it closer to my own style. … I'd like to be able to modify them a little less than I do.
Houellebecq

Nhiều tay ăn cắp như tôi. Tôi đặc biệt bị ảnh hưởng bởi Perec, và Borges. Perec ăn cắp bảnh hơn tôi nhiều, bởi vì ông ta để nguyên xi, và như thế, tạo 1 cú discrepancy [khác nhau, không nhất quán, không thống nhất, trái ngược nhau (của một câu chuyện...)], rất mạnh về mặt ngôn ngữ. Tôi không làm được như vậy, chỉ xào nấu sơ sơ, cho hợp với văn phong của riêng tôi…

“Ðại sư phụ” Alain, thầy của Simone Weil, và của André Maurois, khuyên học trò, mày mê ai thì cứ dịch người đó, là vậy.
Mít ta, có rất nhiều nhà văn, nhưng không có ông nào có Thầy cả, nên viết hết cái thuở làm thơ yêu em, là ngỏm.
Nhưng vẫn đóng vai nhà văn. Có ông, thay vì viết văn thì viết thư cho người viết trẻ!
Hoặc, như nhà thơ TDT, Nobel Thơ Mít Diệm ban, trả lời thư độc giả, xin cô an tâm, chúng tôi, tuy già rồi, vẫn làm thơ!


*


TXT: Triết gia của vũ trụ


Ghi chú trong ngày

PD tới nhất, thành công nhất, theo Gấu, là khi mượn sức người để đẩy nhạc của ông lên, đúng như NDT phán. Tuy nhiên nhạc ngoại quốc lời PD cũng chưa ghê bằng thơ của người khác, được PD phổ nhạc.
Gấu băn khoăn hoài về hiện tượng này, và sau cùng, cố giải thích bằng hiện tượng “doping”. Chỉ 1 khi bị “thuốc”, thì PD mới bộc lộ ra hết tài năng.
Thuốc, ở đây, có thể là 1 người đẹp, bởi thế sau mỗi cuộc tình, ông lại để cho đời 1 tuyệt tác, có thể là thơ của người, có đó, là để chờ ông phổ nhạc.


Một vài mẹo vặt trong việc học Anh ngữ.

Blog HH

Theo Gấu, cái chuyện học ngoại ngữ này thì có quá nhiều mẹo lớn, mẹo nhỏ, sách lớn, sách nhỏ, phương pháp này, nọ… nhưng có 1 điều rất ư là quan trọng, thì lại ít ai để ý!

Ðó là học để làm cái gì, với chỉ cá nhân 1 con người, là bạn?

Có 1 câu chuyện hài, về 1 anh chàng học chữ Tầu, ê a hoài, cho đến 1 bữa, gặp ông Trạng Trình. Ông phán, mi không cần học nhiều, chỉ cần học 1 từ, là… ông phán tiếng Tầu, dịch ra tiếng Mít là cái gầu múc nước.
Sau tay này đói quá, đi làm nghề chèo thuyền, gặp bữa Chúa Trịnh giả làm dân, vi hành, xuống ghe anh ta, và cắc cớ, bắt mấy đấng quan văn dịch những đồ có trên thuyền qua tiếng Tầu, đến cái gầu múc nước, đếch ai dịch được, anh chèo thuyền bèn lên tiếng, nó kêu là… Chúa Trịnh bèn cho anh ta 1 chức quan, và chửi đám quan văn 1 trận ra trò!

Gấu cũng đã gặp 1 chuyện y chang, hồi mới qua xứ lạnh, đi học ESL, bỏ học, đi học lấy cái "lai xần" bán bảo hiểm nhân thọ, và vì bỏ học, nên bị báo cáo lên Sở Xã Hội, bị cúp tiền trợ cấp.
Thế là phải viết 1 cái thư trần tình cho em social worker.
Em đọc, phôn cho cô giáo ESL, chửi cho 1 trận, thằng Gấu này nó viết cho tao 1 cái thư, trong có 1 chữ, tao không hiểu, phải tra từ điển. Tao cũng di dân như nó, ở Canada tới nay là gần 30 năm, vậy mà đọc thư của nó, không hiểu 1 từ, tại làm sao mà mày lại bắt nó học ESL? Mà làm sao mà mày dậy được nó?
Cô giáo trả lời, nó giỏi từ, giỏi văn phạm, giỏi đủ thứ, nhưng tao gọi nó lên lau cái bảng, nó chẳng hiểu tao nói cái gì cả!

Cho tới nay, cái hiểu biết của Gấu về tiếng Anh vẫn tiếu lâm như vậy.
Có lần mail, nhờ sư phụ K dịch giùm 1 cái gì đó, bà mail hỏi lại, này anh có đùa không đấy, hay là anh chọc quê tôi, thử tài tiếng Anh của tôi?

Nói chung, học bất cứ 1 tiếng ngoại, thì đều qui vào ba, hoặc bốn dòng thác cách mạng, nghe, hiểu, nói, viết, dịch…
Nhưng với người học, thì cần nắm vững 1, hoặc 2 dòng thác thôi. Ðúng những dòng thác mình cần.
Thí dụ, với Gấu, chỉ cần đọc, hiểu và dịch ra được tiếng Mít cho mọi người cùng hiểu!

