Nhật Ký
|
“…Đọc thơ
Nguyễn Lương Vỵ và đăng
thơ Vỵ từ những ngày Khởi Hành ở trong nước, từ 1969, cùng với những
Nguyễn Tôn
Nhan, Nguyễn Đạt, Trần Hoài Thư, Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Thiên Thư, Phạm
Văn Nhàn,
Ngô Nguyên Nghiễm, Phạm Ngọc Lư, Lê V Trung… những người mà sau nầy
nhìn lại, tôi
vui như nhìn lại những cánh diều cùng thả lên trời một ngày quá khứ,
bất chợt
thấy diều bay lồng lộng thinh không một chiều xa vắng xứ người, tôi tìm
lại được
niềm vui cũ, mà mới, niềm vui bằng hữu văn chương muôn thuở; hay một
thoáng ngậm
ngùi lúc diều bay thẳng về mặt đất, như vừa rồi tưởng thấy cánh gió
băng sương
của Nguyễn Bạch Dương, của Nguyễn Phan Thịnh. Mai ta về
khóc ngất dấu sương tan. Câu thơ ấy của Nguyễn Lương Vỵ
trong bài Một Mình, bài thơ dài đến mười
trang; với tôi, đây là một bài tiêu biểu của nhà thơ: lọc chữ chọn vần
nhưng vẫn
đùa thảnh thơi; đời chết đôi lần mà vẫn vui, tuy kiềm kiệm; vũ trụ ảo
hóa mà có
khác chi em tuyệt cùng.
Nhưng sao lại Hòa Âmmmm? Hòa âm thế nào?
Đêm rất sâu nên đêm trầm khói sương. Tim
buốt âm nên âm rền thấu xương. Đó là một âm trong các Hòa
Âm âm âm âm của Nguyễn Lương Vỵ, một tập thơ mà thi-ngữ nhiều sáng
tạo, văn-phong khoáng đạt, tạo một phẩm giá thi ca riêng, tôi tin nó sẽ
tồn tại
lâu dài trên văn đàn và trong lòng người đọc.”
Viên Linh [Khởi Hành số 130, Tháng Tám, 2007]
11.8.2007
Nguyễn Đức Tùng
1. Bài của Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có
ích cho các nhà văn. Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và
phong độ
của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không
trách gì
nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê
văn học
Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ
các nhà
văn gốc miền Nam
và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết
bao
nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner? Tuy nhiên
theo thiển
nghĩ của tôi, sự phân chia hướng Âu hay Á-Âu thật ra không quan trọng
lắm.
2. Nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc về tuyên bố của Bộ
trưởng Thông tin-Truyền thông rất chính xác, thẳng thắn, mà vẫn có ý vị
văn
chương. Tôi rất thích đoạn ông bắt bẻ về vụ mười chữ và năm từ. Thật ra
từ vẫn
gọi là chữ được, vì từ hay chữ chỉ là qui ước của các nhà ngữ pháp sau
này
thôi, chứ lúc tôi còn đi học không có sự phân biệt đó. Vấn đề chính là,
đúng
như Nguyên Ngọc nói, nói năm từ hay chữ (đôi) thì đúng hơn là nói mười
chữ.
Mười chữ đơn lẻ không có nghĩa gì cả. Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm
75,
ngồi bên radio nghe
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi
rằng
(thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng
thống có
vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi
nhìn
tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút
lụi tàn
bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
3. Nhờ cái link của talawas mà tôi cũng đọc được bài “ Hồ
Anh Thái có sợ giải thiêng?” trên VietNamNet nói về tác phẩm Đức Phật,
nàng
Savitri và tôi. Cuốn này có trích đăng trên talawas chủ nhật,
tôi chưa
kịp đọc,
nhưng Hồ Anh Thái thì tôi có đọc qua một hai cuốn khác vì bạn bè
khuyên. Tôi
cũng chưa đọc Phạm Xuân Thạch bao giờ, không biết ông có ký tên nào
khác không,
hay chỉ vì tôi ít đọc các nhà văn trong nước. Bài của ông làm tôi ngạc
nhiên
quá: tôi lấy làm mừng cho nền phê bình văn học Việt Nam.
