1 2
|
Thời vô song
Bằng cách chọn
Estelle làm vợ, bằng cách chọn nhà của chàng ở Oxford, giữa bộ lạc
"Falkner", Faulkner tự chọn mình một thách đố khủng khiếp: Làm sao
làm ông chủ, người được sự hỗ trợ của toàn thể gia đình, người cha, con
đực đứng
đầu cả một bộ lạc… giống như một đàn ruồi, xâu xé, từng đồng xu kiếm
được,
trong khi, cùng lúc, làm sao phục vụ con quỉ nằm ở nơi đáy sâu con
người ông.
Trường kỳ kháng chiến, cùng một lúc chịu đựng cả hai mặt trận như thế,
sức voi
cũng chịu thua, cho nên, như Parini gọi ông, “một con quỉ của sự hữu
hiệu”, với
khả năng của vị thần Appolon, cuối cùng, khối lượng công việc cũng quật
ngã
ông. Để cung phụng đàn ruồi, thiên tài chói chang của văn chương Huê Kỳ
thập
niên 1930 sau cùng đành phải để việc viết tiểu thuyết qua một bên - đây
là thứ
viết lách mà chàng quan tâm tới nhất, chàng sinh ra đời, là để viết
tiểu thuyết
– quay qua, đầu tiên là viết ba đồ làm xàm, bá láp cho mấy tờ lá cải,
sau tới kịch
bản phim cho Hồ Ly Út.
[Đây
chính
là điều mà Gấu Cái ca cẩm thường ngày: “Tài” của mi đâu phải để làm
trang...
nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được
thơm
lây!]
Tác giả Cuốn
Theo
Chiều Gió:
Trắng, buồn
và hơi khùng ?
Tình Lơ
V/v Tình Lơ
Hẳn là Cô Tư
đọc Cuốn Theo Chiều Gió, và
bởi vì cùng một nỗi ám ảnh về một Miền Nam sâu thẳm
của một William Faulkner, một Margaret Mitchell, mà viết ra nó.
Scarlett và
Melanie ở đây là hai chị em giống nhau như đúc. Và thầy giáo Thành
trong Một Mối
Tình, thì biến thành anh chồng ngớ ngẩn lầm cô chị với cô em,
hoặc ngược lại.
Cái không
khí chung của tất cả truyện của Cô Tư, vẫn là ảo tưởng về ông anh Bắc
Kít ruột
thịt cuối cùng hóa ra… kẻ thù!
Scarlett khi
vỡ ra, bèn đoạn tuyệt với ảo tưởng, quyết tâm xây dựng lại thiên đàng
Tara, chờ
ngày Rhett [chắc là đi học tập cải tạo] trở về!
Một độc giả
TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng ra,
như thế!
Gấu này đành
phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner, những
Margaret
Michell!
Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc trong đó, một
Miền Nam đã
mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam và Eva bị tống ra khỏi
Vườn Địa
Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái” [giả ở đây giống như trong từ
‘giả cầy’],
lang thang khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày
lòng
thương hại của nhân loại.
Có lần Gấu phán "ẩu", không có
cái sự ăn cướp Miền Nam thì không thể
có những nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, và ngược lại, không
nếm mùi
Cái Ác Bắc Kít, Cô Tư không thể nào viết ra được Cánh Đồng Bất Tận!
Đúng là bố lếu bố láo!
Nhưng bạn có nghĩ như... Gấu
không?
[Câu này thuổng văn Thầy Kuốc!]
Đỗ Hải Yến
trong Cánh Đồng Bất Tận [hình từ Bee]
Ui chao,
nhìn là thấy hiển hiện ra tất cả những nhân vật nữ của Faulkner!
Nhất là cái
em trong Giáo Đường, Sanctuaire, bị
thằng liệt dương phá trinh bằng cái bắp ngô!
Liệt dương
ư?
Hay là tay
hiệu trưởng “gì gì” đó?
Nói về đặt tít,
thì, nếu Sến cực độc, cực ngắn, gọn, thí dụ, sửa giùm Gấu những cái tít
như Dịch Là Cướp, Miếng Cơm Manh Chữ…
khi Gấu còn cắp rổ theo hầu Sến, và Chợ Cá
còn, thì Cô Tư, cực thần sầu trong cái gọi là “chiều sâu tâm linh” của
từ, thí
dụ "Xác Bụi", "Cúi Xuống Là Đất"...
Gấu Cái lần đầu đọc,
chỉ nội cái
tít "Cúi Xuống Là Đất", là đã lắc đầu bái phục.
