*
Nhật Ký









La vie humaine commence de l'autre côté du désespoir

Lập thể

Cú rụng rời chân tay xẩy ra vào năm 1907 [một trăm năm về trước], khi Picasso kéo bức màn, bầy hàng, Những cô gái ở Avignon [Demoiselles d'Avignon], thành quả tám tháng trời làm việc, với hàng trăm phác họa.
"Chẳng khác gì ông bắt tụi này uống dầu hôi!" Ông bạn trẻ của Picasso, họa sĩ Braque, bình phẩm.
"Người ta sẽ tìm thấy tác giả treo cổ [tự vận] ở đằng sau bức tranh". Derain, tuy cũng một thứ tiền phong, tiên đoán.
Còn thi sĩ Apollinaire, thường ra thì cũng hết mình với bạn bè, nhưng lần này, chọn thái độ im lặng là vàng.
Ở vào cái tuổi 25, Picasso đã được biết tới, với những nhân vật đói khát của thời kỳ xanh, những người diễn trò ở chợ của thời kỳ hồng. Nhưng những nàng bướm trâng tráo, với những nét góc cạnh, với bộ mặt không đối xứng, với cái mũi khấp khểnh, chẳng thèm biết đến sự tương tự cũng như cái nhìn viễn cảnh, tất cả bầy ra như là một sự báng bổ thực sự, nghệ thuật hội họa.
Cái gì đây? Thế này là thế nào??
Kiểu kiến tạo đó, cette composition, ảnh hưởng rất nhiều nguồn - từ Ingres tới Gaugin, từ điêu khắc thời sơ khai Tây Ban Nha tới kiểu tạc tượng Phi Châu- nó, chính nó đã đặt ra những bước chân đầu tiên, những cái mốc, những dấu ấn [lại dấu ấn], của một vận động khai mở thành lập ra nghệ thuật hiện đại: trường phái lập thể, le cubisme.


Bóng Ma Staline

*
Một thứ ăn mày ăn xin, quần áo rách rưới,
trải qua thời giờ bằng cách xây dựng màng lưới cớm chìm, và, đọc sách.

Nhưng chính trong cái dòng đăng ký thứ nhì đó, mới thật là thiết yếu, đối với ông ta: Như một trong những vì vua của nước Nga ngàn đời, cách ông ta ứng xử, hành động, những sự can thiệp của ông ta, ngay từ năm 1924, và sau đó, trong thời kỳ chiến tranh, khi ông ta nói với dân Nga, khi gọi họ là những anh em, những chị em [frères et soeurs], (1), khi nhắc tới những vị thánh, và Chúa Ky Tô. Chính là bằng cách đó, mà ông ta đã đã xây dựng một sự tiếp nối, liên tục mang tính lịch sử. Không nhận ra điều này, là không thể hiểu tại sao ông ta được lòng nhân dân đến như vậy, và sống dai đến như thế. Và cũng chính vì thế mà ông ta còn là một trong những tên giật dây, dàn dựng, lớn lao nhất, un très grand manipulateur, và điều này là được gợi hứng từ mật vụ Nga Hoàng.

(1) Báo chí trong nước cũng đang khốn khổ khốn nạn, vì từ Bác viết hoa, và cụm từ Bác cháu ta, di sản của Bác Hồ, cấm các vị chủ tịch thừa kế sử dụng. Xin đọc: Có lẽ vị chủ tịch không biết, và những comments trên blog Osin


Viết mướn: Viết thư giùm chó triệu phú
*

FIRST OF ALL, NO, I AM NOT HAPPY about it. Leona Helmsley was my best friend, and I miss her every day. Second, I earned that $12 million. We were partners. I was the only one who supported her during the hard times. I bit people she felt she could not bite herself.
Trước hết, tôi chẳng sung sướng gì về chuyện đó. Leona Helmsley là bạn thân nhất của tôi, và ngày nào tôi cũng nhớ bà. Thứ nữa, tôi được thừa hưởng 12 triệu đô đó. Chúng tôi là bạn đồng diễn. Tôi là kẻ độc nhất đã hỗ trợ bà những lúc khó khăn. Tôi đợp những người mà bà không thể tự bà, làm điều đó, [tuy rất muốn]!
People are calling me the Bill Gates of dogs, but that doesn't even begin to capture it. Yes, I'm the richest dog in the world, but the second richest dog in the world has zero dollars.
Người ta gọi tôi là Bille Gates trong loài chó. Nhưng nói như thế là không nắm được vấn đề. Tôi là con chó giầu nhất thế giới, nhưng con chó giầu thứ nhì lại chẳng có một đồng đô la chó má nào!


