Nhật Ký
|
A Reporter at Large
Planning for Defeat
How should we withdraw from Iraq?
Làm thế nào cuốn gói chạy dài khỏi Iraq bây giờ?
Tại sao Ông Hoàng Nhỏ không được làm bạn
với chú chuột Mickey?
[Pourquoi Disney n'a jamais adapté Le
Petit Prince?]
Vào năm 1943, Orson Welles
khám phá ra Ông Hoàng Nhỏ,
vừa mới ra lò,
còn nóng hổi, ở Mẽo. Vừa đọc xong, là ông đánh thức cộng sự,
Jackson Leighter, vào lúc 4 giờ sáng, yêu cầu xúc tiến mua bản quyền
làm phim, và viết scénario liền tù tì. Welles nghĩ ngay cho mình, vai
trò, viên phi công - người kể chuyện. Nhưng ông cần một họa sĩ chuyên
về hoạt họa. Tay cộng
sự đề nghị Disney, vì chỉ có ông ta, mới có đủ cơ ngơi, để thực hiện.
Tuy không ưa cha đẻ chú chuột Mickey, nhưng chẳng còn cách nào khác.
Đành nhún mình đi gặp. Welles, một đầu bàn ăn, Disney, một đầu bàn ăn.
Welles trổ hết tài hùng biện, nghe xong, Disney xin phép đi tiểu, tiện
thể ghé tai tay cộng sự của Welles, nói nhỏ:
-Ở đây, không có đất cho hai thiên tài!
[Jack, ici il n'y a pas de place pour deux génies]
Phải đợi đến năm 1974, cuốn phim hoạt họa về Ông Hoàng Nhỏ mới ra lò,
do một thiên tài khác của nghệ thuật thứ bẩy, Stanley Donen.
Tuy nhiên, một thất bại.
Tristan Savin
[Trích báo Lire, số đặc biệt về Ông
Hoàng Nhỏ, Tháng Tư, 2006]
Phố vẫn
hoang vu từ lúc em đi
Đó là thời gian Sài Gòn nhiều
biến động.
Không biết nhờ
cậy ai, dò la cách nào, Gấu biết nhà BHĐ vừa mới gắn điện thoại, và có
được số.
Bèn nhờ cô
Nga, một nữ điện thoại viên gọi giùm.
Chắc chắn sẽ
gặp ông bố. Và khi em cầm máy thì trao lại cho Gấu.
Lúc này Gấu
biết, em đã có bạn trai, một anh chàng cùng học y khoa.
Hỏi thăm, em
nói, anh M. được lắm.
Hỏi, được là
sao. Em nói, được, là vừa ý ông bố lắm. Khác hẳn anh.
Khác như thế
nào?
Em trả lời,
khác nhiều lắm. Anh làm sao làm được như anh M. Tuần trước,
vừa mới nghe sẽ có lộn xộn, là anh đã khệ nệ vác mấy bao gạo đến nhà
rồi!
*
Quả
đúng như
thế. Gấu không làm được thật. Làm thì cũng được, nhưng không thể nghĩ
ra được.
Thảm nhất là,
sau này, mỗi lần gặp một em Bắc Kỳ, bất cứ một em Bắc Kỳ nào, là Gấu
"tự động" nghĩ đến BHĐ, và ngu đến nỗi, tưởng em nào cũng là BHĐ !
Giải thưởng Thơ của Hội Nhà
Văn VC dành cho Mần Thơ Ở Sài Gòn
của PTVA có vẻ như xác định điều mà
Brodsky phán, trái tim của bóng đen đã không trụ nổi, và đây
là thời biên cương nổi lên.
*
Bởi vì những nền văn minh
thì cũng có lúc đi đời nhà ma [Because cilivisations are finite], trong
cuộc đời của mỗi một nền văn minh như thế, sẽ xuất hiện một thời điểm
mà tâm của nó trở nên bất lực, không trụ nổi, [cease to hold]. Vào
những thời điểm như thế đó, cứu vớt nó, cho khỏi bị phân tán, huỷ diệt,
không phải những miền, mà là ngôn ngữ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra cho nền văn minh La Mã, và trước đó, văn
minh Hy La.
Và cái "job", giữ cho nền văn minh, thí dụ Mít, không bị phân hóa, sẽ
được làm bởi những con người miệt vườn, từ ngoại vi, chứ không phải mấy
tay ở trung tâm, ở Hà Nội.
Trái với niềm tin thông thường, phổ thông, ngoại vi không phải là nơi
thế giới chấm dứt mà chính là nơi khởi đầu, mở ra.
Brodsky: Hải Triều Âm [The Sound of
the Tide]
Điềm
*
Ngay khi tập thơ của Em vừa ra lò, Gấu đã đi một đường chào mừng. Nay,
nhân Em được giải thưởng, xin post lại ở đây.
