*
Nhật Ký









*
[Độc giả Tin Văn tặng]

Lịch sử, trên con đường đi tới của nó, vốn rất dửng dưng và tàn nhẫn. Phạm Quỳnh, như chúng ta biết, đã có số phận cá nhân bi đát. Nhưng rồi về lâu dài lịch sử cũng lại công bằng. Nó trả lại cho các nạn nhân của nó những giá trị không thể mất của họ. Bạn hãy cầm cuốn sách này trên tay và trân trọng đọc kỹ từng dòng của người xưa. Bạn đang làm một hành động chiêu tuyết đẹp đẽ mà cuộc sống giao cho chúng ta hôm nay đấy.
Nguồn
Lịch sử, dửng dưng và tàn nhẫn, ngày nào, và bây giờ công bằng, với Phạm Quỳnh, được gọi là lịch sử của kẻ thắng. Không phải thứ lịch sử vẫn luôn luôn công bằng với ông, thứ lịch sử của lương tri.
Thứ đó, ngay cả khi dửng dưng và tàn nhẫn, cũng vẫn công bằng.
*
Lịch sử, mẹ của sự thực: ý nghĩ mới lạ sao. Menard, một người cùng thời với William James, không định nghĩa lịch sử như là một hỏi tra thực tại, an inquiry into reality, nhưng như là nguồn gốc của nó. Sự thực lịch sử, theo ông này, không phải là điều xẩy ra, nhưng mà là điều mà chúng ta phán, nó xẩy ra.
Jorge Luis Borges: Pierre Menard, Author of the Quixote

Lịch sử trước dửng dưng tàn nhẫn, sau công bằng, đúng là thứ lịch sử mà mấy ông VC phán, nó phải xẩy ra như thế. Trước đây, Phạm Quỳnh là thằng Việt gian. Bây giờ, nó là ông... VC!
Ấy là vì, nếu bi giờ lịch sử công bằng với Phạm Quỳnh, thì cách công bằng nhất, là coi ông ta là một VC!
Và nếu như thế, sợ rằng Phạm Quỳnh ở dưới mồ cũng phải lên tiếng, tớ đếch muốn công bằng, cứ cho tớ là Việt gian cho được việc VC!


Nhớ, đêm đó là đêm Noel.
Em nói, làm sao có chuyện đi rước đèn với anh được!
Gấu bèn đưa ra... giải pháp:
Anh sẽ đi chơi, tơi bời, thăm đủ chỗ, đủ thứ, của Sài Gòn, giùm cho cả Em!
Đúng 12 giờ đêm, anh sẽ đậu xe ngay dưới đường, nhìn lên phòng em, và lúc đó em bật đèn, mở cửa sổ.

Bông Hồng Đen gật đầu.
Gấu, nhà văn


Il est toujours difficile de juger un grand écrivain contemporain: nous manquons de recul.
Marguerite Yourcenar: Mishima ou La vision du vide [Mishima hay là Cái nhìn rỗng]
[Thật khó mà phán về một nhà văn nhớn đương thời, như một Nguyễn Ngọc Tư. Chúng ta thiếu độ lùi. Càng khó mò về tận Cà Mâu để ngồi dưới chân bà!]
Re: comments về Nguyễn Ngọc Tư và vài bài nhận định khác: Cháu nghĩ chú đem suy nghĩ và hy vọng của chú vào NNT. Theo cháu nhà văn nầy không có nghĩ đến mức đó đâu.
Lan N
*
Ngộ nhận là một trong những đề tài lớn của dòng văn chương hiện sinh. Nhưng, ở mỗi tác giả, mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp, là mỗi ngộ nhận khác nhau. Với Nguyễn Ngọc Tư, có vẻ như bà muốn giải thích một ngộ nhận về văn chương của bà, bị coi là đặc sản nhưng sự thực không phải như vậy.

“Tôi sinh sống ở vùng đất Nam Bộ, và những tác phẩm của tôi đều viết về đất và người Nam Bộ. Mảnh đất cuối cùng của đất nước tôi hay mang một cảm giác nhược tiểu của vùng đất mới khai phá, không có cái nền văn hóa dày và sâu, nằm xa những trung tâm văn hóa kinh tế lớn, giáo dục, đặc biệt là văn học ít có thành tựu, không được đánh giá cao trong giới cầm bút, trong những tổng kết của văn học Việt Nam. Bất cứ người viết văn nào xuất hiện ở vùng đất này đều được sự đón nhận nồng nhiệt, tôi cũng vậy. Được xem như một đặc sản của miền Nam, một người viết Nam Bộ thuần túy, nhận nhiều kỳ vọng của mọi người, đặc biệt là đồng nghiệp, tôi sung sướng, và thấy hài lòng, mình đã làm việc đó cho quê hương, cho mảnh đất này.