Ít ra cũng phải có những bài
review mạnh mẽ, thuyết phục, khen chê rõ ràng như vậy. Thường thì các
nhà phê
bình Việt Nam
chỉ khen các nhà văn nhà thơ chứ không chỉ ra được cho họ các khuyết
điểm nghệ
thuật cần tránh.
Xin cám ơn La Thành, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Thạch, và Ban
biên tập talawas.
Nguồn
Tôi nhớ trước ngày 30
tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi
rằng
(thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng
thống có
vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào.
Cha tôi
nhìn
tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút
lụi tàn
bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
*
Thế còn chế độ đương thời thì sao?
Những ông như tân bộ trưởng thông
tin & truyền thông, tuyên bố, phải cắm ở mỗi tờ báo một tên mật
vụ, như ngài chủ tịch nước, nhận xét, làm nhục
người dân, bằng cách bịt miệng, là không đúng, thì là biểu hiện gì?
Nghe [chỉ nghe thôi], một bài diễn văn của một ông Tổng Thống,
đọc vào lúc Miền Nam sắp sửa mất, Sài Gòn sắp sửa
biến thành "biển máu", may quá, giờ phút chót, biến thành biển nước
mắt,
biển mặn... vậy mà có người còn chi li về văn phạm, và còn suy ra rằng
(thì là), "các chính thể đến giờ phút
lụi tàn
bao giờ cũng có những biểu hiện như thế", thì
quái đản thật!
Gấu chỉ nhớ mài mại, xuất hiện trên TV, Tông Tông, đau lòng
vì quá tin
Mẽo, có lúc như muốn bật khóc, nói năng lắp bắp, không nhớ có sai văn
phạm hay
không.
Đọc cái thư của ông này, cũng mừng, vì có vẻ như nền văn chương Mít hải
ngoại sắp có một ông tân tiên chỉ thay cho ông cũ sắp sửa đi.
Ông đọc hết, và sau đó ban huấn từ, bài này khá, có ích cho giới nhà
văn,
bài kia chưa được, giới hải ngoại tại sao chỉ đọc có hai ông này?...
Thảm thật.
Đây là "biểu hiện", không [đủ 'văn phạm' để] làm thơ viết văn, đành
hành nghề, xoa đầu nhà
văn nhà thơ!
TB: Xin cám ơn talawas cho đọc lá thư này!Tốt nhất, cứ mỗi cuối tuần,
là có một thư tổng kết, như trên. "Tôi đặc
biệt chú ý, và yêu cầu như vậy". NQT
*
Tôi thiết nghĩ
các nhà
văn gốc miền Nam
và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết
bao
nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?
Frost và Faulkner thì liên can gì tới lý luận văn học, tới nhà văn gốc
Miền Nam và ở hải ngoại? Frost không biết, nhưng Faulkner, ngoài Tin
Văn ra, có ai thèm nhắc tới? Tin Văn nhắc tới, vì đây là "thầy" của
Gấu. Không thầy đố mày làm nên.
Vả chăng, đọc Faulkner là để "đặc biệt"
qui chiếu về Miền Nam ngày nào. Trước 1975, đã có một Khung Rêu của Thụy Vũ, liệu sau
1975, có một Khung Rêu,
khác?
Likhachev? Ông này, coi bản gốc, viết bằng tiếng Nga, làm sao hải
ngoại
đọc? Không lẽ đọc ông, qua... talawas?
Solzhenitsyn? Làm sao không
đọc? Đâu cần phải đọc Solz bằng tiếng Nga, qua ông L.? (1)
Mà ông Solz nào? Ông nay về nước, xin được Putin chiêu hồi, hay ông
trước đó?
Vả chăng "đọc" khác "học"? Thử hỏi ông tác giả bức thư được đăng ở
khung cửa nhỏ của talawas, "học" được gì
chưa, không
nói, "đọc"?
