*

1 2










faulkner

Một thời vô song: Sự tạo thành một nhà văn có tên là William Faulkner

J. M. Coetzee, trên tờ Điểm Sách Nữu Ước NYRB [số đề ngày 7 Tháng Tư, 2005], khi điểm cuốn tiểu sử Faulkner, của Jay Parini [One Matchless Time: A Life of William Faulkner, Một thời vô song: Cuộc đời W. Faulkner, nhà xb HarperCollins, 492 trang, $29.95], đã mở ra bằng một câu của chính Faulkner:

"Bây giờ, lần đầu tôi nhận ra," Faulkner viết cho một bà bạn, khi nhìn ngoái lại - từ lợi điểm, là khoảng giữa những năm năm mươi của ông - "tôi có một của báu thật là lạ: vô học trong bất kỳ ý nghĩa chính qui nào, chẳng có bạn hay chữ, nói chi bạn giỏi văn, thế mà lại làm được những điều tôi đã làm. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi không biết tại sao Ông Trời, hay các thần linh, hay chẳng rõ vị nào, chọn tôi làm con thuyền."

["Now I realize for the first time", wrote William Faulkner to a woman friend, looking back from the vantage point of his mid-fifties," what an amazing gift I had: uneducated in every formal sense, without even very literate, let alone literary, companions, yet to have made the things I made. I don't know where it came from. I don't know why God or gods or whoever it was, selected me to be the vessel"]

Coetzee cho rằng, chút hồ nghi về mình, của Faulkner, không được “thực thà” cho lắm. Bởi vì, như cái kiểu nhà văn mà ông muốn trở thành, ông có đủ thứ học vấn, đủ thứ sách học mà ông cần. Còn nói về bạn, ông có những bạn già tay chân xương xẩu, nhớ dai, nhớ đủ thứ, và cũng thật hay chuyện, không phải thứ văn nhược. Tuy nhiên, ngạc nhiên về ông cũng không hiếm. Bởi vì, ai mà tiên đoán ra được, một thằng bé từ một miền khỉ ho cò gáy Mississipi, trở thành, không chỉ một nhà văn nổi tiếng, ở nhà cũng như ở toàn thế giới, mà còn một nhà văn đổi mới triệt để  về tiểu thuyết Mỹ, đến nỗi, đám tiền phong ở Âu Châu và Mỹ Châu La Tinh phải xin thọ giáo.

Về cái học trường lớp, với Faulkner, quả là quá ít ỏi. Ông đi bụi rất sớm, ngay những năm đầu trung học, [ông cụ bà cụ của ông coi bộ cũng chẳng thèm quan tâm tới chuyện này]. Và mặc dù cũng sinh viên Đại học Mississipi, nhưng đây là do ưu ái mấy ông nhà binh giải ngũ muốn cắp sách trở lại. Bảng học vấn của ông mới tồi tệ làm sao: một semester [học kỳ sáu tháng] tiếng Anh [grade, hạng: D], hai semesters tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Về cái chuyện trở thành nhà thám hiểm, khai phá linh hồn [hay, tâm hồn] Miền Nam hậu chiến, For this explorer of the mind of the post-bellum South: ông đếch thèm học sử. Về cái chuyện trở thành một tiểu thuyết gia muốn đan dệt  thời gian Bergson, the Bergsonian time, vào cú pháp của hồi ức, the syntax of memory, ông đếch thèm học triết hay tâm lý học.

Thay vì học ba thứ lẩm cẩm nói trên, anh chàng có hơi mơ mộng là Billy Faulkner lại ép mình vào trong một cái đọc rất ư là chật hẹp [narrow], và rất ư là gay cấn, khẩn trương [intense], là thi ca Anh cuối thế kỷ, nhất là hai tay  Swinburne và Housman, và ba tiểu thuyết gia Balzac, Dickens và Conrad. Ba ông này, bằng những từ của Coetzee mô tả: làm cho những thế giới giả tưởng sống động và hài hòa, đủ để tiếp mộc di hoa, theo nghĩa, ba cây chụm lại thành hòn núi cao, tạo ra được đích thị xừ luỷ, the real one, [tức William Faulkner].

