*

 

Tác Giả Việt Nam














Tình lơ…
Nguyễn Ngọc Tư

Lâu rồi, má tôi có đi coi phim Công lý báo thù người ta chiếu đằng sân Xã ủy. Dượng Bảy (lúc chưa phải là dượng Bảy) bữa đó cũng coi chung, ngồi kế bên má, gần cái phông vải lớn. Coi hát thì chỗ này là ngon lành nhất, nhìn đào kép rõ, mụt ruồi giả của họ bị rớt, hoặc áo vua rách mình cũng thấy, nhưng đây là chiếu bóng, cái phim từ đầu tới cuối chỉ ca hát với đánh nhau. Cứ mỗi lần nhân vật ra đòn là má tôi né, thấy máu má tôi che mắt kêu trời, tới cảnh mấy con trăn rắn lớn bò tới thì khán giả đều sụt lùi ngã rạp sắp lớp lên nhau la ó ré. Má tôi sợ tới quên trời đất, dúi mặt vô lưng người thanh niên lạ hoắc bên cạnh, tức dượng Bảy. Khi phim gần hết, nam nữ chính múa hát ứ ư thì dượng Bảy đã chính thức chạm vào ngón tay út của má.
Hết phim má tôi để lại một cái lông ngỗng, em là cháu ông xã Nghiệp, rồi chìm mất vào dòng người. Năm bữa sau dượng Bảy (lúc đó sắp là dượng Bảy) nhờ một người bạn của ông ngoại tới nhà. Bữa đó má tôi chở mía đi lò đường để ép, dì Bảy ở nhà nấu cơm. Bạn già của ông ngoại khều dượng Bảy hỏi, “mầy thương đứa đó hả?”. Dượng ngó cái người thấp thoáng trong bếp, thấy cái eo thon, đuôi tóc dài, gương mặt nhỏ nhắn xinh xẻo, trên môi lúc nào cũng nhoẻn cười, dượng tưởng người quen liền gật đầu. Tới đám ăn trầu uống rượu mới hay dì Bảy có người chị sinh đôi, tức là má tôi. Hai người giống nhau đến mức khó mà phân biệt được, nên đã nhiều người há hốc, “Ủa, mới thấy con Bảy xách giỏ đi chợ cái độp giờ sao nó làm cỏ ở nhà rồi?” Dượng Bảy cũng cầm khay rượu há hốc ra, hết nhìn cô chị rồi tới cô em. Bẽ bàng. Lỡ làng.
- Cô không phải người tôi thương.
Dượng Bảy phũ phàng nói thẳng trong một tối say mèm, say đến nỗi thay vì chỉ thẳng dì Bảy thì dượng dứ dứ vô cái gối. Dì Bảy mắc cười quá, khẽ khều sườn chồng, nhỏ nhẻ, em bên này nè anh. “Tôi nhớ em từ bữa đi coi chiếu bóng tới giờ…”, dượng nói sau khi day lại ôm dì, sau khi cầm ngón út nhỏ nhắn của dì nắn mãi. Dì kệ, để tay mình ở đó, mặt héo lòng hon bỡi bàng hoàng, phải như bình thường dì đã thanh minh giòn giã, “Đây Bảy à nghen, con Bảy, không phải Sáu…” Nhưng dì biết nói gì cũng muộn, người nhầm lẫn là chồng dì, tối đó đúng tối tân hôn.
Bữa sau ra vườn đắp mấy họng đìa, hồn vía để đâu mà dượng xắn lưỡi dá vô chân, máu chảy đầm đìa. Dì Bảy bứt lá chuối non nhai nghiến ngấu đắp lên vết thương của dượng, máu trôi bả chuối này dì đắp lên bã chuối khác, miệng không hay chát. Dượng lắc đầu nói, cô không phải người tôi thương, người ta kia thấy máu trên phim còn không dám nhìn…
Hôm gặt, dì đẩy xuồng lúa bó trên mương ruộng cạn, mồ hôi này chưa khô mồ hôi kia lại tươm bê bết, lúc ăn cơm dượng ngồi gần nhăn mặt, cô không phải người tôi thương, đàn bà gì đâu mà chua lè, người ta kia thơm phức như múi mít…
Năm sau vợ chồng cãi nhau, bữa đó chồng có rượu nói ngang, tức quá vợ đá vô ống quyển của dượng rồi té chạy. Chồng rượt sát đằng sau. Lọt qua cây quao che khuất tầm nhìn, vợ liền xõa tóc đủng đỉnh đi ngược lại, hỏi lớn, “dượng Bảy, cầm chổi chà chạy đâu gấp vậy?”. Chồng tưởng chị vợ tới chơi, khựng lại sượng trân, “à, tôi.. tôi đuổi mấy con gà…” rồi mời vợ vô nhà, rót nước cho vợ uống, hỏi vợ đói bụng không để chồng nấu cơm. Vợ nằm chờ cơm đòng đưa trên võng, ngó dượng chổng mông thổi lửa, mắc cười nhưng buồn quá, không cười được. Tối đó chồng chắc lưỡi hít hà xoa dầu gió vô chỗ chân bầm tím, chồng nói cô không phải người tôi thương, người ta kia thấy đánh nhau trong phim còn sợ...
Năm sau dì sinh con gái đầu lòng, tóc rụng xơ xác, dượng Bảy ngó lom lom vào đỉnh đầu trống trãi nói, cô không phải người tôi thương, người ta kia tóc nắm một vốc, mướt rượt…
Cô không phải là người tôi thương, sau này dượng còn nhắc đi nhắc lại câu này, mỗi khi say. Mà nghề thợ mộc cất nhà của dượng thiếu gì dịp say. Dỡ gỗ, nhậu. Lên đòn dông, nhậu. Lợp nhà, nhậu. Nhưng say nhất là về đám giỗ bên vợ, phải ngượng ngập gặp chị vợ lúc này cũng đã có chồng, phải nhớ lại mùi tóc, làn da, ngón tay nhỏ xíu nóng rẫy năm xưa. Nhưng đáp lại cái câu tạt mặt phũ phàng vô duyên vô dùng là một cái nhoẻn cười, cũng đôi khi dì Bảy hỏi lại, “chắc không à?”, mà dượng có lần dõng dạc nói chắc, dì vặn ngay, ‘vậy sao hồi hôm ôm tui?”. Dượng Bảy không biết trả lời sao, đành ngoẹo đầu ngáy o o.
Có lần dượng đi đám giỗ ba bữa chưa về, dì lấy tờ giấy vẽ bản đồ nhà mình, vẽ sông Cái Tàu cong cong ẹo ẹo qua rạch Giồng Ông, vẽ chòm cây trâm bầu dưới bến, vẽ cái nhà có bàn ông Thiên đằng trước, ghi chú rõ ràng “Nhà Hai Hiệp”. Trâm bầu thì dì viết chữ “trâm bầu”, không thôi người ta nói đó là so đũa sao. Xong dì sai con đem tờ giấy cho dượng. Đi te te về, dượng nạt, ý cô nói tui đi nhậu không biết đường về nhà hả? Cô sâu cay hết biết. Thiệt là… cô không phải người tôi thương, người ta kia mủ mỉ thật thà…
Ba mươi năm sau, dượng Bảy đột quỵ. Chân yếu, miệng méo, xãi lai nằm một chỗ, mỗi khi dì dìu đỡ vào nhà tắm, giặt khăn với nước ấm lau khắp người, thay quần áo cho, dượng mắc cỡ quá nói câu gì đó, dì Bảy phiên dịch là, “cô đâu phải người tôi thương. Người ta kia kín đáo, ý tứ tới cái tên còn không dám nói thẳng ra…”. Dượng nghe chảy nước mắt. Dì hết hồn, hớt hãi nhắn xuống xóm Rẫy kêu má tôi qua, để an ủi tinh thần dượng.
Buổi đó nhá nhem, đèn đỏ ối, dượng Bảy nhìn má tôi rồi ngơ ngác ngó quanh tìm dì, rướn cái cổ lên dượng nói từng chữ lục cà lục cục, “chị không phải người tôi thương…”

