La carte de la famine
coincide avec
celle
des idéologies fausses.
Bản đồ dịch đói trùng với bản đồ những
ý thức hệ dởm.
Phương thuốc thần hiệu chữa dịch đói,
là tư hữu.
Thế giới thứ ba là nạn nhân của những khẩu hiệu và của lòng
từ thiện thiếu tổ chức.
Dịch đói không phải tự nhiên, mà là chính trị.
La famine n’est pas naturelle mais elle est politique
[Đón đọc phỏng vấn kỹ sư nông học Ấn, Dr. Swaminathan]
[Trích một trang Tin Văn cc 2003]
*
Chính cái phương thuốc thần
hiệu chữa dịch đói, là tư hữu đó, đã đẻ ra con bọ, theo Gấu.
Tay nhà văn Mẽo chuyên viết chuyện chó sói, Gấu tự dưng quên mất tên,
(1)
có một câu chuyện về một anh chàng bị bão tuyết, bị đói, sắp sửa ngỏm
thì được cứu, được cho ăn, thế là sau đó, sợ lại bị đói nữa, lúc nào
cũng thủ đồ ăn, nằm ngủ cũng phải để ngay dưới gối một ổ bánh mì, đi
đến đâu, thấy đồ ăn, là mắt trước mắt sau, chôm.
Gấu cũng đã từng kể, về những cơn đói, khi còn ở đất Bắc, trong có câu
chuyện về cô con gái con ông anh rể, cứ mỗi lần bà mẹ đi buôn bán, phải
xa nhà chừng dăm bữa nửa tháng, là, thay vì hôn mẹ bye bye chóng về mí
con, thì chạy vô nhà trong, ngó hạp đựng gạo, thấy đầy ú, yên chí bé,
chạy ra nhẩy lò cò tiếp.
Chính vì thế, khi cướp được Miền Nam, phương thuốc thần hiệu đây rồi,
anh nào anh nấy tha hồ mà tư hữu chiến lợi phẩm, khi phồn vinh giả tạo
bị tư hữu hóa sạch, bèn biến thế giới thành bãi đánh hàng!
Văn chương Miền Bắc hay nhắc đến miếng ăn là vậy. Tới thời xã hội chủ
nghĩa thì hay nhắc tới phong bì.
(1) Jack London
*
Gấu nhớ, hồi nhỏ, những ngày gặt xong,
nhà làm một bữa cúng, nấu gạo mới, thơm lừng, rẻo ơi là rẻo, để tạ ơn
trời đất. Xong xuôi, lúa mới cho vô vựa, lấy lúa cũ ra ăn. Suốt năm,
chỉ có một bữa cúng đó, là được ăn gạo mới.
Gạo mới để được lâu, lỡ lụt, lỡ mất mùa, thì còn có cái mà ăn.
*
Cái xấu của Mít, đều do cái tốt, cũng của Mít, đúng dòng Yankee mũi
tẹt, đẻ ra!
Thế mới bất trị! Thế mới khủng khiếp!
Cái tít thật tuyệt.
Chỉ có hai người xứng đáng với cái tít này, một, Sơn
Nam;
và một, Phạm Duy.
Trước đây, Gấu nghĩ, chỉ có một.
Giải thích cho một cái tít như thế, và những con người xứng
đáng với nó, nhà thơ Nga, Brodsky phán: Sống sót là do nhập nhằng,
không phải do đạo hạnh.
Và ông giải thích thêm, những người đạo hạnh thường là bỏ
xác trong trại tù: How can I survive... VC?
*
Sở dĩ nhắc tới Brodsky ở đây, là vì
trong bài viết về Sơn
Nam, có đoạn, ông cho biết đã từng bị đưa vô trại tù Phú Lợi, và đã
từng chứng
kiến vụ đầu độc VC, vì cú này, mà xuất hiện Mặt Trận Giải Phóng Miền
Nam.
Cho tới nay, vụ này vẫn là nghi vấn, giống như vụ Maddox tại
vịnh Bắc Việt, mấy anh Yankee mũi lõ phịa ra để có cớ dội bom Miền Bắc.