Mần thơ ở Sài Gòn
Phản ứng của một số người về việc em ẵm giải thưởng, chứng tỏ, sự đố
kỵ, tất nhiên, nhưng còn điều này, họ đọc không ra thơ của PTVA, tuy
chưa có gì hết, một dấu ấn mờ nhạt, nhưng nó là một con chim báo bão,
báo hiệu sự suy tàn của trung tâm, như Brodsky giải thích ở trên, nhưng
quan trọng nữa, trong thơ của PTVA có dấu ấn, lại dấu ấn, của cái
thường nhật, cái mỗi ngày, một điều mà đám người đố kỵ kia coi thường,
dè bỉu, nhưng theo Gấu, đây là yếu tố không có không được của thơ trong
nước, thay vì chỉ nói tục, chửi đổng, phô bầy sex.
*
Trích dẫn câu của Hegel, "Cái quen thuộc là cái không được biết đến"
[Was ist bekannt ist nicht erkannt: What is familiar is not known],
Patrick McGuinness, điểm cuốn Everyday Life, của Michael Sheringham,
trên TLS, số đề ngày 4 Tháng Năm 2007, cho rằng, chính cái gần gụi thân
cận nhất đối với chúng ta, là cái khó khăn nhất, cực khổ nhất, khi cảm
nhận, và đây là trung tâm của sự tìm tòi, điều tra của tác giả cuốn Đời
Mỗi Ngày, Everyday Life. Trước, đã có những Henri Lefebvre, Roland
Barthes, thí dụ. Maurice Blanchot, cũng triết gia Tây, như hai ông kia,
định nghĩa, cái thường nhật là cái thân quen được khám phá ra, (nhưng
đã
bị phân hoá) khi lật lên cái tấm thảm của sự kinh ngạc. [ the
quotidien... as "the familiar which is dicovered (but already
dissipated) beneath the surprising].
Đây là yếu tố tuyệt vời, the key figures, hình tượng chìa khoá, trong
thơ PTPV, vậy mà lại bị cái đám vô học, thiển cận, đố kỵ đem ra để mà
chê bai. Ối dào, ba cái nhật ký nhảm nhí, mà thơ cái chó gì cơ chứ!
Bởi vậy, cái tay Nguyễn Duy, quả là thi sĩ, khi nhận ra điều này, ở thơ
PTVA:
Thơ Vàng Anh đơn giản như là không có gì, cảm xúc bình
dị trong cõi thực nhỏ nhoi gần gũi mà từ tốn gợi mở những vu vơ, huyền
ảo của suy tưởng. Cái suy tưởng từ riêng mình và cho riêng mình. Thơ ấy
như nhật ký, như tự nhủ, chỉ để cho một mình mình đọc”.
Tuyệt!
And if you were my wife,
I'd be your lover
because the Church is firmly against divorce.
1995
Joseph Brodsky: Love Song [Tình Ca]
[Nếu em là vợ anh thì anh sẽ là người yêu của em
Bởi vì Nhà Thờ cấm ngặt chuyện ly dị]
Biểu hiện lụi
tàn
Những
chủ nghĩa toàn trị của thế kỷ
Nếu Hannah Arendt được nhiều người biết đến với cuốn
Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị, Simone Weil ít được nhắc tới
như là một nhà phê bình Mác Xít. Một số bài viết của Bà, sau được in
chung thành một chương trong Toàn Tập Simone Weil, Những chủ nghĩa
toàn trị của thế kỷ.
Bà mô phỏng... Bác Hồ - khi viết Tuyên ngôn Độc lập
cho dân Mít chúng ta, bằng cách mô phỏng Tuyên ngôn Nhân quyền của Mẽo
- khi viết:
"Không ai có quyền ngăn cấm chúng ta không được sáng
suốt."
"Sự thực đối với chúng ta quí hơn Marx". Nếu chúng
ta phải trích dẫn Marx, thì cũng phải có gan vượt Marx.
Chủ nghĩa máy móc, kể từ Marx, đã đè nặng lên công
nhân, biến họ, từ bị bóc lột qua bị đàn áp [oppression].
Nhưng ghê gớm nhất, là lời phán rất ư là phách lối,
rất ư là chọc quê đám Mác xịt là:
Chủ nghĩa Mác xít là biểu hiện tinh thần cao nhất
của xã hội tư bản
[Le Marxisme est la plus haute expression
spirituelle de la société bourgoise]
Mặc dù phạng Mác xịt tơi bời như vậy, Bà vẫn được
đám tả phái coi như là một phê bình gia Mác xít, chính vì thế mà tờ báo
của đám sinh viên xã hội "Essais et Combats" đã đề nghị bà trả lời câu
hỏi, "Có nên nhìn lại chủ nghĩa Mác", và đó là nguồn cơn đưa tới một số
bài viết, thí dụ, "Về những nghịch lý của chủ nghĩa Mác". Chẳng cần
phải đợi những biến cố lịch sử liền sau đó, xác định chuyện phải tới sẽ
tới, những nghịch lý này nằm ngay trong tim trong hồn trong não của
chính cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản, như lời giới thiệu trong Toàn Tập
Simone Weil: "Elles sont évidentes au sein de la doctrine elle-même,
entre l'analyse de la société et les conclusions, élaborées par Marx
avant la mise au point de la méthode, laquelle apparait comme un
intrusment pour prédire un avenir conforme à ses voeux...", [Những
nghịch lý thì hiển nhiên ở ngay trong lòng của chính lý thuyết Mác xít,
giữa nghiên cứu xã hội và những kết luận, chúng được Marx miêu tả trước
khi đặt để phương pháp, và phương pháp thì được coi như là một dụng cụ
nhằm tiên đoán một tương lai phù hợp với những ước muốn".]