Nguồn

Tuyệt!
Gấu lâm đúng tình trạng này, không chỉ một, mà những hai lần lận!

Tình lơ…
Nguyễn Ngọc Tư
*

Note: Truyện này, trong Liêu Trai Chí Dị toàn tập, Tập II, do Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn và Trần Văn Từ dịch, nhà xb Văn Hóa Thông Tin, 1996, có tên là Tiểu Thuý. Nội dung đôi chỗ có hơi khác, chắc là do chuyển dịch.

Theo Gấu, bản của Vọng Chi & Trần Văn Từ đọc thú hơn.
Liêu Trai có một số truyện, cũng thường thôi, thành thử trước đây, thường bị bỏ đi, không dịch. Tuy nhiên, có rất nhiều truyện, đúng là người không thể viết được!
Phải có sự tham dự của hồ, của ma, trằn tinh…. (1)
Truyện ngắn trên, đọc song song với truyện của Cô Tư, cũng đủ sướng một đời, nhất là lúc về già, đang chờ đi xa. (2)
(1)
Gấu Cái, được một số bạn bè của Gấu đặt cho cái nick là Quỉ Kiến Sầu!
Nhắc tới Gấu Cái, là cũng có tí lý do. Gấu đã từng nói với cô phù dâu, cô mới là người tôi thương, còn nói với cô dâu, chúng mình không hợp…. Về già, bị đay nghiến hoài!
Cái cảnh mếu máo, cô…mới là người tôi thương, là có thực, trong lúc quá say, thảm thế!
Lẽ tất nhiên, đâu phải nói với cô bạn!
(2)
Cứ sống như còn trăm năm nữa!
Nhiều quá!
Ba bốn niên nữa, đủ rồi!
Đi chậm quá, không kịp gặp BHD, rồi lại luân hồi mãi mãi, tìm hoài tìm hoài, càng khổ!
NQT
*
Tiền kiếp của Gấu
*
Hồi nhỏ, sống với ngoại trong ngôi nhà thấp tè cũ kỹ bên sông. Buổi tối có rất nhiều ghe hàng bông neo đậu lại ngoài bến. Nhờ đám lá dừa nước dày mịt mùng mà ông ngoại tôi trồng mà khách thương hồ có chỗ tránh gió giông. Hình ảnh mà mình nhớ nhất, cảm động nhất, đem lại cho mình nhiều mơ mộng nhất là những ngọn đèn chong họ treo đầu ghe le lói mỗi đêm. Bà ngoại mình cũng đáp lại bằng một ngọn đèn chong ở chái nhà, cũng giống như vậy. Mỏng manh. Leo lét. Mà bền dai. Như thông điệp của sự sống : nơi ấy có người.
Nguyễn Ngọc Tư:
Đèn ảo tắt bóng tối là rất thật

Ui chao, đọc một cái, là bèn nhớ liền đến những ngọn đèn, hoặc đuốc, ở ven bờ sông, lạch..  như là tín hiệu, để chiếc ghe đón khách ghé vô, chở về thị xã, những ngày sau giải phóng, Gấu Cái đưa cả đám nhỏ về vườn, lập cái chòi trên miếng đất dòng họ bên ngoại chia cho, bên cạnh nhà ông Cậu Tư Long, xã Hưng Long, Cai Lậy. Gấu thì vẫn ở Sài Gòn, vẫn làm Bưu Điện, thời gian chưa bị tống ra bên ngoài, đang là chủ nhà, bèn biến thành thằng viết mướn, ở ven nhà, tức là ở vỉa hè Bưu Điện.