Tuy nhiên, cũng phải thêm vô, tí ti đọc Cựu Ước, Shakespeare, và Cá Voi Trắng, và vài năm sau đó, một nghiên cứu nhanh, những gì hai đấng đàn anh, [những người đồng thời nhưng nhiều tuổi hơn] - T.S. Eliot và James Joyce - đã từng ngó qua. Thế là chàng đã được võ trang đầy đủ, sẵn sàng nhập trận.

Về phần chất liệu, những gì chàng thâu lượm được, trong những năm học Oxford, hay rong chơi nơi quê hương tôi đất mặn...  Cà Mâu, [Mississipi], hóa ra lại quá đủ, nếu không muốn nói, thừa mứa: Một sử thi, kể đi kể lại không bao giờ hết, về Miền Nam, một câu chuyện về độc ác, về bất công, về hy vọng, về thất vọng, về nông nỗi hoá thành nạn nhân, về đề kháng.

Chàng Billy Faulkner vừa mới bỏ trường lớp, chưa kịp đi hoang, thì cuộc Đệ Nhất Thế Chiến nổ ra. Quá mê mẩn với giấc mơ hoành tráng, trở thành phi công bay trên vùng trời Đức, chàng làm đơn nhập ngũ, và được đưa tới Không Lực Hoàng Gia, The Royal Air Force. Nơi đây đang quá cần ba thứ nhân lực mới tinh này, thế là chàng bèn được đưa qua Canada để thực tập. Thảm một nỗi, chưa hết khoá học đầu, chưa bay mình ên, dù chỉ một lần, chiến tranh đà chấm dứt!

Chàng trở lại Oxford, diện đồ bay Không Lực Hoàng Gia, cố sửa giọng đúng điệu dân Ăng Lê, chân đi hơi cà nhắc một tí. Một tai nạn nho nhỏ trong khi bay, chàng giải thích. Với mấy tướng thật là thân, chàng thì thào, trong người tớ còn có một miểng kim loại!

Chàng đánh bóng những huyền thoại bay của mình trong nhiều năm. Và chỉ xuống giọng, khi trở thành nhân vật quốc gia, sợ rằng, lỡ có thằng khốn nào bới lông tìm vết, và nếu thế, thì nguy quá! [the risk of exposure loomed too large].

Thua thì thua cố níu lấy con: Khổ một nỗi, giấc mơ bay không từ bỏ chàng, mà chàng cũng chẳng thể từ bỏ được nó. Trong nhiều năm, cố dành dụm, vào năm 1933, chàng học bay trở lại, và sắm cho mình một chiếc phi cơ, đi một đường quảng cáo: "William Faulkner [nhà văn nhớn nổi tiếng, Famous Author] Air Circus" [Gánh xiệc bay].

Mấy tay chuyên viết tiểu sử coi đây là những trò ưa mút ngón tay, thèm nổi tiếng, thèm được người đời chú ý tới. Frederick R. Karl tin rằng, "chiến tranh đã biến đổi [Faulkner] thành một người kể chuyện, a storyteller, một tay phịa chuyện, a fictionist, và đây là một mốc rất quan trọng trong đời chàng".

Cái chuyện bịp, và bịp một cách thật là dễ dàng, những con người tốt bụng chung quanh, vào thời gian học Oxford, đã chứng tỏ cho Faulkner thấy rằng, dối trá có thể đánh bại sự thực. Và, hơn thế nữa, người ta có thể kiếm sống bằng điều quái dị, vượt ra khỏi đời thường, one can make a living out of the fantasy.

Trở về nhà, Faulkner sống một cuộc sống bồng bềnh, trôi nổi, a drifting life. Chàng mần thơ, về “cái rốn”, mượn chữ của nhóm TCT [Tạp Chí Thơ], để dịch từ “epience”; Faulkner khi dùng từ này, thực sự để chỉ những người đàn bà “eo hẹp” [narrow-hipped], mà ông đêm ngày mơ tưởng; những bài thơ của chàng, theo Coetzee, cho dù cái mũi của bạn lạc quan, dễ dãi cách mấy thì cũng không thể nào ngửi được! Chàng bắt đầu ký, không phải Falkner, như tên khai sinh, nhưng Faulkner, và, nhà có dòng, chàng bắt đầu nhậu như hũ chìm. Trong vài năm chàng làm nghề bán tem [postmaster] tại một bưu điện nhỏ cho tới khi, do trình diễn tệ quá, trong việc bán tem, chàng bị cho nghỉ việc [until he was dismissed for poor performance]. Chàng trải qua hàng giờ trong quầy bán tem như thế đó, để đọc và viết.

