Nhật Ký
|
Bài phỏng vấn này, đăng trên Tin Văn cũng đã lâu lắm, khi mới
đăng, Gấu có đọc sơ qua, nhưng không chú tâm, một phần hồ nghi tài thơ
và tài phỏng vấn của hai ông Hồ Anh Thái và thi sĩ thần đồng Trần Đăng
Khoa. Vào lúc chót đời, về với thơ, đọc lại, đọc kỹ hơn, quả đúng như
hồ nghi. Ông thi sĩ thần đồng không đọc nổi thơ Xuân Thu Nhã Tập, và
suy rộng ra, không thể đọc được thứ thơ trí tuệ.
Phan Huyền Thư giới
thiệu Thanh Tâm Tuyền, Khô Nga (1), Nguyễn Bính với lời tâm sự: "Đây là
3
tác giả có phong cách hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều ảnh hưởng đến
tôi, đều dắt dẫn tôi đến với văn chương".
Nguồn eVăn
Xin trao thi sĩ vòng hoa
tặng
Chúng ta đã thắng trước
cuộc đời
Nếu mỗi thế hệ là một quốc gia non trẻ , và, nếu thế hệ đàn anh của
chúng tôi tượng trưng cho nước Việt non trẻ - vừa mới giành được độc
lập - là bước ngay vào cuộc chiến, và, họ đã chứng tỏ được điều trên:
đã không vô ích khi làm thơ; và đã thắng trước cuộc đời, cho nên đây là
một thách đố đối với những nhà thơ trẻ như chúng tôi: đừng làm cho thơ
trở thành vô ích. Và nếu thơ của lớp đàn anh chúng tôi đã làm xong phần
đóng góp cho sự nghiệp chung của dân tộc, thơ của thế hệ trẻ chúng tôi
có lẽ sẽ làm nốt phần còn lại: thơ sẽ nói lên nghệ thuật của sự tưởng
niệm, và mỗi bài thơ, được viết đúng lúc như thế đó, sẽ trở thành một
khúc kinh cầu. Đó là tham vọng của thơ trẻ.
Thơ
của tôi không
dành cho bạn
(1) Ngô Kha ?
NGUYỄN ĐÌNH THUẦN:
THẾ
GIỚI CỦA NHỮNG HANG ĐỘNG THẠCH NHŨ
Chừng nào mà Đảng còn giữ
độc quyền lãnh đạo, chừng nào còn
có chuyên chính vô sản, thì việc đó phải là như thế thôi, không thể nào
khác
được. Tự do sáng tác phải lệ thuộc rất nhiều vào dân chủ hóa. Bao giờ
có dân
chủ hóa nhiều thì bấy giờ mới có tự do sáng tác nhiều. Hai cái đó nó
gắn liền
với nhau.
Nguyễn Hữu Đang. Nguồn
Comprehension does not mean ...
deducing the unprecedented
from precedents, or explaining phenomena by such analogies and
generalities
that the impact of reality and the shock of experience are no longer
felt....
Comprehension ... means the unpremeditated, attentive facing up to, and
resisting of, reality—whatever it may be.
[Cảm thông không có nghĩa... suy "cái chưa có
trước" từ "cái có trước", từ tiền lệ... Cảm thông... có nghĩa,
cứ thế mà đưa mặt ra hứng, đưa lưng ra chịu đòn, cưỡng lại thực tại,
cho dù bất
cứ cái chi chi.]
For her, the years of total war and
the murder of millions
of Jews told us not just what Nazis were capable of but what human
beings were
capable of. It was not enough, she wrote, to say "God be thanked, I am
not
like that" in the face of what we had learned of the potentialities in
the
German national character. "Rather, in fear and trembling," she said,
"have [we] finally realized of what man is capable."
Với bà, những năm chiến tranh và sát nhân hàng triệu người Do Thái
nói với chúng ta, không phải về những gì mà Nazi dám và có thể làm, mà
con người dám và có thể làm.
, as she said during the Vietnam War, "'the greatest
power on earth' lacked the inner strength to live with defeat.'
... như bà nói, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, '"một cường quốc vĩ
đại
nhất trên thế giới" đã không có nội lực để mà sống với sự thất bại.'
Sự
tầm phào của cái ác
.....nếu thế kỷ 20 là đỉnh cao của Cái Ác, nó còn là đỉnh cao của Tình
Yêu, với những biểu tượng cụ thể như cuộc tình Kafka-Milena (Milena sau
chết trong trại tập trung), Sartre-de Beauvoir, và Heidegger-Arendt.
Đây không chỉ là cuộc gặp gỡ giữa một đôi trai gái, mà còn là cuộc gặp
gỡ của tư tưởng đối nghịch, của bóng đen và ánh sáng...
Một cách nào đó, chúng ta hiểu được số phận của chúng ta, và có thể, số
phận của thế kỷ, qua những cuộc tình đó.
Nên nhớ Heidegger là người Đức, và là một triết gia đã từng ủng hộ Quốc
Xã; còn Arendt, một cô gái ngay từ nhỏ đã cảm nhận được thân phận ăn
nhờ ở đậu của người Do Thái, trong một xã hội Đức. Cuộc gặp gỡ ngắn
ngủi giữa hai người tại Đại Học Marburg chấm dứt, sau khi Arendt nghe
theo lời khuyên của ông thầy, dời tới Đại Học Heidelberg thụ giáo Karl
Jaspers.