Nơi ấy có người đang chờ đò.
*
Bên ấy có người ngày mai ra trận,
Bên ấy có người ngày mai đi xa!
Merde!
Merde!

Gấu biết tới Miền Nam Sâu Thẳm, The Deep South, là nhờ… giải phóng. Những đau thương, và thú đau thương về Quê Ngoại, giả như không có giải phóng, là chẳng hề được hưởng, thành thử lúc nào cũng biết ơn giải phóng!
Chán thế!
Bên ấy có người ngày mai đi tù!
Đi Kinh Tế Mới!



Tình lơ
Nguyễn Ngọc Tư

V/v Tình Lơ.
Hẳn là Cô Tư đọc Cuốn Theo Chiều Gió, và bởi vì cùng một nỗi ám ảnh về một Miền Nam sâu thẳm của một William Faulkner, một Margaret Mitchell, mà viết ra nó.
Scarlett và Melanie ở đây là hai chị em giống nhau như đúc. Và thầy giáo Thành trong Một Mối Tình, thì biến thành anh chồng ngớ ngẩn lầm cô chị với cô em, hoặc ngược lại.
Cái không khí chung của tất cả truyện của Cô Tư, vẫn là ảo tưởng về ông anh Bắc Kít ruột thịt cuối cùng hóa ra…  kẻ thù!
Scarlett khi vỡ ra, bèn đoạn tuyệt với ảo tưởng, quyết tâm xây dựng lại thiên đàng Tara, chờ ngày Rhett [chắc là đi học tập cải tạo] trở về!

