*

Nhật Ký
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 J_11
Nhật Ký 12

Trang đặc biệt
Talawas bị ngăn chặn
Marxism

J_tinvan

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1112 13_b 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 32 33 34
35 36 37 38 39 40 41 42
43 44 45 46 47 48 49 50 51
52 53 54 55 56 57 58 59
60 61 62 63 64 65 66
67 68 69 70 71 72 73 74 75
76 77 78






*
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
2008
Richie Hiếu & Jennifer Thảo

Những bài thơ của Pasternak thì giống như một loé sáng – nhấp nháy một cái - và trong thoáng chốc đó, nó làm lộ ra một góc vũ trụ không thể nhìn với mắt trần. Tôi tương tư những bài thơ này khi còn là một đứa trẻ. Chúng thì huyền ảo, những mẩu đoạn của thế giới tự nhiên được tóm vào chữ mà tôi luôn không hiểu. Pasternak là nhà thơ số 1 của ông già của tôi. Vào buổi chiều, ông thường cao giọng đọc những bài thơ của Pasternak, như Marina Tsvetayeva cũng làm như vậy. Bà là một người bạn của gia đình tôi, và thường tới nhà chơi, trong những năm trước cuộc chiến.
Mãi nhiều năm sau đó, George Plimpton và Harold Humes mang một ông Pasternak bằng xương bằng thịt vào cuộc đời của tôi. Một năm, chắc chừng đó, sau khi cuốn Bác Sĩ Zhivago nổi lên như cồn, và khi mà bụi đã bắt đầu lắng xuống, về cái vụ scandal ông từ chối giải thưởng Nobel, tôi được phái tới Moscow để phòng vấn nhà thơ cho tờ The Paris Review.
Làm sao tôi có thể quên được cái ngày nắng đó, tại Peredelkino, vào mùa đông 1959-1960, một vài tháng trước khi Pasternak mất. Tuyết long lanh, cây linh sam, và một mẩu giấy xé đôi, trên cánh cửa, dọc hành lang: “Tôi đang làm việc. Tôi không tiếp bất cứ một ai. Xéo đi!”
Nhói một cái, tôi nghĩ đến những món quà nho nhỏ mà tôi mang tới cho nhà thơ, từ Tây Phương, của những độc giả hâm mộ ông, thế là tôi gõ cửa. Và cửa mở.

Pasternak đứng đó, đội cái nón astrakhan [da cừu]. Khi tôi tự giới thiệu, ông chào mừng tôi, thân mật, như là đứa con gái của ba tôi - họ đã từng gặp nhau vào thập niên 1920 ở Berlin. Giọng của ông, như của những bài thơ của ông. Trong một thoáng chốc, cái giọng ấm áp, có tí giọng mũi, khi hát đó, đoan chắc với tôi là, cái xứ sở của cha mẹ tôi vẫn còn, và nó có một tương lai, y hệt như ngày nắng này.

Ngày nay, cho dù xứ Nga đó cực khổ khó khăn như thế nào, cái thoáng chốc của cảm nghĩ đó, đã được chứng nghiệm. Nga xô đã sống sót, và cái thế giới tự nhiên, thiên nhiên chung quanh chung ta, mà Pasternak chào mừng, thì vẫn tuyệt vời như bao giờ.


*
Hi, Père Noel!
*
By Jennifer

huong co_tien
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới

Và Hoàng Khởi Phong.
Là người viết văn xuôi, tôi đã “cả gan” giới thiệu một bài thơ của Hoàng Khởi Phong, bài “Ghềnh thác cho cha”, trên tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi hỏi Phong có dám cho đăng mà không sợ cộng đồng “thịt” không, Phong vặc: “Ông đánh giá tôi xoàng vậy à? Nhưng, không được thêm, bớt, chữa của tôi một cái dấu phẩy, nếu Tổng biên tập muốn đăng.”

Và Du Tử Lê
Hoạt động để có thể “ngồi chung chiếu”, để góp phần vào hoà giải, hoà hợp, phần ở nước ngoài,vì không có một tổ chức tương ứng và việc làm này có khó khăn hơn ở trong nước, tôi nghĩ cần linh hoạt hơn. Ví dụ, các tờ báo lâu nay đã đăng nhiều sáng tác và nghiên cứu của các tác giả trong nước như Hợp lưu, Văn, Văn học, talawas… cần ủng hộ hai nội dung hoạt động trên bằng những sáng kiến cụ thể và thường xuyên. Hoặc các nhà văn đã từng có mối quan hệ với văn học trong nước, tự mình ủng hộ, tham gia chủ trương này, thông qua tổ chức Hội Nhà văn hoặc cá nhân nhà văn đã có quan hệ. Tôi tin rằng, những người Việt Nam cầm bút ở nước ngoài, cho dù bị nhiều áp lực, sẽ ủng hộ chủ trương này. Cuộc gặp gỡ tại thành phố Hồ Chí Minh vừa qua của các nhà thơ Thanh Thảo, Nguyễn Thuỵ Kha, Trần Mạnh Hảo, Du Tử Lê, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Tùng là một gặp gỡ thật hay. Tôi tâm đắc với câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh: Con người không gắn với cội rễ, làm sao sống hạnh phúc?
Nguồn

Hóa ra là đâu phải tự nhiên, mà bạn ta, vừa thoát chết trên giường bệnh viện Mẽo, đã vội bay về Việt Nam, cho kịp tour văn học?
*
Lạ một điều, những từ "độc", trong đoạn viết về HKP của tay Tô Nhuận Vỹ này, như thịt, như vặc, hình như do đọc Gấu, mà ra?
Vậy mà chẳng thèm nhắc đến Gấu trong cuộc chơi giao lưu hòa giải này!
Ông này cũng viết trả nợ WJC. Cho xong một "show" [chữ của Phan Nhiên Hạo]!
Ôi chao, sao đời ta thảm quá, cứ phải nhớ bè bạn!