*
Nhật Ký








*
[Độc giả Tin Văn tặng]

Qui est Qui?

Một vị tướng khác, là De Gaulle và từng có câu « Ky c’est qui ? » (Kỳ là ai vậy) thì không thấy được lên tranh Erró để gật gù « Ky c’est Ky » (thì Ky là Ky).
Nguồn
Câu De Gaulle phán, như báo Tây hồi đó đăng tải, mà Gấu còn nhớ được, là Qui est Qui [Ky] ?. Thời gian hòa đàm Paris. Tướng Râu Kẽm, hình như qua dự hòa đàm, nhưng thay vì dự, thì đi trượt tuyết với em Mai Kỳ Duyên, hình như còn lái máy bay phản lực nữa. Báo Pháp đói tin, loan dài dài, De Gaulle bực quá, quạu nữa, mới buông ra câu trên


Ấu thơ tươi đẹp
Cái truyện này, đọc, làm Gấu nhớ tới truyện Nội Cỏ của Thiên Đường. Cái người kể chuyện trong truyện ngắn của Steinbeck, là cô giáo của thằng bé. Cái tít, của Nguyễn Ngọc Tư, đúng ra hợp với truyện ngắn của Steinbeck hơn, nhưng ở đây, tác giả dùng ngược, bởi vì cái thằng nhỏ quá già dặn, trong khi ông bố quá cù lần, chân thật.
Gấu đã kể sơ qua câu chuyện kia rồi. Hai bố con từ bỏ thành phố về nội cỏ của thiên đường, sống như thời tiền sử. Đến đầu niên học, cộng đồng thiên đường cử đại diện đến nhà hai bố con, với mớ quần áo, mớ trợ cấp đầu niên học. Thế là tỉnh giấc mơ thiên đường. Hai bố con lại khăn gói quả mướp về thành phố. Họ đi cùng chuyến xe với cô giáo, nhưng cô tìm một cái ghế xa hai bố con, khi nghĩ, lúc này hai bố con đang cần tâm sự.
*
Cái xen thằng bé từ bỏ ông bố, sự thực khó mà đoán ra được, tuy nhiên, ở trên, đã có những câu dẫn dụ, sao mang sách vở về nhiều thế? Hay câu này: Chiếc tàu đi vào vùng gió cát, rùng mình suốt vì những cơn lạnh buốt. Thằng Sói đã ngủ, nằm co như dấu hỏi, như con tôm luộc chơ vơ trên cái dĩa lớn.
Nội cỏ của thiên đường



*
Đây là bức hình Thích Quảng Đức tự thiêu, trên trang bìa báo Lửa Thiêng.
Không hiểu mấy anh VC nghĩ sao, thiện ý hay ác ý, khi sử dụng bức hình này,
để minh họa cho những vụ tự thiêu, chuyện thường ngày ở huyện VC?
*
From Wikipedia
*
1.12.2007
talawas
Hôm qua, 30.11.2007, khi talawas đăng ý kiến của độc giả Nguyễn V. Long về việc VietNamNet dùng bức hình nổi tiếng thế giới: Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963, để minh hoạ cho bài "Hận vợ, tự thiêu: 3 người bị bỏng nặng", bức minh hoạ này vẫn còn trong bài nói trên.
Hôm nay, 01.12.2007, bức minh hoạ đó đã bị hạ xuống.
Note: Cụm từ "nổi tiếng thế giới", [của talawas?] có lẽ cũng nên bị được hạ xuống.
 Nên chăng? NQT