Một độc giả TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng ra, như thế!
Gấu này đành phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner, những Margaret Michell! Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc trong đó, một Miền Nam đã mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam và Eva bị tống ra khỏi Vườn Địa Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái” [giả ở đây giống như trong từ ‘giả cầy’!], lang thang khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày lòng thương hại của nhân loại.
*
Quán nhớ
Trong đám bạn nhỏ cùng xóm, lớn lên tản mác, chỉ nó là người đi xa nhất, cách núi sông đã đành, lại còn cách biển, bên nầy bên đó không thể cùng lúc ngắm mặt trời lên. Lâu lắm nó mới về, nó bảo, bây giờ xứ mình cái gì cũng khác, nhờ có tình bạn tụi mầy mà tao còn biết đường về, nhờ một thứ nữa là cái tiệm tạp hoá của dì Hai, may, cứ nhìn tiệm đó mà tao không lạc.
Lối sống văn minh không làm nó quên tiếng "tiệm" ngày xưa, ngày mà cả nó và tôi còn nhỏ xíu, ngày nào má nó cũng kêu thằng Út ơi, thằng Út à, chạy lại đằng tiệm mua giùm má ít đồ. Buổi sáng chạy ra mua tương mua củi về nấu bữa cơm sớm cho má nó lót lòng đi làm phụ hồ, ba đi đạp xích lô, trưa cả hai người về, cho đỡ mệt. Chiều xách chai mua dầu về thắp đèn, bữa nào ba nó vui, muốn nhâm nhi với mấy ông bạn, nó đong thêm xị rượu. Nó biết đi tiệm mua đồ từ lúc còn chưa biết mặt của mấy tờ giấy bạc, ở nhà đưa tiền, nó chạy lại xòe tay ra mấy tờ bạc bèo nhèo đưa dì Hai, "má con dặn mua hết bi nhiêu đồng muối". Dặn mua ít món còn nhớ, dặn nhiều nó phải vừa đi vừa nhẩm, gặp cái chạc cây, vấp ngã, quên mất, lại phải mếu máo chạy về hỏi lại. Ở nhà sai biểu cái gì còn mê chơi, dùng dằng chứ bảo đi tiệm là nó te tái đi ngay, mua món đồ còn dư một vài trăm, thể nào dì Hai cũng thối lại bằng mấy cục kẹo chanh, kẹo dừa xanh xanh đỏ đỏ, ngọt dai dẳng cả một tuổi thơ của đám con nhà nghèo.
Tiệm tạp hóa của dì Hai cất dựa mé sông, nhà nhỏ, hàng hoá chất đầy ra lối đi, treo lùm đùm líu đíu không thấy được đầu người. Nhỏ vậy, chật chội vậy mà dường như hỏi món gì cũng có, gạo củi mắm muối thì nói gì, tiệm có cả những thứ năm thì mười họa mới bán được một lần. Chen chúc nhau những kệ cao kệ thấp, thùng nhỏ, thùng to, hủ sành, hủ mủ... không có cái thứ tự nào cho món lớn nhất như sịa nia thúng mủng, nhỏ nhất như cục đá lửa, cái dao lam... Bạn tôi nói với tôi rằng, mười mấy năm qua, mỗi lần bước vào những siêu thị hàng hóa bày bán hào nhoáng, nó vẫn thường nhớ tới tiệm của dì Hai, nó nói có một cái gì đó đầy sự sống, ấm áp trong cái quán bề hộn, hỗn độn của dì. Nên nhớ nhiều lắm. Nhớ đùm cốm gạo treo trên vách, mấy cái keo đựng bánh kẹp, bánh men, cái diệm đựng củ cải muối để kế bên rổ hột vịt, ở góc nhà là thạp đường mía vàng ong óng, một lần nó lén lấy tay mút thử, dì Hai rầy, "cái thằng sao ở dơ ở dáy vậy con, sao không nói để dì lấy dao xắn cho". Nó còn nhớ nắp đậy trên cái lon đựng tiền lẻ của dì lúc nào cũng dính dâm dấp bột gạo, bội củ năng. Qua bao nhiêu năm rồi, nó vẫn thắc mắc, tự hỏi, làm sao dì nhớ rành vị trí từng thứ hàng hoá trong tiệm của mình, để người ta hỏi cái gì, dì lẹ làng, phăm phăm lôi ra ngay thứ ấy, mà từ cái chỗ đôi khi ta không ngờ tới. Tôi cười, với dì, cái tiệm đó có một trật tự riêng, tụi mình không biết được đâu.
Bởi dì đã mở tiệm hàng này từ lúc chúng tôi chưa được sinh ra. Có vài ba cái tiệm như thế cho xóm lao động nghèo nhưng không có cái nào lâu đời như tiệm của dì. Mỗi gia đình trong xóm nhỏ nầy, ai đi ai đến dì rành hết thảy. Buôn bán lâu năm dì còn thuộc nết ăn, xài từng nhà. Như cậu Ba chỉ thích ăn bí hầm dừa với đường mía, vừa ngọt dừa thanh, dì Chín mê món cháo trắng ăn với cải xá bấu, sáng nào cũng nấu, nhà mợ Bảy thích xài xà bông bột hơn loại kem... Với cư dân trong xóm, khi đã vượt qua được đận cơm ngày hai bữa thiếu trước hụt sau, ai cũng tự hỏi, hồi đó sống sao được nếu vắng những tiệm buôn bán lẻ trong xóm mình ha. Làm ngày nào đủ chi ngày ấy, đủ hai ký gạo, hai trăm đồng muối, năm trăm đồng đường, với bột ngọt, tương, chao... lắt nhắt, vụn vặt, không người bán biết mua ở đâu. Rồi mấy đứa con gái đểnh đoảng như tôi vất vả biết chừng nào, đôi khi không lấy được chồng chứ hỏng phải chuyện chơi, vì lâu lâu vô bếp một lần, đang nấu canh, kho cá, tá hỏa lên trong nhà hết đường hết muối, sai đứa con nít chạy lẹ ra tiệm mua về nêm vẫn kịp, thiệt hú hồn, may quá. Lớn lên, xa nhà, đi rày đây mai đó, nhớ về xóm cũ, từng cái cây ngọn cỏ, con đường dường như mỗi thứ đã trở thành một phần đời... Cả cái tiệm tạp hóa bình dị, mộc mạc của người đàn bà goá chồng hiền hậu mà cả đời chẳng đứa nào quên tên gọi: dì Hai.
Nó lại thăm, dì Hai than lúc nầy già cả rồi, con mắt ngó không thấy đường, đêm nào cũng nghe đau nhức mình mẩy. Dì nắn bóp tay nó (cái bàn tay chuyên môn lén quẹt đường mía ăn), khen lúc nầy con lớn quá, mập ra. Nó cười, thì mười mấy năm rồi còn gì, xóm xưa trở thành phố thị, hàng quán tíu tít mọc lên. Mọi thứ đã đổi rồi, sao dì với tiệm của dì không thay đổi gì hết vậy? Dì Hai cười, nếu cái gì cũng đổi hết thì bây biết đường đâu mà về.
Tôi thấy chút xíu nữa nó đã rơi nước mắt. Nó nén lòng, mếu máo cười, bảo, "Lâu quá, hỏng ăn kẹo của tiệm dì hai, dì bán cho con năm trăm kẹo đi, dì!". Dì cười, "Cái thằng, buôn bán gì, lâu lâu con mới về, dì đãi'", rồi dì lụm cụm lấy cho nó một vốc kẹo dừa.
Hồi xưa nó cũng mê chỉ mỗi món kẹo dừa, mê tới mức cả hàm răng sún hết trọi.
Nguyễn Ngọc Tư
Trích trong quyển "Nước chảy mây trôi"
Nguồn Đặc Trưng

Gấu cũng có một quán nhớ như vậy đó, mặc dù không phải là một cô gái, như nhân vật trong truyện.
"ngọt dai dẳng cả một tuổi thơ của đám con nhà nghèo"... Lớn lên, xa nhà, đi rày đây mai đó, nhớ về xóm cũ, từng cái cây ngọn cỏ, con đường dường như mỗi thứ đã trở thành một phần đời... thì cũng đâu khác, "câu" của Gấu:
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn....

Tình lơ
Nguyễn Ngọc Tư
Một độc giả TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng ra, như thế!
Gấu này đành phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner, những Margaret Michell! Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc trong đó, một Miền Nam đã mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam và Eva bị tống ra khỏi Vườn Địa Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái” [giả ở đây giống như trong từ ‘giả cầy’!], lang thang khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày lòng thương hại của nhân loại.
*
Feb 1, 2010
Xe miền Tây

Mình gọi đó là “liệu pháp đường xa” mỗi khi cần phải chống sốc vì phải đi về giữa hai môi trường sống, hai thế giới khác biệt. Quả thật thần kinh mình hơi… mỏng. Nên hoang mang gửi lại ngã ba Trung Lương. Đãi bôi bỏ bên cầu Mỹ Thuận. Ấm lạnh người đời mình thả xuống bắc Cần Thơ. Hội hè miên man bỏ lại ở quán ăn bên đường, cùng với được mất đắng cay sau những ngày rời tổ. Có quá nhiều thứ phải bỏ lại, và mình cần có thời gian. Cũng may đường rất dài mà xe chạy thì chậm rãi, nhà cũng xa vừa vặn để mình trở lại là mình (hoặc gần giống mình).