Đường ra trận mùa này đẹp lắm: Bộ lạc Wagner

Bộ Lạc Wagner: Nhạc hùng tráng, người đầy chất độc magnify

Người Kinh Tế, số 8 Tháng Chín, 2007, đọc The Wagner Clan, của Jonathan Carrr.
Nhà xb Faber and Faber, 409 trang.

Khó mà kiếm ra nổi một thế gia vọng tộc, xứng đáng là địch thủ của 4 triều đại Wagner. Một sử thi gia đình, trong nghệ thuật, trong làm ăn, và trong chính trị, những đỉnh cao quyền lực và vinh quang, và sự sụp đổ không thể nào tránh, của nó.
Câu chuyện về bộ lạc Wagner, do Carr kể lại, thì thực là khủng khiếp, và, thật may mắn cho độc giả, tác giả không bị nản lòng , hay tởm lợm, vì cái ác ở trong đó, ông viết: Bộ lạc Wagner được thừa hưởng một "di sản hào hùng, vinh quang nhất mực, nhưng tẩm đầy độc dược."
*
Hào hùng, đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử, nếu Nazi có Wagner, thì Yankee mũi tẹt cũng có Đường ra trận mùa này đẹp lắm!
Bộ lạc Wagner được thừa hưởng một "di sản hào hùng, vinh quang nhất mực, nhưng tẩm đầy độc dược.": Câu này, áp dụng cho bộ lạc người Yankee mũi tẹt thì thật xinh!
*
Đúng là tẩu hỏa nhập ma, nhìn đâu cũng thấy VC!

Cultural Amnesia: Notes in the margin of my time

Mần thơ ở Sài Gòn

Vào ngày 26 Tháng Năm, 1845, Flaubert viết cho Le Poittevin: "Bạn có biết không, những cái đẹp không chấp nhận sự miêu tả" [The beautiful things do not admit description].
Sai, Llosa nói. Đám lãng mạn không làm chuyện gì hết, ngoài chuyện mô tả cái đẹp đến thành nhàm chán. Với họ, cái đẹp xoáy quanh hai cực của thực tại: Thằng Gù nhà thờ Đức Bà, Quasimodo, và Người Đẹp bô hê miêng, Esmeralda.
Trong tiểu thuyết lãng mạn, con người, sự vật, sự kiện, thì, hoặc đẹp, hoặc ghê tởm. Cái đẹp, cái xấu... dưới sự phù phép của tiểu thuyết gia, được đẩy đến tuyệt đỉnh, và đây là chiến thắng lớn lao nhất của tiểu thuyết lãng mạn. Những gì được tống xuất ra khỏi tiểu thuyết, đó là, những điều tầm thường, cái dung tục, cái nhảm nhí, cái tầm phào.
Llosa cho rằng, Flaubert đã đem cõi tầm phào đó vào trong tiểu thuyết, và Bà Bovary có thể coi là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên.
Vài năm trước khi viết Bà Bovary, Flaubert đã đi đến kết luận là chính cái tầm thường đó mới đại diện một cách sâu xa cái gọi là nhân tính. Ông cường điệu, khi nói với Louise Cole: "Những đề tài đẹp chỉ làm nên tác phẩm tồi" [Beautiful subjects make mediocre works]. (1)
(1) Gide, sau khi Liên Xô về, cũng phạng y chang: Những tình cảm tốt đẹp nhất làm nên thứ văn chương... cứt! [Nhớ đại khái: C'est avec les plus beaux sentiments que l'on fait de la mauvaise littérature].
*
Nếu như thế, nữ hoàng què mới xứng đáng lên ngai.
Chẳng có gì gửi cho thơ, thì mới là thơ!
No monsters, and no heroes!
*
Viết tới đây, chợt nhớ tới những lời bình loạn của triết gia, giáo sư, khoa trưởng Đại Học Văn Khoa, Nguyễn Văn Trung về mấy ông mấy bà nhà văn VC như Bảo Ninh, Dương Thu Hương, trên trang net Thông Luận.
Thành thực mà nói, ông triết gia giáo sư khoa trưởng không biết cái thú đọc tiểu thuyết, hay nói rộng ra, giả tưởng.
Gấu tin ông này không hề đọc thơ. 
Do thiếu, hoặc quá nghèo trí tưởng tượng.
Ngay cả viết bình loạn, điểm sách, biên khảo...  cũng không biết viết luôn.
Mấy bài viết của ông ta sao mà nó luộm thuộm quá thể.
Tuy nặng về hồi ký, tha thứ hay không tha thứ, đó là vấn đề, nhưng nghe ra có mùi phân bua, khoe khoang, và nhất là, cái mùi chạy tội.