Nhật Ký
|
Lan Cốm, hay Lan Hương,
thì cũng rứa!
Passage Eden, Toronto,
August 7, 2007
...."Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương nhau mà chỉ sợ chúng
ta
yêu thương nhau nhiều quá", nàng đã nhớ lại những ngày đầu tiên quen
biết, đã tưởng tượng, suy tính, cân nhắc, đắn đo như vậy trong suốt mấy
năm trời, đến khi gặp lại, nàng nói, "Em yêu anh ngay từ dạo đó, em yêu
anh, và anh đã biết điều đó từ lâu rồi mà, có phải không?" Sau đó, nàng
lại để một năm, sau bao nhiêu lần hò hẹn, sau nụ hôn đầu ướt đẫm những
giọt lệ hạnh phúc, sau bao nhiêu lần đi chơi lén lút, sợ hãi tất cả mọi
người, vì nhìn ai cũng trở thành người thân, hoặc quen biết gia đình
nàng, sau đúng một năm trời, vào đúng lúc chàng gặp tai nạn, bị thương
nặng, xuýt chết, sau khi thoát chết, ra khỏi nhà thương lần đầu tiên,
vị bác sĩ hẹn hai tháng sau trở lại để tháo plâtre và giải phẫu thêm
một lần nữa, vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba
mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme."
Thời Gian
Sắp đến sinh nhật lần thứ... mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất...
Auden: Time that is
intolerant
Thời gian sẽ tha thứ cho
mi,
Vì mi viết bảnh quá!
“Tổng biên tập (các báo,
trong cả nước, tất nhiên) là người của Bộ
Thông tin và Truyền thông sau này cắm ở từng tờ báo”.
Tân Bộ trưởng Thông tin
& Truyền thông.
Trích lại, từ thư Nguyên Ngọc, talawas
*
Lời bàn Mao Tôn Cương: Chưa
bao giờ đám nhà báo VC bị lật tẩy, và, hơi bị được làm nhục, như thế
này!
Bởi vì, đây là sự thực, ai cũng biết, nhưng chưa bao giờ đuợc nói ra,
huỵch tẹt, như thế.
Từ đó, là giấc mơ 'con người hoàn toàn', của VC: Mỗi người dân trong cả
nước, và sau này, nếu có thể, ở cả hải ngoại, trước mắt, những khúc
ruột ngàn dặm đã từng trở về, đều được cắm, cấy, một con "chip" (1) của
Bộ
Thông tin và Truyền thông!
(1) Con "chip" này, dân mê Kim Dung đều rất rành, có tên là, lá bùa
"Sinh Tử Phù".
Gây sốc chẳng kém gì lời tuyên bố của Ngài Tân Bộ trưởng Thông tin
& Truyền thông Mít:
Bao nhiêu tên tuổi lớn đều bị cho ra rìa, trừ một mống!
Đối
Sầu Miên
The Burn-out Case
Cuốn này, ấn bản năm 2004, nhà xb Vintage, kỷ niệm 100 năm Graham
Greene, có bài giới thiệu, cũng lạ, và một "bài đề tặng", cũng lạ.
Lạ nhất, là mới đây, trên tờ Điểm
Sách Luân Đôn, số đề ngày 2 Tháng Tám 2007, có một bài viết,
của chính tay được đề tặng, về lần gặp Greene, và lý do ông được đề
tặng.
Một bác sĩ, đã từng làm việc tại một trại cùi ở Congo.
Greene, sau lần viếng trại cùi, về, viết The Burn-out Case.
Michel Lechat: Graham Greene at the Leproserie.
Đúng là những giây phút
nhiệm mầu.
Tháng Tám, tháng sinh nhật Gấu.
Sẽ đi một đường về trại cùi. Và về cái câu trứ danh của Greene, qua
nhân vật của ông, một bác sĩ, Dr. Colin, mà nguyên mẫu ngoài đời, là vị
bác sĩ Lechat nói trên:
"A patient can always detect whether he is loved or whether it is only
his leprosy which is loved. I don't want leprosy loved. I want it
eliminated".
"Một bệnh nhân luôn luôn ngửi ra liền tù tì, hoặc anh ta được yêu, hoặc
cái bệnh cùi của anh ta, được yêu. Tôi đếch khoái cái thú đau thương,
yêu bệnh cùi. Tôi khoái nó bị trừ khử vĩnh viễn".
*
Câu trên, áp dụng cho cái bệnh toàn trị, bất trị gì gì đó, thì thật là
tuyệt vời!
Cũng một thứ cùi hủi của nhân loại!
Khi Adorno nói, sau
Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi
hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái
gọi là thơ đó.
