Nhật Ký
|
Trân trọng giới thiệu
HÒA
ÂM ÂM ÂM ÂM
Thi tập thứ ba
Nguyễn Lương Vỵ
Thư Ấn
Quán xuất bản, tháng 7.2007
302 trang
Liên lạc email
Hay gửi $US. 25 (bằng
check ghi tên Vy Nguyen) tới:
VY NGUYEN
12621 Wynant Dr.
Garden Grove
– CA 92841 USA
Những vòng
đồng ký ức
Phê
Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít
(1) của mình, thì hết thuốc chữa rồi!
(1): Kít: Phát âm tiếng Việt,
của từ kitsch, của Kundera,
trong Bức Màn. Theo ông, từ
này sinh ra tại Munich vào giữa thế kỷ 19, để chỉ cái cặn bã não nuột
của thế kỷ lãng mạn lớn, le déchet sirupeux du grand siècle romantique.
Nhưng Kundera cho rằng, Hermann Broch mới là người đưa ra định nghĩa
đúng nhất về từ này: cái xấu mỹ học
tối thượng, le mal esthétique suprême.
Tiếng Việt, để dịch từ kitsche, có lẽ phải dùng một hình
ảnh thật là sống động: chưa chi đã vãi linh hồn ra!
*
Cứ như Edmund Wilson viết, trong Tới
ga Phần Lan, chương Marx: Thi
sĩ của những tiện dụng, Poet of commodities, thì, Marx đã tiên
tri ra được thứ văn chương kiểu thư 9 nút của ông nhà văn nọ!
Wilson viết, Marx là nhà văn châm biếm thuộc loại tổ sư, one of the
greatest masters of satire. Và, khởi từ "modest proposal" [đề
nghị khiêm tốn], của một đại
biếm gia khác, Swift - ông này đề xuất, để chữa hết sự khốn khổ,
nghèo đói, của xứ Ireland, cách tốt nhất, là, cho những kẻ đang đói khổ
đó,
ăn thịt, chính những đứa trẻ thừa thãi của họ - Marx lý luận: Tội ác,
đối với những tên tội phạm, thì cũng giống như tư tưởng đối với triết
gia, thơ đối với thi sĩ... và thực tập nó [sản xuất ra tội ác,
tư tưởng, thơ ca, bài văn, trong có thư 9 nút...] thì thật hữu ích cho
xã hội, bởi vì vừa giải quyết được nạn nhân mãn, vừa đem việc làm đến
cho những công dân bảnh, có giá, thí dụ như ông nhà văn nọ!
Hai Trầu & NNT
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không
dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là
vậy.
Nếu viết,
là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó.
Bởi vì coi Nguyễn Ngọc Tư là 'đặc sản', rồi khen văn
của bà, bằng cách choàng cho bà vòng hoa, ông VC nằm vùng VH đã từng
choàng cho kỳ nữ KC, thì đúng là quá khốn nạn! NQT
Xâu con
mắt luồn kim tìm chiêm bao
Trang NNT
Đọc NNT
Notes on Susan Sontag
("My greatest dream was to
grow up and come to New York and write for Partisan Review and
be read by 5,000 people.") Her trip to Hanoi in 1968. The mini-skirted
babe in the frumpy Upper West Side crowd and her years as the only
woman on the panel. The front-page news in 1982 when, after years of
supporting various Marxist revolutions, she declared that communism was
"fascism with a human face."
Giấc mộng lớn lao nhất của tôi là lớn lên, nhập vào thành phố New York,
viết cho tờ Partisan Review và
có năm ngàn người đọc mình.
Sau khi hăm hở cổ võ cho những cuộc cách mạng Mác xít, là cuộc vỡ mộng
lớn lao nhất: Chủ nghĩa Cộng sản là "chủ nghĩa Phát xít với bộ mặt của
con người."
Trong những ngày trung tuần tháng Bẩy 1995, tại Đại Học York, Toronto,
đã diễn ra cuộc thi Toán Quốc tế lần thứ 36, giữa những toán học gia
tương lai của nhiều quốc gia trên thế giới, nhật báo địa phương,
Toronto Star, viết: Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói.
Phái đoàn Việt Nam gồm 6 em, 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, một
đồng. Cuộc thi thực sự mang tính cách cá nhân, nhưng so số điểm, phái
đoàn Việt Nam đứng hạng Tư, sau Trung Hoa, Romania, và Russia.
"Những toán học gia đều buồn...", tôi bỗng nhớ những ngày còn học Trung
học, nhớ tới câu nói của René Thom, buổi tối tại một nhà hàng ở
Toronto. Nỗi buồn càng thấm thía hơn qua câu nói khi giã từ của một em
trong đoàn: Giá Việt Nam được xếp hạng tư trên thế giới về văn minh, và
nếp sống hiện đại thì sung sướng biết chừng nào!
Hoang tưởng trong văn chương thì chẳng sao, nhưng hoang tưởng trong
quản lý kinh tế, trong quan hệ đối xử giữa con người với con người -
vốn quí nhất của xã hội - chỉ những người Cộng sản mới có riêng cho họ
thứ ngôn ngữ đó.
Nhưng đã có một
thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ
tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại:
Chủ nghĩa Cộng sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi
vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser -
trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra
một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm
của ông.