Hồ sơ
Ngũ Giác Đài, mới cho khui ra, xác nhận đúng như thế.
Bây giờ, cái vụ đầu độc tù nhân vô cùng man rợ này, mà do
một ông nhà văn, đích mắt chứng kiến, khui ra, thì còn chệch đi đằng
nào nữa!
Gấu này chỉ xin biết thêm một tị:
Nếu đúng là ông Sơn Nam
có chứng kiến, thì, cũng cho biết, tại sao ông thoát, không bị trúng
độc?
Liệu có tí nhập nhằng ở đây chăng?
*
- Sau đó, thời thế thay đổi, Hiệp định Paris ký kết, phần
lớn bộ đội chủ lực chuyển ra miền Bắc, nhiều người chôn súng làm dân
thường,
chỉ có những chiến sỹ trung kiên là vẫn bí mật gây dựng cơ sở chờ thời
cơ. Khắp
nơi hoan hỉ tưởng đâu, hòa bình sẽ đến với đất này. Nhưng rồi chính
quyền Mỹ-
Ngụy xé hiệp định, máy chém dựng lên khắp nơi, đầu người kháng chiến bị
bêu
chợ, trên ngã ba đường, xác người nổi nênh [lềnh khênh?] trên kênh
rạch. Tui bị chúng
bắt.
Ông nói.
Kẻ địch đưa Sơn Nam
vào Trung tâm cải huấn. Một thời gian sau, được thả, ông vào Sài Gòn
tham gia
viết bài cho các báo có xu hướng tiến bộ như Tiếng Chuông, Lẽ Sống, Nhân Loại. Đến
năm 1960, ông lại bị bắt, chúng đưa ông đến giam
ở nhà tù Phú Lợi, chính
nơi đây, ông chứng kiến vụ đầu độc tù nhân vô cùng man rợ. Sau 18
tháng, địch
thả ông ra. Ông lại về Sài Gòn viết văn, viết báo cho đến ngày giải
phóng.
Mỗi lần nhắc đến thời kỳ này, Sơn Nam
không khỏi bùi ngùi, nhưng những ai từng sống vào thời kỳ ấy đều tỏ ra
thông
cảm. Con người ta hình như có một phần số, nói ra tưởng là duy tâm, như
quả
thật chúng ta phải công nhận, có gì đó như là số phận chi phối đến mỗi
con
người.
*
Cái gọi là phần số, Brodsky gọi là nhập nhằng. Cái gọi là bùi ngùi, có
thể là do... sám hối, ân hận chăng? Giá như mà cái nón tai bèo vừa rớt
xuống thì mình... nhẩy ngay xuống một cái thuyền vượt biển?
Hay tiếc nuối, một... hoàng kim
thời đại?
*
Phở hồi đó ba
đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường
xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng,
và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt.
Lần
Cuối Sài Gòn
The writer should always be ready to
change sides at the
drop of a hat.
He stands for the victims, and the victims change.
Graham Greene, trong The Portable
Graham Greene,
ed. Stratford,
p 609. Norman Sherry trích dẫn trong Tiểu
sử Greene.
Nhà văn nên luôn trong vị trí sẵn sàng để đổi bên, khi thấy
cái nón [tai bèo] rớt xuống.
Anh ta đứng về phía những nạn nhân.
Và những nạn nhân thay đổi.
[Gấu tôi tự hỏi, có bao nhiêu nhà văn Miền Bắc chọn nạn
nhân, là một miền đất?]
[Trích Tin Văn, Sept 6, 2003]
Anh
em nhà
Karamazov
Orhan Pamuk
In his famous essay on
Dostoyevsky,
which underlines the
greatness and importance of
The
Brothers Karamazov, Freud notes the
parallels
with Sophocles
(Oedipus) and
Shakespeare
(Hamlet), noting
that the
element that
makes all these stories so shocking is patricide.