Nhưng, 1 cách nào đó, Gấu
Cái bảnh hơn Cô
Tư, ở cái
phần “viết như không viết”, như em Sad Seagull của Gấu nhận ra, hà, hà!
Em phán,
Miền Nam của Thảo Trần bảnh hơn Miền Nam của Cô Tư, vì chưa nhiễm độc
Bắc Kít.
Cô Tư, do gia đình hình như cũng
có tí mắc mớ
với Cách Mạng, nên khác Thảo Trần, có chồng là nhà văn Ngụy, đi tù VC
nhiều lần!
Nói gì thì
nói, vẫn thua đám cà chớn Hậu Vệ, Da Mùi!
Thua xa…
Beckett.
Với ông này cái tít đúng
là tử công phu. Gấu mới lôi cuốn về Beckett, trên,
mua từ đời nào, ra đọc.
Hóa ra thì là Cioran cũng đã từng gọi Beckett là 1
vì phong nhã.
Trong bài viết ngắn của
ông về bạn mình, Cioran viết về từ Lessness, của
Beckett, dịch từ “Sans”, tên
1 tác phẩm tiếng Tẩy của Beckett. Cioran bị hớp hồn, ”envouté”, bởi từ
này, và
một bữa, un soir, ông biểu bạn, tôi không làm sao tìm ra 1 từ tiếng Tẩy
nào tương
đương với nó [tất nhiên, không phải từ “sans” mà nó được dịch từ đó
ra].
“Tôi
không thể nào ngủ được nếu không kiếm ra 1 từ ra hồn, honorable. Thế là
cả hai
bù đầu kiếm, bằng cách kết hợp những từ chung quanh hai từ sans, và moindre. Và
khi từ giã, cả hai đều thất vọng.
Trở về nhà, Cioran vẫn khổ với nó, cho đến lúc
ông bật ra ý nghĩ, hay là mò từ nguồn la tinh, và ngày hôm sau, ông
viết cho
Beckett, cái từ sinéité, và tuyệt vời làm
sao, cũng đúng lúc đó, Beckett kiếm ra từ này.
Đúng là 1
giai thoại thần sầu. TV post sau đây, để chứng minh, là không phịa ra.
Le texte
francais Sans s'appelle en anglais Lessness,
vocable forgé
par Beckett, comme il a forgé l'équivalent allemand Losigkeit.
Ce mot de Lessness (aussi insondable que l'Ungrund
de Boehme)
m'ayant envouté , je dis un soir à Beckett que je ne me coucherais
pas avant d'en avoir trouvé en francais un équivalent honorable ...
Nous avions
envisagé ensemble toutes
les formes possibles suggerées par sans et moindre. Aucune ne nous avait paru
approcher de l'inépuisable Lessness,
mélange de privation et d'infini, vacuité synonyme d'apothéose. Nous
nous séparames
plutôt décus. Rentré à la
maison, je continuai à tourner et retourner dans mon
esprit ce pauvre sans. Au moment ou
j'allais capituler,
l'idée me vint qu'il fallait chercher du côté du latin sine.
J'écrivis le lendemain à Beckett
que sineité me semblait
le mot rêvé. II me repondit qu'il y avait pensé lui aussi,
peut-être au même instant. Notre trouvaille cependant,
il faut bien le reconnaitre, n'en était pas une . Nous tombâmes
d'accord qu'on devait abandonner l'enquête, qu'il
n'y avait pas de substantif francais capable d'exprimer
l'absence en soi, l'absence à l'état pur, et qu'il
fallait se résigner à la misère métaphysique d'une préposition.
E.M. Cioran: Quelques rencontres.
Về cái từ “người
phong nhã”, "l’homme noble", thì Cioran viện tới hai đấng, Maitre
Eckhart và
Nietzsche, cũng đã từng viết về từ này, tức là về Beckett và với Gấu,
thì thêm vô,
ông bạn Bạn!
Trong Quần đảo
Gulag, Solz dành một chương viết về những quốc gia lưu vong, Tin
Văn sẽ scan ấn
bản rút gọn. So sánh với Mít, quả là toàn thể một miền đất - Miền
Nam – sau
1975, xứng đáng được gọi là "quốc gia lưu vong". Những cú như 10 ngày
cải tạo, kinh tế mới.. như được lấy ra từ sách lược của Người [Stalin]
Với mọi quốc
gia toàn thể tự nguyện đi đầy như thế, một sử thi sẽ được viết ra một
ngày nào
đó - về cái sự nó bị xé ra khỏi đất mẹ của nó, và cái sự nó bị huỷ diệt
tại miền
Siberia. Chỉ những quốc gia như thế, chính chúng, mới có quyền cất lên
tiếng
nói của chúng, để nói về tất cả những gì chúng trải qua: Chúng ta không
có những
từ ngữ để nói giùm cho chúng.