Đây là tình trạng đặt con trâu trước cái cầy, như
Simone Weil chỉ trích, trong bài viết.
Blog Nguyễn Ngọc Tư
Trân trọng giới thiệu
Và với báo Tuổi Trẻ đang
chảy máu, nếu anh thấy xót lòng, anh thấy thành trì báo chí có nguy cơ
bị đánh sập, thế trận báo chí có nguy cơ tan vỡ (vì cái anh Tiền Phong
xứ Bắc đang mãi lủi thủi cầm đuôi váy của mấy cô hoa hậu, hí hửng với
mấy chuyện phòng the, vì anh Thanh Niên đang xí xớn cảm tạ lãnh đạo,
ngây ngất vì cái sự Duyên dáng Việt Nam, vì An
Ninh thế giới đang đau đầu vì số tới không biết in bài gì ca ngợi Tổng
biên tập cho kêu), Anh (viết hoa) hãy viết cho báo thật nhiều bài hay,
hiến cho tờ báo thật nhiều ý tưởng độc đáo, làm ngây ngất Ban biên tập,
choáng váng bạn đọc.
*
Vì cái anh Tiền Phong xứ Bắc đang mãi lủi thủi cầm đuôi váy của mấy cô
hoa hậu, hí hửng với mấy chuyện phòng the...
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như
NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm
thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy
ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này,
ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một
ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày
khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn
nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt
muốn ăn cướp Miền Nam, và mi sợ chuyện đó!
Chỉ đến mãi sau này, khi đọc Sebald, ông này mới nói rõ cái tâm trạng
của Gấu, của tất cả những con người đành đoạn phải bỏ chạy quê hương,
và không thể nào nói tốt được cho nó. Sebald, chẳng làm điều gì xấu cho
nước Đức, nhưng, sau Lò Thiêu, lúc nào cũng tởm nước Đức, có thể như
vậy, và ông coi Hebel, như là tri kỷ của mình, trong bài cảm tạ nước
Đức, khi, không những chấp nhận khúc ruột ngàn dậm, mà còn phát cho nó
một cái chức ông Hàn:
Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong
thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản
bội quê nhà, và một tên lừa đảo.
*
Sebald tởm những gì người dân Đức đã làm đối với dân Do Thái.
Còn da
vàng làm thịt da vàng, thì sao? Đó là lý do người dân Mít thù VC, chứ
không phải thù trong nước. Có một sự lập lờ ở đây. Làm gì có bất đồng
chính kiến?
Chỉ có sự thù hận cái xấu, cái độc, cái ác mà VC đang giáng lên đầu
nhân dân trong nuớc.
*
Liệu có một tên VC nào cảm thấy bị lột mặt nạ, trơ ra là một tên phản
bội, và một tên lường gạt, ở ngay trên chính quê hương của nó?
*
Sanctuary,
["Tôi phịa ra, I invented, câu chuyện khủng khiếp nhất mà tôi có thể
tưởng tượng ra được và viết nó trong chừng 3 tuần lễ"].
Faulkner
*
Faulkner suốt đời giữ cái nhìn tiêu cực của ông, với Sanctuary,
câu chuyện một cô
gái bị một tên liệt dương phá huỷ trinh tiết bằng một cái bắp ngô, bởi
vì, cả nửa thế kỷ, sau những dòng tự kiểm hồi sách mới ra lò, trong lần
nói chuyện tại Đại học Virginia, [Vintage Books, New York, 1965], ông
vẫn còn chê đứa con hư hỏng của mình, coi đây là một câu chuyện "yếu"
và được viết bởi những tà ý [base intentions].
Nhưng đây là một đại tác phẩm của ông. Hai Lúa cứ liên tưởng tới Giáo
Đuờng Của Cái Ác, ở một xứ sở khác, ở đó, có những tên già, liệt dương
hay không liệt dương, lôi con nít vào khách sạn hãm hiếp, xong xuôi,
đuổi ra, quẳng cho cô bé hình như là một trăm đô thì phải, thí dụ như
một tay LQD nào đó.
Bởi vì, chỉ có thiên tài mới có thể kể một câu chuyện như thế, với
những sự kiện như thế, với những nhân vật như thế, bằng một cách kể mà
người đọc, không chỉ chấp nhận, gật gù, kể được, được đấy, mà còn như
bị quỉ sứ hớp hồn!
|
|