Elfriede Jelinek
Nhật Ký
Trang NGUYỄN
LƯƠNG VỴ
*
Trân trọng giới thiệu
HÒA
ÂM ÂM ÂM ÂM
Thi tập thứ ba
Nguyễn Lương Vỵ
Thư Ấn
Quán xuất bản, tháng 7.2007
302 trang
Liên lạc email
Hay gửi $US. 25 (bằng
check ghi tên Vy Nguyen) tới:
VY NGUYEN
12621 Wynant Dr.
Garden Grove
– CA 92841 USA
Phương Ý
Thơ NLV
*
Thi
Ca sẽ giúp “sau trước tỏ nguồn cơn”. Đến bây giờ ở trong nước và
ngoài
nước (...), tôi chỉ nhờ thơ Vỵ giúp tôi tin ở những cuộc “viễn mộng” xa
xôi... Tôi phải cảm ơn Vỵ nhiều lắm. Hãy cho tôi đọc nhiều thơ nữa đi,
đọc suốt đời càng thích. Vì “chữ” của Vỵ đâu phải chỉ là “chữ”
không
thôi, nó chính là Tính Linh của chúng ta, dù chỉ là loại tính linh đầy
những máu.
Nguyễn Tôn Nhan
*
Nếu
Nguyễn Lương Vỵ chưa được ai gắn cho danh hiệu Lạt Ma chỉ vì anh đã độc
quyền hai chữ ...Lạt Quỷ!
Tính Linh ở chỗ đó, đó!
Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ 1
Đọc thơ NLV 2
Nhịp hai tay thơ
Nhịp ba chân thơ
Note: Gấu cứ "hẹn với lòng mình", sẽ "buông dao đồ tể", để chỉ lèm bèm
về thơ, vậy mà..
*
Việt Báo giới thiệu Nguyễn Lương Vỵ
Vĩnh Biệt Lửa Thiêng
Tán nhảm
về bài thơ của NLV.
Thơ
bay như ráng đỏ sang sông:
Câu này ví cảnh HC sang sông, "bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ
thơ," theo VC.
Bãi
chiều tuổi dại cháy mênh mông
Mang theo tiếng
dội ùm hư
không:
"Cũng theo hư không mà đi",
như một câu nhạc vàng, nhạc sến.
"Không
cầu gợi chút niềm thân mật"
Tớ vĩnh biệt Lửa
Thiêng, chứ không phải vĩnh biệt Huy Cận.
Nhà thơ, từ bữa ráng đỏ qua sông, thì
đâu còn là thi sĩ nữa.
Tolstaya, vĩnh biệt Brodsky, mất năm
1996:
Chỉ cần ông sống
thêm bốn năm nữa thôi, thế kỷ chúng ta sẽ có được một kết thúc thật là
tuyệt
vời. Bây giờ ông mất, căn nhà Nga mới thực sự trống rỗng.
Theo ý đó, Vĩnh
Biệt Lửa Thiêng là
một
bài thơ muộn. (1)
*
Bi
thương hồn Việt huyết gào ngàn
Sắc chàm ưu hận
thấm qua
trang…
Đây là nói về cuộc chiến. Sắc chàm ưu hận thấm
qua
trang...
là số phận đau thương của cả một miền đất, như là hậu quả của cái vụ
ráng đỏ
qua sông?
Chân
giả lộn đường huyết cũng khô
Đành thôi nhang
khói nhắn
huyền hồ
“Lòng quê rờn rợn
sầu con
nước
Không khói hoàng
hôn cũng
nhớ nhà”
Hai câu đầu, có vẻ như là kết cục bi
thương của cuộc chiến.
Nhưng hai câu sau, lại là cái số phận của thi sĩ, khi ở hải ngoại?
*
(1) Có những bài thơ viết
muộn
Vì không thể viết
sớm hơn
Ngặt nỗi thương
thầm gió
ruộng
Vẫn còn vuốt mắt
sương
thôn
NLV
*
Cái ý, "có những bài thơ viết muộn, vì không thể viết sớm hơn", theo
Gấu, nó "khủng khiếp" lắm.
Và nó liên quan đến ráng đỏ qua sông, đến giấc mộng lớn đã đạt, sáng
ngủ dậy, thấy nước nhà thống nhất.
Nhưng chưa kịp mừng, thì đã thấy bi thương hồn Việt....
Gấu này nhớ, ông anh nhà thơ mà cũng còn mừng hụt, vì cú 30 Tháng Tư.
Ông mừng thực, khi tâm sự với thằng em, thế là mình khỏi viết nữa. Làm
một người dân bình thường, cùng nhau xây dựng cái nhà Việt Nam! Chẳng
cần làm thơ nữa!
Từ không làm thơ, khỏi phải viết nữa, tới bài thơ viết muộn, là cả trời
bi thương.
Bi thương hồn Việt
Sắc chàm u hận...
Đành thôi nhang khói..
*
Theo nghĩa đó, cả tập thơ mới ra lò của NLV, chỉ là một bài thơ viết
muộn, sau "Lò Cải Tạo"!
Chân Dung
Nga
Daniil Kharms
A self-portrait of the author, 1932.
“I am interested only
in nonsense, only in that which has no practical meaning,” he wrote in
1937.
Chân dung tự họa của tác giả, 1932.