Chuyện tử tế

Hai Lúa tới Bangkok lần đầu, đúng ngày sinh của ông Hồ, 19 Tháng Năm, năm 1989. Ba tháng sau, vợ chồng Hai Lúa cùng một số người cùng số phận được xe Cao Uỷ Tị Nạn đón ở ngay cửa nhà tù Bangkok [do cái tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp], đưa vô trại Panat Nikhom.
Khi điền đơn nhập trại, bây giờ nhớ lại, Hai Lúa như vẫn còn nhớ cảm giác, vào đúng lúc đó, cánh tay trái của Hai Lúa bỗng nhói một cú đau điếng!
Thế là Hai Lúa nhớ ra cái lần ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Nhớ ra những lần run rẩy, cùng cả thành phố Sài Gòn, dưới cơn mưa pháo kích của VC, vào những dịp lễ lạc, thí dụ như sinh nhật ông Hồ.
Nghĩ đến những thường dân thiệt mạng, khi VC biến đau thương thành hành động, lập thật nhiều thành tích làm quà tặng dâng lên Bác, lên Đảng.
Không chỉ sợ xui xẻo, Hai Lúa còn sợ, làm người chết tức giận, đến không thể yên nghỉ, vì một hành động ngu xuẩn của mình.
Thế là bèn, thay vì 19, thì sửa lại, là 20 tháng Năm, năm 2005. [Tây kêu là anti-dater!]
Tức là
trừ đi thời gian được Cha Brisson, giấu giếm tầm luộc [cảnh sát] Thái, cho trú ngụ dưới mái nhà của Chúa.
[Thực tế, ở nơi Nhà Thờ St. Francis Bangkok từ Thứ Bẩy, 19 Tháng Năm 1989, tới sáng thứ Hai, tuần sau, nhưng cho co lại còn một ngày: Giờ giấc ở Thiên Thai khác giờ giấc ở đời thường].


Romain Gary
Và điều mà tôi toan tính làm, là, sẽ thuyết phục bạn, về một sự kiện, bề ngoài xem ra có vẻ quái dị khó tin [incredible], ông Romain Gary này cứ nhẩn nha nghĩ về mình, và tạo vóc dáng cho mình, y như là đây là Lần Tới Thứ Nhì [as if it were the Second Coming]: Romain Gary là một "self-anointed, self-appointed, self-resurrected" [tự xức dầu thánh, tự phong chức, tự tái sinh], và, sau hết, một Chúa Cứu Thế Tự Đóng Đinh Chính Mình, a self-crucified Messiah.
Note: Lần Tới Thứ Nhất, các bạn biết rồi, và đang sửa soạn để tưởng nhớ, vinh danh, vào ngày 25 Tháng Chạp sắp tới.
Vinh Danh Chúa Trên Trời
Bằng An Người Dưới Thế