Đối với một người nào khăng khăng đi theo sự mách bảo của “thiên hướng của chính mình” [his own inclinations], thật kỳ kỳ, nghĩa là, thay vì xếp mền chiếu, lên đường kiếm chút ánh sáng nơi những đô thị lớn, chàng chọn thành phố nơi chàng sinh ra, và ở đây, cái việc viết lách của chàng bị coi là một trò nhạo báng. Jay Parini, người viết cuốn tiểu sử mới nhất về Faulkner, đã giải thích, Faulkner không làm sao rời xa bà mẹ của ông, một người đàn bà mà tình cảm dành con trai nhiều hơn là cho ông chồng đần độn, nhu nhược.

Trong những lần “đột nhập” New Orleans, Faulkner mở ra được một vòng tròn những ông bạn giang hồ tứ chiếng của mình, và gặp Sherwood Anderson, một tay viết biên niên sử về Winesburg, Ohio, tình bạn sau này làm chàng đau đớn. Chàng bắt đầu cho in những bài viết ngắn trên báo chí New Orleans; hơn thế nữa, chàng còn mê lý thuyết văn học. Willard Huntington Wright, đệ tử của Walter Pater, đã gây ấn tượng ở nơi chàng. Trong Ý Chí Sáng Tác [The Creative Will, 1916], chàng đọc, Wright cho rằng, nhà nghệ sĩ thứ thiệt là cô đơn do bản chất, “một vị thần chỗ nào cũng có mặt, vị thần này tạo khuôn tạo dáng cho cái gọi là định mệnh của một thế giới mới, rồi dẫn dắt tới cõi viên mãn của nó, “đứng một mình, tự chuyển động, độc lập”, và khiến cho kẻ tạo ra nó sướng điên lên được, [exalted of spirit]. Kiểu nghệ sĩ-thần thánh, theo Wright, là Honoré de Balzac. Tay này còn hơn cả Émile Zola, vốn chỉ có thể coi là một tay mô phỏng [copyist] thực tại hiện hữu trước đó [a pre-existing reality].

Vào năm 1925, Faulkner làm chuyến đi nước ngoài đầu tiên. Chàng trải qua hai tháng ở Paris và chàng thích nó. Chàng tậu một cái mũ beret, để râu, và bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết - chẳng mấy chốc liệng thùng rác - về chàng họa sĩ với vết thương chiến tranh mò tới Paris thực hiện giấc mơ nghệ thuật. Chàng quanh quẩn quán cà phê James Joyce thường hay ngồi. Ở đó, có lần chàng thoáng thấy nhà văn nhớn, nhưng lại rụt rè không dám tới gần.

Như vậy là, sau cùng, như những chi tiết như trên cho thấy, chẳng một tí gì, về một chàng sẽ là nhà văn. Chẳng có một tia sáng nào loé ra, về một thiên tài văn chương. Thế mà, vừa mới trở lại quê hương Mẽo được ít lâu, chàng ngồi xuống bàn, và viết ra một sơ đồ 14 ngàn từ, những ý nghĩ, tư tưởng, nhân vật. Đây chính là cái cốt tuỷ, mà sau này, chàng dựa vào đó, đẻ ra được những cuốn tiểu thuyết, xin nhắc lại, những cuốn tiểu thuyết lớn lao, trong những năm từ 1919 tới 1942. Cái bản thảo, bản nháp, cuốn bí kíp đầu tay của chính ngài giáo chủ môn phái văn chương “dòng ý thức, ý thức nội tâm, dòng lảm nhảm một mình, độc thoại nội tâm”…. gì gì đó, có tên là Yoknapatawpha County [Bản, Làng, Quận, Miền…  có tên là Yoknapatawpha]. Một Thiên Thai của chàng.

