Nhật Ký
|
Richie @ Canada Day, July 1st 2007
Mấy ngày qua, Tin Văn
gặp sự cố,
không thể update. Cẩn bạch.
Đối sầu miên
Giây phút nhiệm mầu, theo Gấu, cú sét đánh,và trong những cú sét đánh
như thế, có cú, trò gặp
thầy!
Một trong ba búa mà ông anh truyền lại cho Gấu, búa thứ nhất, viết văn
là phải có thầy, búa thứ nhì, đọc thật nhiều, thế nào cũng có ngày gặp
Thầy, búa thứ bam liên quan tới BHĐ.
Gấu gặp Faulkner và Woolf, hoàn toàn là theo kiểu trên, gặp bất ngờ.
Trước đó, chưa hề biết.
Nhờ làm cho Mẽo, có đô la, tha hồ mua sách, tha hồ đọc. Và nhờ chương
trình IC, Information & Culture, Thông tin & Văn Hoá, của Trung
Tâm Văn Hoá Pháp, bán sách Tây đúng giá gốc. Tuy cùng giá, nhưng một
phật lăng khó kiếm hơn 1 đồng tiền Việt, thành thử có nhiều gia đình
mua sách báo Tây ở Sài Gòn, gửi cho con cái học ở Pháp, theo kiểu chở
củi về rừng.
Cuộc gặp gỡ của Gấu với Woolf, cũng tình cờ, cũng "nhiệm mầu", nhưng
chưa ghê gớm như của Garcia Marquez. Ông đọc, chỉ một câu, của Woolf,
cũng trong Mrs Dalloway, mà
nhìn ra,
trọn cả tiến trình phân huỷ của Macondo, và định mệnh sau cùng của nó ["I saw in a flash the
whole process of decomposition of Macondo and
its final destiny"].
Câu văn, sau ông viết lại theo trí nhớ, và thêm vô phần của ông, nhưng
độc giả tinh ý, vẫn nhận ra hơi hướng của Woolf. (Dẫn theo
Michael Wood: Garcia Marquez: A
Postmodernist Romance, trong Những
đứa trẻ của sự im lặng::Về giả
tưởng đương đại. [Nhà xb Columbia University Press,1998]
Khi Adorno nói, sau
Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi
hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái
gọi là thơ đó.
Elfriede Jelinek
Nhật Ký
Trân trọng giới thiệu
HÒA
ÂM ÂM ÂM ÂM
Thi tập thứ ba
Nguyễn Lương Vỵ
Thư Ấn
Quán xuất bản, tháng 7.2007
302 trang
Liên lạc email
Hay gửi $US. 25 (bằng
check ghi tên Vy Nguyen) tới:
VY NGUYEN
12621 Wynant Dr.
Garden Grove
– CA 92841 USA
Những vòng
đồng ký ức
Phê
Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít
(1) của mình, thì hết thuốc chữa rồi!
(1): Kít: Phát âm tiếng Việt,
của từ kitsch, của Kundera,
trong Bức Màn. Theo ông, từ
này sinh ra tại Munich vào giữa thế kỷ 19, để chỉ cái cặn bã não nuột
của thế kỷ lãng mạn lớn, le déchet sirupeux du grand siècle romantique.
Nhưng Kundera cho rằng, Hermann Broch mới là người đưa ra định nghĩa
đúng nhất về từ này: cái xấu mỹ học
tối thượng, le mal esthétique suprême.
Tiếng Việt, để dịch từ kitsche, có lẽ phải dùng một hình
ảnh thật là sống động: chưa chi đã vãi linh hồn ra!
*
Cứ như Edmund Wilson viết, trong Tới
ga Phần Lan, chương Marx: Thi
sĩ của những tiện dụng, Poet of commodities, thì, Marx đã tiên
tri ra được thứ văn chương kiểu thư 9 nút của ông nhà văn nọ!
