*
Nhật Ký










Giang Phong Ngư Hỏa

"Thiên hạ chỉ có ba bồ chữ", cho nên sáng tạo, theo Koestler, là "tài sản riêng" của ba nhà: Bác học, Nghệ sĩ, và Hề sĩ. Trong cuốn Hành vi Sáng tạo, The Act of Creation, ông cho thấy sự tương tự, trong tiến trình sáng tác nghệ thuật, khám phá khoa học, và hứng cười. Tiếng cười bật ra khi hai mặt phẳng luận lý tưởng chừng như đối nghịch, "đụng" nhau. Một ông chồng về nhà, thấy cha tinh thần đang quan hệ mật thiết với bà vợ, bèn đi ra bao lơn, nơi tín đồ đang tụ tập. "Anh làm gì vậy?" "Thì người làm 'việc' của anh, anh làm 'việc' của người."
Một người mua xe cũ, than với người bán xe (dealer), cái xe ẹ quá, bộ phận nào cũng kêu, trừ cái còi. Một anh cán bộ giải thích, chế độ Cộng Sản và tư bản đối nghịch hẳn nhau; học viên hỏi, chế độ tư bản là gì? Người bóc lột người. Chế độ Cộng Sản?...
Picasso, một bữa có một tay dealer đưa bức tranh, ký tên ông, ông lắc đầu, giả. Mấy bữa sau, cũng vậy. "Bữa trước chính mắt tôi trông thấy ông vẽ nó?" "Tôi thường vẽ tranh giả." (Cái trước là đồ mạo hóa, cái sau: đâu phải bức tranh nào của tôi cũng đạt tới "đỉnh cao nghệ thuật").
Một định luật khoa học, cũng là giao điểm của hai mặt phẳng luận lý, hai khung qui chiếu. Định lý Archimedes (287-212 B.C, toán học gia Hy lạp): Vật bỏ vô - nước dềnh lên, hai hiện tượng vật lý không liên quan gì đến nhau. Rồi "eureka", luật tỉ trọng ra đời, vật bỏ vô bị nước đẩy lên, sức đẩy tương đương trọng lượng khối nước bị vật choán chỗ.
Trước Einstein, khối lượng và năng lượng khác biệt, rồi công thức E = mc2 (bình phương) cho thấy, năng lượng là một dạng của vật chất.
Truyện ngắn
 *
Nếp áp dụng nhận xét của Koestler vô bài thơ Giang Phong Ngư Hỏa, theo Gấu, cũng đặng. Tới chữ "miên", là bí, là vì tới đây, mới chỉ có một mặt phẳng, một không gian, tĩnh. Từ miên, nếu có thần, là ở chỗ, từ đắt nhất, để đóng lại hai câu đầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, đối sầu miên còn là như vậy.
Chính tiếng chuông làm vỡ không gian tĩnh đó, có khác gì tiếng một con ếch nhảy vô một cái ao, trong một bài thơ haicu nổi tiếng, [hay trong bài thơ dở, tệ nhất trong thơ, con cóc trong hang con cóc nhảy ra ?] Tiếng chuông từ trên ngọn đỉnh trời, là núi Hàn San, hạ san, đi tới và làm vỡ, (1), không gian "nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên... " của bến Phong Kiều, phải nói như vậy, mới thấy cái thần của động từ 'đáo' ở đây. Tiếng chuông như Đức Phật, hạ sơn, từ núi Hàn San, trở về đời, đến bến, đến thuyền, gặp thi nhân, cả hai nhập vào nhau, hoàn tất bài thơ, hợp nhất người và thần, thơ và đạo, núi và sông....
Phong Kiều Dạ Bạc là bài thơ đỉnh cao của thơ Đường, đỉnh của đỉnh, có thể là như vậy chăng?
(1) Hiểu, là vỡ òa về: Connaitre, c'est s'éclater vers. Sartre.

Reflections
This Old House
The heart is a lonely menagerie.
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn.
by David Sedaris

The Great Bolano
Bolano vĩ đại.

Francissco Goldman đọc
The Savage Detectives
Last Evenings on Earth
Distant Star
2666

Trân trọng giới thiệu
Chuyến Tầu Ngày Mai
tập truyện
Nguyễn Chí Kham
"Chỉ cần một kẻ ném lửa, tương tư, rồi bắt đầu đọc, một cuốn sách, là sự ghê tởm, tính quái vật của Nhà Nước lộ rõ."
Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...
Bếp lửa trong văn chương

Ác Mộng