Khi còn là một đứa bé, Faulkner cũng có một bà chị Hoài [Hoài này là từ Nguyễn Tuân, Tóc Chị Hoài, không phải Sến. NQT]. Thực ra, tên cô bạn gái lớn tuổi hơn cậu là Estelle Oldham. Hai cô cậu đã từng thề non hẹn biển. Nhưng khi đã đến tuổi có thể làm vợ chồng, cha mẹ cô gái, do chẳng mấy thích thú cái thứ tuổi trẻ bông lông vô nghề nghiệp của Faulkner, bèn cho cô gái lấy chồng xa, một anh chàng luật sư sáng giá. Khi Estelle trở về nhà bố mẹ, thì đã là một goá phụ, tay bế tay bồng [with two small children].

Faulkner có vẻ như chẳng hy vọng gì về chuyện tiếp nối ân tình. Nhưng, “bảnh” như mình không lẽ rút dù. Và họ thực hiện lời chỉ trăng thề, bên giếng ngày nào.

Estelle cũng chẳng hơn, nàng cũng hồ nghi. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc, phải nói là tệ hại. “Họ chẳng hợp đôi chút nào”, cô con gái của họ, Jill, nói với Parini. “Chẳng có gì là đúng cả, nếu nói về cuộc hôn nhân”.

Estelle là một người đàn bà thông minh. Nhưng nàng có thói quen xài tiền, luôn cả thói quen cần nhiều người làm để sai bảo. Cuộc sống trong “khung rêu” [chữ của Thuỵ Vũ, để chỉ những gia đình địa chủ mền nam đang suy thoái, chờ cuộc đổi đời, là Cách Mạng, do miền bắc đem lại. Nguyên văn Coetzee: một căn nhà cũ kỹ, rệu rạo, mục nát], với một ông chồng sáng nào cũng hí ha hí hoáy, mân mê ba con chữ, chiều loay hoay thay ba cây cột mục nát, hay săm soi ba ống nước, một cuộc sống như thế quả là một cú sốc lớn đối với nàng. Một đứa bé ra đời, nhưng chết hai tuần lễ sau đó. Jill sinh năm 1933. Cuộc sống chăn gối của đôi vợ chồng kể như ngưng từ đó.

Hàng ngày nhìn thấy nhau, ra vô nhìn thấy nhau, nhưng nghìn trùng xa cách, thế là, mặc ai người nấy uống. Vào cuối tuổi trung niên của đời mình, Estelle cố bỏ, và bỏ được, rượu. William, chẳng bao giờ. Ông có những cuộc tình với những người đàn bà trẻ hơn, và không đủ sức, hay bất cẩn, hay không thèm giấu diếm, thế là chiến tranh xẩy ra hàng bữa, cuộc sống vợ chồng ngày càng biến thành, như người viết cuốn tiểu sử thứ nhất về Faulkner là Joseph Blotner, viết, “một cuộc chiến tranh du kích bát nháo tại gia”.

Gì thì gì, trong 33 năm, cho tới khi Faulkner mất vào năm 1962, cuộc hôn nhân cứ thế tiếp diễn, cứ thế tồn tại. Tại sao?