Thôi thì chân chất, ừ thì quê mùa… miền Tây mà, vẫn nghèo vẫn xa xôi. Đây không phải Sài Gòn Hà Nội, đây là một thế giới khác rồi. Thế giới mà người ta vẫn còn mua bắp luộc, bánh mì ở bến xe đem về xứ làm quà, trẻ con vẫn reo mừng tở mở. Xe ghé quán ăn dọc đường, nhiều người ngồi chồm hổm chờ ngoài sân không dám ghé mông ngồi vào ghế, sợ thức ăn đắt đỏ. Đi qua quầy trái cây mình thấy có người đứng đằng xa ngó, tay nắn hai túi áo bà ba mỏng, trên miệng túi cài cái kim tây. Có lần mình ngồi cạnh một bà già, cứ ngồi lận lấy mấy hạt lúa từ trong nẹp vạt áo, cắn lóc cóc.

Những người miền Tây quăn queo lam lũ thật thà này, bolero này, dầu gió này mình không bao giờ gặp trên những chuyến bay. Lý do có vẻ ngớ ngẩn, nên thấy mình ham xe đò có bạn bè cười, mình chống chế bằng một câu danh ngôn nổi tiếng, những gì thuộc về con người thì không xa lạ với tôi. Nhưng trong bụng nghĩ, thôi bà sến thì nói đại là sến cho rồi, có sao đâu…

Ui chao, đọc, chỉ muốn len lén về!
NQT
*

Cúi xuống là đất

Note:
Mung nam moi, [2008]  Sao bac cang gia cang viet ma.nh vay? Su+c da^u vay?
Tui cang gia` thi cang khg doc no^~i nu+a, nu+a chan trong nu+a chan ngoai roi.
Bac tiep tuc song khoe ma.nh va giup do+i nhe.
Blog cua NNT cung lay xuong bai nay. Sao vay? http://ngngtu.blogspot.com/
*
Doc "Cui Xuong La Dat", roi doc may loi ban cua anh ve truyen GdM (2) , ve thang con the khong nhin mat me, nho mot bai viet o Viet Bao , viet ve nuoc My, bay gio khong nho ten tac gia, chi nho chuyen chi ke : Di vuot bien voi chong con, bi hai tac Thai tom duoc . Chi bi hiep, chong bi giet. Chi thuong con còn be, chiu dung cho qua con kho nhuc . Vao trai ty nan, qua My, mot minh di lam hai job, lo cho con an hoc . Thang be lon len, bi canh sat bat vi toi an cuop giet nguoi . Duoc hoi tai sao, no bao tai vi me khong lo cho no, khong o ben canh no, khong huong dan no luc no can den chi . Bai viet co noi dung rat cam dong, toi nghiep, ma vi tac gia khong biet cach viet sao cho van hoa , khong dao sau duoc phan tam ly the tham cua phan nguoi VN , cho nen doc xong roi cung thoi , chang thay ai nhac nho den nua .
Ket luan la van chuong moi la yeu to can thiet de dat den mot muc dich nao do . Khong co no, du cho hoai bao co to bang troi cung khong ai nghe .
Doc gia TV
*
Tks. NQT
Sao bac cang gia cang viet ma.nh vay?
Gấu đang chạy đua với Thần Chết!
*
Cúi xuống là đất.
Tuyệt.
Làm sáng hẳn ra, những cái tít cũ: Lá Rụng Về Cội, Nước Mắt Chẩy Xuôi...
(2)
Guy de Maupassant.
*

Kỳ vương Kasparov kể một kỷ niệm vào năm 1985, ở Hamburg, một mình ông đấu với 32 cái máy PC cùng một lúc. Bốn hãng làm PC chơi cờ tướng hàng đầu trên thế giới gửi những cái PC thượng hảo hạng của họ tới, trong đó có những cái đặt tên theo tên ông.
Do cái sự PC hồi đó cũng chưa hách cho lắm, thành thử tôi thắng 32-0, đả biến thiên hạ vô địch thủ. Tuy nhiên, có một lần, khá căng, khi phải đối đầu với một cái PC mang tên tôi, nếu máy thắng, hay hòa, thì thật bất tiện, vì thiên hạ sẽ nghĩ tôi chơi cuội!
Sau cùng, tôi chơi một cái mánh với máy, bằng một cú hi sinh, và máy từ chối [Eventually I found a way to trick the machine with a sacrifice it should have refused.]
Đúng là những ngày vàng son của con người vs máy chơi cờ!

Gấu muốn sử dụng kỷ niệm trên đây, của Kỳ Vương, để viết về cái sự viết trang Tin Văn, “một mình chống với tri thức của cả thiên hạ mũi lõ”, (1) và cũng là để “chữa thẹn”, về mấy cú sơ suất về dịch thuật vừa rồi, và cũng để cám ơn hai vị tả hữu hộ pháp của TV, một về tiếng Tây, và một về tiếng Anh.
Nhờ có họ, mà Gấu yên tâm dịch tưới, vì nghĩ bụng, sai, thể nào họ cũng không bỏ qua!
(1)

V/v Một mình "Gấu vs tri thức mũi lõ", xin đọc thêm bài sau đây:

Đọc Buồn Nôn, La Nausée.