Nhưng sự trải nghiệm của tuổi tác, của thời gian đã làm tôi nhận ra, những gì tôi viết là không gian của riêng tôi, của sự tưởng tượng và sáng tạo. Những đất ấy, người ấy, tôi chỉ mượn cái hồn cốt, giai điệu của Nam Bộ để chuyển tải. Thổ ngữ địa phương chỉ là phương tiện thể hiện ý tưởng và câu chuyện của người viết. Chúng được mọi người xem là phong cách riêng của văn tôi. Nhưng thực chất đó chỉ là một lớp vỏ, tôi muốn bỏ qua cả lớp vỏ đó, để tận mắt thấy trên mảnh đất này, người đời đang lạnh hay ấm, vui hay đau qua làn da, qua từng vết tím, từng cái se lại của lỗ chân lông, thấu thị tận tâm hồn, như một người hành hương về chốn tâm linh không cần bất cứ phương tiện hiện đại nào, chỉ bằng đôi chân trần. Những gì tôi viết, tình yêu, sự dối trá, thù hận, sự tha thứ, hay trả thù, tôi tin rằng chúng xảy ra ở bất cứ vùng miền nào trên trái đất này. Bởi đâu đâu cũng những thân phận, những số phận con người.”

Gấu nhớ là, Gunter Grass cũng đã từng phán, tương tự như trên, khi ở cái xứ xa xôi là Mẽo đó, muốn xuất bản sách của ông.
“Khi "Cái Trống" xuất hiện tại Đức, sau khi được giải thưởng của Nhóm 47, thành công đã đáng kể, trước tiên ở Đức. Rồi tôi nhận được một lời mời của nhà xuất bản nổi tiếng Kurt Wolf. Khi còn trẻ tại Đức, trước Đệ Nhất Thế Chiến, ông ta cùng Rowolt cũng còn trẻ, thành lập một nhà xuất bản, giới thiệu Kafka và những tác giả biểu tượng đầu tiên. Vào năm 1933, ông ta phải di cư. Từ đó, ông điều hành một nhà xuất bản tại Mỹ. Ông ta mời tôi làm một cuộc nói chuyện, và ông hỏi tôi: "Ông có thể tưởng tượng, độc giả Mỹ quan tâm tới cuốn sách?" Tôi trả lời: "Không, tôi không thể tưởng tượng được chuyện đó. Cuốn sách diễn ra ở miệt vườn, người ta nói tiếng miệt vườn (dialecte), tiếng đường phố Đức, người ta nói tiếng Cachoubes (2). Tôi cũng không chắc chắn, ở Bavière, người ta hiểu nó...". Và ông ta bảo tôi: "Đừng nói gì thêm nữa. Chúng tôi sẽ in nó ở Mỹ." Và ông nói thêm một câu mà tôi thấy thật tuyệt vời :"Tất cả văn chương lớn sinh ra ở miệt vườn."
Câu phán "Tất cả văn chương lớn sinh ra ở miệt vườn",của ông này, như tiên tri ra được Nguyễn Ngọc Tư!
Nhưng có lẽ phải nhắc tới Camus thì mới hết sẩy con cào cào!
Mấy anh bỏ chạy, do đã chọn bên, bèn kéo Nguyễn Ngọc Tư về cùng với họ, bằng cách đẩy bà lên mây xanh. Đó cũng là một "ngộ nhận". Rồi cái diễn đàn "nào đó", nhét bà vào một khung cửa nhỏ, cũng "ngộ nhận"!
Nhưng, liệu Nguyễn Ngọc Tư cũng đành theo mấy ảnh lên mây xanh ngồi?
Tôi nghĩ không, và đó mới là ý tưởng nằm bên dưới bài tham luận. Bà chọn thái độ của Camus, như Pamuk diễn tả sau đây:
"Camus khi bị đẩy đến phải chọn bên, thay vì chọn, bèn bầy ra cái địa ngục tâm lý như ở trong Người Khách [The Guest]. Câu chuyện chính trị tuyệt vời này trình ra một thứ chính trị không phải như là một điều gì mà chúng ta hăm hở chọn cho chúng ta, nhưng mà là một tai nạn chẳng sung sướng gì mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận. Thật khó mà nói ngược lại với sự "khái quát hoá" như vầy!" (1)
[Pressed to take sides, Camus chose instead to explore his psychological hell in "The Guest." This perfect political story portrays politics not as something we have eagerly chosen for ourselves but as an unhappy accident that we are obliged to accept. One finds it difficult to disagree with the characterization.]