Một trong những lý do trần tục nhất của nó, là, cho tới cuối thập niên 1950, Faulkner không làm sao mà chịu đựng nổi những thủ tục đầu tiên [tiền đâu] của một vụ ly dị. Luôn cả chuyện, ly dị rồi, làm sao mà chu cấp nổi, một bà vợ chỉ thích xài tiền, cộng thêm một lũ con, những binh đoàn có tên là Faulkners, hay Falkners, lại thêm ông bà già vợ, tất cả đều sống phụ thuộc vào ông. Ấy là chưa kể, lại phải tái lăn lưng vào cuộc đời, nghĩa là, phải tái trình diện với xã hội loài người, một cách bảnh bao tươm tất, như là một người đàn ông goá vợ, và một nhà văn. Nhưng, như Karl, một trong những người viết tiểu sử của F. cho thấy, còn một lý do sâu thẳm nữa, là, F. không làm sao rứt ra khỏi bà vợ. Họ sinh ra là để làm khổ lẫn nhau, và, nếu không có lý do làm khổ lẫn nhau thì làm sao giải thích được chuyện họ sinh ra đời, và... lấy nhau? Như Karl viết: Ở từng sâu thẳm nào đó, Faulkner cần Estelle [Đây là câu Gấu Cái thường ngày ca cẩm Gấu Đực: Anh cần tui chứ anh đâu có iêu tui]. "Estelle không có thể nào mà thoát ra khỏi mớ bòng bong,chằng chịt ở những vùng xa xăm nhất mà trí tưởng tượng của Faulkner vươn tới", Karl viết. "Không có Estelle [Gấu Cái], là đếch có Faulkner [Gấu Đực]”. Nên nhớ một trong những truyện ngắn thần sầu của Faulkner là... The Bear, Con Gấu]. Nguyên văn: "Không có Estelle... ông ta không thể nào tiếp tục [viết]". Nàng là bà mệnh phụ "không cám ơn" của chàng. [She was his madame sans merci: Nàng là bà mệnh phụ tàn nhẫn, không xót thương, của chàng] - cõi lý tưởng, thánh nữ mà người đàn ông thờ phượng... nhưng cũng còn là vật bất tường, miền tàn khốc, cõi huỷ diệt.

Bằng cách chọn Estelle làm vợ, bằng cách chọn nhà của chàng ở Oxford, giữa bộ lạc "Falkner", Faulkner tự chọn mình một thách đố khủng khiếp: Làm sao làm ông chủ, người được sự hỗ trợ của toàn thể gia đình, người cha, con đực đứng đầu cả một bộ lạc… giống như một đàn ruồi, xâu xé, từng đồng xu kiếm được, trong khi, cùng lúc, làm sao phục vụ con quỉ nằm ở nơi đáy sâu con người ông. Trường kỳ kháng chiến, cùng một lúc chịu đựng cả hai mặt trận như thế, sức voi cũng chịu thua, cho nên, như Parini gọi ông, “một con quỉ của sự hữu hiệu”, với khả năng của vị thần Appolon, cuối cùng, khối lượng công việc cũng quật ngã ông. Để cung phụng đàn ruồi, thiên tài chói chang của văn chương Huê Kỳ thập niên 1930 sau cùng đành phải để việc viết tiểu thuyết qua một bên - đây là thứ viết lách mà chàng quan tâm tới nhất, chàng sinh ra đời, là để viết tiểu thuyết – quay qua, đầu tiên là viết ba đồ làm xàm, bá láp cho mấy tờ lá cải, sau tới kịch bản phim cho Hồ Ly Út.

[Đây chính là điều mà Gấu Cái ca cẩm thường ngày: “Tài” của mi đâu phải để làm trang... nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!]

[còn tiếp]


Note: Nhân search NNT vv SN, tìm lại được bài viết dở dang này, và nhận ra, có cái gì giông giống, giữa Faulkner và NNT [cũng ít học như nhau, hà hà!], và có cái gì going giống giữa vợ chồng Faulkner và Gấu Đực và Cái:

"Không có Estelle [Gấu Cái], là đếch có Faulkner [Gấu Đực]”.

Hay:

Nhưng, như Karl, một trong những người viết tiểu sử của Faulkner  cho thấy, còn một lý do sâu thẳm nữa, là, Faulkner không làm sao rứt ra khỏi bà vợ. Họ sinh ra là để làm khổ lẫn nhau, và, nếu không có lý do làm khổ lẫn nhau thì làm sao giải thích được chuyện họ sinh ra đời, và... lấy nhau? Như Karl viết: Ở từng sâu thẳm nào đó, Faulkner cần Estelle [Đây là câu Gấu Cái thường ngày ca cẩm Gấu Đực: Mi cần ta chứ mi đâu có êu ta!]


Một thời vô song: Sự tạo thành một nhà văn có tên là William Faulkner
faulkner

Nương bóng Gấu Đực
A l'ombre de Faulkner
Faulkner và vợ tại Rowan Oak: Lá phổi của văn chương Mẽo

[Hình, báo Lire (Đọc), số Tháng Năm 2005].