Trong một bài viết về La Nausée, tôi có nhắc tới một kỷ niệm về nó, lần ngồi Pagode, vào cái thời mới tập tành viết, tập tành đọc sách Tây, và đã dám hùng dũng tuyên bố với bậc đàn anh, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, là Gấu tôi mê cuốn đó lắm!
Ông trợn mắt, như không thể tin, hay là nghe lầm, và hỏi gặng lại:
-‘Cậu’ hiểu nó hả?
-Em nghĩ là… hiểu!
Ông thở dài than:
-Vậy là cậu hơn tôi rồi!
Bao nhiêu năm sau, giờ này, ngồi viết những dòng này, Gấu tôi tự hỏi chính mình: Mi ‘hiểu’ La Nausée của Sartre?

Kinh nghiệm, đúng ra là kỷ niệm, thứ nhì, về Buồn Nôn, là với ông anh rể của tôi, nhà báo Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân, một trong những ông thầy Pháp văn đầu tiên của tôi. Lần đó, khi Sartre đang là một hiện tượng trong lớp trẻ trong đó có tôi, ông nói, mày đưa tao cuốn La Nausée đọc thử coi. Ngay ngày hôm sau, ông gần như ném cuốn sách trả lại, nói, tao không hiểu thằng chả viết gì, nhất là cái đoạn không ngày tháng, ngay ở đầu cuốn sách!
Với riêng tôi, cái đoạn không ngày tháng, và nhất là, một câu văn ở trong đó, là chìa khoá mở cho tôi vào vương quốc văn chương, gồm những cư dân, là những độc giả, và những độc giả này, một cách nào đó, đều lăm le làm… nhà văn, đều lăm le, sẽ có được một dịp may, thử tài viết của mình!

ABC [Milosz], La Nausée [Sartre], và Bông Hồng Đen [Gấu]. (1)

(1) BHD cũng có ABC. Đó là tên nhà sách, nhà xb, nhà in của ông cụ thân sinh của BHD. Gấu biết đến BHD, một phần là nhờ nhà xb ABC

Với Gấu tôi, cuốn ABC của Milosz có thể là từ nhân vật Tự Học, Autodidacte, đọc sách theo vần abc tên tác giả, của Sartre, trong La Nausée. Một cuốn sách với những đầu vào [entry] xếp theo thứ tự abc. Nhưng theo Milosz, đây là một món đặc sản của Balan, a Polish genre, một thể loại văn học được cấu tạo theo kiểu 'tản mạn"  với những đầu vào ngắn, theo thứ tự abc. "Có lẽ ABC là một 'thay vì" của những thễ loại văn học khác. Thay vì viết một cuốn tiểu thuyết, một tiểu luận về thế kỷ 20. một hồi ức... tôi bèn viết ABC".
Và sau đây là một đầu vào của ông.
*****

Dostoiesky, Fyodor.
Tôi dậy một lớp học về Dos, và rất nhiều lần học sinh hỏi tôi, tại sao "thầy" không viết về ông ta. Tôi trả lời có cả một thư viện, trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, đã được viết, về ông ta. Và tôi không phải là một học giả. Nói một cách tối đa, tôi còn là một bà con xa của ông ta nữa cơ đấy.
Nhưng sự thực, lý do là như vầy.
Ông ta là một nhà văn lớn lao có một tầm ảnh hưởng - không ai sánh nổi, so với bất cứ một nhà văn đồng thời với ông, ngoại trừ Nietzsche - lên sự suy tưởng của Âu Châu và Mỹ Châu.
Một nhà tiên tri, có lẽ. Và còn là một ông thầy nguy hiểm.

******

Milosz không ưa Sartre, lẽ dĩ nhiên, vì Sartre mê Cộng Sản, mà ông từ  phía đó bỏ chạy qua Paris. Ông  hợp với Camus, và cả hai rất thông cảm nhau, về cái tai ương của nhân loại:  Cái Ác Mầu Đỏ đó.

Sau đây là đầu vào về Camus của ông trong ABC.
Camus, Albert. Tôi theo dõi chuyện xẩy ra cho ông, sau khi xuất bản Con Người Nổi Loạn, L'homme révolté. Ông viết như một con người tự do [like a free man], nhưng hoá ra là điều này không được phép, bởi vì đụng vô lằn ranh "chống-đế quốc" [có nghĩa, chống Mỹ, và ủng hộ Xô Viết]. Chiến dịch thô bỉ nhằm phạng Camus của Sartre, và Francis Jeanson, trên tờ Thời Đại Mới, được a dua [joined] bởi Simone de Beauvoir, cú này trùng hợp với thời điểm tôi đoạn tuyệt [break] với Varsaw vào năm 1951. Đây cũng là thời điểm mà Sartre viết về Camus:
"Nếu bạn không ưa cả Cộng Sản lẫn Tư Bản, thì chỉ còn có một chỗ cho bạn dung thân là Quần Đảo Galapagos".
Camus thò tình bạn, tức đồng minh, ra bắt tay tôi, và điều này thật quan trọng.