Đây là câu chuyện một anh giáo làng, đang dậy học, thì được một cớm VNCH đem đến giao cho một anh VC nằm vùng, nói giữ giùm, để anh ta lên thành phố cầu viện binh, mới dám đưa tên VC về nhà giam trên đó. Anh giáo làng nói, tôi làm nghề dậy học, sao bắt tôi làm thêm nghề canh tù. Đâu có phải nghề của tôi. Ối dào, trong chiến tranh, ở đó mà đòi chọn nghề. [À la guerre on fait tous les métiers].
Anh giáo làng đành nhận. Và khi anh cớm VNCH đi rồi, bèn thả anh VC nằm vùng, cho tiền, đồ ăn, thức uống, đủ thứ, rồi chỉ hướng cho vô rừng. Đâu ngờ, chính cái hướng đó, có mấy anh lính Cộng Hòa đang chờ sẵn.
Khi anh giáo làng nhìn lại cái bảng đen, thì đã thấy bản án của Mặt Trận:
Mi đã bán đồng bào của ta. Mi sẽ phải trả giá.[ "Tu as livré notre frère. Tu paieras"]
Trong cái xứ sở rộng lớn này, mà anh yêu mến nó làm sao, anh ta mình ên. Dans ce vaste pays qu'il avait tant aimé, il était seul.
(1) Đọc NNT qua kinh nghiệm Camus, là gợi ý của một độc giả Tin Văn, không phải do Hai Lúa nghĩ ra!
Thằng nhỏ trong Ấu thơ tuyệt vời, còn có gì đó, giống một Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, nhưng ở một cực điểm khác. Thằng nhỏ lừng lững khốc liệt bỏ đi, vì đếch thèm một cái hôn nào của nhân loại, nói rộng, của người lớn, nói hẹp.
Một độc giả Tin Văn nhận xét, ngoại trừ những dòng viết về BHD, toàn bức tranh Tin Văn chỉ một mầu đen.
Gấu này, đọc Nguyễn Ngọc Tư, có cảm giác đó.
Có tí khác, NNT không có nỗi đau chiến thắng của mấy thằng cha Yankee mũi tẹt, cho dù đã bỏ chạy từ những năm 1954, thì cũng vẫn là Yankee mũi tẹt, tuy cũng bị biến thành chiến lợi phẩm.
Đọc bà, Gấu cứ muờng tượng ra những dòng Coetzee viết về Sebald, trong Inner Workings.
Những bài viết trong cuốn mới ra lò này, Gấu gần như đọc đủ, khi xuất hiện trên tờ NYRB, nhưng chỉ đến khi đọc lại chúng, được in chung thành một tập tiểu luận, mới nhận ra.
Nguyễn Ngọc Tư, ngay khi đọc bà lần đầu, qua truyện Một mối tình, Gấu đã nhận ra giọng văn của bà, buồn, cái nhìn của bà, đen, dark vision, đúng như Coetzee diễn tả, về nhân vật, và văn của Sebald.
Quái quỉ thế.
The people in Sebald's books are for the most part what used to be called melancholies. The tone of their lives is defined by a hard-to-articulate sense that they do not belong in the world, that perhaps human beings in general do not belong here.
Những con người ở trong những cuốn sách của Sebald thì phần lớn có thể gọi là buồn, người buồn. Cái giọng của họ, của những cuộc đời của họ có thể diễn tả, theo một cảm quan khó diễn đạt, họ không thuộc vào thế giới này, có lẽ những con người nói chung không thuộc về nơi chốn này.
*
Không hẳn những nhân vật của Sebald không thể đương đầu với khổ đau, mà là, khổ đau cứ tự nó tiêu đi, nhưng lại chẳng cho hạnh phúc thế chỗ nó. Như Ferber nhận xét về “phận mình”: “Tôi dần dần hiểu ra rằng, quá một điểm nào đó, nỗi đau xóa sạch ý thức về nỗi đau, và có lẽ, tự xóa sạch luôn chính nó; có vẻ như chúng ta cũng chẳng hiểu gì nhiều cho lắm, về chuyện này.”
Vĩnh Biệt Sebald