"Bao nhiêu thế hệ trải qua, và Miền Nam chúng ta đã biến những người phụ nữ thành những bà mệnh phụ. Những vị phu nhân. Thế rồi Chiến Tranh xẩy ra, và biến những vị phu nhân đó thành [vợ mấy tên Ngụy, sĩ quan cải tạo] những hồn ma."

Faulkner: Absalom, Absalom!



*

 

Bản Yoknapatawpha của Faulkner.
Hua Tát của NHT.
Macondo của Garcia Marquez.
Mê Thảo của Nguyễn Tuân, Greene, và Hai Lúa. 

Camus nói, con người, sinh nhằm một thế giới phi lý, có mỗi một phận sự thực sự, là sống, âu o về đời sống, về cuộc loạn, cuộc tự do của mình đó. Ông còn nói, giải đáp độc nhất cho nan đề sống, là chết. Và chết, là thuộc con đường sai lầm. Con đường đúng, là phải dẫn tới đời sống. Con người không thể cứ thế tiếp tục rên rỉ vì đau thương lạnh lẽo. Chính vì thế mà ông nổi loạn. Ông từ chối rên rỉ vì lạnh lẽo. Ông từ chối đi theo con đường dẫn đến cái chết...
Ông nói, "Tôi không thích tin rằng cái chết mở ra một cánh cửa khác. Với tôi, nó là cái cửa đóng lại." Ông cố tin như vậy. Nhưng thất bại.
Khi ông được Nobel, tôi gửi điện cho ông, "Chào mừng một tâm hồn không bao giờ ngừng nghỉ, trong việc tự tìm kiếm, tự hỏi mình", "On salue l'âme qui constamment se cherche et se demande".
Faulkner viết về Camus 

Thời gian là chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này là một điều mà những kẻ thắng trận không thể nào tiên đoán, hay hiểu được. Một chốn tới, một bãi biển lánh nạn ở bờ bên kia của sự bại trận, những cái tên trên những nấm mồ chỉ đường, được nâng niu, gìn giữ không phải bởi vinh quang chiến thắng, bởi vị nữ thần chiến tranh với cành cọ vàng và lưỡi gươm, nhưng mà là bởi một con hầu, một đầy tớ gái, của chính sự thất vọng chán chường. Và cô bé đứng trầm ngâm, bất động.
Con người thực ra đâu cần sự thành đạt, cho lắm. Điều này lại càng đúng, ít ra là, đối với cả một quốc gia, một dân tộc. Về cái chuyện này, thất bại có khi lại là một điều tốt, cho nó.

[còn tiếp]

William Faulkner đọc Con Đường Trở Lại, The Road Back, của Erich Maria Remarque, trong W. Faulkner: Tiểu luận, Diễn văn, Công Thư [Public Letters], nhà xb The Modern Library, NY, ấn bản 2004.

 

Tôi đọc những dòng mở ra bài điểm sách trên, mà cứ tưởng tượng ra rằng thì là, đây là những lời tưởng niệm, ở một bãi biển có những cái thuyền, cái bè tị nạn người Việt đã từng ghé.
Ba mươi năm rồi, có vẻ như chúng ta, những người Việt đã từng bỏ chạy quê hương Miền Nam, đã cảm nhận ra, cái gọi là sự chiến thắng vượt quá sự thất trận, mà những kẻ thắng trận chẳng thể nào hiểu nổi, hay tiên đoán ra được.
Có khi bây giờ, chúng đã hiểu ra điều này, khi cố tình cho hạ những tấm bia tưởng niệm?

 

Ngư Ông và Biển Cả

Cuốn hay nhất của hắn ta. Thời gian còn chứng minh thêm, nó sẽ là cuốn độc nhất, duy nhất, và hay nhất, so với bất cứ một cuốn nào khác, của lũ chúng ta, tức những kẻ đồng thời với hắn. Lần này, trong cuốn sách đó, hắn ta khám phá ra Thượng Đế. Ông Trời. Kẻ Sáng Tạo.... Nhưng cũng lần này, trong cuốn sách đó, hắn ta nói về sự thương hại...

