Nhật Ký
|
Happy Birthday To GrandPa
16.8.07
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
Từ một điểm khởi đầu
Vì sao vũ
trụ lùn và đen?!
Vì sao em lùn và đen?!
Vì sao thơ lùn và đen?!
Mẹ kiếp. Chúng nó bảo là mật ngữ!!!
Happy Birthday. Chúc đại ca
viết càng ngày càng bảnh. NLV
Tks. Tiện đây, xin thông báo: Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ
những bài
có tính giới thiệu, đều chỉ để sử dụng với tính cách cá nhân, [for
personal use] và đều "free", xài vô tư, thoải mái.
Vì Gấu cũng trên bẩy bó rồi, nếu tính tuổi ta, thành thử cứ coi đây như
là, "cho chắc ăn", sau những cú báo động hoảng như vừa rồi. NQT
*
Gấu dùng chữ "những", là vì bạn bè Gấu bị "hơn một cú" như cú vừa rồi.
Cú trước khủng khiếp hơn nhiều, xẩy ra ngay sau khi Bông Hồng Đen ra
đi. Một ông bạn, trong nhóm bạn ở Cali, thương tình, bèn mail cho Gấu
biết tin. Tin Văn bèn đi một đường ai tín, khiến Gấu Cái càng thêm bực
mình. Và bèn mail trả lời ông bạn, cho biết, ngay sau khi Gấu được ai
tín, bèn
xỉu, sẵn bịnh tim chơi bồi thêm, bèn phải chở đi nhà thương cấp cứu!
Anh bạn hoảng quá, và cũng ân hận, lỗi ở mình, nhưng bán tin bán nghi,
bèn phôn cho một anh khác nữa, rất rành về mối tình của Bông Hồng Đen
và Gấu.
Anh này gật gù, chắc đúng như thế đấy. Tao biết, thằng cha Gấu hồi đó
mê BHĐ khủng khiếp lắm.
[Chính em LH cũng xác nhận chuyện này, bởi vì có lần Gấu hỏi, tại sao
"iêu" Gấu, em trả lời, tại vì anh thương em nhiều quá, thành thử... tội
nghiệp!]
Để tăng thêm trọng lượng cho lời tiên đoán của mình, anh kể chuyện, một
lần Gấu nhờ anh trao giùm thư cho BHĐ, thời gian Gấu bị ông bô của em
cấm cửa. Gấu dặn, vô, trao thư xong xuôi, rồi ra liền, báo cho tao
biết, rồi có muốn ở lại tới giờ nào thì ở.
Anh ta vô, trao thư xong, gặp ông anh của LH, mải trò chuyện, rồi quên
luôn thằng cha Gấu ở bên ngoài, khủng khiếp chờ đợi, cứ như chờ án tử
hình!
Anh ta, lúc nhớ ra, thì đã ba, bốn giờ chiều, tức là lúc sửa soạn ra về.
Anh kể lại, tao ra ngoài đường, thấy mày ngồi trên chiếc xe đạp, tóc
tai dựng đứng, trông thê lương không thể nào tưởng tượng được.
*
Nghe anh kể, Gấu nhớ ra liền. Hai thằng ăn sáng xong, là đi. Tới ngã tư
gần nhà em, phía vườn Tao Đàn đi xuống gặp Gia Long, Gấu ngồi trên xe
đạp chờ tới... chiều.
Bữa đó, không chỉ mình Gấu lo, mà luôn cả anh bạn. Anh nói, tao đưa thư
cho nó, nó không thèm cất đi, mà lại để ngay trên bàn, rồi ra lệnh, đó
là lúc đang dọn nhà, từ Phan Đình Phùng lên, anh V. phụ em một tay,
khiêng cái giường. Tao vừa sợ, vừa bực. Sợ ông via của nó bất chợt vô,
vồ liền cái thư. Bực, vì em của mày coi tao như thằng hầu. Phụ một tay,
khiêng cái
giường cho em! Láo thế!
Sao không trao cái bực đó cho tao? Gấu thèm thuồng, hỏi lại!
*
Tao thèm được như mày! Anh
kết luận.
Thèm cái cảnh, râu tóc rựng ngược, mặt mày méo xệch?
Sướng chưa!
Cô bé đã đi xa, xa lắm.
Nhưng có những đêm thành phố sống lại, những hồn ma ngày xưa trở về,
tấp nập bên kia bùng binh [Khu Ngã Sáu Sài Gòn], quanh mấy xe hủ tíu,
bò viên, sâm bửu lượng... Vào những đêm mưa, mấy đứa trẻ đánh giầy, ế
khách, xúm lại đánh bài ngay bên ngoài tiệm [cà phê đầu con đường Gia
Long], tôi chạy xe vòng vòng rồi trở về chỗ cũ, nhìn đám trẻ chia nhau
từng hơi thuốc, đợi tới giờ hẹn, không phải với cô bé, mà với bóng dáng
của cô, cũng không phải hình bóng bây giờ mà là hồn ma ngày cũ, vẫn y
hẹn trở về...
