*
Nhật Ký








*

[Độc giả Tin Văn tặng]

*
Snowboy

Qui est Qui?

Một vị tướng khác, là De Gaulle và từng có câu « Ky c’est qui ? » (Kỳ là ai vậy) thì không thấy được lên tranh Erró để gật gù « Ky c’est Ky » (thì Ky là Ky).
Nguồn
Câu De Gaulle phán, như báo Tây hồi đó đăng tải, mà Gấu còn nhớ được, là Qui est Qui [Ky] ?. Thời gian hòa đàm Paris. Tướng Râu Kẽm, hình như qua dự hòa đàm, nhưng thay vì dự, thì đi trượt tuyết với em Mai Kỳ Duyên, hình như còn lái máy bay phản lực nữa. Báo Pháp đói tin, loan dài dài, De Gaulle bực quá, quạu nữa, mới buông ra câu trên.


Chuyện tử tế

Hai Lúa tới Bangkok lần đầu, đúng ngày sinh của ông Hồ, 19 Tháng Năm, năm 1989. Ba tháng sau, vợ chồng Hai Lúa cùng một số người cùng số phận được xe Cao Uỷ Tị Nạn đón ở ngay cửa nhà tù Bangkok [do cái tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp], đưa vô trại Panat Nikhom.
Khi điền đơn nhập trại, bây giờ nhớ lại, Hai Lúa như vẫn còn nhớ cảm giác, vào đúng lúc đó, cánh tay trái của Hai Lúa bỗng nhói một cú đau điếng!
Thế là Hai Lúa nhớ ra cái lần ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Nhớ ra những lần run rẩy, cùng cả thành phố Sài Gòn, dưới cơn mưa pháo kích của VC, vào những dịp lễ lạc, thí dụ như sinh nhật ông Hồ.
Nghĩ đến những thường dân thiệt mạng, khi VC biến đau thương thành hành động, lập thật nhiều thành tích làm quà tặng dâng lên Bác, lên Đảng.
Không chỉ sợ xui xẻo, Hai Lúa còn sợ, làm người chết tức giận, đến không thể yên nghỉ, vì một hành động ngu xuẩn của mình.
Thế là bèn, thay vì 19, thì sửa lại, là 20 tháng Năm, năm 2005. [Tây kêu là anti-dater!]
Tức là
trừ đi thời gian được Cha Brisson, giấu giếm tầm luộc [cảnh sát] Thái, cho trú ngụ dưới mái nhà của Chúa.
[Thực tế, ở nơi Nhà Thờ St. Francis Bangkok từ Thứ Bẩy, 19 Tháng Năm 1989, tới sáng thứ Hai, tuần sau, nhưng cho co lại còn một ngày: Giờ giấc ở Thiên Thai khác giờ giấc ở đời thường].


Romain Gary

Và điều mà tôi toan tính làm, là, sẽ thuyết phục bạn, về một sự kiện, bề ngoài xem ra có vẻ quái dị khó tin [incredible], ông Romain Gary này cứ nhẩn nha nghĩ về mình, và tạo vóc dáng cho mình, y như là đây là Lần Tới Thứ Nhì [as if it were the Second Coming]: Romain Gary là một "self-anointed, self-appointed, self-resurrected" [tự xức dầu thánh, tự phong chức, tự tái sinh], và, sau hết, một Chúa Cứu Thế Tự Đóng Đinh Chính Mình, a self-crucified Messiah.
Note: Lần Tới Thứ Nhất, các bạn biết rồi, và đang sửa soạn để tưởng nhớ, vinh danh, vào ngày 25 Tháng Chạp sắp tới.
Vinh Danh Chúa Trên Trời
Bằng An Người Dưới Thế

 "Mẹ tôi," Gary nói về bà cụ của ông, vào năm 1973, 'hơi bị được huyễn hoặc', [My mother was pretty legendary]. "Bằng nghĩa đó, tôi muốn nói, bà rất ư là giỏi trong cái chuyện phịa ra những huyền thoại". Hơn thế nữa, ông tiếp tục, bà bị mắc một thứ bịnh rất phổ thông ở Âu Châu vào thời kỳ đó: bịnh sính Tây, cứ nghĩ ai cũng có thể là một Jean d'Arc, thứ bịnh này lan rộng trong đám Do Thái thuộc vùng Đông Âu.

 Thế là ông con được thừa hưởng cả hai nét [đẹp] này của bà mẹ: Sính Tây và mê đến điên cuồng phịa ra những huyền thoại.

 Bà là Do Thái? Lại một lần nữa, chẳng có ngay một câu trả lời sẵn sàng. Giữa đám đông, Gary khoái nổ, mẹ tớ là người Do Thái, nhưng, riêng tư, cái gốc gác chân thật, Do Thái giáo nói tiếng Yiddish, đặc biệt lạ thường của bà mẹ, chỉ còn có 1, nếu ông con nổ, 4. Chính ông con, nếu được hỏi, thì bèn hiên ngang 'vỗ ngực xưng tên', "Nếu người ta muốn tôi là Do Thái, thì hà cớ làm sao mà không nhận, có chết chóc thằng cha nào đâu?" ["If people want me to be, I don't mind"].