Solz
Solzhenitsyn
comes back to this theme at several points. "The imagination of writers
is
poverty-stricken in regard to the native life and customs of the
Archipelago," he writes. How could a Western writer, in particular,
describe the perturbation of a human soul placed in a cell filled to
twenty
times its capacity and with no latrine bucket, where prisoners are
taken out to
the toilet only once a day! Of course, much of the texture of this life
is
bound to be unknown to Western writers; they wouldn't realize that in
this
situation one solution was to urinate in your canvas hood, nor would
they at
all understand one prisoner's advice to another to urinate in his boot!
It takes a
writer such as Shalamov to convey something, a tiny human fragment, of
the
reality of Kolyma. It takes Primo Levi to describe Auschwitz.
Applebaum: Gulag a history
Phải có nhà
văn như Shalamov để viết về tí người còn sót trong trại tù Kolyma.
Primo Levi để
miêu tả Lò Thiêu.
Hậu hiện đại
Nương bóng Gấu
Đực
A l'ombre de Faulkner
Faulkner
và
vợ tại Rowan Oak: Lá phổi của văn chương Mẽo
[Hình, báo Lire (Đọc), số Tháng Năm 2005].
"Bao
nhiêu thế hệ trải qua, và Miền Nam chúng ta đã biến những người phụ nữ
thành những
bà mệnh phụ. Những vị phu nhân. Thế rồi Chiến Tranh xẩy ra, và biến
những vị
phu nhân đó thành những hồn ma."
Faulkner: Absalom, Absalom!
Note: Nhân
search "NNT vs SN", GCC tìm lại được bài viết dở dang này, và nhận ra:
Có cái gì giông
giống, giữa Faulkner và NNT [cũng ít học như nhau, hà hà!]
Và có cái gì giông giống
giữa vợ chồng Faulkner và Gấu Đực & Cái:
"Không
có Estelle [Gấu Cái], là đếch có Faulkner [Gấu Đực]”.
Hay:
Nhưng, như
Karl, một trong những người viết tiểu sử của Faulkner cho
thấy, còn một lý do sâu thẳm nữa, là, Faulkner
không làm sao rứt ra khỏi bà vợ. Họ sinh ra là để làm khổ lẫn nhau, và,
nếu
không có lý do làm khổ lẫn nhau thì làm sao giải thích được chuyện họ
sinh ra đời,
và... lấy nhau?
Như Karl viết: Ở từng sâu
thẳm nào đó, Faulkner cần Estelle
[Đây là câu Gấu Cái thường ngày ca cẩm Gấu Đực: Mi cần ta chứ mi đâu có
êu ta!]
Hà, hà!
Bèn
dịch tiếp và, cà chớn, tiếp!
Thời
Vô
Song
Faulkner
trẻ
William
Faulkner: The Sanctuary of Evil
Bảnh hơn
chúng ta
Là tên bài
viết của James Campbell, trên TLS May 25, 2007, về Faulkner, nhân tuyển
tập tiểu
thuyết của ông vừa mới ra lò, Novels 1926-1929, gồm: Lương Lính, Muỗi, Cờ trong
Bụi, Âm thanh và Cuồng nộ. 1,180 trang,
Nhà xb Library of America.
Cờ trong Bụi, Flags
in the Dust , là cuốn thứ ba
sau hai cuốn Luơng Lính và
Muỗi.
Bị chừng 12 nhà xb chê, sau ra lò duới cái tên Sartoris.
Cuốn này Sartre cũng chê lên chê xuống, sau khi khen lấy
khen để cuốn Âm Thanh và Cuồng Nộ,
coi đây là nghệ thuật mà con mắt [trompe-oeil] người đọc.
Nhưng chúng
ta mắc nợ Faulkner, về tính sáng tạo lạ lùng, kinh ngạc của ông, theo
cả cái
nghĩa "lầm lạc sai sót" mà các nhà xb vin vô đó để chê Sartoris,
và chỉ thời gian mới trả lời,
và quyết định số phận cho nó: một đại tác phẩm.
Ra lò vào
năm 1929, cuốn sách đòi đúng vị trí của nó trong 'thiên tài sai sót',
'thiên
tài mà con mắt người đọc", và là cuốn thứ nhất được đặt để khung cảnh
trong thiên đàng hoang dại, hoang đường, là miền Yoknapatawpha County.