Liệu, đây là biểu hiện suy tàn của một diễn đàn? NQT
(1) Nguồn bài viết, bằng tiếng Nga, thấy đề 1993, xưa rồi Diễm ơi, và,
dù sao cũng chỉ là một tài liệu nhỏ, vậy mà đã khiến ông này hạ bút,
"Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và
phong độ
của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không
trách gì
nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê
văn học
Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng"; giả như ông đọc
toàn bộ
Gulag của Solz, hay ít ra, bản rút ngắn, hay đọc Gulag: Một lịch sử, của Anne
Applebaum, xb năm 2004, được Pulitzer Prize, được coi là ấn bản chung
quyết về Gulag, trong
không thiếu gì cách sống và phong độ của trí thức Nga, của tầng lớp ly
khai, không hiểu ông ta sẽ vỗ đùi tới đâu! Trên Tin Văn đã từng giới
thiệu bài
tựa của cuốn sách này. Bảnh hơn
bài của ông L. nhiều!
Muốn biết thêm về Âu Á, thì đọc thêm cuốn, cũng của bà này: Giữa Á và Âu: Qua những biên cương Âu
Châu [Between East and West: Across the Boderlands of Europe]
*
Note: Trong cuốn Gulag:
Một lịch sử, Anne Applebaum,
dựa vào những tài liệu mới nhất, cho biết, Solzhenitsyn đã từng làm ăng
ten, khi ở Gulag. Liệu, điều này giải thích thái độ mới đây của ông?
Trên Tin Văn cũng đã post bài viết trên tờ TLS nhân cuốn The Solzhenitsyn Reader ra lò,
trong có đoạn, [I am old enough to remember how, as Soviet schoolboys,
we were from time to time given a talk by a guest lecturer, an Old
Bolshevik, on the horrors of the tsarist regime. The aim was to
demonstrate how happy and bright our days in the Soviet paradise were.
It is alarming to see that Solzhenitsyn's legacy is now being used by
the new governors of Russia
in a similar way], chê trách thái độ của ông.
The Solzhenitsyn Reader
NQT
Nhờ cái link của talawas mà
tôi cũng đọc được bài “ Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng?” trên VietNamNet
nói về tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Cuốn này có trích đăng
trên talawas chủ nhật, tôi chưa kịp đọc, nhưng Hồ Anh Thái thì tôi có
đọc qua một hai cuốn khác vì bạn bè khuyên. Tôi cũng chưa đọc Phạm Xuân
Thạch bao giờ, không biết ông có ký tên nào khác không, hay chỉ vì tôi
ít đọc các nhà văn trong nước. Bài của ông làm tôi ngạc nhiên quá: tôi
lấy làm mừng cho nền phê bình văn học Việt Nam.
Ít ra cũng phải có những bài review mạnh mẽ, thuyết phục, khen chê rõ
ràng như vậy. Thường thì các nhà phê bình Việt Nam
chỉ khen các nhà văn nhà thơ chứ không chỉ ra được cho họ các khuyết
điểm nghệ thuật cần tránh.
*
Sau khi ban huấn từ cho hải ngoại, ông với tay, qua biển cả, về trong
nước, xoa đầu BVVC của Gấu.
Mạn phép thay mặt bạn văn VC, cám ơn ông! NQT
*
Sang trọng?
Văn chương Nga, sang trọng?
Lần đầu tiên Gấu nghe khen văn chương Nga sang trọng, thú thực. Lớn
quá, người quá, mê sử thi quá, hoành tráng quá...
Nhưng chưa nghe, sang trọng quá!
Thơ, thi sĩ, có thể sang trọng, thí dụ Akhmatova, nhưng cũng khác hẳn,
thí dụ, một Woolf của Anh.
Chẳng thế, Lukacs chịu không nổi Người Đẹp thành Luân Đôn, và đám bạn
bè của Bà.
Ông chửi, đám trưởng giả sa đọa, thoái hoá!.
*
Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, người xưa nói. Nước mất nhà
tan, Sài Gòn sắp có thể biến thành biển máu, vậy mà có người nhận ra,
bài diễn văn giã biệt, "Sài Gòn ơi, ta đã mất Người trong cuộc đời",
của một ông tổng thống mất nước, sai văn phạm, rồi nhân
đó, suy ra sự lụi tàn của một chính thể, thì quả là quái, thật quái!
Thảo nào Cioran mơ hoài, một thế giới, ở đó, người ta có thể chết, chỉ
vì một cái dấu phẩy!
Giá mà ông gặp được ông Mít này!