Milosz viết về bạn tình, bạn đường, của Sartre.
Beauvoir, Simone de. Tôi chẳng hề gặp, nhưng chuyện không ưa nổi bà ta thì không hề giảm, sau khi bà mất, và ngay cả cho tới bi giờ, khi bà chỉ còn là một cái tiểu chú về thời của bà...  Thì cứ thú nhận thẳng ra ở đây, một thằng nhà quê miệt vườn, làm sao mà ưa cho nổi một bà lớn [grande dame]...  Tôi không thể tha thứ cho bà ta về những trò hạ cấp, cùng Sartre, nhắm bề hội đồng Camus.
*
Nói tới Camus, Gấu tôi nhớ, có lần ngồi Pagode, nhà thơ TTT chê Kẻ Xa Lạ, khi so sánh đoạn tử tội Meursault gặp ông thầy tu, với cũng một xen như vậy, trong Đỏ và Đen, thì, Camus không đáng là học trò của Stendhal.
Ấy là mấy chục năm sau, thằng em diễn lại câu phán của ông anh, qua... tưởng tượng.
Quả thế thực, nhưng theo Gấu tôi, phải tính tới cái tuổi của người đọc, khi đọc bất cứ một tác giả.
Stendhal là phải già già một chút mới đọc được. Còn me-xừ Meursault không kịp có tuổi già. Những nhân vật như thế, là phải "chết non", mượn lại từ của ông anh.
Và có những tác phẩm, bạn không nên đọc sớm quá, và nên để dành! Lời khuyên của ông bà chúng ta, chớ đọc Phan Trần, chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều, là có thiện ý chứ không liên quan tới đạo đức. Cái cảnh:
"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Rành rành trước mắt một tòa thiên nhiên"
chỉ 'trở thành hiện thực', khi bạn vừa đọc xong câu đó, là bèn thực hành liền! 
Theo nghĩa đó, một độc giả của tờ TLS [số tháng Hai, 2004, mục Sổ Tay] sung sướng la lên rằng, may quá, tới hơn nửa đời người, mới đọc Hamlet. Đúng là một món quà quí báu dành để đọc vào lúc xế bóng về chiều, mái tóc muối tiêu [a mid-life gift to himself].
*
Sự nổi tiếng của một số tác giả ở trong nước, sau 1975 thí dụ như NHT, PTH, BN, có dư luận hải ngoại cho rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền nam trước 1975. Tôi nghĩ, có. Chiến thắng miền nam, và thực thế phũ phàng sau đó, làm sao không ảnh hưởng lên bất cứ một người viết?  Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến Tranh, đọc, thấy phảng phất Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về Hưu có không khí hiện sinh của một thời hậu chiến ở bên...  Tây. Thiếu, là thiếu một tiếng hát, của Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, some of these days... Một ngày nào, anh sẽ nhớ em...  của La Nausée.
Thiệp có thể mơ hồ nhận ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng hát... nữ thuỷ thần.

Mơ biết tiếng ngoại mà chẳng cần hiểu nó [The dream: to know a foreign (alien) language and yet not to understand it. Roland Barthes. The Unkown Language, trong Empire of signs, bản tiếng Anh của Richard Howard, nhà xb Hill and Wang, NY].
 Ông giải thích thêm về giấc mơ này: [Mơ như vậy tức là] cảm nhận mà chẳng cần “thu hồi” sự khác biệt ngôn ngữ qua những chuyện ăn nói xã giao phù phiếm, qua truyền thông, giao tiếp, hay các trò tầm phào khác…. [Chỉ cần] một nhận xét của một người bạn về người Nhật, thế là cả một trời diễm ảo của xứ sở này được mở ra, cả một trời diễm ảo, the whole fictive realm mà chỉ một vài bản văn hiện đại [nhưng tiểu thuyết, không], là có thể đảm đương một quan niệm, cho phép chúng ta cảm nhận một quanh cảnh mà lời nói của chúng ta không làm sao khám phá, hoặc thăng hoa.
Cái giấc mơ biết tiếng ngoại mà chẳng cần hiểu nó, áp dụng vào chuyện đọc một cuốn sách, hoặc bằng chính tiếng mẹ đẻ, hoặc bằng tiếng nước ngoài, cũng y hệt như vậy theo tôi. Và, mô phỏng câu của Barthes, “chỉ cần một nhận xét… “, chúng ta có thể nói: Chỉ cần hiểu một hình ảnh, một câu văn ở trong cuốn sách mà bạn đang đọc đó, thế là cả cuốn sách mở ra trước mắt bạn.
Borges cũng đã từng nói như vậy, khi ông cho rằng, chỉ cần đọc một câu của Shakespeare thôi, là bạn trở thành… Shkespeare. Nhưng để có được một câu văn tình cờ đó, là cả một vấn đề, và nhất là một cơ may.

*

Đỗ Hải Yến trong Cánh Đồng Bất Tận [hình từ Bee]

Ui chao, nhìn là thấy hiển hiện ra tất cả những nhân vật nữ của Faulkner!
Nhất là cái em trong Giáo Đường, Sanctuaire, bị thằng liệt dương phá trinh bằng cái bắp ngô!

Liệt dương ư?
Hay là tay hiệu trưởng gì gì đó?