W. Faulkner

"A book is the writer's secret life, the dark twin of a man: you can't reconcile them."

William Faulkner: Mosquitoes [1927] (1)

Một cuốn sách là cuộc đời bí ẩn của nhà văn, cái thằng anh em sinh đôi u tối của hắn ta: bạn đừng hòng hoà giải hai thằng chả này.

(1) Coetzee trích dẫn trong bài viết trên tờ Điểm sách Nữu Ước, Thời Vô Song

*

Thời gian là chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này là một điều mà những kẻ thắng trận không thể nào tiên đoán, hay hiểu được. Một chốn tới, một bãi biển lánh nạn ở bờ bên kia của sự bại trận, những cái tên trên những nấm mồ chỉ đường, được nâng niu, gìn giữ không phải bởi vinh quang chiến thắng, bởi vị nữ thần chiến tranh với cành cọ vàng và lưỡi gươm, nhưng mà là bởi một con hầu, một đầy tớ gái, của chính sự thất vọng chán chường. Và cô bé đứng trầm ngâm, bất động.

Con người thực ra đâu cần sự thành đạt, cho lắm. Điều này lại càng đúng, ít ra là, đối với cả một quốc gia, một dân tộc. Về cái chuyện này, thất bại có khi lại là một điều tốt, cho nó.

William Faulkner đọc Con Đường Trở Lại, The Road Back, của Erich Maria Remarque, trong W. Faulkner: Tiểu luận, Diễn văn, Công Thư [Public Letters], nhà xb The Modern Library, NY, ấn bản 2004. 

Tôi đọc những dòng mở ra bài điểm sách trên, mà cứ tưởng tượng ra rằng thì là, đây là những lời tưởng niệm, ở một bãi biển có những cái thuyền, cái bè tị nạn người Việt đã từng ghé. NQT

Ba mươi năm rồi, có vẻ như chúng ta, những người Việt đã từng bỏ chạy quê hương Miền Nam, đã cảm nhận ra, cái gọi là sự chiến thắng vượt quá sự thất trận, mà những kẻ thắng trận chẳng thể nào hiểu nổi, hay tiên đoán ra được.

Có khi bây giờ, chúng đã hiểu ra điều này, khi cố tình cho hạ những tấm bia tưởng niệm?

* 

Chuyện nghề.

Ngài thân mến,

Bản thảo gửi trả Ngài bữa nay, tốc hành.
Lý do không ngửi được, [the reason they have not been accepted], là:

...

Hoa Lan Đen nặng phần sử thi, nhưng thừa mứa, cần thu vén lại, thiếu hẳn một xen trung tâm, kịch tính cao. 

Tôi tính ngưng phán, nhưng không thể. Cho dù có phải làm ông bực. Tôi coi cái nghề viết lách quá cao, nên đếch cần cái chuyện ông bực hay không bực. Tôi không chịu nổi Hoa Lan Đen. Câu chuyện mà ông kể cho tôi nghe về gia đình đó, được lắm. Nhưng ông có viết nó ra đâu...
Nếu ông không định viết nó, tại sao lại gửi cho tôi?
Tôi nghĩ là ông đọc chưa đủ. Tôi không định nói tới ba cái tào lao, là tìm kiếm, là sự kiện, research, facts. Ba thứ cứt đái đó ai cần [Who in the hell cares for facts] ?
Ông chưa đọc đủ, những câu chuyện của những con người, họ kể chúng ra thật là tuyệt vời. Hãy đọc những cuốn sau đây, rồi sau đó, hãy viết lại Hoa Lan Đen:

Anh em nhà Karamazov của Dostoevsky.
Buddenbrooks của Thomas Mann.
Tess of the d'Urbervilles của Thomas Hardy.
Bất cứ một cuốn nào khác của Hardy mà ông thích.
 

Lời tôi phán có thể làm ông bực mình, làm ông quê một cục, This may offend you. Nếu đúng như thế, tôi thành thực khuyên ông, chớ bao giờ hăm he viết lách gì nữa.

Yours sincerely,

William Faulkner

[Trích Harper's Sept 2006]