Khi Adorno nói, sau
Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi
hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có
thơ, thì phải có Auschwitz trong cái gọi là thơ đó.
*
Sau những tội ác của chủ nghĩa toàn trị ở thế kỷ 20 và nhất là những
tội
ác của Nazi, chúng ta đều là những cái xác sống. Chúng ta đều chết, mà
không biết, mình đã chết.
Văn Học Pháp, Le Magazine
Littéraire, số Tháng Hai, 2007, có "cuộc phỏng vấn lớn", grand
entretien, nữ văn sĩ Elfriede Jelinek, Nobel văn chương, lương tâm tự
vấn của nước Áo, nhân
cuốn sách mới ra lò của bà đang gây chấn động, về cả hai phía, hoan hô
và đảo
đảo: Enfants des morts, Những đứa trẻ
của những người chết [Nguyên
bản tiếng Đức: Die Kinder der Toten,
Olivier Le Lay dịch ra tiếng Tây, Seuil, 25 Âu Kim].
NRYB đọc Istanbul: Hồi ức và Thành Phố. Cám
ơn Hồi Ức.
Mai, Mai, để
anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa
biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại
thấy đâu đó
trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc,
tiếng còi
mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền.
Mùa Thu, màu thu Hà Nội,
những lá
cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang
nghiêm
và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn
một hạt
bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và
chút giá
lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường
sẽ im
lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ
quên, trừ
một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể
cho em
nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi
bay trong
gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm
trên cát
nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.
Hà Nội, thành
phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành
phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một
thời trẻ
dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu,
tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ,
những đứa
trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm
thuồng.
Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân
Hà Nội có
thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột
nhiên
trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những
chiếc lá
khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó
là
những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."
Những ngày ở
Sài Gòn (1965)
Giấc mơ của làng Dinh
Pierre Haski trong 5 năm là
phóng viên tại Bắc Kinh của tờ Giải
Phóng, Libération, hiện nay, ông lên chức phụ tá giám đốc biên
tập, và còn là đồng tác giả Nhật Ký
của Ma Yan, sự xb cuốn này đã đem lớp học đến cho hàng ngàn học
sinh Trung Quốc [coi www.enfantsduningxia.org]. Ông còn cho xb cuốn Máu Trung Quốc, Le Sang de la Chine,
một cuộc điều tra về hàng ngàn nông dân Henan, bị nhiễm HIV do nghèo
phải bán máu [coi blog của tác giả www.arenes.fr/cinquansenchine]. Ông
là khách mời trong tháng của tờ Văn Học Pháp, số tháng Hai 2007, nhân
cuốn tiểu thuyết Giấc Mơ làng Dinh
được dịch từ tiếng TQ qua tiếng Tây. Cuốn này là tiểu thuyết hóa cuộc
điều tra của chính ông, về cơn sốt không tên [tức bị nhiễm HIV mà không
biết].
*
Đọc cuốn tiểu thuyết của Yan Lianke tạo ấn tuợng thần kỳ ở nơi tôi. Cứ
như thể tác giả đã chiếm đoạt vị trí phóng viên trong cuộc điều tra Máu
Trung Quốc, và tiếp tục nó, ở cái chỗ mà tôi phải ngưng lại, như
thể
tiểu thuyết gia đã làm cái điều mà ký giả bị cấm làm.
Nói như thế có nghĩa, người viết tiểu thuyết đã đem da thịt, máu huyết,
và linh hồn đến cho những sự kiện trần trụi, thô, và có thể nói, tàn
bạo; đã tạo ra những nhân vật, trong cái chết và trong cái sống.
Làm như vậy, ngược ngạo làm sao, tiểu thuyết gia làm một công ích vô
luờng cho chân
lý, khi đem đến cho nó một sức mạnh hừng hực, và chấp nối thêm cho nó,
một tâm hồn lạ kỳ.
Độc giả hãy cẩn trọng, điều này: tất cả những gì được kể ra trong cuốn
tiểu thuyết đều xác thực....
Nhị thập bát tú có 9 nghệ sĩ khiêu vũ, múa [dance], còn lại là nhà văn
[Italo Svevo, Stefan Zweig, Simone de Beauvoir, Primo Levi, Susan
Sontag, Saul Bellow...]. Hai vị thánh là Mary Magdalene và Joan of Arc.
Trong lời mở, tác giả viết, trong khi đọc lại chúng, để làm tuyển tập,
bà nhận ra chúng có cùng một đề tài: sự vất vả, khó khăn [difficulty,
hardship].
Bằng hai từ đó, bà muốn nói, không phải tuổi thơ bất hạnh, nỗi đau đầu
đời, vượt qua, và chuyển vô văn chương nghệ thuật, nhưng đúng hơn, nỗi
đau rong ruổi cùng với làm nghệ thuật, xen đan với nhau, và bằng
cách nào nghệ sĩ đối phó, deal, với nó.
|
|