Đối
Sầu Miên
Giây phút nhiệm mầu đến với Coetzee mới sướng làm sao. Sướng lây đến
độc giả. Nhất là những ai mê nhạc. Và nhất nhất là, nhạc cổ điển. Trong
bài Thế nào là cổ điển? ông
kể, vào một "buổi chiều chủ nhật năm 1955,
khi đó tôi 15 tuổi, đang chơi đùa ở sân sau nhà tại Cape Town, khốn
khổ khốn nạn với cái chuyện, không biết làm gì, chứng buồn chán là bệnh
thường ngày của tôi thuở đó, thế rồi, từ một căn nhà hàng xóm bỗng bật
ra
tiếng nhạc. Và trong suốt thời gian âm nhạc ngự trị đó, tôi chết sững,
không dám thở. Tôi được nói với âm nhạc như âm nhạc chưa từng bao giờ
được nói với tôi như thế đó. [I was being spoken to by the music as
music had never spoken to me before]."
Phê
Hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng
khiếp vô cùng, đối với Việt Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít
đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?
Hai Trầu & NNT
Gide, viết về Dostoevsky: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Với NNT, ngoài đóng góp của ông thần đất, còn có, của con
Quỉ Hậu Chiến. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Có lẽ đóng góp của Quỉ,
nặng hơn nhiều, về "phẩm", sự thiệt hại kể như vô phương cứu chữa:
Đô rất độc, tẩm
vào người nỗi chết!
Và đây cũng là điều Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner. [Một miền
đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác, những vùng,
khu vực, của điêu tàn và ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:
Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous
atmosphere seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the
novel, turning them into a land of evil, regions of ruin and horror,
beyond all hope.
Llosa: The Sanctuary
of Evil
*
Có thể, có người ngạc nhiên, NNT thì "liên can" gì tới Faulkner? Bà nhà
quê, miệt vườn này, làm sao đọc Phuốc Nơ?
Tuy nhiên, đây là sự thực: Không thể có văn chương, nếu không có so
sánh. Trong khi so sánh đó, bạn làm sáng ra, cả hai, chứ không phải chỉ
một.
Vả chăng, Faulkner thực sự mà nói, cũng là một tay ít học, theo nghĩa,
không thuộc giới khoa bảng!
Xâu con
mắt luồn kim tìm chiêm bao
Người Về
Llosa có viết về trường hợp, một nhà văn Trung Quốc, bị tù, hai mươi
năm, chỉ vì một truyện ngắn, và ông tỏ ra rất mừng vì điều này!
Ông giải thích, như vậy là một ngàn hai trăm triệu người dân Trung Quốc
hiểu ra một điều thật là tuyệt vời, rằng văn chương là một trong những
điều quan trọng và nguy hiểm nhất ở trên cõi đời này, nếu không, tại
sao chỉ vì một bài thơ, một truyện ngắn mà tù mút chỉ cà tha như vậy!
Ông tin rằng, văn chương thì chẳng khác chi thuốc nổ, nếu "may mắn" sa
vào tay, một nhà văn tốt!
Trang NNT
Đọc NNT
Gấu,
nhà văn
Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như
Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng tuổi TTT], khi tập
tành viết lách. Nhưng sự vỡ
mộng của ông, đối với Sartre, theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu.
Trong bài viết The Mandarin, ông
không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn Nôn. La Nausée. (1)
*
"Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân
phận
giai cấp
khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản"
TTT: Bếp Lửa
Llosa giải thích, thời của ông, cũng là thời của TTT:
Hoàn cảnh bi thương của đám trí thức tiến bộ những năm 1950 và 60, có
thể tóm tắt bằng câu của Sartre, trong một tiểu luận, viết năm 1960:
"Hợp tác với Đảng Cộng Sản, thì, cùng một lúc, liền tù tì, vừa cần
thiết, vừa bất khả."
*
Đó không phải là cách đọc Sartre của đám Gấu, và đồng bọn, thường được
coi là nhóm 'tiểu thuyết mới" ở Miền Nam.
Một cách nào đó, đám Gấu đọc Sartre từ La Nausée, và cũng bắt đầu viết, từ
đó, từ những phát giác văn chương, của Sartre, nhưng do quá mê chính
trị, ông đã bỏ qua.