Trong bài mở đầu cuốn Signes (Ký hiệu, 1960), Merleau Ponty viết: "Chủ
nghĩa Marxisme tìm thấy trong lịch sử những thảm kịch trừu tượng về Hữu
thể và Hư vô, nó đặt vào đó gánh nặng siêu hình lớn lao; điều này đúng,
vì nó nghĩ tới bộ khung, tới kiến trúc tính của lịch sử, tới sự xen
lẫn, bổ sung giữa vật chất và tinh thần, giữa con ngừơi và thiên nhiên,
giữa hiện hữu và ý thức, trong khi triết học chỉ đưa ra được bài toán
đại số và bản thiết kế. Thu tóm toàn bộ nguồn gốc nhân loại, chính trị
cách mạng đi qua trung tâm siêu hình này. Nhưng trong thời kỳ gần đây,
chính trị chỉ là thủ đoạn, một chuỗi đứt đoạn những hành động, những
giai đoạn không có ngày mai, và người ta 'buộc' vào đó tất cả những
hình thức của tinh thần và của cuộc sống. Thay vì nối kết những đức
hạnh, triết học và chính trị chỉ trao đổi cho nhau những cái xấu: Người
ta có một thực hành quỉ quyệt và một tư tưởng mê tín."
Bạn đọc thấy ngay
từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của
tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín
điều.
*
Đọc lại Althusser, Gấu này mới cảm khái làm sao, khi muờng tượng ra
giấc đại mộng của Bác Hồ, về căn nhà Việt Nam, sau khi đánh thắng Mẽo.
Đó là khi chủ nghĩa xã hội bước vào chủ nghĩa cộng sản: Tất cả cho
Con Người, với những đề tài mới mẻ của nó: Tự do cho cá nhân, kính
trọng cho hợp pháp, phẩm giá cho con người.
Avoir un pareil procès,
c'est déjà l'avoir perdu.
Có vụ án như thế,
là kể như thua rồi.
Kafka: Vụ Án
G. Lukacs - L. Lucien
Goldmann: L'aventure discursive, trong:
Lucien Goldmann và xã hội
học về văn học [nhà xb Đại học Bruxelles].
*
Giấc đại mộng của Bác Hồ đã biến thành hiện thực:
Nông dân sau khi biểu tình, đòi đất, được yêu cầu về địa phương trình
diện ông Trùm Khu Vực, Lãnh Chúa Vùng.
Ông Huỳnh Thế Năng (bên trái), phó chủ tịch UBND tỉnh An
Giang,
lắng nghe bà Hoa Thị Hân khiếu nại về việc đòi lại đất làm đồn biên
phòng 933.
Ảnh: Đ.Vịnh [Báo Tuổi Trẻ]
*
Althusser viết, nếu như thế, "chủ nghĩa nhân bản cách mạng" chỉ có thể
là một "chủ nghĩa nhân bản giai cấp" [a 'class humanism"], rồi ông Tây
"Mác
học" [Marxologue] đi một đường tiểu chú:
Ở đây, tôi sử
dụng 'class humanism', theo nghĩa của Lênin, theo đó,
Cách Mạng Tháng Mười đã đem quyền lực tới cho giai cấp công nhân, những
thợ thuyền và những nông dân, và, nhân
danh họ, on their behalf, nó bảo đảm những điều kiện của
cuộc
sống, hành động và phát triển, mà họ chưa từng thấy trước đó: dân chủ
cho giai cấp công nhân, chuyên chế dành cho những kẻ áp bức, bóc lột;
tôi [Althusser] không dùng từ 'class humanism' theo nghĩa của Marx,
trong những văn bản hồi còn trẻ, theo đó, vô sản, trong sự vong thân
của nó, nói lên yếu tính của con người... (1)
(1) For Marx, [Pour Marx] Louis Althusser, Ben Brewster dịch
từ tiếng Pháp, nhà xb Verso, 1997 (2)
Bức hình trên, minh họa đúng ý Marx, về thế nào là vô sản:
Vô sản, yếu tính của nó, chính là sự vong thân.
Thử hỏi, bà già đang chắp tay đó, có tí "không-vong thân" nào không, so
với Con Người, là ông Trùm?
(2) The republication of
this work, as part of Verso's new Radical Thinkers series, reflects a
growing interest in Marxist ideas in the anti-capitalist movement. It
is a shame that Althusser's cold and lifeless account of Marxism has
been chosen to represent these ideas. [Sự kiện, nhà xb Verso cho in lại
những tác phẩm này cho thấy Mác vưỡn ăn khách, tuy nhiên, chọn
Althusser, thì yếu quá!]. Nguồn
*
Nhìn bức hình Gấu nhớ tới Lukacs, lý thuyết gia tổ sư Mác xít. Người
phán, nhân khi đọc Pascal: "Bi kịch là một trò chơi, một trò đùa, giữa
con người và số mệnh của nó, một trò đùa mà Thượng Đế là người coi.
Nhưng ông ta chỉ là người coi thôi. Những lời nói, những cử chỉ của ông
không mắc mớ gì tới những lời nói, những cử chỉ của diễn viên. Chỉ có
cặp mắt của ông là đặt lên họ". [Seuls ses yeux reposent sur eux].
Lucien Goldmann, trích dẫn Lukacs trong "Le Dieu Caché" [Thượng Đế Ẩn],
[Ẩn, caché, như... PXA?]
Gấu,
nhà văn
Anh đọc, và phán, thằng cha
này tội nghiệp thật, thằng cha này
thảm quá, thằng cha này yếu xìu, khi nó được yêu, nó còn sợ hơn là
không được yêu!
Chỉ sợ mất. Chỉ sợ hết.
Anh ta lôi một đoạn ra để chứng minh.
Quả thế thật.
|
|