*
Nhật Ký









*

NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ ĐI HÀN QUỐC
01.10.2007 00:17
Vào rạng sáng hôm nay, 1.10.2007, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (Cà Mau) đã đáp máy bay đi giao lưu văn học tại Hàn Quốc theo lời mời của một nhà xuất bản, nơi xuất bản truyện "Cánh đồng bất tận" sang tiếng Hàn.
Nguồn


Lập thể

Cú rụng rời chân tay xẩy ra vào năm 1907 [một trăm năm về trước], khi Picasso kéo bức màn, bầy hàng, Những cô gái ở Avignon [Demoiselles d'Avignon], thành quả tám tháng trời làm việc, với hàng trăm phác họa.
"Chẳng khác gì ông bắt tụi này uống dầu hôi!" Ông bạn trẻ của Picasso, họa sĩ Braque, bình phẩm.
"Người ta sẽ tìm thấy tác giả treo cổ [tự vận] ở đằng sau bức tranh". Derain, tuy cũng một thứ tiền phong, tiên đoán.
Còn thi sĩ Apollinaire, thường ra thì cũng hết mình với bạn bè, nhưng lần này, chọn thái độ im lặng là vàng.
Ở vào cái tuổi 25, Picasso đã được biết tới, với những nhân vật đói khát của thời kỳ xanh, những người diễn trò ở chợ của thời kỳ hồng. Nhưng những nàng bướm trâng tráo, với những nét góc cạnh, với bộ mặt không đối xứng, với cái mũi khấp khểnh, chẳng thèm biết đến sự tương tự cũng như cái nhìn viễn cảnh, tất cả bầy ra như là một sự báng bổ thực sự, nghệ thuật hội họa.
Cái gì đây? Thế này là thế nào??
Kiểu kiến tạo đó, cette composition, ảnh hưởng rất nhiều nguồn - từ Ingres tới Gaugin, từ điêu khắc thời sơ khai Tây Ban Nha tới kiểu tạc tượng Phi Châu- nó, chính nó đã đặt ra những bước chân đầu tiên, những cái mốc, những dấu ấn [lại dấu ấn], của một vận động khai mở thành lập ra nghệ thuật hiện đại: trường phái lập thể, le cubisme.


Bộ mặt thật của Staline


Mần thơ ở Sài Gòn

Về Nguyễn Văn Trung
Sau khi Sartre qua đời (1980) tờ Le Monde ở Pháp ra số đặc biệt, trong đó kê khai những tác phẩm của Sartre kể cả kịch, được dịch trình diễn ở Liên Xô các nước Đông Âu làm cho tôi ngạc nhiên, vì ở Miền Nam trước 1975 Sartre cũng không được dịch nhiều như thế.
Nguyễn Văn Trung [Thông Luận]
*
Thú thực, đọc, chỉ một câu ngắn trên, là thấy ông Trung này bị mát!
Sartre vốn mê Cộng Sản đến tận xương tận tuỷ, làm sao mà được dịch nhiều ở Miền Nam, so với ở Liên Xô và Đông Âu? Trước cuộc chiến Quốc Cộng, nếu đám trí thức Miền Nam, khuynh tả hay không tả, đọc Sartre, thì cũng chỉ như là một tham chiếu, bên lề một cuộc chiến, chứ đâu có phải để bợ đít Cộng Sản. Sartre đã từng tuyên bố, bất cứ một tên chống Cộng đều là một con chó. Làm sao được dịch nhiều?

Hai ông bắt thăm đi
Bùi Hồng Sĩ cũng đã từng bị VC bắn... hụt. Gấu mới biết vụ này, nhân đọc "Sám Hối" [chữ của Gấu], của Nguyễn Văn Trung trên Thông Luận. Xin post lại đoạn ông viết lên quan tới Bùi Hồng Sĩ, và Ngô Thế Vinh.
*
Đọc một cái truyện ngắn, viết theo kiểu ẩn dụ cởi truồng, Mùa Thu Rực Rỡ,  [không viết có phải một mùa thu năm qua cách mạng tiến ra?], rồi suy ra thái độ của  bao nhiêu con người đành đoạn bỏ chạy quê hương, rồi còn giả đò lo lắng cho họ, biết di tản đi đâu bây giờ, thì hoặc quá ngây thơ, cù lần, hoặc thổi ống đu đủ quá tệ!

Kundera, trong Bức Màn, dưới entry "Le verdict de Cervantes", cho biết, trong nhiều tháng trời, Cervantes lục lọi đủ thứ sách phiêu lưu, hiệp sĩ. Ông cho biết tên tác phẩm, nhưng luôn luôn quên không ghi tên tác giả, ấy là vì vào thời đó, người đời chưa coi trọng chuyện này.
Nhưng, liền sau khi phần I của don Quichotte ra lò, ăn khách quá, một ông cà chớn bèn nhanh tay phịa ra phần thứ hai, dưới một cái nick lạ hoắc. Cervantes tức điên người, như những nhà văn hiện nay, ông chửi um lên: "Chỉ có tao là cha đẻ don Quichotte. Tao vì nó, và nó vì tao. [Nó, là don Quichotte]. Nó hành động, tao viết. Nó và tao là một."
Kể từ Cervantes, là, dấu ấn đặc biệt đầu tiên, cơ bản, chủ chốt, của một cuốn tiểu thuyết. Đó là sáng tạo độc nhất, không thể bắt chước, không thể bị tách ra khỏi sự tưởng tượng của chỉ một tác giả....
Sự khai sinh ra nghệ thuật tiểu thuyết được dính liền với ý thức về quyền tác giả, và sự bảo vệ hung hãn của người đó, trước tác phẩm, vì tác phẩm của mình. Tiểu thuyết gia là người chủ độc nhất của tác phẩm của người đó. Ông tatác phẩm của ông ta.
*
Miền Nguyễn Ngọc Tư là của Nguyễn Ngọc Tư.
Đừng bắt chước, đừng ăn theo, đừng mượn bà để rũ bỏ mặc cảm hèn nhát, bỏ chạy.

Tanvien.net users come from these countries:
Vietnam: 65.0%
United States: 10.0%
Canada:  5.0%
Czech Republic:  5.0%
Germany:  5.0%
Alexa Ratings