Nhật Ký
|
XÁC CHỮ HỒN ÂM
Hữu Loan được giải Khởi
Hành
Nguồn
Mario Vargas Llosa, Seville,
March 24, 2000
Read for Freedom: Đọc
vì Tự Do
Clive Griffin
đọc
Touchstones: Tiểu luận
văn học, nghệ thuật, và chính trị.
Mario Vargas Llosa
John King tuyển chọn, dịch thuật và biên tập.
TLS số đề ngày 17 Tháng Tám 2007.
TTT mê
Malraux chưa thấm gì so với tay này: "Ông ta [Malraux] là cuộc
đời mà tôi thèm... cho tới
giờ này, thường xuyên trong
một vai diễn, ở những biến động lớn lao của thế kỷ của ông ta".
Thay
máu mới Tuổi Trẻ
Nguồn
Cú này, đánh vào đám báo
chí
miệt vuờn, chắc không phải đòn răn đe.
Sợ, sắp tới đám trí thức, nhà văn, nhà báo ngoài luồng.
Ông này
rất giỏi tiếng Anh. Chính nhờ đọc ông, mà Gấu hiểu ra một điều, người
ta học ngoại ngữ, không phải để giỏi ngoại ngữ, mà để giỏi thêm, giỏi
mãi tiếng mẹ đẻ. Nếu không, bạn sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, đúng như Steiner
phán, về hình ảnh một thằng cha khác, sẽ chiếm lấy cái nhà của mình, và
sở hữu tất cả những gì có ở trong đó [Nhà, ở đây, hiểu theo ý của
Heidegger, về ngôn ngữ].
Nhờ ngoại ngữ, chúng ta hiểu thêm tiếng mẹ đẻ, cả ở
cái phần chưa có, hoặc chúng ta tưởng rằng chưa có, ở tiếng mẹ đẻ. Và
Gấu mới ngộ ra, là, sở dĩ ông thi sĩ Brodsky viết thư cho bố mẹ của
ông, bằng tiếng Anh, là vì vậy. Ông viết, tôi viết bằng tiếng Anh, để
cho bố mẹ tôi được hưởng "một tí nước sái" của tự do!
Tin Văn
Blog
Tôi viết thư nhà này bằng tiếng
Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do, một chút tự
do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số những người muốn,
hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và
Alexander Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc ngoại về lương
tâm” [a “foreign code of conscience”].
Chẳng
có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ
diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào
lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần
Thánh mới có thể làm được điều này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng
Thiêng Liêng kia mới có mặt trong suốt Thời Gian Của Người. Xin cho
tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng
Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy
nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng
Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất
hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của
bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân tôi, khi viết bằng tiếng này,
thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi, rất tốt cho sức khỏe, như mẹ
tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà vừa rửa một mớ chén dĩa xong,
là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!
Thư Nhà
Ký
sự
Nguồn
Trân trọng giới thiệu
Vút
Đêm-Xanh-Ướp-Lá-Thu-Vàng
Nguyễn Lương Vỵ:
ĐÊM
NGHE YANNI
LIVE AT THE ACROPOLIS
Anh có khỏe không. Có gì
vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Em
*
Gấu có một kỷ niệm tuyệt vời về Yanni. Cứ giữ mãi, không dám viết ra,
vì sợ viết ra, viết không tới, làm sứt mẻ, uổng đi.
Lần này, nhân đọc thơ bạn, cũng nhắc tới Yanni, chợt nhớ ra, còn nợ một
cô bạn...
Những
cánh hoa trắng trên cây khô
Thảo Trường
Note: Đây là truyện ngắn
mới nhất của tác giả. Đã đăng trên Tin Văn, nhưng không hiểu sao, lạc
mất tiêu.
Bản này đã được tác giả coi lại.
Trân trọng giới thiệu độc
giả Tin Văn.
Biểu hiện lụi
tàn
Trong những người đau lòng
nhất, về cái tội, làm mất Miền Nam, theo
Gấu, có lẽ là... PXA.