"Tôi chỉ quan tâm đến cái vô nghĩa, theo nghĩa, nó đếch có một ý nghĩa
thực dụng nào cả", ông viết, vào năm 1937.
Nói tóm lại, một gã vui
nhộn, quá vui nhộn đối với chủ nghĩa Cộng Sản. Đối với bất cứ một ấn
bản nào của Stalin, về chủ nghĩa Cộng Sản. Sau thành công của vở kịch
"Elizabeth Bam", một hài kịch về một người đàn bà chờ… "được bắt và
được giết", báo chí nhà nước kết án nhóm kịch của ông là… "trò múa may
phản động, thơ ca vô nghĩa… chống lại nền chuyên chính vô sản". Ông bị
bắt ở ngay trên đường phố, vào năm 1941. Khi vợ ông đi thăm nuôi, vào
năm 1942, bà được thông báo, ông chết hai ngày trước đó. Mười bốn năm
sau khi mất, tên tuổi của ông được phục hồi. Những nhà chuyên viết tiểu
sử xếp ông vào danh sách: viết chuyện cho nhi đồng.
Born in St. Petersburg
in 1905, Daniil Kharms was one of the
founders, in 1928, of OBERIU, or Association of Real Art, an
avant-garde group
of writers and artists who embraced the ideas of the Futurists and
believed
that art should operate outside the rules of logic. In his lifetime,
Kharms
produced several works for children, but his writing for adults was not
published. In 1931, Kharms was charged with anti-Soviet activities and
briefly
exiled from Leningrad.
In 1941, he was arrested by the N.K.V.D. for making “defeatist
statements”;
sentenced to incarceration in the psychiatric ward of a prison
hospital, he
died of starvation the following year, during the siege of Leningrad. It
wasn’t until the late
nineteen-seventies that Kharms’s playful and poetic work began to
appear in
mainstream publications in Russia.
Several books followed, as did festivals in Kharms’s honor and critical
comparisons to Beckett, Camus, and Ionesco. The following texts have
never been
published in English.
Sinh tại St. Petersburg, năm 1905, Daniil Kharms là một trong những
sáng lập viên, vào năm 1928, của Hội Nghệ Thuật Thực, OBERIU, một nhóm
nhà văn và nghệ sĩ tiền phong ôm ấp những tư tưởng Vị Lai, và tin rằng,
nghệ thuật nên thao tác ở bên ngoài những qui luật của lô gíc.
Khi còn sống, Kharmas có viết cho nhi đồng, nhưng những gì ông viết cho
người lớn thì chưa được xb.
Truyện sau đây chưa từng được xb bằng tiếng Anh
So it is in life
Phê
Hai Trầu & NNT
Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và cũng được giới thiệu nhiều. Tôi thì chỉ
đọc đây đó vài bài, không có cơ hội đọc nhiều. Nên xin có vài ba ý kiến
về cách viết của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn của một người từng có
những năm tháng làm ruộng và nuôi vịt chạy đồng.
Hai Trầu
In every novel it is the form - the style in which it is written and
the order in which it is told - which determines the richness or
poverty, the depth or triviality, of the story. But in novelists like
Faulkner, the form is something so visible, so present in the narration
that it appears at times to be a protagonist, and acts like another
flesh and blood character, or else it appears as a fact,
like the passions, crimes or upheavals; of its story.
Trong bất cứ tiểu thuyết, chính hình dáng - qua đó, văn phong được viết
ra, và trật tự được kể lại - quyết định sự giầu có hay nghèo nàn,
sự sâu thẳm, hay nông choèn choẹt, của câu chuyện. Nhưng với những tiểu
thuyết gia như Faulkner, hình dạng cuốn tiểu thuyết, là một điều gì
thực sự, hiển nhiên, "rành rành con mắt còn ngờ chiêm bao" [xâu con mắt
luồn kim tìm chiêm bao, câu thơ thần sầu của NLV làm tặng NNT khủng
khiếp như thế đó!], chảy theo cùng dòng kể, nhiều lúc, nó, từ mộng biến
thành thực, thành một nhân vật, xử sự, hành động, như nhân vật bằng
xương bằng thịt khác, nhiều lúc, nó xuất hiện như một sự kiện, như
những đam mê, những tội ác, những lớp lang, những biến động, của câu
chuyện của nó.
Llosa: The
Sanctuary of Evil
*
Đâu phải chỉ chuyện nuôi vịt chạy đồng?
Nhưng quả đúng là chuyện nuôi vịt chạy đồng, nếu chúng ta đọc những
dòng trên của
Llosa viết về Giáo đường của
Faulkner.
*
Nói rõ hơn, "hình dáng" của Cánh
Đồng Bất Tận, chính là cánh đồng bất tận, và đàn vịt của nó.
Nói rộng ra, văn NNT, "hình dáng" của nó, là Miền Nam.
Không [chỉ] đặc sản, mà còn là, thiên tài của nơi chốn.
Xâu con
mắt luồn kim tìm chiêm bao
Trang NNT
Đọc NNT
Gấu,
nhà văn
|
|