Trong tiểu luận nổi tiếng về Dostoevsky,
nhấn mạnh tầm lớn lao và quan trọng của
Anh em nhà Karamazov, nhìn ra sự
song song với Sophocles (
Oedipus)
và Shakespeare (
Hamlet), Freud
phán: Cái
yếu tố làm
cho tất cả những câu chuyện đó gây chấn động, tạo sốc, đó là cha con
làm thịt
lẫn nhau.
*
My first reading of Dostoyevsky has
always seemed to mark the
moment when I lost my innocence.
Orhan Pamuk
Đọc Dostoevsky lần đầu, thấy như mất trinh!
Ông già rậm râu này khủng khiếp thật!
Cái thư của ông người Đức này, Gấu cứ
canh cánh trong lòng.
[xem Blog]
Ấy là vì Gấu chưa từng quen biết ông, cho đến tận bây giờ,
nhưng ngược lại, có vẻ như ông "quá rành" về Gấu.
Gấu này chưa từng được ai 'care' cho mình. Một cái 'care'
của một người rất thông cảm Gấu.
Đây này, những câu như thế này, đúng là như thế đấy:
Nhưng có lẽ Nguyễn Quốc Trụ không để xảy ra cái cảnh như
người Việt thuở ấy, không, chắc ông cứu được ‘địa linh nhân kiệt’. Hẳn
là thế.
Ui chao, cứ như là ông đã tiên tri ra được sự ra đời và tồn
tại của trang Tin Văn.
Đa tạ. Đa tạ.
*
Tái bút:
Những dòng này, không dám viết sớm. Phải chờ cho Tin Văn có
được một vài tuổi, cứng cáp, và chờ đến lúc, biết là sắp đi xa rồi,
cánh cửa
đập và khóc ròng từ từ hé ra, mới dám thỏ thẻ lời cảm tạ.
NQT
*
Trong thư, ông có chỉ ra, rằng, chẳng hề có tiếng chuông báo
động đổ hồi trong nguyên tác Trăm Năm Cô Đơn, khi bàn về bàn dịch tiếng
Việt ở
trong nước. (1)
Về tiếng chuông báo động đổ hồi thì đồng ý với Nguyễn Quốc Trụ, trong "toque de rebato"
không hề có nhà thờ.
*
Nhưng, vấn đề, là, tại sao dịch giả Nguyễn Trung Đức lại
phịa ra "những tiếng chuông nhà thờ inh ỏi đổ hồi"?
*
Gấu này, ngưng ở đây, vì muốn dành cho độc giả Tin Văn cùng
tham gia vào vấn đề thú vị này!
*
(1) Bài viết về bản dịch Trăm Năm Cô Đơn, tờ Tia Sáng trong
nước đăng lại, thêm bài viết của ông người Đức trên, với cái tít "Độ
ngờ
của bản dịch Trăm Năm Cô Đơn".
Ông chủ báo thực sự cũng chẳng thèm
nói với Gấu, hay ông
người Đức, trước. Lần Gấu về, ghé Toà Soạn, là để lấy mấy số báo, và
tình cờ
gặp Lê Đạt ở đó.
Ông chủ báo cũng cho biết, có nhận được bài viết về World
Cup của Gấu, hình như là qua PTH. Ông
nói, ông không đăng, và giải thích, bằng cách nói nhỏ vô tai Gấu, đại
ý: Không
phải vấn đề nhạy cảm, mà là, anh viết đểu quá!
Bài đểu quá, thưa đây.
Như trên đã viết, bạn không thể và
không muốn ở giữa. Khi
trái banh vừa mới lăn, là bạn đã chọn bên. Và khi nghe ông Huyền Vũ,
chuyên
viên bình luận bóng đá trên đài phát thanh Sài Gòn ngày nào reo như
muốn vỡ cái
la dô: Màng trinh đội bạn đã bị thủng!, thì bất cứ một ai trong chúng
ta đều
cảm thấy, một cách hãnh diện, và cũng thật đầy nam tính (hay Việt
tính?): Chính
tớ đã làm cú đó đó!
Trước
Cuộc Truy Hoan