*

Mario Vargas Llosa

Faulkner suốt đời giữ cái nhìn tiêu cực của ông, với Sanctuary, câu chuyện một cô gái bị một tên liệt dương phá huỷ trinh tiết bằng một cái bắp ngô, bởi vì, cả nửa thế kỷ, sau những dòng tự kiểm hồi sách mới ra lò, trong lần nói chuyện tại Đại học Virginia, [Vintage Books, New York, 1965], ông vẫn còn chê đứa con hư hỏng của mình, coi đây là một câu chuyện "yếu" và được viết bởi những tà ý [base intentions].
Nhưng đây là một đại tác phẩm của ông. Hai Lúa cứ liên tưởng tới Giáo Đuờng Của Cái Ác, ở một xứ sở khác, ở đó, có những tên già, liệt dương hay không liệt dương, lôi con nít vào khách sạn hãm hiếp, xong xuôi, đuổi ra, quẳng cho cô bé hình như là một trăm đô thì phải, thí dụ như một tay LQD nào đó.
Bởi vì, chỉ có thiên tài mới có thể kể một câu chuyện như thế, với những sự kiện như thế, với những nhân vật như thế, bằng một cách kể mà người đọc, không chỉ chấp nhận, gật gù, kể được, được đấy, mà còn như bị quỉ sứ hớp hồn!
Như chính Faulkner đã từng kể, ông viết Giáo Đường, bản viết đầu, trong ba tuần lễ, năm 1929, liền sau Âm thanh và Cuồng nộ. Ý tưởng về cuốn sách, như ông giải thích, trong lần in thứ nhì [1932], thứ tiểu thuyết ba xu, và ông viết, chỉ vì một mục đích duy nhất, là tiền, [trước nó, thì chỉ vì vui, for "pleasure"]. Phương pháp của ông, là, "bịa ra một câu chuyện ghê rợn nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra được", một điều gì một con người miệt vườn, vùng Mississipi, có thể coi như là một chủ đề. Quá sốc, khi đọc, tay biên tập bảo ông, hắn sẽ chẳng bao giờ xuất bản một cuốn sách như thế, bởi vì, nếu xb, là cả hai thằng đều đi tù.
Bản viết thứ nhì cũng chẳng kém phần ghê rợn...
Được coi như, hiện đại hóa bi kịch Hy Lạp, viết lại tiểu thuyết gothic, ám dụ thánh kinh, ẩn dụ chống lại công cuộc hiện đại hoá mang tính kỹ nghệ nền văn hóa Miền Nam nước Mẽo vân vân và vân vân. Khi Faulkner mang đứa con hư của mình trình làng văn Tây, André Malraux phán, đây đúng là, "đưa tiểu thuyết trinh thám vô trong bi kịch Hy Lạp", và khi Borges nói dỡn chơi, rằng những tiểu thuyết gia Bắc Mỹ đã biến "sự tàn bạo thành đức hạnh", chắc chắn, ông ta có trong đầu lúc đó, cuốn Giáo Đường của Faulkner.

*
William Faulkner
Sanctuary

Sanctuary made William Faulkner famous-or infamous-as the master of the "cult of cruelty" in American fiction. It is the dark and disturbing story of the abduction into the Memphis underworld of Mississippi debutante Temple Drake, who brings with her into that corrupt world her own form of moral corruption, which nearly destroys Horace Benbow, the novel's central male character. While many readers have seen the book only as a brutal assault on the sensibilities, most now agree that it is at the same time a very sophisticated blend of Eliot, Freud, mythology, local color, and even "current trends" in hard-boiled detective fiction. Published in 1931, Sanctuary may well be Faulkner's most powerful examination of the nature of evil. It is unquestionably one of his most important works.
[Lời giới thiệu trang bìa, Vintage Books]

Giáo đường làm Faulkner nổi tiếng – hay tai tiếng thì cũng OK – như là một ‘sư phẩm’ [tác phẩm bậc thầy] về sự “thờ phụng cái độc ác, tàn bạo” trong tiểu thuyết Mẽo. Đây là một câu chuyện âm u, làm bực mình, về một cú bắt cóc một em nhí và đẩy em vào thế giới xã hội đen ở thành phố Memphis, bang Mississipi. Em nhí Temple Drake này mang theo cùng với em, vào cái thế giới hư hỏng đó, một ‘thương hiệu’ của riêng em về băng hoại đạo đức, tí nữa thì nhận chìm luôn nhân vật đực chính của cuốn truyện, là Horace Benbow….
Bạn đọc cái câu  gạch đít trên, rồi đặt kế bên câu của Đỗ Hải Yến, mới thú:

"Cánh đồng bất tận đưa tôi ra khỏi vùng an toàn”

Có lần Gấu phán ẩu, không có cái sự ăn cướp Miền Nam thì không thể có những nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, và ngược lại, không nếm mùi Cái Ác Bắc Kít, Cô Tư không thể nào viết ra được Cánh Đồng Bất Tận!
Đúng là bố lếu bố láo!
Nhưng bạn có nghĩ như Gấu không?
[câu này thuổng!]


Tình lơ
Nguyễn Ngọc Tư

V/v Tình Lơ.
Hẳn là Cô Tư đọc Cuốn Theo Chiều Gió, và bởi vì cùng một nỗi ám ảnh về một Miền Nam sâu thẳm của một William Faulkner, một Margaret Mitchell, mà viết ra nó.
Scarlett và Melanie ở đây là hai chị em giống nhau như đúc. Và thầy giáo Thành trong Một Mối Tình, thì biến thành anh chồng ngớ ngẩn lầm cô chị với cô em, hoặc ngược lại.
Cái không khí chung của tất cả truyện của Cô Tư, vẫn là ảo tưởng về ông anh Bắc Kít ruột thịt cuối cùng hóa ra…  kẻ thù!
Scarlett khi vỡ ra, bèn đoạn tuyệt với ảo tưởng, quyết tâm xây dựng lại thiên đàng Tara, chờ ngày Rhett [chắc là đi học tập cải tạo] trở về!

Một độc giả TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng ra, như thế!
Gấu này đành phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner, những Margaret Michell! Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc trong đó, một Miền Nam đã mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam và Eva bị tống ra khỏi Vườn Địa Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái” [giả ở đây giống như trong từ ‘giả cầy’!], lang thang khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày lòng thương hại của nhân loại.
*
Với mọi quốc gia toàn thể tự nguyện đi đầy như thế, một sử thi sẽ được viết ra một ngày nào đó - về cái sự nó bị xé ra khỏi đất mẹ của nó, và cái sự nó bị huỷ diệt tại miền Siberia. Chỉ những quốc gia như thế, chính chúng, mới có quyền cất lên tiếng nói của chúng, để nói về tất cả những gì chúng trải qua: Chúng ta không có những từ ngữ để nói giùm cho chúng.
Solz
Hậu Hiện Đại