*
Nhật Ký









*
[Độc giả Tin Văn tặng]

Lịch sử, trên con đường đi tới của nó, vốn rất dửng dưng và tàn nhẫn. Phạm Quỳnh, như chúng ta biết, đã có số phận cá nhân bi đát. Nhưng rồi về lâu dài lịch sử cũng lại công bằng. Nó trả lại cho các nạn nhân của nó những giá trị không thể mất của họ. Bạn hãy cầm cuốn sách này trên tay và trân trọng đọc kỹ từng dòng của người xưa. Bạn đang làm một hành động chiêu tuyết đẹp đẽ mà cuộc sống giao cho chúng ta hôm nay đấy.
Nguồn
Lịch sử, dửng dưng và tàn nhẫn, ngày nào, và bây giờ công bằng, với Phạm Quỳnh, được gọi là lịch sử của kẻ thắng. Không phải thứ lịch sử vẫn luôn luôn công bằng với ông, thứ lịch sử của lương tri.
Thứ đó, ngay cả khi dửng dưng và tàn nhẫn, cũng vẫn công bằng.
*
Lịch sử, mẹ của sự thực: ý nghĩ mới lạ sao. Menard, một người cùng thời với William James, không định nghĩa lịch sử như là một hỏi tra thực tại, an inquiry into reality, nhưng như là nguồn gốc của nó. Sự thực lịch sử, theo ông này, không phải là điều xẩy ra, nhưng mà là điều mà chúng ta phán, nó xẩy ra.
Jorge Luis Borges: Pierre Menard, Author of the Quixote

Lịch sử trước dửng dưng tàn nhẫn, sau công bằng, đúng là thứ lịch sử mà mấy ông VC phán, nó phải xẩy ra như thế. Trước đây, Phạm Quỳnh là thằng Việt gian. Bây giờ, nó là ông... VC!
Ấy là vì, nếu bi giờ lịch sử công bằng với Phạm Quỳnh, thì cách công bằng nhất, là coi ông ta là một VC!
Và nếu như thế, sợ rằng Phạm Quỳnh ở dưới mồ cũng phải lên tiếng, tớ đếch muốn công bằng, cứ cho tớ là Việt gian cho được việc VC!


Nhớ, đêm đó là đêm Noel.
Em nói, làm sao có chuyện đi rước đèn với anh được!
Gấu bèn đưa ra... giải pháp:
Anh sẽ đi chơi, tơi bời, thăm đủ chỗ, đủ thứ, của Sài Gòn, giùm cho cả Em!
Đúng 12 giờ đêm, anh sẽ đậu xe ngay dưới đường, nhìn lên phòng em, và lúc đó em bật đèn, mở cửa sổ.

Bông Hồng Đen gật đầu.
Gấu, nhà văn


The Paris Review:
Ông có đọc mấy tay cùng thời với ông?
Faulkner: Không, những cuốn sách mà tôi đọc, là những cuốn mà tôi biết, và yêu khi còn là một thanh niên, và như bạn nói đó, họ là những người bạn cũ: Cựu Ước, Dickens, Conrad, Cervantes, Don Quixote – Tôi đọc hàng năm, như một vài người đọc Thánh Kinh – Flaubert, Balzac – ông tạo ra một thế giới nguyên vẹn, an intact world, của riêng ông, một dòng máu, a bloodstream, chạy qua hai chục cuốn sách – Dostoevsky, Tolstoy, Shakespeare. Tôi đọc Melville, thoảng hoặc, và, về những nhà thơ, Marlowe, Campion, Jonson, Herrick, Donne, Keats, và Shelley. Tôi vẫn đọc Housman. Tôi thường xuyên đọc những cuốn sách đến nỗi, tôi luôn luôn bắt đầu, không phải ở trang đầu, và cứ thế đọc, cho đến kết thúc. Tôi vừa mới đọc một xen, hay là, một nhân vật, như là vừa gặp ông đây, và nói chuyện với một người bạn trong vài phút, [về xen đó, nhân vật đó].
Nhiều tay đương thời với ông nhắc tới Freud, như là một ảnh hưởng. Còn ông?
Mọi người ai cũng nói tới Freud, thời gian tôi sống ở New Orleans, nhưng tôi chưa từng đọc ông ta. Shakespeare cũng chưa từng đọc. Tôi nghi, Melville, cũng rứa. Riêng Moby Dick, thì chắc chắn rồi.
Ông có bao giờ đọc tiểu thuyết trinh thám [mystery stories]?
Tôi đọc Simenon vì ông này, một cách nào đó, làm tôi nhớ tới Chekhov.
Còn nhiệm vụ, function, của nhà phê bình?
Nghệ sĩ không có thì giờ để mà nghe, listen, những nhà phê bình. Những người muốn làm nhà văn, họ đọc những bài điểm sách, còn những người muốn viết không có thì giờ để đọc những bài điểm sách. Nhà phê bình, cũng vậy, ông ta cố nói, “Kilroy thì ở đây”. Phận sự của ông ta không nhắm tới chính nhà nghệ sĩ.  Nghệ sĩ bảnh hơn phê bình gia, bởi vì nghệ sĩ viết một điều gì đó, và điều này sẽ gây ấn tượng [will move] ở nơi nhà phê bình. Nhà phê bình viết một điều gì đó, gây ấn tượng ở tất cả mọi người, trừ nghệ sĩ.
Như vậy chẳng bao giờ ông lèm bèm về tác phẩm của mình, với bất cứ ai?
Không, tôi bận viết. Nó phải lo làm hài lòng tôi, và nếu nó làm được điều này, tôi đâu cần phải khoe khoang với bất cứ ai. Còn nó không làm được, nói về nó, có ích chi đâu, có làm cho nó làm hài lòng tôi? Tôi không phải là một văn nhân, a literary man, mà là một nhà văn. Tôi chẳng có thích thú gì về cái chuyện bầy hàng của mình ra, rồi lèm bèm về chúng.