Nó còn tạo
dấu ấn thật đậm đà về cái hơi thở dài thòng, là dòng văn 'bè rau muống'
(1) của
Faulkner: câu dài lê thê, câu nọ cuốn lấy câu kia, [long, flexible
sentences
constructed on a backbone of declarative phrases, often punctuated
insistently
by family names - three Bayard Sartoris crop up on one page without any
warning
that they are three separate people - and frequently wrestling with
paradox].
Cái thói quen sau cùng, wrestling with paradox, khoái chơi trò vặn vẹo
với nghịch
ký, ở lại suốt đời, trong nghiệp văn của ông.
(1) 'Bè rau
muống', là lời chê của một độc giả khi cuốn Những
Ngày ở Sài Gòn của Gấu ra lò. Tay này tên Lộc, làm manager cho UPI,
lo việc
văn phòng.
*
Faulkner
stated many times that The Sound and the Fury was his favourite among
his
novels, and that Caddy was the dearest to him of his characters: "I who
had three brothers and no sisters and was destined to lose my first
daughter in
infancy, began to write about a little girl...". As the story begins
with
the tender image of Caddy climbing a pear tree to look in the window of
the
family house at the grown-ups attending her grandmother's funeral, so
it comes
round to Caddy's delinquent daughter Quentin climbing down a rain pipe
from the
same house, to abscond with a man from a travelling street show and
with money
her uncle Jason has been stealing from her. "I seed de beginnin, en now
I
sees de endin."
Faulkner nói
đi nói lại nhiều lần, cuốn ruột của ông, là Âm
Thanh và Cuồng Nộ, và cô bé Caddy là nhân vật đáng yêu nhất của
ông.
"Tôi, kẻ có ba anh em trai, không có chị em gái, số mệnh bắt phải mất
đứa
con gái đầu lòng, trong khi mẹ cháu sinh cháu, bắt đầu viết về một cô
bé
con..."
Trường hợp
Faulkner ngược hẳn với PD: Ông nhạc sĩ thiên tài của xứ Mít, muốn lần
đẻ ra 1 đại
tác phẩm, là phải làm thịt 1 em, y chang Vi Bức Vương, mỗi lần giở
khinh công
tuyệt đỉnh ra, là phải hút máu, cũng 1 em!
Faulkner, mỗi
lần có 1 người thân chết, là viết ra 1 đại tác phẩm.
Nghệ sĩ là
thứ sinh vật bị những con quỉ của hắn hành
[bị thống trị bởi những con quỉ của hắn]
Nghệ thuật thì đếch biết bình an, thỏa mãn là cái quái gì!
Khi TTT biểu
thằng em, mi muốn viết văn thì phải tìm ra thầy của mi, ông không ngờ
trường hợp
thằng em ngược hẳn lại:
Thầy của nó phải đi kiếm nó!
Một thời vô song: Sự tạo
thành một
nhà văn có tên là William Faulkner
Bằng cách chọn
Estelle làm vợ, bằng cách chọn nhà của chàng ở Oxford, giữa bộ lạc
"Falkner", Faulkner tự chọn mình một thách đố khủng khiếp: Làm sao
làm ông chủ, người được sự hỗ trợ của toàn thể gia đình, người cha, con
đực đứng
đầu cả một bộ lạc… giống như một đàn ruồi, xâu xé, từng đồng xu kiếm
được,
trong khi, cùng lúc, làm sao phục vụ con quỉ nằm ở nơi đáy sâu con
người ông.
Trường kỳ kháng chiến, cùng một lúc chịu đựng cả hai mặt trận như thế,
sức voi
cũng chịu thua, cho nên, như Parini gọi ông, “một con quỉ của sự hữu
hiệu”, với
khả năng của vị thần Appolon, cuối cùng, khối lượng công việc cũng quật
ngã
ông. Để cung phụng đàn ruồi, thiên tài chói chang của văn chương Huê Kỳ
thập
niên 1930 sau cùng đành phải để việc viết tiểu thuyết qua một bên - đây
là thứ
viết lách mà chàng quan tâm tới nhất, chàng sinh ra đời, là để viết
tiểu thuyết
– quay qua, đầu tiên là viết ba đồ làm xàm, bá láp cho mấy tờ lá cải,
sau tới kịch
bản phim cho Hồ Ly Út.
[Đây chính
là điều mà Gấu Cái ca cẩm thường ngày: “Tài” của mi đâu phải để làm
trang...
nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được
thơm
lây!]
|
|