Một trang bản thảo, những ngày ở trại tị nạn, sau thành Lần
Cuối Sài Gòn, làm nhớ Mùa Hè Miền Nam:
. ...như những
lần lang thang nơi khu phố nàng ở, (gần một ngã sáu, khu trung tâm
thành phố,
sinh hoạt đông đảo, một cửa tiệm bán sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng
thường
ngồi sau một chiếc bàn lớn ở gần phía bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng
xe qua
thật nhanh, hơi nhìn ngang, có thể thoáng thấy nàng ngồi chăm chú,
viết, hoặc
lơ đãng nhìn ra bên ngoài, làm sao nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe
bên lề
đường, mua tờ báo, bao thuốc, hoặc ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên
kia
đường, ngó những đứa trẻ đánh giầy chia nhau tiền bạc, giành giật
khách, hay
mẩu thuốc, khi ra về thường quá khuya, vòng xe qua con đường phía sau
nhà nàng,
ngó nhìn lên, có thể bóng dáng nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên
lầu cao,
che bớt ánh đèn lạnh toát, thỉnh thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập,
cần nhất
là không bao giờ kể lể than khóc với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng
chẳng
bao giờ biết, hoặc hiểu được...
*
Và làm nhớ đến Orphan Pamuk, và thành phố buồn Istanbul của
ông. Cái xe
điện của ông làm Gấu nhớ tới cái của Gấu, trong Hà Nội, cũng của Gấu,
ngày nào.
Le Magazine Littérarire,
số Tháng Bẩy
& Tám, 2007
Nhà tôi ở
Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện. Tôi thường
tinh nghịch để những viên sỏi nhỏ lên trên đường sắt, rồi hồi hộp chờ
chuyến xe
chạy qua. Suốt thời thơ ấu, tôi bị chiếc xe điện mê hoặc. Một lần trốn
vé xe…
Những
con dã tràng
Những
cánh hoa trắng trên cây khô
Thảo Trường
Note: Đây là truyện ngắn
mới nhất của tác giả. Đã đăng trên Tin Văn, nhưng không hiểu sao, lạc
mất tiêu.
Bản này đã được tác giả coi lại.
Trân trọng giới thiệu độc
giả Tin Văn.
"Je serai ta femme".
L H "giao hẹn", ["Em cứ hẹn
nhưng em đừng nhớ nhé"],
như trên, đúng vào ngày 16.8.1967, khi đến Đài VTĐ thoại quốc tế thăm
Gấu, mang theo một cuốn tiểu thuyết của Durrell, quà sinh nhật. Khi đó,
tay trái
Gấu còn bị băng bột, luôn cả nửa người, cho vai trái khỏi nhúc nhích.
Bức hình trên,
chụp sau đó ít lâu, khi đã tháo băng. Cũng phải trước ngày định mệnh
28.3. Năm sau,1968. Tức Mậu Thân
Cú Mậu Thân của VC, gồm hai đợt.
Như thế, Gấu chịu tới ba cú Mậu Thân!
... sự sống sót của chàng là
một
điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã
chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Ngày 28 tháng 3, tôi gặp lại
H. lần cuối cùng. Trời bữa đó mưa. Trận mưa mở đầu mùa. Thời tiết thay
đổi, khí hậu ẩm ướt làm cánh tay trái của tôi trở nên đau nhức, khó
chịu. Tôi ra Sài Gòn, tìm một quán nước, vừa uống cà phê vừa ngó mưa.
Quán này, ngày trước tôi và H. thỉnh thoảng có ghé. Tôi còn nhớ, một
lần ngồi đây, cũng tại bàn này, tôi uống bia, và chợt có ý định muốn
hôn nàng. Lúc đó buổi trưa, trong quán chỉ có một hai người ngoại quốc
đang dùng bữa. Họ vừa ăn vừa cắm cúi đọc báo. Ngày hôm sau, nàng bảo
tôi, nàng biết ý định của tôi lúc đó, và phải quay đi, để che giấu nụ
cười.
Đang ngồi,
đột nhiên nhớ đến nàng, đột nhiên tôi có ý định phải gặp nàng, và chỉ
cần nhìn mặt nàng lúc này, là tôi biết rõ, nàng có còn yêu tôi hay
không. Tôi đến Đại Học Khoa Học, và ngồi ở hiên ngoài, cũng là nơi tôi
vẫn thường ngồi với bạn bè, hoặc ngồi một mình đọc sách, thay vì ngồi
bên trong giảng đường nghe giáo sư giảng bài.
Tôi ngồi chờ nàng thật lâu.
Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm
nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám
bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những
câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về,
mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột
nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và
hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói.
Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và
giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng
chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay
trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận
ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống
hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi
về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Tứ Tấu Khúc về Lan Hương và Sài Gòn: Khu Rừng Trong Đêm
|
|