Wilson viết, Marx là nhà văn châm biếm thuộc loại tổ sư, one of the
greatest masters of satire. Và, khởi từ "modest proposal" [đề
nghị khiêm tốn], của một đại
biếm gia khác, Swift - ông này đề xuất, để chữa hết sự khốn khổ,
nghèo đói, của xứ Ireland, cách tốt nhất, là, cho những kẻ đang đói khổ
đó,
ăn thịt, chính những đứa trẻ thừa thãi của họ - Marx lý luận: Tội ác,
đối với những tên tội phạm, thì cũng giống như tư tưởng đối với triết
gia, thơ đối với thi sĩ... và thực tập nó [sản xuất ra tội ác,
tư tưởng, thơ ca, bài văn, trong có thư 9 nút...] thì thật hữu ích cho
xã hội, bởi vì vừa giải quyết được nạn nhân mãn, vừa đem việc làm đến
cho những công dân bảnh, có giá, thí dụ như ông nhà văn nọ!
*
Bữa trước Gấu này có phán... đại, mượn lời một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ
di cư, cuộc chiến Việt Nam không phải cuộc nội chiến Nam Bắc, mà là
giữa đủ thứ, đủ loại Yankees mũi tẹt với nhau. Nào là Yankee "di dân"
từ đời thưở nào, có thể trước cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tới
những hậu duệ mãi sau này. Đủ thứ, hầm bà làng, Bùi Chu, Phát Diệm, Hố
Nai, Ấn Quang, Việt Nam Quốc Tự, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy
Dân, Đệ Tam, Đệ Tứ... toàn Yankee mũi tẹt!
Một độc giả thắc mắc, chém giết lẫn nhau như thế, vì lý do gì?
Gấu này ngớ người ra.
May sao, đọc Arthur Koestler, cuốn The Heel of Achilles, mới ngộ ra là,
sở dĩ đánh giết lẫn nhau, là vì tranh giành nghĩa cả, great cause: Đánh
cho Mẽo cút Ngụy nhào, và sau đó, giải phóng [ăn cướp, từ đám cút đám
nhào đó] Miền Nam.
Koestler còn đi xa hơn, khi chứng mình, đây là một trong những tính
chất làm nên con người, từ thoạt kỳ thủy, chứ không như Solzhenitsyn
tin tưởng, rằng chỉ có từ thế kỷ 20.
Hai Trầu & NNT
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không
dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là
vậy.
Nếu viết,
là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó.
Bởi vì coi Nguyễn Ngọc Tư là 'đặc sản', rồi khen văn
của bà, bằng cách choàng cho bà vòng hoa, ông VC nằm vùng VH đã từng
choàng cho kỳ nữ KC, thì đúng là quá khốn nạn! NQT
Xâu con
mắt luồn kim tìm chiêm bao
Trang NNT
Đọc NNT
Khi anh định viết về những
chuyện đó, chắc là anh đã lập gia đình (đã yêu thương một người đàn
bà), đã có con (đã có hai con, một trai, một gái), và như một kinh
nghiệm của một nhà văn nước ngoài mà anh đã đọc và ngưỡng mộ (W.
Faulkner), khi đó, bởi vì anh cần chút tiền để trả chút nợ, hay để mua
cho vợ anh một chiếc áo mới nhân dịp sinh nhật, mua đôi giầy, đôi dép
cho hai đứa nhỏ, chỉ vì chút nhu cầu tầm thường đó mà anh viết. Tất cả
những nhu cầu nhỏ mọn chẳng liên quan gì đến văn chương, và cũng chẳng
liên quan gì tới những nỗi đau khổ mà gia đình anh đã trải qua đó, đã
xui khiến anh viết, đã cho anh thêm chút can đảm để bỏ một cuộc vui,
một cuộc tụ tập với đám bạn bè nơi nhà hàng, quán nước (cái không khí
túm năm tụm ba đó lúc nào mà chẳng toát ra một vẻ quyến rũ), đã cho anh
thêm một chút sức mạnh để chống lại những giấc ngủ lết bết, chống lại
sự lười biếng làm tê liệt mọi dự tính: anh sẽ viết về những gì thật
nghiêm trang (những cái gì từa tựa như là là ý nghĩa về đời sống, cái
chết, chiến tranh...) chỉ vì những nguyên nhân thật tầm thường giản dị,
và đem tập bản thảo đi gạ bán cho một nhà xuất bản.
Mộ Tuyết
*
Hai anh chàng Quentin, một sửa soạn vô Đại học, đang ngồi nghe một bà
miệt vườn, kể chuyện Miền Nam Sâu Thẳm, đã chết từ 1865 [này,
đừng loạng quạng viết thành 1975]....