Gấu đã từng kể kinh nghiệm đọc La
Nausée của Gấu, và của ông bạn HPA. Có những xen, hai đứa đọc,
trong những tình huống, thời điểm khác nhau, nhưng, phản ứng, có thể
nói, y hệt nhau.
HPA tại nhà
ở Sài Gòn
cc 2001
Tôi "biết" Sài-gòn, phần lớn là
qua "ông thầy" Huỳnh Phan Anh. "Thằng chả" dậy tôi chơi banh bàn, bi
da. Quán bi da nổi tiếng mà lâu ngày tôi quên mất tên, ở khu Ngô Tùng
Châu, gần trường Nguyễn Bá Tòng, là nơi hai đứa nhiều ngày đứng suốt
buổi, khi ra khỏi quán hai chân rã rời, kéo nhau băng qua đường, leo
lên gác xép ngủ. Nhà Huỳnh Phan Anh là nơi lần đầu tiên tôi nhìn thấy
cái bàn ăn "dã chiến", khi ăn mở ra, ăn xong xếp lại. Đứa em trai nói
ngọng. Mấy chị em là nguồn kinh tế của hai đứa chúng tôi. Rồi thằng chả
dậy tôi "xóm" nghĩa là gì.
Sau này học
trò vượt ông thầy. Tôi sa xuống mãi đáy Sài-gòn, những nơi chốn mà bạn
tôi đã từng căn dặn chớ mò tới. Cái trò đọc sách trong một quán chệt,
chỉ cần một ly cà phê túi, hoặc ly hồng xà (hồng trà), rồi cứ thế ngồi
suốt buổi, là cũng do anh truyền cho tôi. Và hai đứa chia nhau kinh
nghiệm đọc, nhờ nó. Có lần anh kể cho tôi nghe, bữa trước đọc Buồn Nôn,
La Nausée, tới đoạn Roquentin đi trong thành phố Bouville, "một mình mà
như cả một đoàn quân đang xuống phố"; "đọc tới đây, thú quá tao cũng bỏ
ra ngoài đường lang thang một hồi...", và có lần cũng cảm thấy, như
Roquentin, "tương lai đang chờ đợi ở một ngã tư đầu đường". Tôi cũng có
những kinh nghiệm y hệt như vậy.
Qua anh tôi có
được quá nhiều bạn: Dương Văn Ba, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đồng, Hoàng
Ngọc Biên, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật... Có thời gian tôi "cộng
tác" với báo Điện Tín, là do anh. Thân nhất, có lẽ là lúc anh đang học
Sư Phạm Đà Lạt. Tuần nào tôi cũng nhận được thư. Anh vốn là một con
người rất cứng rắn, "dur", ít khi bộc lộ tình cảm. Những lá thư là một
Huỳnh Phan Anh "đích thực", đối với tôi.
Lần đầu tiên
tôi biết Đà Lạt là lần lên thăm anh. Đúng vào dịp Giáng Sinh, với một
người bạn. Cả ba đi lang thang ngoài đường đến gần sáng, say, hát, la,
rống dọc theo những con dốc. Lần đó, tôi có cảm tưởng sống lại Hà-nội,
và mơ hồ hiểu được tâm trạng của những người lính lê dương nhớ nhà, say
sưa giữa thành phố, giữa cuộc chiến "không phải của họ".
Với Huỳnh Phan
Anh, tôi chỉ ân hận một điều, anh dậy tôi nhiều quá, còn tôi, chỉ có
một bài học, đúng ra là một kinh nghiệm, mà không làm sao nói lại cho
anh hiểu: tại sao bỏ vào Nam.
Nhưng câu hỏi
đó, cho đến nay tôi cũng vẫn chưa trả lời được, cho chính tôi.
Chợ Đũi, Huỳnh Phan Anh, và tôi
*
Milosz không ưa Sartre, lẽ
dĩ nhiên,
vì Sartre mê Cộng Sản, mà ông từ phía đó bỏ chạy qua Paris.
Ông hợp với Camus, và cả hai rất thông cảm nhau, về cái tai ương
của nhân loại: Cái Ác Mầu Đỏ đó.
Sau đây là "đầu vào" [input, entry], về Camus của ông trong ABC.