Trong số những sách dạy tiếng Anh, có 1 cuốn của nhà Random thì phải, nhỏ xíu, mỏng dính, nhưng quả là thần sầu. Gấu vớ được nó ở trại tị nạn Thái Lan, nhờ đó mà vỡ ra. Tác giả cuốn sách phán 1 câu thật bảnh, từ trước tới nay, cái trò dậy tiếng Anh quả là quá ngu si, đần độn. [Bà này, hay ông này, có đọc Gió O, có đọc bài viết của bà Huệ!]. Cái khốn nạn nhất của nó, là bắt học sinh nhớ. Thí dụ, 1 câu tiếng Anh thì gồm “chủ từ, động từ, túc từ”.
Ðâu có đúng.
Thí dụ câu này: I Gâu [go].
Ðâu có túc từ?
Có lẽ Gấu cũng phải mở 1 khóa học tiếng Anh, cho bảnh với đời!
Hà, hà!

Còn chuyện này cũng rất quan trọng: Cách dạy tiếng Anh cho người ngoại quốc khác hẳn cách học/cách dạy tiếng Anh của dân bản xứ. Ðây là phát giác quan trọng của vị tác giả cuốn sách mà Gấu tình cờ vớ được tại trại tị nạn, và ngộ ra liền tù tì, nhờ căn bản tiếng Phú Lãng Sa sẵn có.
Suốt 4 năm ở trại tị nạn, hai vợ chồng Gấu sống được là nhờ Gấu dạy học tiếng Anh. Ðâu có bà con thân nhân nước ngoài. Bạn bè lúc đầu cũng có gửi cho tí ti. Nhưng thưa dần rồi tịt hẳn, Gấu cũng không hỏi xin bao giờ, trừ cầu cứu cha Brisson.
Học trò hầu hết là đám bị trả về sống với VC. Chúng biểu Gấu, về mới cần tiếng Anh, chứ đi, sang tới bên đó, học cũng vưỡn kịp!


BOOKS

PASSED BY

Dasgupta's novel, set in a vividly imagined Bulgaria, is a large portrait of smallness.

Dreams and responsibilities in Rana Dasgupta's "Solo. "

BY JAMES WOOD



Thảo Trường, giỗ đầu


Murakami par Obs

Haruki Murakami's cult trilogy 1Q84 poised to take the west by storm
US stores open late to cope with demand for translation of Japanese author's 1,000-page book
When Haruki Murakami's trilogy IQ84 was first published in Japan, it sold more than 1m copies in two months.


Cali 8, 2011

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

ĐÊM NGHE YANNI

LIVE AT THE ACROPOLIS 

Gửi Trần Ngọc

Nhạc trầm biếc vút tím Hy Lạp
Vút Thần-Tiên-Ma-Quỷ-Âm-Vang
Vút Thăm-Thẳm-Thời-Gian-Chớp-Tắt
Vút Đêm-Xanh-Ướp-Lá-Thu-Vàng
Có thể những mùa màng đang thở
Trong tay em sáng lóa hồn đàn
Vĩ cầm buốt ngực khuya chỉ có
Một mình ta nghe hết lệ ngân
Có thể những trầm luân đang chảy
Trong tay em tiếng nói bụi hồng
Dương cầm réo ngàn bông thức dậy
Một mình ta reo với hư không
Có thể những linh hồn đang hát
Trong tay em mưa nhạt nắng nhòa
Hồn trầm biếc vút tím Hy Lạp
Một mình ta nhìn bóng nhện sa…

8/2006

Lần đầu nghe Yanni của Gấu cũng là lần đầu biết 1 cái dĩa CD nó ra làm sao, và cái bản nhạc đầu tiên nghe là bản After the Sunrise trong dĩa nhạc, mùa đông năm đầu ở xứ lạnh, gặp lại cô bạn. 


The Gift

Your voice, your body, your name
mean nothing to me now. No one destroyed them.
It’s just that, in order to forget one life, a person needs to live
at least one other life. And I have served that portion.

Tiếng nói của em, thân thể của em, tên của em
chẳng nghĩa gì với anh bây giờ.
Chẳng ai tiêu huỷ nó.
Ðúng ra là như vầy:
Ðể quên 1 đời thì ít nhất cần 1 đời khác.
Anh thử cú đó rồi. 

Brodsky sinh tháng Năm 1940, trước khi Nazi xâm lăng Nga. Bà mẹ làm kế toán viên, cha nhiếp ảnh viên làm cho Bảo Tàng Viện Hải Quân Leningrad khi Brodsky còn nhỏ. Bố mẹ rất thương yêu nhau và được ông con trai độc nhất, Iosif Brodsky, rất thương.
Leningrad chịu mất mát, thương đau khủng khiếp trong thời gian chiến tranh - bị vây hãm hơn hai năm trời bởi quân dội Nazi, thiếu hụt thực phẩm, hơi đốt. Một bà cô của họ chết đói. Liền những năm sau chiến tranh, và, ngay cả khi Stalin động viên toàn đất nước cho Cuộc Chiến Lạnh, vết thương chiến tranh thì vẫn bày ra trước mắt. "Bạn không thể lấy trang báo Sự Thực che lên được”, Brodsky viết. Ông là 1 học sinh “không hứng khởi”, bị giữ lại ở lớp bẩy. Và khi cha mẹ gặp khó khăn về tiền bạc – ông bố mất job ở Bảo Tàng Viện Hải Quân trong chiến dịch bài Do Thái của Stalin vào lúc chót đời - Iosif, lúc đó 15, bèn bye bye trường lớp, và kiếm 1 chân làm ở 1 xưởng thợ.

Note: The Gift: Món quà tặng, Thiên bẩm, Thiên phú...