The basic idea for the book
remained constant: traumatic events from the last century would
be recovered, retold, and confronted in the early part of the 20 th
century by Quentin Compson.
Ý tưởng làm nền cho cuốn Absalom,
Absalom! thì luôn luôn được giữ nguyên, không đổi: những sự kiện
đau thương từ cuối thế kỷ vừa qua, được lưu giữ, cưu mang, kể
lại, và đối đầu, ở đầu thế kỷ 20 bởi Quentin Compson.
Jay Parini: One Matchless Time: A Life of William Faulkner. [Thời Vô Song: Cuộc đời W. Faulkner]
Liệu, có thể đổi, đầu thế kỷ 20, thành đầu thế kỷ 21, là nhìn ra ý
tưởng làm nền cho Cánh Đồng Bất Tận?
*
Nơi dòng sông chảy về
phiá Nam.
Uncivil Wars.
Rivers of brown water, rundown mansions, black slaves, equestrian wars
– lazy and cruel: the peculiar world of The Unvanquisted is
consanguineous with the America
and its history.
Jorges Luis Borges đọc The Unvanquited của W. Faulkner
Jay Parini trích dẫn, tron g Thời Vô Song.
*
Absalom, Absalom!
*
Giáo đường làm Faulkner nổi
tiếng, famous, và tai tiếng,
infamous. Một
đại tác phẩm về sự “thờ phụng sự độc địa, tàn ác” [the cult of
cruelty], trong
cõi văn Mẽo.
Đây là một câu chuyện lùa gái quê vô thế giới ngầm thành
phố Memphis,
Mississipi. Một câu chuyện u ám, làm phiền toái. Cô gái Temple Drake
này còn mang theo, như của hồi môn, một cái gì của riêng cô, về sự mất
nết, vô thế giới hư ruỗng đó.
Trong khi với nhiều độc giả, đây là một cú sốc đánh vào cảm
tính, bây giờ, hầu như tất cả, cùng lúc, còn nhận ra, có một cái chi
rất ư là
chi ly, tinh tế, của Eliot, của Freud, ở trong đó. Ngoài ra, còn chất
thần thoại,
mầu sắc miệt vườn [đặc sản quê ta], và ngay cả thứ tiểu thuyết đen,
cứng,
giống như mầm đá, nấu hoài không chịu mềm, của Mẽo, cũng tìm thấy chúng
ở
trong đó.
Được xb năm 1831, Giáo đường của
Faulkner có thể được coi như
một nghiên cứu, tìm tòi, ác liệt nhất, về "bản chất của cái ác."
Và tất nhiên, đây là một tác phẩm quan trọng bậc nhất của ông.
[Lời giới thiệu ở bìa sau của Giáo
đường, Vintage Books]
Bạn đọc Việt Nam
có thể coi, đây là lời giới thiệu Cánh
Đồng Bất Tận của NNT, cũng được!
Notes on Susan Sontag
("My greatest dream was to
grow up and come to New York and write for Partisan Review and
be read by 5,000 people.") Her trip to Hanoi in 1968. The mini-skirted
babe in the frumpy Upper West Side crowd and her years as the only
woman on the panel. The front-page news in 1982 when, after years of
supporting various Marxist revolutions, she declared that communism was
"fascism with a human face."
Giấc mộng lớn lao nhất của tôi là lớn lên, nhập vào thành phố New York,
viết cho tờ Partisan Review và
có năm ngàn người đọc mình.
Sau khi hăm hở cổ võ cho những cuộc cách mạng Mác xít, là cuộc vỡ mộng
lớn lao nhất: Chủ nghĩa Cộng sản là "chủ nghĩa Phát xít với bộ mặt của
con người."
Gấu,
nhà văn
Anh đọc, và phán, thằng cha
này tội nghiệp thật, thằng cha này
thảm quá, thằng cha này yếu xìu, khi nó được yêu, nó còn sợ hơn là
không được yêu!
Chỉ sợ mất. Chỉ sợ hết.
Anh ta lôi một đoạn ra để chứng minh.
Quả thế thật.
Tone — sardonic, despair — authentic.