 Ui chao, thế là gần như tất cả mọi người đều muốn như vậy - khởi đầu, chẳng có gì hồ nghi, là những người Ba Lan ở Vilnius, và Warsaw. Gary sống cùng họ, từ khi ba, tới năm, mười bốn tuổi. Với cái tên Kacew, chạy Trời không khỏi nắng... Do Thái: Cậu bé được coi là Do Thái, được gọi bằng một cái tên Do Thái, được đối xử như là Do Thái, và như vậy, mọi ý định, toan tính, mục đích đều đưa đến chuyện, ông là một Do Thái, ngoại trừ điều này: Bà mẹ Nina đã cho con làm lễ rửa tội, là một tín hữu Ky tô, và thường xuyên được một ông linh mục Chính Thống giáo ban phước lành.

Nhưng, nói cho cùng, đấng Giêu Su, thì cũng đâu phải là một tín hữu Do Thái thuận thành, ngoan đạo, ăn chay trường? [Jesus wasn't a very kosher Catholic either]. Và, như chúng ta đã biết, ông Gary này làm sao mà bỏ qua một dịp may như thế: hăm hở tự nhận mình là một tay nào khác, cho dù đây là đấng Giêu Su, và, khi coi mình như là đấng Giêu Su, thì làm sao mà bỏ qua dịp may hiếm có: thưởng thức những đau khổ mà Chúa đã từng chịu đựng vì nhân loại?

Mãi sau này, ông đã từng hết sức giận dữ, khi mấy anh Israelis từ chối không đưa tên ông vô cuốn Vẻ Vang dân Mít, ấy chết xin lỗi,Vẻ Vang dân Do Thái, của họ. "Những người Đức," ông nói, "vậy mà có quan điểm thoáng hơn nhiều" [Les Allemands avaient des vues plus larges] (1974).

Mục mới:
Đọc lại một trang Tin Văn cũ:
17 July 2005

gau

Tháng Tư 2005
@
Văn Hóa Magazine, Cali, Tiểu Sài Gòn

Site của anh là một trong những site mà người viết thư này hay vào. Tuy không quen, không biết anh, người viết cũng đánh bạo mà xin anh cho vài câu trả lời giùm : Làm cách nào mà anh đọc nhiều, viết thật nhiều, maintain cái site của anh, giữ mối liên lạc bằng hữu và người thân, mà không thức trắng đêm, ngày này sang ngày khác vậy?
Hỏi Thăm
Thơ Văn Độc Giả Tin Văn

Không ngờ bức thư đó là K. viết. Lần đầu khi đọc thư đó, nghĩ ai mà viết giống ta thế! Ai ngờ, là bạn ta!
Ta rất ngại khi viết thư cho các tác giả, và chính nhờ bức thư đó của K. mà ta có can đảm làm quen với tay Hai Lúa này. Cách viết, cách nói của Hai Lúa có một cái gì thân mật, chân tình nên cũng đáng nói chuyện! (1)
Thấy mệt khi đọc bài trả lời của Hai Lúa, cho K. Mấy thằng cha nhiều chữ phải trả lời sao để tỏ ra nhiều chữ, đọc mệt lắm K. ơi!
Nhà Chật
(1) Câu này phải để thay cho cái logo "tinh thần thế giới" của eVăn ngày nào!
Tks. Hai Lúa

Đổi cả quê hương lấy một cái bị?
Cuộc đời của tôi [Milosz] có lẽ là một trong những cuộc đời quái dị nhất. Đúng như thế. Nó thiếu cái sự trong sáng của một câu chuyện mang tính đạo đức, như chuyện đời của Joseph Brodsky. Đang đầm mình trong "con kinh ta đào chưa có nước chảy qua", tại một nông trường tập thể ở gần Arkhangelsk, chỉ vài năm sau, ông lượm được đủ thứ vinh quang, kể cả giải thưởng Nobel văn chương. Thật chẳng khác chuyện thằng khờ được vợ đẹp trong dân gian. Tuy nhiên, phải thậm ngu, chí ngu, mới làm việc này, ấy là với trường hợp của tôi: Hành động khác hẳn đám đồng nghiệp, những bạn văn trong Hội Nhà Văn, và bỏ chạy qua Tây Phương. Chỉ nội chuyện này không thôi, là đã quá khốn nạn rồi, dưới con mắt của họ.
Bị coi như là một con chó ghẻ, chạy trốn quê hương, bạn bè, kiếm miếng bơ thừa canh cặn của đế quốc, rồi sau đó, vinh quang, thành đạt, tất cả những chuyện đó xẩy ra trong giản dị chỉ một cuộc đời. Nhìn đám bạn cũ từng tỏ ra ghê tởm về mình, phát điên lên, và làm chuyện ngu xuẩn cho chính chúng... Thú vị nhất, trong tất cả, là sự khác biệt hình ảnh của chính mình, về mình, và cũng hình ảnh đó, ở trong mắt những kẻ khác.
Một thằng gặp may. Một thằng chỉ mê tiền. Một thằng dửng dưng với quê cha đất tổ. Một thằng đổi cả quê hương lấy cái bị. Một thằng mê văn không mê người....
Milosz
Những dòng Milosz viết về ông, khi phải nhìn lại cái quyết định bỏ chạy quê hương Ba Lan, nếu làm một tí biên tập lại, có gì tương tự Gấu, nhất là những câu ông phán, về mấy ông bạn quí của ông, đã từng coi ông như một thứ cùi hủi, và sau đó, phát điên lên, khi ông ẵm Nobel văn chương.
Lẽ dĩ nhiên, có khác nhiều, các ông bạn quí của Gấu, sẽ vẫn còn dẻ bỉu, mày mà dám ví với...  Milosz?
Nhưng, nghĩ đến cái cảnh ngồi bờ sông [sông ảo, trên net] nhìn xác bạn bè