Ông là người có công đầu trong việc làm "thất đức, trời không dung đất
không tha" này, khi đánh cái điện tín bất hủ, vô lẹ lên, Yankee mũi lõ
"hoàng hạc nhất khứ bất phục phản", một lần cút là muôn đời không trở
lại. Chính vì thế mà những giờ phút cuối cùng của ông mới đau đớn như
vậy. Một độc giả Tin Văn, do kính trọng những giờ cuối cùng của bất cứ
một con người, đã 'ra lệnh' cho Gấu, đừng viết gì về ông ta nữa. Tuy
nhiên, nếu không viết ra, thì chắc chẳng có ai hiểu được nỗi lòng của
ông: Bồi Mẽo hiểu bồi Mẽo. Trời đã sinh Du [Gấu] sao còn sinh... Lượng
[PXA] ?
PXA, có tới hai chiến công hiển hách, một là bức điện chấm dứt cuộc
chiến, và một, xin tiền bạn bè phóng viên Mẽo cũ ngày nào, để cho lo
cho con đi học.
Đây là hành động nhục nhã nhất, và ông biết, chỉ có cách đó, mới xóa đi
được một phần nào cái tội đánh lừa bè bạn của ông. Đám bè bạn, bị PXA
xỏ mũi, không có cách chi để trả hận, cho đến khi đọc bức điện cầu cứu
của ông.
Thành thử độc giả tờ Người Nữu Ước chửi đám báo chí Mẽo, [xin coi Scan 10 11 11_b] là
không hiểu được nội vụ. Chỉ mất có 32 ngàn đô, mà rửa được cái nhục bị
lừa là quá rẻ, đối với đám bạn cũ của ông, theo Gấu.
Người Việt nói, đánh kẻ chạy đi, mà không đánh kẻ chạy lại, là cũng
theo nghĩa đó.
Tẩy não tự do
Gấu mua tờ báo, tính chôm bài viết, nhưng Diễn Đàn Forum lẹ tay hơn.
Nhưng
cái tít dịch, do quá gọn, thành ra hỏng. Nhiều khi dịch, là phải dài
dòng. Tẩy não trong tự do, không bị ép buộc: Le lavage de cerveaux en
liberté. Chữ "trong", "en", rất quan trọng. Không bỏ được. Nếu không,
sẽ lệch nghĩa thành "tẩy não sự tự do". Tự do mà bị tẩy não, không biết
hậu quả sẽ khủng khiếp tới cỡ nào.
Vấn đề này, cũng xưa rồi. Vẫn là chuyện cái lưỡi trong Quốc văn giáo
khoa thư ngày Gấu còn thò lò mũi. Ai nắm truyền thông, "cái lưỡi lớn",
thì tha hồ tự tung
tự tác, chế
biến nhào nặn. Có khi, chỉ một tấm hình, một cái tin, chẳng cần nhào
nặn, thêm mắm thêm muối, nhưng đăng ở báo này, thì một nghĩa, đăng
báo kia, lại nghĩa khác. Gần nhất, là vụ bài của tay Hà Văn Thuỳ. Đăng
ở talawas, đâu ai thèm để ý. Chôm qua VietWeekly, nổi sóng liền.
Nhưng thú vị hơn, là trích đoạn, trong cùng số báo, cuộc đụng đầu giữa
Chomsky và Foucault: Công lý chống lại Quyền lực [1971].
Có câu này
thật thú, của Foucault:
Người ta gây chiến để
thắng, chứ không phải vì có lý!
On fait la guerre pour
gagner; non parce qu'elle est juste.
Áp dụng câu trên vào cuộc chiến Việt Nam, lại càng thú. Người ta gây
chiến, để vừa thắng, vừa có lý. (1)
Nhưng cái có lý chỉ có lý đến đúng ngày 30 tháng Tư 1975, là hết..
(1) Vừa ăn cướp vừa la làng!
|
|