Đổi cả quê hương lấy một cái bị?
Cuộc đời của tôi [Milosz] có lẽ là một trong những cuộc đời quái dị nhất. Đúng như thế. Nó thiếu cái sự trong sáng của một câu chuyện mang tính đạo đức, như chuyện đời của Joseph Brodsky. Đang đầm mình trong "con kinh ta đào chưa có nước chảy qua", tại một nông trường tập thể ở gần Arkhangelsk, chỉ vài năm sau, ông lượm được đủ thứ vinh quang, kể cả giải thưởng Nobel văn chương. Thật chẳng khác chuyện thằng khờ được vợ đẹp trong dân gian. Tuy nhiên, phải thậm ngu, chí ngu, mới làm việc này, ấy là với trường hợp của tôi: Hành động khác hẳn đám đồng nghiệp, những bạn văn trong Hội Nhà Văn, và bỏ chạy qua Tây Phương. Chỉ nội chuyện này không thôi, là đã quá khốn nạn rồi, dưới con mắt của họ.
Bị coi như là một con chó ghẻ, chạy trốn quê hương, bạn bè, kiếm miếng bơ thừa canh cặn của đế quốc, rồi sau đó, vinh quang, thành đạt, tất cả những chuyện đó xẩy ra trong giản dị chỉ một cuộc đời. Nhìn đám bạn cũ từng tỏ ra ghê tởm về mình, phát điên lên, và làm chuyện ngu xuẩn cho chính chúng... Thú vị nhất, trong tất cả, là sự khác biệt hình ảnh của chính mình, về mình, và cũng hình ảnh đó, ở trong mắt những kẻ khác.
Một thằng gặp may. Một thằng chỉ mê tiền. Một thằng dửng dưng với quê cha đất tổ. Một thằng đổi cả quê hương lấy cái bị. Một thằng mê văn không mê người....
Milosz
Những dòng Milosz viết về ông, khi phải nhìn lại cái quyết định bỏ chạy quê hương Ba Lan, nếu làm một tí biên tập lại, có gì tương tự Gấu, nhất là những câu ông phán, về mấy ông bạn quí của ông, đã từng coi ông như một thứ cùi hủi, và sau đó, phát điên lên, khi ông ẵm Nobel văn chương.
Lẽ dĩ nhiên, có khác nhiều, các ông bạn quí của Gấu, sẽ vẫn còn dẻ bỉu, mày mà dám ví với...  Milosz?
Nhưng, nghĩ đến cái cảnh ngồi bờ sông [sông ảo, trên net] nhìn xác bạn bè trôi qua, mà chẳng... sướng sao?
*
Lại nói chuyện, nhìn thấy Gấu chưa chết, mấy đấng bạn quí của Gấu không được dzui, Gấu bỗng nhớ khi mục Tạp Ghi do Gấu phụ trách làm cho báo Văn Học "bán chạy như tôm tươi", ông chủ nở nụ cười mỉm Chi, [chữ Chi này là phải viết hoa!], trong thư tòa soạn, Người loan tin mừng tới độc giả, tờ Văn Học đứng vững được rồi, nhân đó nói cái nhục phải năn nỉ xin quảng cáo của mấy thằng có tiền, và, nhân đó, bèn đi một đường xoa đầu tên làm công:
“Tôi không viết được như anh”!
Bảnh thật, bảnh thật!

Rồi Gấu bỗng lại nhớ đến một ông thi sĩ, có tài, cũng phụ trách một tạp chí văn học, và lần gửi biếu ông tập Nơi người chết mỉm cười, ông phúc đáp, cám ơn hai cuốn sách của anh [Lần cuối Sài Gòn, Nơi người chết mỉm cười], đi đâu tôi cũng để chúng trong túi xách, rảnh một tí, buồn một tí, vui một tí, nản một tí, là bèn lôi chúng ra đọc.
Ơ hơ, hóa ra chỉ những tay có thực tài, thì mới dám khen Gấu!
Mấy tên có tài, chúng tự tin vào tài của chúng, vào cái hách xì xằng được làm nhà văn nhà thơ, dù nổi tiếng hay không nổi tiếng, dù mới viết hay sắp ngỏm củ tỏi, chúng đều dám.. khen người khác!
Còn những thằng vô tài, thì tức điên lên!
Chỉ những thằng có tài, mới dám khen người khác, mới dám nhận lỗi, khi có sai sót, lầm lẫn, khi lỡ làm điều gì không phải, thí dụ như khi, vì kẹt quá, chôm của người khác.
Và chỉ khi nào ăn cắp, ăn trộm, giết người... dám nói ra, [thí dụ như Văn Cao chẳng hạn], thì mới mong có được một cái gì đó!

"One of thieves, [Calvary], was saved. It's a reasonable percentage".
"Một trong những tên trộm được cứu vớt. Vậy là được rồi."
Beckett: Trong khi chờ Godot
*
"Si l’Holocauste a créé une culture – ce qui est incontestablement le cas –, le but de celle-ci peut être seulement que la réalité irréparable enfante spirituellement la réparation, c’est-à-dire la catharsis. Ce désir a inspiré tout ce que j’ai jamais réalisé"
Nếu Lò Thiêu đẻ ra văn hóa, làm sao không?, thì mục đích của nó là, chỉ cái thực tại vô phương sửa chữa đó mới đẻ ra được sự cứu rỗi, và đây là tinh thần thanh tẩy, mà tất cả những cái gì tôi viết ra đều được gợi hứng từ đó.
Kertesz


Nhìn lại những trang viết cũ
Tin Văn 31, 12, 2004