Always en route,
from Mexico to Venice,
lover and crusader,
who campaigned
ceaselessly for his
unlikely party
(name: Poetry
versus the Infinite,
or PVI, if you
prefer abbreviations).
Âm điệu - mỉa mai, chán
chường - chân thực.
Anh một đời rong ruổi ,
[Em tay bế tay bồng]
từ Mexcio tới
Venice,
người tình, kẻ không
ngừng cổ võ cho đảng của mình
[tên là: Thơ Chống Vô
Cùng
hay TCVC, nếu bạn thích
viết tắt]
Đề tài: Brodsky
*
Hồi nhỏ, Gấu có một cái tật,
đi coi phim, gặp phim coi rồi, cứ bô bô kể toáng lên, những gì sắp sửa
xẩy ra, một lần bị một anh chàng ngồi hàng ghế sau, nhổm lên phía
trước, tóm cổ Gấu, nhắc lên, nói thật nhỏ vô tai, mày mà còn nói ra
trước, làm mất hứng của tao, là tao bợp cho mấy cái!
Anh chàng nói thật nhỏ, như không muốn cho ai biết, và đó mới là bài
học tuyệt vời của anh ta, rằng, những gì sắp sửa xẩy ra trên màn ảnh, y
chang như những gì tao đang nói nhỏ cho mày nghe đây.
Gấu, phải đến già mới ngộ ra được bài học nho nhỏ đó, sau bao lần tự
hỏi, tại làm sao đang bực như thế, mà anh chàng lại nhỏ nhẻ nói vô tai
Gấu, cái điều mà chỉ mình Gấu mới... cần nghe?
Còn một bài học nữa, là từ ông thầy Xuân, dậy Anh văn, hồi học lớp Đệ
Lục trường Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Ông đi coi phim. Bữa sau, vô lớp, kể, thầy mới học được một bài học, ở
nhà cầu [WC] rạp Majestic. Thầy thấy họ viết một cái bảng: Cấm trẻ con
đái bậy!
Ui chao, cái anh chàng nào viết mấy dòng đó mới tuyệt vời làm sao. Cấm
trẻ con đái bậy. Người lớn khỏi cấm.
Vì người lớn, làm sao đái bậy được?
Cả hai kỷ niệm trên, sau trở thành kinh nghiệm viết văn của Gấu.
*
Về
ông bạn cùng lớp này, tôi có một kỷ niệm thật dễ thương. Số là, ông
giáo dậy Anh văn Nguyễn Trãi lúc đó tên là Xuân, dậy đám Đệ Lục chúng
tôi, rất vui tính, và cũng rất nghiêm. Một bữa tới lớp, thấy trên bảng
nguệch ngoạc vài nét chân dung, với cái tên ở dưới: Mr. Spring, thầy
giận dữ truy cho ra thủ phạm. Tính bắt phạt, anh học trò láu lỉnh cãi:
Thưa thầy, Spring đâu phải tên thầy! Ông bật cười gật gù, đúng rồi, tên
thầy là Xuân, đâu phải Spring. Kỷ niệm dễ thương kia, liên quan đến
người bạn cùng lớp. Bữa đó, thầy Xuân gọi anh lên trả bài, hóa ra anh
chẳng hiểu tại sao Spring không phải tên thầy, đại khái như vậy. Thầy
Xuân bữa đó, thay bài giảng Anh văn sống động, L'anglais vivant, bằng
bài học về sự quan trọng của ngoại ngữ (biết thêm một ngoại ngữ là một
người biến thành hai người). Giờ Anh văn sau, ông xin lỗi người học
trò: Lần trước, tôi có lớn tiếng về anh bạn, thực không đúng, vì sau
đó, khi ra về, tôi được anh tặng một tập thơ, anh là tác giả. Thầy nói
tiếp, không có vẻ chi chế diễu, theo đó, khi người ta có thiên tài về
ngôn ngữ mẹ đẻ, ngoại ngữ có khi không còn cần thiết. Thầy Xuân tiên
đoán dúng, về người học trò của mình, sau là một thi sĩ nổi tiếng.
Tiếng Anh bây giờ nhà thơ chắc đã rành rẽ. Học ngoại ngữ lúc nào mà
chẳng được. Nhưng thơ, đâu bạ ai, bạ lúc nào cũng học được?
Một chuyến đi
|
|