Camus, Albert. Tôi
theo dõi chuyện xẩy ra cho ông, sau khi xuất bản Con Người Nổi Loạn, L'homme révolté.
Ông viết như một con người tự do [like a free man], nhưng hoá ra là
điều này không được phép, bởi vì đụng vô lằn ranh "chống-đế quốc" [có
nghĩa, chống Mỹ, và ủng hộ Xô Viết]. Chiến dịch thô bỉ nhằm phạng Camus
của Sartre, và Francis Jeanson, trên tờ Thời Đại Mới, được a dua
[joined] bởi Simone de Beauvoir, cú này trùng hợp với thời điểm tôi
đoạn tuyệt [break] với Varsaw vào năm 1951. Đây cũng là thời điểm mà
Sartre viết về Camus:
"Nếu bạn không ưa cả Cộng Sản lẫn Tư Bản, thì chỉ còn có một chỗ cho
bạn dung thân là Quần Đảo Galapagos".
Camus thò tay ra, bắt tay tôi, vào thời điểm đó, thật
quan trọng, thật chí tình.
Milosz viết về bạn tình, bạn đường, của Sartre.
Beauvoir, Simone
de. Tôi chẳng hề gặp, nhưng chuyện không ưa nổi bà ta thì không hề
giảm, sau khi bà mất, và ngay cả cho tới bi giờ, khi bà chỉ còn là một
cái tiểu chú về thời của bà... Thì cứ thú nhận, thẳng ra ở đây,
một thằng nhà quê miệt vườn, làm sao mà ưa cho nổi một bà lớn [grande
dame]... Tôi không thể tha thứ cho bà ta về những trò hạ cấp,
cùng Sartre, nhắm bề hội đồng Camus.
Nói tới Camus, Gấu tôi nhớ, có lần ngồi Pagode, nhà thơ TTT chê Kẻ Xa Lạ, khi so sánh đoạn tử tội
Meursault gặp ông thầy tu, với cũng một xen như vậy, trong Đỏ và Đen, thì Camus không đáng là
học trò của Stendhal.
Ấy là mấy chục năm sau, thằng em diễn lại câu phán của ông anh, qua...
tưởng tượng.
Quả thế thực, nhưng theo Gấu tôi, phải tính tới cái tuổi của người đọc,
khi đọc bất cứ một tác giả.
Stendhal là phải già già một chút mới đọc được. Còn me-xừ Meursault
không kịp có tuổi già. Những nhân vật như thế, là phải "chết non", mượn
lại từ của ông anh.
Và có những tác phẩm, bạn không nên đọc sớm quá, và nên để dành! Lời
khuyên của ông bà chúng ta, chớ đọc Phan Trần, chớ đọc Thuý Vân Thuý
Kiều, là có thiện ý chứ không liên quan tới đạo đức. Cái cảnh, "Rõ ràng
trong ngọc trắng ngà, Rành rành trước mắt một tòa thiên nhiên", chỉ
'trở thành hiện thực', khi bạn vừa đọc xong câu đó, là bèn thực
hành liền!
Theo nghĩa đó, một độc giả của tờ TLS [số tháng Hai, 2004, mục Sổ Tay]
sung sướng la lên rằng, may quá, tới hơn nửa đời người, mới đọc Hamlet.
Đúng là một món quà quí báu dành để đọc vào lúc xế bóng về chiều, mái
tóc muối tiêu [a mid-life gift to himself].
Sự nổi tiếng của một số tác giả ở trong nước, sau 1975 thí dụ như NHT,
DTH, BN, có dư luận hải ngoại cho rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền
nam trước 1975. Tôi nghĩ, có. Chiến thắng miền nam, và thực thế phũ
phàng sau đó, làm sao không ảnh hưởng lên bất cứ một người viết?
Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến Tranh,
đọc, thấy phảng phất Tiếng Động của
Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về Hưu có
không khí hiện sinh của một thời hậu chiến ở bên... Tây. Thiếu,
là thiếu một tiếng hát, của Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, some of these days... Một ngày nào,
anh sẽ nhớ em... của La
Nausée.
Thiệp có thể "mơ hồ" cảm nhận ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng
hát... nữ thuỷ thần.
Kinh nghiệm đọc Buồn Nôn
Nhà Hội
|
|